Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt


Manuel Ngô và Trần Cảnh Chiêu trở về tịnh thất vào lúc hai giờ rưỡi chiều.

Biết Quý Tâm bị đau cột sống và đã từng trải qua một lần phẫu thuật, hai người bèn hùn tiền mua tặng ông một tấm nệm mỏng.

Đường xa dốc cao, bước chân của hai người như muốn hằn sâu dưới nền đất xứ thiêng An Giang.

Vừa đi, hai người vừa lắng nghe bản nhạc "Giòng An Giang" do Ánh Tuyết trình bày:
"Giòng An Giang sông sâu nước biếc
Giòng An Giang cây xanh lá hát..."
- Nhạc sĩ Anh Việt Thu còn có bản "Đẹp Bạc Liêu", tiếc là không mấy người mến chuộng và biểu diễn.

- Trần Cảnh Chiêu lấy khăn giấy chậm mồ hôi nơi cổ và ngực áo.

Châu Lợi đứng tựa lưng vào gốc cây bồ đề xanh tốt mà ngắm nhìn biển mây trên cao.

Dáng vẻ khỏe khoắn và trẻ trung của ông thật khiến người khác tin rằng ông đã ngoài sáu mươi.

- Hoan hỉ đón các thí chủ trở lại tịnh thất.

Trưởng lão ngỏ lời mời hai vị tới sân sau uống trà chiều, luận đạo.

- Thưa quý Tỳ-Kheo, tôi muốn hỏi tại sao Đức Phật lại không cho phép trữ thực phẩm và nấu nướng? - Trần Cảnh Chiêu cất giọng hỏi:
Châu Lợi nhã nhặn nói:
- Tôi sẽ đọc cho thí chủ nghe một bài Kinh Pháp Cú trong cuốn "Tích truyện Pháp Cú" do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch thuật và biên soạn:
"Tài sản không chất chứa
Ăn uống biết liễu trì
Tự tại trong hành xử
"Không, vô, tướng, giải thoát
Như chim giữa hư không
Hướng chúng đi khó tìm."
Còn về chuyện tăng sĩ không được phép nấu nướng được thuật lại trong một tích truyện sau:
Tuổi tác càng cao, sức khỏe của Như Lai ngày càng không tốt, cái thân xác phàm mà tâm thức Ngài đương nương trú cũng đã đi qua hơn nửa người nên dĩ nhiên Ngài phải già yếu như bao ông lão khác.

Tôn giả Ananda thấy thế, lòng đau buồn khôn xiết, nên tìm một người tâm sự.

Người này mách rằng nên nấu cháo gạo nếp, ăn vô bổ lắm.

Tôn giả liền đi tìm nguyên liệu, rồi bắt tay vào nấu cháo.

Đức Phật nhìn tô cháo nghi ngút khói, Ngài vừa mỉm miệng cười vừa lắc đầu, và nhẹ nhàng khuyên người thị giả đức hạnh rằng tăng sĩ không được phép nấu nướng.

Sân sau nằm cạnh bìa rừng, quanh năm không vắng tiếng chim hót véo von.

Không có bàn ghế chi sất, mỗi lần ra đây ngồi các tăng sĩ sẽ trải chiếu.

Vuông sân rộng chừng mười mấy mét vuông, mặt sân được lót bằng các tấm đan xi-măng nặng trịch.

Bao bọc lấy vuông sân là bồn hoa dung dị, trong bồn không chỉ trồng bông mà còn trồng cây, đếm sơ thì có bồ đề, sanh, Vô Ưu, Sala, xoài,...!
- Mỗi một loài cây được trồng ở đây đều gắn với các tích truyện về cuộc đời Phật Tổ Như Lai.

- Châu Lợi miết tay lên thân cây xoài đã qua mùa; lạ thay, chẳng có con kiến vàng nào tới cắn ông.

Hai trong số bảy tăng sĩ là người ngoại quốc: Một người là Bắc Âu và người kia là Phi Châu.

Trước ánh nhìn kinh ngạc của hai thí chủ Kito, hai vị Tỳ-Kheo chỉ biết mỉm miệng cười.

- Thầy chưa ra hả các anh?
- Thưa huynh trưởng, vẫn chưa.

- Một người tăng sĩ vóc dáng nhỏ thó đại diện chúng Tăng đứng ra trả lời.

Châu Lợi trải thêm một tấm chiếu cho rộng chỗ ngồi.

Hai người theo Chúa và Quý Tâm sẽ ngồi ở đấy với Châu Lợi.

Trên đầu họ là tán cây Sala nở hoa tím biếc.

Trần Cảnh Chiêu nhớ tới câu nói rất nổi tiếng trong cộng đồng mạng gần đây, bèn tò mò đặt câu hỏi:
- Thưa các Tỳ-Kheo, mọi người nghĩ sao về câu nói "Con gái là người tình kiếp trước của cha" và ngược lại?
Người tăng sĩ Bắc Âu từ tốn đáp:
- Đấy là một câu nói vô cùng sai lạc và phản cảm.

Người viết ra câu nói đó ắt hẳn chưa từng hiểu rõ Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Duyên, Phước Điền,....!nên mới phát biểu một câu đầy tính quy chụp nhường thế.

Người tăng sĩ có đôi mắt mí lót tên gọi Phú Lâm góp lời:
- Một số bạn trẻ tìm hiểu Phật Giáo qua "Tây Du Ký" và các phim truyện tình cảm của xứ Tàu, dẫn đến Chánh Pháp của Như Lai bị thay thế bằng tà pháp do con người đơm đặt và thổi phồng ra.

Manuel Ngô toan mở bản nhạc đang thịnh hành trong cộng đồng mạng, thì Châu Lợi đã lên tiếng:
- Tôi đoán người sáng tác ca khúc có yếu tố liên quan tới Phật Giáo rất nổi tiếng gần đây chưa từng đọc qua Kinh Phật Nguyên Thủy.

Nhất là chưa từng đọc qua những điển tích về cuộc đời Thánh Tăng Ananda.

- Xin ông nói cho con hiểu.

- Tôn giả Khánh Hỷ có vẻ ngoài tuyệt sắc, tánh nết dễ gần và vô cùng tốt bụng, trong suốt quãng đời tu hành luôn tận tâm tận lực vì Phật Giáo và Đấng Thế Tôn.

Một hôm, tôn giả đi ngang qua một ngôi làng nhỏ, tính ghé một nhà nào đó xin chút nước thì thời may gặp được một cô gái hạ tiện đang kéo gàu lấy nước từ dưới một cái giếng, ông bèn mở miệng xin cô một ít nước để uống.

Ban đầu cô không dám lại gần ông, vì thể theo xã hội Ấn Độ cổ, hay nên gọi là xứ Diêm-Phù-Đề, thì gia đình cô thuộc giai cấp nô lệ nên không được phép tiếp xúc "ngang bằng" với những người thuộc giai cấp cao hơn.

Nhưng ông đã thuyết phục và giảng giải cho cô hiểu tính bình đẳng giữa hai người, nên cuối cùng cô cũng mạnh dạn làm trái quy tắc và hủ tục thời ấy để mà bước lại gần và rót nước vào y bát của ông.

Đây là lần đầu tiên trong đời Ma-Đăng-Già được gặp gỡ một người thanh niên cư xử lịch sự và nhỏ nhẹ với mình đến thế, không những vậy người đó lại có dung mạo phi phàm, vì thế cô bắt đầu nảy sinh tình cảm với Thánh Tăng.

Thấy con gái càng ngày càng tiều tụy, mẹ của cô bèn hỏi han cớ sự nhưng cô nhứt quyết không tiết lộ nguyên nhân, bà chỉ biết ra sức tẩm bổ và sắc thuốc thang cho con gái cưng.

Cho tới một ngày, cô vì quá đau buồn mà ngả bệnh nặng, thân hình gầy rộc không còn mấy sức sống.

Mẹ của cô năn nỉ hết lời cô mới chịu khai ra sự tình.

Ban đầu bà còn khuyên lơn cô suy nghĩ lại, nhưng tình thương mãnh liệt của người mẹ đã khiến bà trở nên dại dột.

Để cứu con gái mình, bà quyết định giúp nó bỏ bùa mê thuốc lú chiếm đoạt Thánh Tăng.

Một ngày như mọi ngày, Thánh Tăng ôm y bát đi vào thành khất thực.

Bỗng tôn giả nghe thấy có người gọi mình, rồi vô thức đi theo tiếng gọi đó mà đến thẳng nhà Ma-Đăng-Già.

Các dị bản không thống nhất, chỗ thì nói Văn Thù Bồ-Tát đã giúp tôn giả thoát khỏi ấn chú của bà mẹ, chỗ thì bảo do Như Lai giúp đỡ, chỗ lại kể là do Thánh Tăng tự thoát được.

Sau khi thoát được sự ràng buộc của bùa ngải, tôn giả đã chạy một mạch về tịnh xá và trình Đấng Thế Tôn.

Kể từ hôm đó, hễ Thánh Tăng ra ngoài khất thực là Ma-Đăng-Già lại đi theo sau lưng.

Ban đầu tôn giả còn im lặng, nhưng tới một ngày nọ, ông không chịu đựng nổi nữa, bèn bỏ ngang việc khất thực rồi hấp tấp chạy về tịnh xá; cô ta cũng chạy theo ông.

Phật Tổ đã hỏi Ma-Đăng-Già rằng cô yêu tôn giả Ananda ở điểm nào, và cô ta đã đáp là từ trong lẫn bên ngoài, cái gì của tôn giả cô đều thương mến hết.

Phật hỏi nếu ở gần tôn giả mà phải xuất gia thì cô có chịu không.

Và cô đã đồng ý cạo đầu đi tu.

Ít lâu sau, cô đã chứng đắc quả vị A-La Hán, trước cả Thánh Tăng.

Vị Tỳ-Kheo đã ngoài sáu mươi ngừng kể.

Ông hướng mắt nhìn vòm trời rực rỡ nắng Thu một đỗi, rồi khẽ khàng nói:
- Nên những gì mà tác giả ca khúc ấy viết ra không hề đúng với kinh sách nhà Phật.

Vị Tỳ-Kheo Phi Châu ngỏ ý góp thêm một điển tích về Thánh Tăng Ananda, hai người Kito hữu vui vẻ chấp thuận.

Chú bèn hắng giọng, rồi thuật lại bằng giọng tiếng Việt rành rẽ:
- Sau khi Đấng Thế Tôn nhập diệt, công việc...!Để nói cho hai thí chủ Kito dễ hiểu, tôi sẽ sử dụng chữ "truyền đạo"...!Chuyện truyền đạo được giao cho Trưởng lão Đại Ca-Diếp, Ananda, Ưu Đà Ly, Kiều Trần Như và một số vị khác.

Một hôm nọ, trong lúc tôn giả Ma Ha Ca Diếp đang truyền đạo, có một Tỳ-Kheo Ni bỗng càu nhàu: "Sao ông này ham nói quá, không chịu để cho vị Trưởng lão đẹp trai kia thuyết giảng." Không cần phải nói cũng biết tôn giả Ananda khó xử thế nào; sau khi buổi thuyết pháp kết thúc, Thánh Tăng đi tìm vị Tỳ-Kheo Ni ấy giảng giải và khuyên lơn cô đừng mang tư tưởng nhuốm mùi bóng sắc thế gian như vậy nữa.

Ngoài ra, trong cuộc đời tu tập, Thánh Tăng còn bị một Tỳ-Kheo Ni khiêu gợi và đủ thứ chuyện "oan thấu Trời xanh" vì vẻ ngoài tuyệt sắc của mình.

Chợt có tiếng cửa mở, rồi kéo theo sau là tiếng baton nện xuống nền gạch rêu phong hoài cổ.

- Hoan hỉ đón hai vị thí chủ Kito đến với tịnh thất.

Trưởng lão đã gần trăm tuổi, dáng người gầy gò và cái lưng còng xuống như con tôm.

Đặc biệt, đôi tai của cụ giống hệt tai Phật.

- Quý Tâm, lại đây.

Quý Tâm di chuyển bằng cách quỳ gối mà lết lại gần cụ.

- Ta đã nói trước với con rồi mà Quý Tâm...!
- Con biết mình đã phạm tội vọng ngữ và phá giới rất nặng, thưa thầy.

Trưởng lão xoa đầu Quý Tâm như người mẹ hiền vỗ về đứa con vụng dại.

- Phụng sự chúng sanh cũng là cúng dường Chư Phật.

Gieo thiện tri thức là một hành động rất tốt đẹp và đáng hoan nghênh.

Nhưng cần phải cẩn thận lời ăn tiếng nói, đừng để Ngũ Uẩn vấy bẩn con đường tu tập của con.

Tùy duyên, con hiểu không?
- Con biết, nhưng con không làm được.

Trưởng lão khẽ gật đầu, tỏ vẻ đồng cảm với người đệ tử Út:
- Con còn một món nợ nữa, không thể trốn tránh.

Cảnh bình yên trên đời, không dễ có trên đời.

"Cảnh" đã diệt, "Bình" trở thành "Hỗn", và "Yên" không còn đúng như tên gọi.

Con không nhanh tới sửa sang khu vườn ấy lại, "Bình Yên" sẽ biến mất nốt.

Trần Cảnh Chiêu càng lúc càng cảm thấy hoang mang.

Tại sao người tăng sĩ nào cũng có thuật đọc tâm, anh chưa kịp mở miệng thì đã được nhận câu trả lời đúng như sở nguyện và vô cùng dễ hiểu?
Như hiểu viên pháp y nghĩ gì, Trưởng lão vuốt chòm râu bạc phơ và nói:
- Một số vị trụ trì có chữ Thích đứng trước pháp danh đã phạm giới nhà Phật rất nghiêm trọng, vậy mà không một tín đồ nào dám lên tiếng chỉ ra.

Trần Cảnh Chiêu đang suy nghĩ xem những vị tăng sĩ Theravada này có gì khác với những vị tăng sĩ mà anh từng thấy trên kênh tin tức xã hội thì Trưởng lão đã giải đáp cho anh.

- Những người đã quy y Tam Bảo không được phép nằm giường cao, ngồi chỗ sang, sử dụng đồ vật quý giá, cũng như không được xức dầu thơm hay chải chuốt, chưng diện.

Chưa kể đến còn phải đi chân đất và không được bỏ mứa thực phẩm cúng dường.

Và vô vàn giới luật khác nữa.

Châu Lợi bỗng lên tiếng nói thay Thầy mình:
- Tôi có xem một đoạn băng quay một vị trụ trì rất nổi tiếng, ông ta ngồi cái ghế bằng gỗ quý chạm trổ rất đắt tiền, xung quanh bàn viết trang trí hoa hòe hoa sói, trần nhà đúc thạch cao sang quý.

Còn ngôi chùa thì tọa lạc trên núi, sau khi đã đốn sạch cây cối.

Trong khi Đấng Thế Tôn ban hành giới cấm chặt cây.

Ngày xưa Đấng Thế Tôn ngồi giảng đạo thế nào à? Ngài ấy ngồi xếp bằng trên một cái bệ bằng đá hoặc bằng gỗ.

Chỉ có vậy thôi.

Qua Nhật thì tăng sĩ bỗng nhiên được phép cưới vợ, qua Tàu thì chế ra đủ thứ kinh sách, nhân vật và chi tiết không có trong giáo lý nhà Phật, qua tới Nước mình thì bày thêm trò gọi hồn, lập đàn giải hạn.

Đấng Thế Tôn đã từng dự ngôn rằng Phật Giáo sau này sẽ bị hủy hoại bởi chính người trong Tăng đoàn, và quả đúng thế thật.

Manuel Ngô hỏi:
- Thưa cụ, đạo Phật có người đứng đầu như Đức Giáo Hoàng trong Công Giáo không?
- Phật Tổ đã căn đi dặn lại rằng sau khi Ta đi, hãy lấy Chánh Pháp của Ta làm giáo chủ, chứ Ngài không bổ nhiệm ai làm giáo chủ hết.

Nhưng đáng buồn thay, Ngài vừa mới nhập diệt không bao lâu, vì bất đồng quan điểm, trong Tăng đoàn đã chia rẽ thành hai hệ phái: Phái Bảo Thủ của Trưởng lão Đại Ca-Diếp và phái Tân Tiến của nhóm Vajjiputta.

Như Lai không muốn có giáo chủ Phật Giáo.

Vì Phật Tổ sợ hệ lụy từ sự lạm quyền của những người giáo chủ tương lai, cũng như sự ỷ lại về mặt tâm linh và tu tập của những người Tăng - Ni và giới Phật Tử.

Nếu muốn bước chân đến Niết Bàn, thí chủ phải tự thắp đuốc mà đi và hành trì Giới Luật một cách nghiêm chỉnh, chứ không phải dựa hoàn toàn vào lời giảng của Tăng - Ni.

- Bằng cách nào, thưa cụ?
- Phật Tổ đã trao cho mọi tín đồ tấm bản đồ đến Niết Bàn.

Thay vì tập trung một đường mà tiến, anh lại dừng chân nghe ngóng, ngó nghiêng; rồi hễ thấy ai có tài lạ hoặc nói xa nói gần, anh lại hoài nghi hay thay đổi lộ trình theo ý mình hoặc ý kẻ lên tiếng.

Tới chừng anh bị lạc đường, anh lại đâm ra oán trách Như Lai thế này thế nọ, trong khi lỗi hoàn toàn thuộc về anh.

Trần Cảnh Chiêu xen vào đặt câu hỏi:
- Vậy đọc kinh Phật có thể giúp các Tỳ-Kheo mau chóng trở thành Phật không thưa cụ?
- Vị Phật tương lai sẽ chứng đắc thành Phật mà không hề dựa vào kinh điển của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

- Thưa cụ, cụ có thể nói cho con nghe tại sao cụ biết không?
- Lúc trước Như Lai cũng đã chứng đắc thành Phật mà không hề dựa vào kinh điển của các vị Phật quá khứ như Phật Ca-Diếp, Phật Độc Giác, Phật Nhiên Đăng, Phật Thi Khí, Phật Tỳ-Bà-Thi,...!
Thấy Trần Cảnh Chiêu vẫn còn hoài nghi, Trưởng lão bèn giảng giải thêm:
- Cho ta hỏi con nè, con đọc hết quyển sách nấu ăn và thuộc nằm lòng toàn bộ công thức trong đó thì liệu con có thể trở thành đầu bếp tài ba được không?
- Theo thiển ý của con là không, thưa cụ.

Người đầu bếp giỏi thường phụ thuộc vào năng khiếu, chăm chỉ tập dượt mà không có một chút tài năng thiên bẩm thì cũng khó thành tài.

- Tu Phật cũng vậy.

Không nghiêm chỉnh trì giới và làm theo lời Như Lai dạy thì dẫu đọc muôn vàn kinh điển cũng bằng thừa.

Thánh Tăng Ananda là người được mệnh danh "đệ nhất đa văn", kinh điển nào cũng thuộc vanh vách, ấy thế mà vẫn chỉ là A-La-Hán, vì mải lo chăm sóc Đấng Thế Tôn và quán xuyến Tăng đoàn nên không vững tâm tu tập hay trì giới.

Phú Lâm rót nước cho Thầy uống xong, ông day qua hỏi Trần Cảnh Chiêu:
- Thí chủ là pháp y, ắt sẽ dụng đến dao mổ phải không?
- Dạ phải.

- Thí chủ mua một con dao mổ, nhưng mua xong lại cảm thấy hoài nghi về độ sắc bén của nó, nên dùng nó cắt dưa leo thử.

Tuy trái dưa leo đã bị cắt ngọt sớt, nhưng thí chủ vẫn cứ mân mê, kiểm tra tới kiểm tra lui, rồi không may bị đứt tay.

- Như Judas thử Chúa.

Và ông ta đã bị "đứt tay".

- Manuel Ngô góp lời.

- Sự hoài nghi đức tin mà mình đương đặt tâm thức vào có thể khiến bản thân bị "tẩu hỏa nhập ma".

Nên Phật Tổ mới nói nếu đã tin thì phải triệt chứng hoài nghi, không được đứng mập mờ giữa hai bờ Có - Không.

Một con người như vậy chẳng thành Phật, cũng chẳng thành Ma, mà sẽ trở thành người điên; xin lưu ý, câu này là thiển ý của tôi, không phải Như Lai nói.

Một vị Tỳ-Kheo tên gọi Phá Vân nhận lời giảng giải:
- Có nhiều người đã cố tình lập lờ đánh lận con đen để khiến những người theo Phật Giáo không đoái hoài đến việc Nước, hay còn gọi là việc Chính Trị, nhằm mục đích bảo vệ chế độ của nhà cầm quyền.

Phật Tổ vốn có đức hiếu sinh, nên khi nhìn thấy mầm mống chiến tranh vừa mới nhen nhóm, nếu như có thể, Ngài sẽ tới đó thuyết pháp để cứu vãn tình hình xung đột Chính Trị và tham vọng xâm lăng của các vị vua.

Không phải lần nào Ngài ấy cũng thành công đâu; bởi do nhiều yếu tố tác động lẫn Nghiệp - Quả mà vương quốc đó tự động tan rã trước lúc các nước khác kéo quân đánh chiếm hoặc vương quốc đó đã tới ngưỡng Diệt.

Nhưng, xin lưu ý kỹ, Đấng Thế Tôn thuyết pháp dựa trên sự tùy duyên, chứ không phải là cưỡng cầu.

Có rất nhiều người theo Đạo Phật nhưng không hề biết rằng Chư Phật và các vị A-La-Hán không can dự vào hoặc hóa giải Nghiệp Lực của chúng sanh.

Nghiệp ai thì người nấy phải gánh, Nợ ai thì người nấy phải trả, Duyên ai thì người nấy phải đoạn, Quả ai thì người nấy phải lãnh; không có chuyện người khác giải quyết giùm hay chịu giùm mình.

Để có thể tu giải thoát, cần phải diệt trừ các lậu hoặc, chấp ngã, tham ái và vô vàn điều khác nữa mới mong chứng đắc quả vị và tiến nhập cảnh giới Niết Bàn.

Gây chuyện thị phi và buông lời khiến cho người khác đau buồn, gặp nạn là hai trong số những tội vọng ngữ, nhưng theo tôi thiết nghĩ, nếu dung dưỡng cho cái Ác thì chính chúng ta cũng đang tạo ra Nghiệp Ác, nên chăng chúng ta nên chịu phạm giới để cứu lấy những con người đã và đang sa lầy vào chuyện bất thiện đó bằng cách nói lời can gián và khuyên lơn họ.

Tôi biết hai thí chủ không tin và cũng không hiểu, nên nếu mai sau muốn nghiên cứu về chủ đề này, hãy tra cứu từ khóa "Cộng nghiệp trong Phật Giáo", ắt hẳn sẽ tìm thấy chìa khóa để mở cửa.

Và, xin nhớ, đừng đọc mỗi một bài, xin hãy chịu khó đọc thật nhiều tài liệu nếu như muốn nắm được điều này, bởi đây không phải là một chủ đề dễ hiểu và có thể nắm bắt được trong thời đại bây giờ.

Uống xong chén trà, Trưởng lão đọc một bài Kinh Pháp Cú:
"Những người hay khuyên dạy
Ngăn người khác làm ác
Được người hiền kính thương
Bị kẻ ác không thích."
Thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, Ngài đã từng đuổi thẳng những tăng sĩ phạm giới ra khỏi Tăng đoàn hay quở trách thị giả Ananda mỗi khi Thánh Tăng lầm lỗi và ngộ nhận, chứ không phải là dung túng hay xuề xòa cho qua.

Và câu nói trên nằm trong tích truyện Pháp Cú kể về việc Như Lai khuyên tín nữ bị ẩn sĩ lõa thể Pàthika sỉ nhục hãy dung thứ cho kẻ đã thốt lên những lời lẽ đó, bằng cách nghĩ rằng "Hãy nhìn vào lỗi mình, chứ đừng nên nhìn hay nhắc tới lỗi người." Đời sau lấy có mỗi câu này mà không đính kèm tích truyện thành thử ra diễn giải sai lệch.

Nếu muốn kiểm chứng hãy tìm đọc tích truyện Pháp Cú số Năm Mươi.

Manuel Ngô hỏi:
- Vậy hóa ra câu nói trên là để khuyên bảo...!chúng sanh và tăng sĩ hãy tập tâm vị tha hả cụ?
- Phải, chứ không phải là khuyên chúng sanh và tăng sĩ thờ ơ với chuyện bất thiện của người khác.

Không phải để ý hay nhắc tới chuyện bất thiện là vì muốn thỏa mãn cái tật nhiều chuyện hay tính nết nhỏ nhen thích bươi móc người khác, mà là để giúp cho những người lầm lạc quay về với nẻo Thiện và vơi bớt Ác Nghiệp.

Bây giờ tôi lấy một thí dụ: Bên nhà hàng xóm của thí chủ có một đứa bé trai rất lí lắc, hễ thí chủ vắng nhà là nó lại leo qua hái trộm trái cây hoặc nghịch phá trong vườn.

Thí chủ thấy nó con nít con nôi nên không méc lại với phụ huynh hay la rầy nó, cứ để nó mặc sức phá phách tùy thích.

Rồi một ngày kia, rủi thay nó té cây bể đầu, lúc này thí chủ mới tự trách mình đã không can ngăn nó ngay từ khi nó gieo Quả xấu qua những hành động bất thiện trên...!
Cho nên, không phải lúc nào im lặng cũng thể hiện cho sự khoan dung hay đại trí, mà đôi khi nó là biểu hiện của sự nhu nhược và ngu; cũng như vô cảm với cuộc sống.

Hai thí chủ muốn tìm hiểu có thể đọc phần "Phẩm Pháp Trụ" trong "Tích truyện Pháp Cú".

Lần này đến lượt vị Tỳ-Kheo Bắc Âu nói:
- Có nhiều người là tăng sĩ cho rằng cách tu tập đúng đắn là không can dự vào việc thế gian, bình tâm trước cảm xúc của người khác, thì những người mang tư tưởng ấy đã đi lệch đường rồi.

Họ đi lệch đường là bởi họ chỉ khăng khăng làm theo kinh điển, chứ không hề quán sát hành động và cử chỉ của Thầy mình.

Thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, Như Lai đã không biết bao nhiêu lần quan tâm và săn sóc người khác.

Phật Tổ đã tự tay vá y cho tôn giả A-Nậu-Lâu-Đà, chăm sóc và tắm rửa cho những tăng sĩ không may mắc bịnh kiết lỵ, hướng thiện cho những chúng sanh lầm đường lạc lối, và rất, rất nhiều việc khác nữa.

Ngài dạy muốn tu giải thoát thì không nên tạo ra nghiệp Ác lẫn chủ động gieo thêm nghiệp Thiện nhằm tránh vướng mắc vào bể Luân Hồi - Nhân Quả - Duyên Nghiệp, nhưng nếu có thể ra tay cứu giúp chúng sanh ấy, Ngài vẫn sẽ làm trong sự tùy duyên, chứ không phải phủi tay bỏ đi và mượn lý do tu giải thoát để bỏ mặc chúng sanh đang lầm lạc ấy trong bể khổ.

Những tăng sĩ đó đã khiến cho người có đạo lẫn ngoại đạo đều hiểu sai lệch về đường hướng tu tập của Như Lai.

Tiêu biểu nhứt là họ khiến cho mọi người lầm tưởng rằng giới Tăng - Ni là những pho tượng vô hồn, sống ích kỷ và chỉ biết đến Niết Bàn.

Nếu quả đúng như những gì họ giảng giải, ắt hẳn Đấng Thế Tôn đã vào rừng ẩn tu luôn, chứ không phải ôm y bát đi khất thực giúp chúng sanh gieo phước duyên và hoằng pháp muôn phương cho tới lúc cuối đời đâu.

Và bây giờ trên thế giới cũng chẳng có đức tin cũng như triết lý Phật Giáo.

Phá Vân bỗng nói:
- Nhằm tránh khiến hai thí chủ Kito hiểu lầm, tôi xin được phép trình bày tiếp: Nên phân biệt rõ giữa việc ác và thói quen xấu, bởi thói quen xấu không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng, tỷ dụ như cắn móng tay, ngoáy mũi, rung đùi,...!Còn những việc ác giống như ngọn lửa đốt rụi khu rừng, nên cần phải giúp người đó tỉnh thức và thay đổi hành vi - nhận thức càng sớm càng tốt, tỷ dụ như xả rác, phá rừng, sát sanh bừa bãi,...!Có hai tích truyện Pháp Cú kể về chuyện Như Lai khuyên răn không nên soi mói lỗi người, nên hiểu ở đây là thói hư tật xấu, chớ không phải là việc ác.

Như Lai đã từng dự ngôn rằng, người trong đạo lẫn ngoại đạo sẽ soi mói và diễn giải sai lệch kinh điển của Ngài để đả phá và hạ bệ Tam Bảo.

Họ sẽ đem sự hoài nghi về việc cũng một bài kinh nhưng do sự khác nhau giữa hai tích truyện nên Ngài đã thêm thắt hoặc sửa đổi một vài chữ để nói Ngài ấy thế này thế nọ thế kia.

Cá biệt còn có trường hợp chính người trong Tăng đoàn đã thêm thắt kinh điển để đề cao người tôn sư mà mình đang theo; có lần tôi còn đọc được một câu truyện cổ Phật Giáo không rõ xuất xứ mượn lối viết hạ thấp tôn giả Xá Lợi Phất để tán thưởng trí huệ của người cư sĩ thuộc hệ phái của họ.

Trong khi đó, Đấng Thế Tôn đã từng khen ngợi tôn giả Xá Lợi Phất rất nhiều lần; để giúp cho hai thí chủ Kito dễ hiểu, thì tôi xin mạn phép diễn giải lại lời của Như Lai như vầy: Nếu các con hỏi Ta, Ta cũng sẽ trả lời giống hệt như ông ấy.

Để chấm dứt cuộc trà chiều, Trưởng lão đọc bài kinh:
"Nếu người nói nhiều kinh
Không hành trì, phóng dật
Như kẻ chăn bò người
Không phần Sa-môn hạnh
*
Dầu nói ít kinh điển
Nhưng hành pháp, tùy pháp
Từ bỏ tham, sân, si
Tỉnh giác, tâm giải thoát
Không chấp thủ hai đời
Dự phần Sa-môn hạnh."

Manuel Ngô chợt hỏi Trưởng lão:
- Thưa cụ, con muốn hỏi Niết Bàn là như thế nào?
- Phật Tổ rất ít luận giải, hay nói một cách đơn giản là giới thiệu về Niết Bàn.

Chỉ có bậc hậu sinh chưa chứng đắc hay tu học đến nơi đến chốn là khoái làm "họa sĩ vẽ cảnh Niết Bàn" hay "hướng dẫn viên du lịch Niết Bàn" cho mọi người mà thôi.

Hơn thế nữa, như tôi đã nói ban nãy, nếu trở thành Phật dễ thế thì Thánh Tăng Ananda đã chứng đắc từ lâu lắm rồi, chớ không tạm ngừng ở quả vị A-La-Hán đâu.

Manuel Ngô lại nói:
- Thưa cụ, con muốn nghe thêm chuyện về tôn giả Ananda.

- Lúc đó, có một nhóm người ngoại đạo thù ghét Phật Tổ, nên đã xua voi dữ tấn công Ngài trong lúc Ngài đang đi khất thực và hoằng pháp.

Ngày thường mọi người quý kính Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là thế, nay thấy voi dữ thì chỉ biết lo tới thân, ai nấy hốt hoảng lo kiếm chỗ núp.

Khi voi dữ sắp chạy tới chỗ Như Lai, Thánh Tăng đã liều chết xông ra đứng chắn cho Ngài...!Như Lai biết voi dữ không dám làm hại mình, nên dùng thần thông dịch chuyển Thánh Tăng sang bên cạnh mình...!
Thấy Trưởng lão bụm miệng ho khan, người tăng sĩ mắt xanh cẩm thạch vội xoa lưng của cụ để giúp cụ nhuận khí.

- Ta sắp cận ngày viên tịch rồi.

- Tụi con hiểu, thưa Thầy.

- Hỏa táng, rồi vứt đâu cũng được, không cần để trong tịnh thất chi cho chật chỗ.

- Bọn con không nỡ, thưa Thầy.

- Người Tỳ-Kheo Phi Châu cắn môi.

Châu Lợi nhờ Phú Lâm và Phá Vân đưa Trưởng lão vào buồng nằm nghỉ, rồi đưa Trần Cảnh Chiêu và Manuel Ngô đi thăm thú cảnh vật nơi núi Phượng Hoàng.

Manuel Ngô nhìn xóm nhỏ dưới chân núi mà lòng nao nao nhớ tới ca khúc "Xóm đêm" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Rồi y chợt ghé mắt sang đôi bàn chân trần của vị tăng sĩ có thuật đọc tâm:
- Ông không đau chân hả?
Châu Lợi lắc đầu.

Đoạn nói:
- Hai thí chủ ở đây nghen.

Tôi có việc cần làm nên phải về tịnh thất gấp.

Rất xin lỗi vì đã thất lễ với các vị.

- Ồ, không sao.

- Manuel Ngô cười hiền, xua xua tay.

Bàn tay trái nắm lấy cây thược dược.

"Loạt soạt..."
Trần Cảnh Chiêu ngồi bó gối mà hát theo Tommy Ngô trong ca khúc "Nụ hôn biệt ly".

Nhạc phẩm gốc mang tựa đề "Take me your heart" của nhóm Michael Learns To Rock; các nhạc sĩ xứ anh đã đặt lời Việt theo nội dung của phiên bản Hồng Kông "Nụ hôn biệt ly" mà nam danh ca Trương Học Hữu trình bày rất thành công.

Bản mà anh đương nghe là do nhạc sĩ Việt Hùng soạn lời, và phiên bản thứ hai là "Nếu như ta còn thương nhau" do nhạc sĩ Lữ Liên sáng tác.

"...!Giờ đây con tim ta như giá băng
Nhớ khi xưa ta đã trao nụ hôn đó
Tình yêu xưa sao em nỡ dối gian
Cho anh một mình đắng cay..."
Lại thêm một người sầu khổ vì tình ái, Manuel Ngô thầm nghĩ.

- Còn một bài hát cũng trùng tựa với ca khúc tỏ bày nỗi lòng tôi, mang tên "Nụ hôn biệt ly", được viết lời Việt từ ca khúc "Kiss you goodbye", rất tiếc tôi không rõ tên của nhạc sĩ chuyển ngữ ấy là ai.

Anh chàng ca sĩ điển trai Andy Quách trình diễn ca khúc này rất hay và truyền cảm.

- Chuyện là sao hả anh?
- Bạn gái cũ của tôi đã bị phán tử hình, vì tội giết người, chặt xác và cố ý gây thương thích ở mức độ Nguy hiểm.

Manuel Ngô ngắt một cành bồ công anh, rồi chu môi thổi phù.

Trần Cảnh Chiêu ngắm nhìn những bông bồ công anh "con" bay lơ lửng.

Trên tầng không sâu thẳm, các rẻo mây đã chuyển dần sang màu xam xám như lông chuột, báo hiệu sắp mưa.

- Đến tận lúc cô ấy xông vào nhà xác, nơi tôi đang mổ tử thi, để lấy dao cắt cổ tự sát, tôi mới hay hóa ra cô ấy tiếp cận tôi chỉ vì muốn tìm hiểu lối sống và cách làm việc của pháp y hòng kéo dài thời gian chạy tội...!
Nói đoạn, Trần Cảnh Chiêu bật bản nhạc "Dĩ vãng" do ca-nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn sáng tác và trình bày.

Trời bỗng lất phất mưa.

Không lớn lắm, trông cũng chẳng nguy hiểm nên hai người bèn ngồi đó đợi cơn mưa đi qua.

Đã lâu rồi hai con người đại diện cho tầng lớp trí thức mới được tắm mưa.

- Nhạc sĩ Lê Dinh có bản "Bài hát này cho em", bác Nhật Trường ca ngọt lắm.

Ở thế giới bên kia, nhóm nhạc sĩ ba miền Lê Minh Bằng đã tái hợp rồi.

Cảm ơn cụ Lê Dinh đã không làm tôi thất vọng, cụ đã giữ vững khí tiết và lập trường cho tới ngày lìa đời.

Manuel Ngô xòe tay hứng nước mưa.

Bàn tay y mềm mại hơn nam giới đồng lứa, dù rằng y làm việc vất vả và hết mực siêng năng.

- Anh có định mặc lại tấm áo dòng không?
- Sẽ.

Sao tôi lại không chứ? Chúa hiểu tôi là được rồi, tôi chẳng cần thanh minh thanh nga với ai hết.

Kết thúc giờ tụng kinh, Manuel Ngô và Trần Cảnh Chiêu mới trở về tịnh thất.

Lúc ấy là bảy giờ rưỡi.

Những tăng sĩ ấy đã tản mát vào rừng.

Mỗi người chọn một gốc cây để tĩnh tọa.

Ngoài tiếng côn trùng và loài lưỡng cư ra, nơi đây không còn thanh âm nào nữa.

- Tại sao ở đây lại có Wifi vậy?
- Những người bị lạc đường có thể bắt sóng nếu cần, ấy là theo tôi đoán.

- Trần Cảnh Chiêu chống cằm nói.

- Không có mật khẩu.

Sóng rất mạnh.

Manuel Ngô và Trần Cảnh Chiêu trở vào phòng lấy túi nilon đựng mấy món ăn chơi mua ở dưới núi.

Quý Tâm không có trong phòng, chắc là ông cũng đang ngồi thiền với các bạn đồng tu.

- Tự nhiên tôi không muốn "lướt" mạng xã hội như thường ngày nữa...!Nơi đây yên bình đến đỗi tâm hồn tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm và vô ưu.

Câu phát biểu của Manuel Ngô làm Trần Cảnh Chiêu phải suy nghĩ về cuộc đời mình.

Manuel Ngô và Trần Cảnh Chiêu ngồi trên lan can xây bằng gạch cổ và ngắm sao đêm.

Vừa ăn bánh tráng trộn vừa ngồi chuyện vãn với nhau.

- Mẹ tôi tên Đặng Thu Huyền, không phải Thu Hiền.

Ông ngoại đã bắt bà ngoại sửa lại tên.

Có lẽ đó là cái "huông" mà người xưa hay nhắc tới, một vòng lặp xui xẻo gán lên đầu thế hệ này qua thế hệ khác.

Nhác thấy Châu Lợi, Trần Cảnh Chiêu cất tiếng gọi ông, và hỏi ông về đường hướng tu tập của mình.

Châu Lợi đọc Kinh Pháp Cú.

Đây là lần cuối cùng mà hai người Kito hữu nghe thấy trong thời gian lưu trú tại đây:
- Khác thay duyên thế lợi
Khác thay đường Niết Bàn
Tỳ-Kheo, đệ tử Phật
Hãy như vậy thắng tri
Chớ ưa thích cung kính
Hãy tu hạnh viễn ly
- Theo ông, tiền bối có bị phạm giới không?
- Khoảng thời gian trước khi nhập Niết Bàn, Như Lai có nói sẽ nới lỏng một số Giới Luật, nhưng do tôn giả Ananda chưa kịp hỏi nên thành ra không một ai biết Ngài tính giữ, bỏ hay sửa đổi điều luật nào nên chúng tăng thời ấy quyết định để nguyên hết.

Do đó chuyện Tỳ-Kheo Quý Tâm nấu nướng và cất chứa vật thực có thể du di được.

Trời lại chuyển mưa.

Châu Lợi và hai người khách phương xa bèn chia tay nhau, để vào khu nhà của mình trú mưa.

Tiếng mưa dần dần lấn át tiếng côn trùng và loài lưỡng cư, gió lạnh thổi xuyên những nẻo hành lang vắng lặng và trống trải.

"Tách."
Ánh đèn điện không đủ thắp sáng căn phòng hoài cổ, nhưng đã khiến Quý Tâm tỉnh ngủ.

Bằng một giọng áy náy, Manuel Ngô hỏi Quý Tâm:
- Thưa ông, con nghe nhạc nghen?
- Xin cậu cứ tự nhiên.

Đừng bận tâm đến tôi.

Manuel Ngô bèn bận bản nhạc "Bài Hương ca vô tận" do Duy Khánh trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

"Hương" trong ca khúc là "Quê Hương - Đất Nước", chứ không phải là dành cho cô Hương nào cả.

Ngoài cố ca-nhạc sĩ Duy ra, còn có bà Thái Thanh, đôi song ca Chế Linh - Thanh Tuyền, bác Tuấn Vũ, cô Hoàng Oanh,...!hát rất hay.

Trần Cảnh Chiêu ngồi tựa lưng vào vách tường gạch cổ mà mở Laptop làm việc.

Vụ án oan của Thường Khán Cảnh đã có tiến triển mới: Một hồ sơ mật từ Phủ Tổng thống đã được gửi đến Cục Hình sự thủ đô, kèm theo một "tối hậu thư" yêu cầu điều tra lại vụ án.

Hóa ra tổng thống nhận được một bản thỉnh nguyện thư của gia đình nạn nhân và vô số đơn kháng cáo ẩn danh, nên mới có quyết định như trên.

Ắt có lẽ tiếng gọi của lương tri đã làm cho tổng thống phải nhúng tay vào vụ này.

- Chợ đêm ở đây đẹp lắm.

Hai cậu nếu muốn giải khuây thì nên xuống núi chơi một chuyến.

- Quý Tâm vừa trải lại tấm nệm vừa hiền từ nói.

- Phải, tôi nghe nói đất An Giang có món đặc sản bò bảy món.

Đã tới đây rồi thì phải đi ăn cho biết với người ta chớ.

- Hể? Ăn hết không đó?
- Thì gọi một dĩa thôi.

Tôi với anh ăn chung.

- Rất sẵn lòng.

- Đừng đi về hướng Tây nghen.

Ở đó có ổ rắn, con rắn cái đang ấp trứng cho bầy rắn con nên dễ tấn công người lắm.

- Trước khi đi, con cần hỏi tiền bối về vụ án lần trước.

Thực sự là hung thủ cố tình dựng hiện trường như một tai nạn do bất cẩn té ngã thôi sao?
- Hung thủ chỉ cần vứt cục xà bông trong phòng tắm, vì địa hình hẹp nên té đâu cũng có thể đập đầu vào các bề mặt cứng như tường, bồn cầu, bồn rửa mặt hay vách ngăn buồng tắm.

- Có thể có cách giết người ngớ ngẩn vậy sao?
- Rõ ràng hung thủ không hề muốn giết người, nên mới bỏ cục xà bông trong đó.

Nếu nạn nhân bị thương, có lẽ người ép buộc anh ta giết người sẽ buông tha anh ta.

Nhược bằng không, anh ta sẽ đỡ áy náy khi không phải là người trực tiếp giết chết cô ta.

- Vậy là...!anh ta thiếu nợ ai đó hoặc bị khống chế nên mới phải ra tay giết người?
Quý Tâm gật đầu thật nhẹ.

Rồi đứng dậy đi lấy thuốc uống.

Hiểu chuyện, Trần Cảnh Chiêu và Manuel Ngô lập tức rời đi, nhường lại không gian yên tĩnh cho Quý Tâm nghỉ ngơi.

Qua cách nói chuyện của Trưởng lão, họ mới hay cụ chỉ xem ông là một cư sĩ tại gia, chứ không phải là Tỳ-Kheo hay sư thầy.

Lý do là gì thì họ không rõ.

Mới dợm bước ra ngoài sân, trong đã trông thấy người bạn Linh mục.

Cừu Đen đang đứng ở đúng ngay hướng Tây!
- Lạy Chúa lòng lành, ở đó có rắn đấy cha nội.

- Rắn thì sao? Chí ít ra nó không hiểm độc như lòng người.

Lại xem này, có mấy con rắn con đáng yêu lắm.

Ờ mà quên Kỳ Anh sợ rắn.

Cừu Đen chỉ tay lên vòm trời phương Đông - Nam, rồi mỉm miệng cười và nói:
- Chòm Xà Phu.

Trong Y Học cũng có một hình tượng liên quan tới nó: Con rắn.

- Đâu?
Cừu Đen chợt bịt mắt Trần Cảnh Chiêu.

Rồi nắm lấy bàn tay chàng pháp y mà trỏ về hướng ấy.

Sau đó mô tả hình thù của chòm sao thật tỉ mỉ.

Và thôi không che mắt anh ta nữa.

- A, thấy rồi!
- Phật Giáo cũng vậy.

Nếu anh nhìn vào đức tin ấy như đưa mắt nhìn lên vòm trời đầy sao một cách bâng quơ và hờ hững, anh chẳng thể nào tìm thấy thứ mà mình muốn thấy và muốn biết.

Cừu Đen chở hai người đến chợ đêm bằng chiếc xe Mustang năm chỗ rộng rãi và cao ráo.

Sáp thơm đặt trên tap-lô thoảng hương gỗ tuyết tùng pha trộn với chút rượu Whisky.

"Click."
Bản nhạc "Sương khuya" do danh ca Duy Trác trình bày như dẫn dắt bộ ba vào cõi thiên thai.

Dải Ngân Hà đã nằm chếch phương Tây - Bắc.

Mảnh trăng vàng đã treo mình trên đỉnh trời, và nép sau một cụm mây xám đen.

Mưa tạnh rồi lại mưa, người cười đó bỗng buồn.

- Tôi nhớ bài thơ mà thuở còn học Tiểu học tôi đã từng đọc qua:
"Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức bay vào rừng xa"
- Hồi đó Kỳ Anh là bé ngoan nhất trường.

Giờ cũng vậy.

- Hổng...!hổng có được kể nghen hôn?
Mặc cho khổ chủ mặt mày đỏ phừng như say rượu, Cừu Đen say sưa kể những chuyện "ngày xửa ngày xưa" của người bạn đồng niên.

Anh ta nói tới đâu, Trần Cảnh Chiêu ôm bụng cười đến đó.

Đêm khuya đèo núi cheo leo, mấy lần Cừu Đen suýt làm cho hai người bạn "đi đường tắt", khiến Manuel Ngô bực mình la hoài.

Chợ đêm nhỏ xíu nhỏ xiu, ước chừng có mấy mươi gian hàng nằm san sát nhau.

Đèn giăng sáng trưng.

Đường sá sạch trơn, không có lấy một cọng rác, vỏ lon.

Vỉa hè chật ních bàn ghế, chỉ còn chừa một khoảng trống chưa được ba gang tay.

Ba người len lỏi qua dòng người đông đúc như đàn cá dưới đại dương.

Theo bài giới thiệu trên mạng, họ ghé quán của cô Năm Nhã ăn khuya.

Trong quán có sân khấu để mọi người hát hò.

- Mấy cưng ăn chi?
- Dạ, thím lấy cho tụi con một dĩa bò bảy món cỡ lớn nhứt, sáu trứng hột vịt lộn xào me với một con cá lóc nướng mỡ hành.

- Manuel Ngô trả lời thay hai người bạn.

- Cá lóc cỡ nào cưng?
- Dạ, roi roi thôi dì.

Tụi con ăn hổng có hết.

Hai người Địa Phương Quân hết giờ trực bèn ghé quán nhỏ ăn khuya.

Đồng lương lính nghèo không đủ để hai thằng gọi món sang, nên cả hai đành kêu chung một dĩa gỏi tôm thịt ăn với bánh phồng, "đưa cay" bằng một xị rượu đế.

- Lạy trời cho mấy thằng Quân Cảnh không thấy tao với mày ngồi đây.

- Kệ mấy thằng lính kiểng đó đi.

Bất quá thì tụi mình chịu khó đứng gác dăm bữa nửa tháng.

Trần Cảnh Chiêu muốn lấy tin tức từ hai người lính trẻ tuổi, nên quyết định đãi họ một bữa ăn thật linh đình.

- Mời tụi tôi thiệt hả? - Một trong hai người họ, tạm gọi là số Một, tỏ rõ sự ngạc nhiên xen lẫn hoài nghi trong giọng nói.

Số Hai thấy một bàn đầy ắp món ngon thì mắc cỡ cười mỉm chi.

- Đúng vậy.

- Trần Cảnh Chiêu đưa cho Số Một tờ hóa đơn ghi rõ người đã trả là anh.

Hai người xin chủ quán hai cái dĩa trơn để gắp đủ số lượng mình muốn ăn, phần còn lại họ chia nhau mang về cho gia đình.

Số Một đề nghị:
- Tôi hát tặng các anh bản "Ba đứa chúng mình" nghen? Bài này với ca khúc "Một chuyến bay đêm" đều nhắc về một người con gái tên Hương mà ba anh chàng bạn thân khác binh chủng cùng tương tư: Song Ngọc - Không Quân, Hoài Linh - Bộ Binh, và người còn lại là Hải Quân.

Nhạc sĩ Hoài Linh khi viết hai nhạc phẩm trên đã lấy bút hiệu là Vọng Châu.

Đợi cho những người kia hát xong, Số Một mới lên biểu diễn.

Anh ta hát hay hơn họ tưởng, làm quán nhỏ rộn ràng thêm.

- Các anh muốn lên hát không?
- Không cần hát hay, chỉ cần đẹp trai thôi mọi người cũng chịu rồi.

- Phải đó.

- Số Hai vừa gỡ thịt hàu ra khỏi vỏ vừa đơm vào.

- Ba người lên tái hiện lại ban Tam Ca Sao Băng đi.

Nhờ có người cha nuôi và anh Hai Nghĩa mà Manuel Ngô đã giảm cân thành công.


Bao nhiêu mỡ màng và ký-lô của y đều đã dồn sang Cừu Đen.

Món nào Thầy và anh Hai không cho ăn, thằng bạn thuở thiếu thời sẽ "xử lý" tất.

Sau khi lau miệng sạch sẽ, kiểm tra lại răng lợi đàng hoàng, ba người mới lên "sân khấu" biểu diễn.

Họ hát lại những ca khúc đã góp phần giúp ban Tam Ca Sao Băng nổi danh, như "Những bước chân âm thầm", "Tôi trở về thành phố", "Em sắp về chưa",...!
Sao đã đổi ngôi.

Trăng đã khuất nẻo chân mây.

Gió đêm thổi lao xao như những lời thì thầm của những người vô hình lắm lời.

Một số quán đã nghỉ bán, một số tiệm đang rục rịch dọn hàng.

- Ủa Cha?
Cô nhân viên chạy bàn thảng thốt kêu lên.

Nếu không nhờ Trần Cảnh Chiêu nhanh tay đỡ lấy, ắt cái khay đựng đầy dĩa thức ăn đã đổ hết xuống đất.

- Tôi không còn là Linh mục của Giáo xứ Biển Sáng.

- Con biết là Cha bị oan.

Nhưng con và các giáo dân hiểu chuyện không thể nào cứu Cha thoát khỏi bàn tay Satan của gã lừa đảo đội lốt Giám mục ấy được.

Con biết chức sắc của Cha thấp hơn thằng khứa, dẫn đến uy tín của Cha cũng bị kéo xuống theo.

Manuel Ngô và Trần Cảnh Chiêu chưa kịp phản ứng, cô ta đã nhanh nhảu hỏi:
- Ủa Cha, hai anh này là ai vậy?
- Cậu này là Mục sư, còn cậu kia là Giáo dân ở Bạc Liêu.

- Chào Mục sư, chào anh.

- Cô ta cúi đầu chào từng người.

- Tên Thánh của cô là gì? - Trần Cảnh Chiêu thân tình hỏi.

- Theresa...!Thôi, con quay lại làm việc nghen Cha.

Đợi cho Theresa đi khỏi, hai người bạn của Cừu Đen mới ôm bụng cười rũ rượi.

- Hai anh cười cái gì?
- Tôi nghe cổ kêu "Cha", tôi tưởng anh là cha của cổ.

- Manuel Ngô khoát khoát tay, như thể đang cố xua đi cơn buồn cười trong người.

- Tới chừng nhớ lại anh là Linh mục thì đã muộn.

- Anh có thể kể cho bọn tôi nghe không?
Cừu Đen gọi thêm một dĩa chân gà nướng sa-tế, mới quay lại kể cho hai người kia hay cớ sự:
- Ông ta đã giúp các cậu ấm, cô chiêu được lãnh học bổng danh dự.

Còn những học trò nghèo nhưng tài giỏi thực sự thì bị bỏ xó vì không có tiền đút lót cho ông ta và đồng bọn.

Cha Thiên không muốn Giáo xứ bất hòa, nên đã lặng lẽ rời đi, mang theo bằng chứng gian lận của ông ta.

- "Gió đưa bông cải về trời.

Rau răm ở lại chịu lời đắng cay." Anh chính là cọng rau răm đó.

- Manuel Ngô nói bằng giọng buồn hiu.

- Xin lỗi hai anh, tôi cần vào nhà vệ sinh một lát.

Nhưng chàng pháp y không đi thẳng vào nhà vệ sinh, mà đứng ở một góc khuất của quán theo dõi động tĩnh của hai người, một đỗi sau mới ra sau quán tìm Theresa.

Không khó để chàng ta tìm thấy cô ấy.

Bên mấy cái thùng rác cao ngang nửa người anh, Theresa đang phân loại rác thải.

- Tôi muốn hỏi cô vài câu về anh bạn Linh mục bị treo chén.

- Được rồi.

Trước hết, tôi sẽ hỏi anh về Kinh Thánh.

Trần Cảnh Chiêu đáp đúng được bảy trên mười câu.

- Rất tốt.

Tôi tin anh là người Công Giáo rồi.

- Tôi nói thiếu tùm lum mà cô tin sao?
- Bởi vì những kẻ có chủ đích lừa gạt sẽ học thuộc lòng mọi thứ về đối tượng mà chúng muốn tiếp cận.

Dù rằng tôi rất hãnh diện mình là một con chiên ngoan đạo, nhưng nếu bị hỏi bất ngờ tôi cũng chẳng thể trả lời đúng hết và đầy đủ được.

Trần Cảnh Chiêu bật cười.

Cô nàng này chắc cũng lậm phim trinh thám dữ lắm đây!
- Giờ thì anh cần tôi giúp gì?
Gần bốn giờ sáng, hai người mới về tịnh thất.

Tuy hai người không uống rượu, bia nhưng trên cơ thể vẫn ám mùi quán nhậu.

Trở về chốn thiền môn mới thấy sự tách biệt giữa hai thế giới, dù hai thế giới ấy nằm trên cùng một vùng đất.

Châu Lợi đang ngồi lót lại ổ cho con gà rừng sắp đẻ.

Nó và chồng của nó có vẻ cảm mến ông, hai con đứng nép vào nhau mà ngó theo bàn tay của người Tỳ-Kheo tuổi hạc.

Cái ổ của chúng bị cơn mưa ban chiều làm cho hỏng mất.

- Hai thí chủ chưa về phòng ngủ sao?
- Thưa ông, tụi con lạ chỗ không ngủ được, nên rủ nhau đi thăm thú chợ đêm.

Đợi cho hai người khách đi khuất dạng, Châu Lợi mới chun mũi và hít vào thở ra vài lần để xua đi mùi trần tục nơi cõi Ta Bà.

Rồi trong màn đêm thẳm sâu, ông nở nụ cười buồn, bởi chuyện này làm ông nhớ tới tích truyện Phật Giáo, kể về một người hỏi Phật rằng nếu ai cũng đi tu thì thế giới sẽ ra sao, và nếu như ông nhớ không lầm thì Phật đã đáp rằng đây chưa phải là lúc để việc đó xảy ra.

Ma Vương cũng từng đặt câu hỏi gần giống vậy, và câu trả lời của Như Lai là số người có thể tu tập theo Ta ít như số cây trong khu rừng này, nhưng số người không theo Ta lại nhiều như lượng lá rơi trong khu rừng này.

- Thầy.

- Con thấy trăng hôm nay sáng không?
Châu Lợi khẽ gật đầu.

- Con đang buồn vì còn quá nhiều chúng sanh hiểu sai lệch về Phật Giáo và Như Lai phải không? Thuở ta còn mạnh khỏe để đi khất thực, ta từng vô tình bị xem những thước phim tình cảm có yếu tố liên quan tới Đạo Phật, và lấy làm lạ trước sự diễn giải đầy vô minh của ê-kíp dựng phim.

Nhứt là chuyện vì yêu một người mà tăng sĩ đó phạm giới, rồi đưa ra đủ thứ lý do chống chế cho hành động bất thiện của mình.

"Tin Ta, mà không hiểu Ta, thì đó là phỉ báng Ta."
- Sau này, bất cứ ai đem những kẻ phạm giới ra để chống phá và hạ nhục Phật Giáo, con hãy kể cho họ nghe kinh Di Lan Đà, hay còn gọi là Milindi - Panha, ở đoạn cuộc đối đáp giữa vua Di Lan Đà và Tỳ-Kheo Na Tiên.

- Dạ, con sẽ nghe theo lời Thầy.

- Có rất nhiều người, đạo của họ có chức sắc nào lầm lỗi thì họ hết mực che đậy và binh lấy binh để, nhưng tới chừng đức tin của người khác có chức sắc phạm giới thì trổ hết quả Sân - Hận ra để trút giận, bất bình, mắng chửi, miệt thị,...!thay vì khiển khách, phê bình và góp ý.

- Trưởng lão chợt bật cười.

Rồi lắc đầu vài lượt, trước khi nói tiếp.

- Thôi, thầy trò ta vào tịnh thất thôi con.

Châu Lợi hơi ngoảnh đầu lại, như đang xem coi cửa sổ nhà khách đã tắt đèn chưa.

Tiếng nhạc vẫn còn vẳng ra, những bài ca mà ông không biết đến.

oOo
Thường Khán Bình ghé chợ Mỹ mua vài hộp Hot Pockets về ăn khuya.

Món này khá giống burrito, chỉ cần nướng lại trong lò viba vài phút là sẽ có ngay một phần thức ăn chơi nóng hổi.

Giá thành không quá ba đồng Mỹ Kim cho một hộp hai gói.

"Ting."
- Ha...!Coi bộ cũng hấp dẫn quá chớ!
Không biết thằng miệng móm ra răng nữa, tự nhiên Thường Khán Bình bỗng đâm lo, nên mở Viber gọi qua thăm hỏi.

- Tao nè...!
- Thấy số máy nước ngoài là tao biết mày rồi.

Khỏi giới thiệu.

Thường Khán Bình giơ dĩa bánh lên cho thằng bạn xem:
- Tao mua loại "Năm phô-mai".

Mua rồi mới thấy hàm lượng muối cao quá nên chỉ dám ăn một hộp thôi.

- Ở bển có gì lạ không?
- Bên đây vào mùa Thu, các nhãn hàng thường tung ra sản phẩm mang hương vị "Pumpkin Spice".

Có cái rất ngon, có cái dở tệ.

- Có cái gì ngon và lạ thì ráng mua về "cống nạp" cho tao.

- Mày sắp tháo băng chưa?
- Mai tao tháo rồi.

- Tháo rồi nhớ giữ mồm giữ miệng kẻo phải quấn băng tiếp nghen con.

- Bớt trù ẻo tao đi thằng quỷ ế.

- Mà, sao tao thấy mày tươi hơn bông vậy? Phẫu thuật, rồi niềng răng, đau dữ lắm, hành dữ lắm...!
Lê Đức Hoàng phì cười:
- Tao có đọc một câu nói khuyết danh rất hay: Khóc cũng phải sống, cười cũng phải sống, vậy thì tại sao chúng ta không cười mà sống.

Đời tao chọn "Lạc quan", không chọn "Bi quan" đâu.

- Ừ, khóc hay cười gì thì mày cũng phải trả nợ tao hết.

- Ê, máy tao báo hết pin rồi...!
- Máy mày khôn quá há? Hễ chủ nợ gọi tới là nó tự động báo hết pin.

- Ê, hay mày với tao cùng nhau song ca bản "Xóa hết nợ nần" của nhạc sĩ Thái Thịnh đi?
- Thôi đừng có gài độ tao...!
"Ting."
William nhắn tin hẹn Thường Khán Bình ra quán pizza Domino's để anh ta đưa đi gặp mọi người, hắn bèn cắt ngang cuộc trò chuyện với thằng bạn vào sinh ra tử.

Lê Đức Hoàng dặn dò hắn vài câu thâm tình, rồi mệt mỏi kết thúc cuộc gọi; hắn vẫn còn bị hành sốt.

Sau khi kiểm tra phòng ốc và thu dọn đồ đạc gọn ghẽ, Thường Khán Bình mở điện thoại đặt xe Uber.

William đang ngồi trò chuyện với một người vô gia cư trẻ tuổi.

Hình như Linh mục đã tặng anh ta bánh pizza và chút đỉnh tiền.

Chủ đề mà hai người đương nói vô thưởng vô phạt, chẳng đáng để hiếu kỳ.

Nhác thấy Thường Khán Bình, William bèn chia tay người vô gia cư, rồi bước tới chỗ hắn.

- Ăn gì chưa?
- Chưa, tôi không cảm thấy đói.

Chỉ muốn đi ngủ thôi.

- Anh vẫn chưa quen múi giờ mà.

Chiếc xe mà William sử dụng hôm nay hiệu Peugeot.

Nội thất vô cùng thanh nhã và sang trọng.

Ghế ngồi bọc da êm ái.

Trần xe cao thoáng đãng.

Không gian trong xe phảng phất hương Lily ngọt ngào.

Cài xong dây đai an toàn, Thường Khán Bình hỏi:
- Chúng ta đến chỗ cũ hả?
- Phải.

Xe rẽ vào một nhánh của đường cao tốc.

Tốc độ của chiếc xe đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với biển báo.

Đối với một người rất hiếm chạy trên xa lộ như Thường Khán Bình, mỗi bận ngồi xe đều có cảm giác như chơi tàu lượn siêu tốc phiên bản "đường thẳng".

- Đừng sợ.

- Ừm, tôi đang ráng đừng sợ đây.

Anh chạy có bảy mươi mấy miles chứ đâu có nhiêu...!
- Chạy không đúng quy định là sẽ bị xe sau húc đ*t đấy.

- William cười tủm tỉm.

- Con nhỏ em gái tôi hồi còn học lái xe bị mấy chục lần, cũng may không ảnh hưởng đến việc lấy bằng lái.

Chợt điện thoại của William đổ chuông.

Y chạm vào biểu tượng "Nghe" trên điện thoại, rồi dùng tay trái chỉnh lại tai nghe không dây.

"Tin..."
Một hồi kèn xe dài vang lên từ sau đuôi xe của họ.

Rồi tứ phía đều vang lên tiếng kèn hệt vậy.

- Cha, Cha đang chạy đâu vậy Cha???
- Cứu Yvonne.

- Cứu tôi trước được không?
- Không...!Im lặng và nghe Britney Spears hát đi.

Ngay khi bản nhạc "Kill the lights" do cô ca sĩ tóc vàng biểu diễn vang lên, William đã "thi triển" khả năng đua xe "Fast and Furious".

Thường Khán Bình hy vọng việc bật đèn khẩn cấp có thể giúp hai người thoát khỏi màn truy đuổi của xe cảnh sát và trực thăng tuần tiễu.

- Chúng ta ra sa mạc hả Cha?
William mím môi nhìn kiếng chiếu hậu.

- Cha.

- Gọi tôi là William Junior Sanchez.

Nơi giam giữ em gái William là một "căn cứ" bỏ hoang ở sa mạc giáp ranh biên giới Mễ Tây Cơ.

Thật bất ngờ khi nó chỉ cách nơi họ giam giữ ông thương gia vài cây số về hướng Đông.

- Các chiến hữu của chúng ta sẽ tới hỗ trợ chúng ta trong ít phút nữa...!
- Tôi có thể hỏi anh một vài câu không?
William gật đầu.

- Tại sao cảnh sát không bắt chúng ta?
- Chưa đủ để cấu thành hành vi gây mất an ninh trật tự công cộng nên có thể du di được.

Cậu không lái xe nên không biết, tôi chỉ chuyển làn ẩu có năm lần, chưa tới mức bị buộc dừng xe và xét giấy tờ.

- Câu hỏi thứ hai: Anh phải không họ Blake à?
- Blake có nghĩa là "Da trắng", tức "Những anh em nhà Da trắng", chứ không phải là cái họ hay cái tên.

William thả Thường Khán Bình và chồng bánh pizza xuống "bệnh viện", rồi lái xe đi đến điểm hẹn.

Thường Khán Bình vào "phòng hóa trang", thay trang phục màu đen và trùm mặt nạ lên đầu, tiếp đó mang vớ, đổi giày và đeo bao tay.

Hắn đứng trước tấm gương xoay trái xoay phải, nhìn dọc nhìn ngang năm lần bảy lượt mới yên tâm đẩy cửa bước vào khu nhà chính.

Ông thương gia đã về nhà.

Bản giám định kết quả xác nhận đây là thận của anh trai hắn.

Nói vậy tin đồn cô gái được chồng sắp cưới giúp tìm mua thận là hoàn toàn không có thật, người nhân viên ngân hàng đã bị ai đó mượn danh nghĩa bọn bắt cóc mà thủ tiêu anh ta; bọn bắt cóc đã hít phải chất ảo giác nên đã tấn công lẫn nhau tới chết, còn anh ta bị giết sau cùng trong lúc trốn chạy hung thủ và bọn bắt cóc.

- A...!
- Sao vậy? Amigo?
"Amigo" trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Bạn thân".

- Tôi nghĩ đến cảnh ở ngoài kia vẫn còn vô số người đã và đang bị cướp lấy mạng sống và nội tạng.

Tự nhiên, cảm thấy, chua chát và khó chịu quá!
- Lại đây ăn gà tây đi amigo.

À, tháo luôn mặt nạ trùm đầu ra đi, đổi qua cái che nửa mặt cho dễ thở.

Nhưng Thường Khán Bình không làm theo vì cảm thấy không yên tâm.

Ai mà biết ông ta có đem cảnh sát tới bố ráp không chứ?
Em trai sinh đôi của anh ta vừa ăn một lát bánh pizza cuộn, vừa nhún nhảy theo giai điệu "Vivir mi vida" của ca sĩ Marc Anthony.

Anh ta thân thiện một cách hời hợt, chứ không thành tâm như người anh song sinh cùng trứng.

Cách đó không xa, William và băng đảng của "Thái tử" Brian đang quyết chiến với băng đảng Ý Đại Lợi.

Dãy nhà kho bỏ hoang ngập ngụa trong bụi cát và hăng hắc mùi máu tanh tưởi.

Một hồi khói lửa nhân gian lại nhấn chìm bao nhiêu con người đọa vào bể khổ.

William tung cước đá văng cánh cửa.

Thấy các chiến hữu ngó mình trân trân, y cười nhạt và giải thích:
- Cái bản lề nó xục xịch chứ không phải do tôi giống Hulk.

Đám người bên phía William lẹ làng khống chế mấy tay lính đánh thuê đang ngồi ở trong phòng.

Sắc mặt người nào người nấy đều đỏ gay như con cua bị luộc chín.

Vừa mở Thánh Kinh, William vừa mỉm miệng cười mà hỏi:
- Tao hỏi mày một lần nữa: Em gái tao đâu?

- Bọn tôi không biết.

Ai đã phao tin rằng bọn tôi đang giữ một cô gái hả?
- Vậy nãy giờ bọn tao đánh nhau là vì cái gì?
- Bọn tôi tưởng các anh là cảnh sát chìm, nên mới...!Thôi rồi!
Mắt vẫn không rời khỏi trang sách, người đàn ông mang vẻ đẹp như thiên sứ ấy từ tốn hỏi:
- Sao?
- Rất có thể vì muốn đổ vấy cho Ian Tô Anh Khoa nên bọn nó mới bày ra trò này.

- Ian Tô Anh Khoa? - Cất cuốn Kinh Thánh vào trong túi áo xong, William nhếch miệng hỏi.

- Nó hiện đang ở đâu?
- Nó h-i-ệ-n đ-a-n-g ở South Vietnam.

- Được rồi.

- William đưa cho mấy tay lính đánh thuê sáu tấm ngân phiếu đã ký sẵn tên, đoạn nói.

- Tiền bồi thường thiệt hại nhân mạng và tài sản.

Trên đường trở về "bệnh viện", William ghé một cây xăng nằm cạnh chân đường cao tốc để đổ xăng.

Thấy quần áo vị Linh mục đẹp trai lấm bẩn, điểm vài đốm ố màu không đồng đều, ông bác nhân viên ân cần thăm hỏi.

Và y đã đáp rằng, do sửa xe bất cẩn nên đã làm trang phục bị dơ dáy, khó coi.

- Có một số kẻ nói rằng làm móng là nghề hạ tiện, vì phải chăm sóc tay chân cho người ta.

- Vậy chắc nghề bác sĩ phụ khoa cũng hạ tiện nốt, vì người làm nghề này phải nhìn và tiếp xúc với vùng nhạy cảm của bệnh nhân nguyên một ngày...!
- Ở bên đây, họ chỉ khinh những người có đầy đủ sức khỏe mà không chịu đi làm, suốt ngày ngồi không hưởng tiền bệnh và tiền trợ cấp thất nghiệp.

Đối với những người đi làm có đóng thuế đàng hoàng, nếu không may bị chủ sa thải sẽ được lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp.

Các trung tâm an ninh sở hội đều đặn hằng tháng sẽ gọi họ lên giới thiệu việc làm và xét lại đơn xin tiền.

Tùy vào năng lực, học vấn và sở thích của anh mà các nhân viên sẽ giới thiệu nghề nghiệp thích hợp.

Nước Mỹ không phải là thiên đường, nó là vùng đất của cơ hội.

Nếu anh ham học, lương thiện, trung thực và cần cù, tương lai anh sẽ được hoàn lại gấp mười lần những gì anh đã bỏ ra.

Điển hình như bà Dương Nguyệt Ánh, ông Nguyễn Xuân Vinh, vợ chồng Lee's Sandwiches,...!
- Rất tiếc, có một số kẻ bên Nước tôi chỉ nhìn thấy mỗi nghề làm nail và bưng phở, chứ không thấy những con người ưu tú và thành đạt mà anh đã liệt kê ra.

- Nếu đã như vậy thì mắc đách gì anh phải phí thời gian cho những kẻ thích nhìn một chiều giống thế? Nếu không muốn bị dắt mũi, thì phải tập nhìn đa chiều.

Cái nhìn đa chiều có thể khiến bản thân ta bị "đau mắt", nhưng đó là cách duy nhất để chúng ta học khôn.

- Ngay cả con trai của David Beckham cũng phải đi làm bồi bàn...!
- Ba mẹ sinh ra hình hài con người, lớn lên lại biến thành loài bốn chân sủa thuê.

Hễ chủ xua đi đâu sủa là quýnh đuôi chạy tới đó rống cổ sủa.

Yêu ghét cũng lệ thuộc vào ý chủ, kêu thương là thương, kêu hận thù là hận thù...!
- Tôi muốn được biết nguyên nhân tại sao anh lại ghét đám sủa thuê ấy vậy? - Max nhíu mày ái ngại.

- Bởi vì "nhờ" đám đó mà anh trai tôi đã bị chết oan.

Chúng chưa từng quen biết với anh trai tôi, nhưng lại dám ra tòa làm chứng chống lại anh ấy và liên lạc với đám bút nô soạn bài bêu riếu anh ấy để giúp hung thủ thực sự có đủ thời gian chạy tội và phi tang hiện trường.

William đặt khay bánh Hot Pockets vào lò viba, đoạn quay qua hỏi Thường Khán Bình:
- Anh có thể làm hướng dẫn viên cho tôi không? Bing.

Thường Khán Bình cắn môi, nhăn mặt:
- Có thể cho tôi thời gian để suy nghĩ không?
- Rất sẵn lòng.

Sau giờ cơm, William thuê trực thăng tới tiểu bang California để gặp một người bạn.

...!
Tên điên đó sống trong một căn Penthouse lộng lẫy và tráng lệ, diện tích ước chừng hơn một ngàn mét vuông, gồm ba lầu và một sân vườn có bể bơi tuyệt đẹp.

Cấp Trên đang gập người trên máy tập trong lúc giai điệu của bản nhạc "Let's get ridiculous" do Redfoo trình bày vang lên.

- Tóc Vàng Hoe!
- Tôi cần anh giúp tìm gã này...!
Cấp Trên cắn móng tay suy nghĩ.

Người đàn ông trong tấm ảnh này không hề "dễ chơi".

- Ian Tô Anh Khoa? Trao đổi?
- Tôi không còn cái gì để trao đổi với anh hết.

- Bất động sản.

Nhượng lại cho tôi hai miếng đất ở Hoa Kỳ được không?
William cau mày.

- Thấy tôi tính giá quá rẻ phải không?
- Anh...!Tôi đồng ý.

- Cưng, là người bày mưu hiến kế cho "Anh em nhà Blake", đáng ra cả cưng và ông William Sanchez phải được thừa hưởng nhiều hơn thế nữa.

- Bởi chúng tôi là một gia đình, còn anh không có ai hết nên chẳng thể hiểu được...!
"Phựt."
Cấp Trên bật hột quẹt zippo.

Rồi thong thả mồi xì-gà.

Đoạn nói:
- Cưng à.

Sở dĩ tôi đồng ý muốn giúp cưng, là vì tôi cũng đang tính về nhà.

oOo
- Ê nhỏ.

- Dạ, chú...!
- Tôi còn trẻ, kêu "Anh" thôi.

- Dạ, anh...!anh cho em thiệt hả?
Ian Khoa gật đầu, rồi tròng quai xách của túi nilon Lotteria vào tay thằng nhỏ học việc.

- Dạ, em cảm ơn anh.

Anh đã đẹp trai lại còn tốt bụng nữa chớ.

Ian Khoa bật cười, vỗ vai thằng nhỏ.

Rồi lấy ra một cái bánh hamburger từ trong cái túi đựng thức ăn của mình và đưa lên miệng ăn.

Ông chủ của thằng nhỏ thấy nó có đồ ăn ngon, bèn kêu nó vô rửa tay để ra ăn liền cho nóng, kẻo quá trưa đồ ăn bị thiu bỏ tội lắm.

Một ông lão trạc ngoài bảy mươi chợt bắt chuyện với Ian Khoa:
- Anh có biết cái tên Ian của anh mang hàm nghĩa liên quan đến Kito Giáo không?
- Không...!- Anh ta cố nuốt xuống mẩu bánh đang nhai dở, rồi "lắp" thêm chữ cho phải phép.

-...!thưa cụ.

Một người thợ máy phụ trách sửa xe của Ian Khoa cất tiếng gọi anh:
- Anh Lan...!
- Tôi không phải tên "Lan", tên của tôi đọc là "I-an".

- Ờ, anh...!anh I..

Ian...!cảm phiền anh đợi thêm chút nữa nhe?
Anh chàng thợ máy quay qua thều thào với thằng bạn đồng nghiệp:
- Sao tự nhiên tao đọc tên của ổng xong tao mỏi khớp hàm quá mậy?
- Đọc sao?
- "I-an."
- Tên gì mà phải vận động hết cơ hàm vậy chời?
Lạc Tương Giang vào cửa tiệm giả vờ hỏi mua chất phụ gia.

Ông chủ nhỏ hơn cụ gần một con giáp vừa bới cơm ăn vừa trả lời tiếng mất tiếng còn.

- Anh có bỏ phiếu cho tổng thống đương nhiệm không?
- Bỏ cái búa á.

- Mai Tuấn Dũng trỏ tay vào tấm bảng "Ở đây không tiếp đón tổng thống Hác Đăng Khánh.

Kêu thằng đệ ra tính tiền giùm mình xong, Mai Tuấn Dũng xuống nhà sau rửa miệng.

Chị gái của bác đã gửi cho Hác Đăng Khánh ca khúc "Quên đi tình yêu cũ" do cố ca sĩ Ngọc Lan trình bày, một sáng tác của ca-nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn.

Ba giờ chiều, Mai Tuấn Dũng đi thăm nuôi cháu trai.

Vì mải lo công việc ở tiệm sửa xe nên tới tận bây giờ bác mới gặp thằng cháu "phá gia chi tử", đáng ra mẹ nó nên đặt cho nó cái tên "Thành Tinh" mới đúng.

"Thành Nhân" cái khỉ gì, toàn đem lại rắc rối và phiền phức cho đại gia đình.

- Ngoại mày đó nghen Nhân, già rồi hổng nên nết, giờ lại còn bày đặt "Nối lại tình xưa" với thằng kép nhí thuở "Lá sầu riêng".

Má, mốt tao cắt đứt dây chuông, tao dẹp tới cùng cho mày coi.

- Cậu ơi.

Cậu coi cải lương riết bị lậm quá rồi.

Mà cậu chưa kịp cắt đứt dây chuông, coi chừng ngoại con vạt mỏ cậu trước đó.

- Bả vạt mỏ tao mấy lần rồi...!
- Cậu.

- Ngoại con năm nay đã hơn bảy mươi rồi, sống cũng chẳng còn được bao lâu đâu mà phải ráng làm vừa lòng thiên hạ.

Còn ông chú kia, chắc có lẽ là do ngày xưa thiếu thốn tình cảm, không nơi nương tựa, nên mới bấu víu vào mảnh duyên ngang trái với ngoại để thắp lên niềm hy vọng về ngày mai tươi sáng.

- Sao mày mới ở tù có mấy tháng mà biến thành triết gia rồi vậy con?
- Hình như là do bị lậm sách.

- Trước giờ mày cầm cuốn sách giáo khoa còn ngáp lên ngáp xuống, vậy "công lực" đâu ra mà đọc hết cuốn sách dày cộm hả?
- Dạ, nhờ ở tù đó cậu.

Ở trỏng hổng có gì làm nên phải đọc sách cho đỡ buồn.

- Tao không sợ miệng tiếng thiên hạ, mà là tao sợ thằng đó nó lợi dụng chị tao để mua lòng thương hại với thiên hạ.

- Cậu nói sao nghe ngộ quá vậy cậu? Lợi dụng tiền bạc thì con biết, chớ lợi dụng để mua lòng thương hại với thiên hạ là mần răng? Bộ quen với ngoại con sẽ được ưu tiên xếp hàng hay có chỗ ngồi trên xe buýt hả?
- Mày...!mày...!Tốt nhứt là mày đừng nên biết...!
- Mà con thấy cũng ngộ cậu hén?
- Ngộ sao mậy?
- Một số người có thể xem "sex gay", nhưng ở ngoài đời lại kỳ thị người đồng giới.

Một số người có thể xem phim truyền hình dài tập về chủ đề "tình lệch tuổi", nhưng ở ngoài đời lại miệt thị hết lời những lứa đôi như vậy.

Một số người có thể...!
- Mày thấy những gì mày nói có ăn nhập gì với thực tế không con? Ở tù mấy tháng rồi mà mày vẫn chưa học khôn ra.

- Con biết, vốn liếng kiến thức thực tế của con bằng không.

Hồi con còn bé, ai cũng nhồi vào đầu con một lô một lốc những chuyện viễn tưởng và nghĩa khí như giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha, tôn trọng sự khác biệt của người khác, không được hút thuốc lá hay sử dụng các chất gây nghiện, dám lên tiếng khi thấy bất công và sai trái,...!Nhưng tới lúc lớn lên, hễ con hả cái miệng ra phản đối chuyện xấu là chụp mũ phản động, lật đổ chế độ.

Còn người khuyên răn con không nên hút thuốc lá thì y hệt cái ống khói tàu, dám chừng cái phổi của ổng còn đen hơn mỏ than.

Bà cô dạy con đạo đức thì bắt chẹt và "đì" những ai không đi học thêm lớp của bả.

Muốn con khôn ra thì xin mọi người hãy nghe con nói, tôn trọng những câu hỏi mà con đặt ra, và không chụp cho con những cái mũ mà mọi người khoái chụp khi bí lối trả lời.

Nếu muốn con khôn ra, xin hãy cho con được lên tiếng, vấp ngã và sống thực tế.

Mai Tuấn Dũng sững người, không đối đáp được một câu.

Sau cuộc nói chuyện với ông cậu, Phạm Thành Nhân theo chân các bạn tù xuống căn-tin ăn cơm tối.

Sau hơn mấy tháng ở tù, cậu đã "thành lập" được một nhóm đá cầu và tìm được một người đánh cầu lông với mình.

Cậu dần thấy bản thân đã trở nên tốt đẹp hơn xưa rất nhiều, không những thế không còn bị ám ảnh bởi thuốc lá hay các chất gây nghiện khác.

- Túi ni mình ăn chi rứa?
- Ảnh nói gì vậy anh Hai?
- "Tối nay mình ăn gì thế?" - Anh Hai nói mà không quay đầu lại nhìn cậu.

Lấy xong khay thức ăn, bộ tứ rủ nhau đi tìm chỗ ngồi.

Anh Hai vừa đặt khay cơm xuống bàn, vừa quay qua nói Phạm Thành Nhân:
- Mày có biết dân Nội Thành mà đọc bài "Sóng" của bà Xuân Quỳnh là sao hông?
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ mô
Em củng nỏ biết nựa
Răng chừ tạ yêu nhau."
- Ê, bầy quân còn bàn cho tau ngồi ké với.

- Ừ, ngồi đi Huệ.

- Anh Hai gật đầu cái rụp.

- Tau ở ni nhớ quê quá.

Thèm ăn bắp lòn trong ruộng nhà mệ tau a rứa thê.

- Bắp lòn là chi rứa? - Anh Bắc nhại giọng.

- Trong ni kêu "Bắp tẻ, ngoài Bắc kêu "Ngô tẻ".

Còn bầy choa thường kêu "Bắp lòn".

- Tao nghe mày nói tiếng Huế một hồi tao quên mẹ tiếng Việt luôn.

Nè, ăn đi mậy.

Thương lắm tao mới nhường khúc cá kho cho đó.

- Anh Nam vỗ vai anh Huệ.

- Nghiêm trọng cái thế nớ à?
- "Cái thế nớ" là "Cái thế chi"? - Lần này tới anh Nam hỏi.

- Là "Tới mức này".

- Anh Huệ vừa dằm cá kho với cơm trắng, vừa ân cần hỏi "tập thể".

- Mà cha răng mi bị vậy?
- Trời ơi, "Cha răng" là nghĩa sao nữa cha nội? - Anh Nam cười khổ.

- "Cha răng" là "Vì sao".

Mi nỏ có thông cảm cho tau chi hết.

Chạ làm tau buồn quá.

Giám thị ngó thấy họ ăn chậm như rùa vì còn mãi tán dóc thì lên tiếng nhắc nhở.

Thằng nào ăn chậm quá thì sẽ bị giữ lại lau dọn nhà ăn và bếp nấu, cũng như quét dọn nhà vệ sinh.

- Muốn học tiếng Huế, ráng nghe mấy bài nhạc Vàng về đất Thần Kinh, tiêu biểu bản "Hỏi Huế có thường không?" do "giọng ca vàng đất Cố Đô" Hà Thanh trình bày.

Rồi anh ta bắt đầu hát nỉ non:
"Hỏi Huế có thường không, từ độ chim muông xa rừng
Khuất lối âm u trời mộng, chừ ở bên ni trông mong..."
Đoạn ôm ngực ho sặc sụa.

- Mi còn trẻ, ráng mà lo liệu để được ra tù sớm.

Tau mới ở mấy bựa mà đã chịu không nổi.

Tội mi coi bộ ở...!- Anh Huệ sợ mình lỡ miệng nói gở, nên vội sửa lời.

- Mà tau thấy mi có vẻ ốm quá đó.

- Nó mạnh cùi cụi, ở đó mà ốm.

- Tau noái nó ốm chứ có noái nó bịnh mô mà mi phản ứng dữ?
- Cha, trong đây "ốm" là một tính từ chỉ hình dáng, còn ngoài cha nó còn mang nghĩa "đau yếu".

- Lo tấu hài ba miền đi, lát nữa tha hồ lau dọn.

- Lương Hảo đánh tiếng nhắc nhở.

Anh đã ăn xong khay cơm.

- Anh Huệ muốn ăn thứ chi, em nhờ gia đình mang vô cho.

- Tau nguyên quán ở Huế, bầy quân ghẹo tau thành Huệ.

"Huệ", "Huệ" cái đầu bọn mi! Mi có thương thì mua giùm tau dĩa bánh ướt, nhớ bỏ chả tôm, hồi ở ngoài tê tau hay mua của o Chín bán gần trường dòng Chúa Cứu Thế.

- Có phải cái trường phân thành hai khu trường nam - trường nữ không anh?
- Nó nớ.

Tau ằm oi ằm óc mấy bựa ni.

oOo
Khắp quảng trường vang lên ca khúc "Bài ca Dân Chủ" do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác:
"Chỉ có là điên thì mới thản nhiên
Tay ôm tay giữ bạo quyền độc tôn
Nên không nghe tiếng dân ca dân chủ
Nên không nghe tiếng dân ca dân quyền..."
Đây là cuộc biểu tình thứ hai của nhóm sinh viên đòi lại sự công bằng cho những người trẻ hiếu học bị tước đoạt cơ hội đến trường.

Quốc kỳ rợp sắc quảng trường Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Băng-rôn xuất hiện mọi nơi.

"...!Xin nghe cho kỹ câu ca dân chủ
Xin nghe cho kỹ câu ca dân quyền
Mùa hè Bắc Kinh
Vượt tường Bá Linh
Trời Tiệp Khắc xanh
Còn nhiều nữa anh
Còn nhiều nữa em
Còn nhiều nữa anh..."
Bộ trưởng Quốc Phòng không đến bằng xe thiết giáp, ông tới đây bằng xe cảnh sát địa phương.

- Tất cả bình tĩnh! Tôi, Bộ trưởng Quốc Phòng Trần Quốc Hưng, sẽ giúp các người lấy lại công đạo.

Cậu nào là thủ lĩnh, bước ra đây nói chuyện với tôi.

- Là tôi thưa ông.

Trên đầu người thủ lĩnh quấn băng tang, tay cầm Quốc kỳ, trên người vận áo sơ-mi và quần tây đen.

- Chào cậu.

- Chào Bộ trưởng.

Nhất tề súng ống đều chĩa về phía người thủ lĩnh trẻ tuổi.

- Tất cả các anh khóa súng hết cho tôi.

Mỗi thứ trên người các anh đều xuất phát từ tiền thuế, phí của bà con nước Nam.

Đạn này, súng này, vũ trang này chỉ nên dùng để đối phó với quân thù, chứ không phải là trên thân thể đồng bào các anh.

Thấy lực lượng an ninh hãy còn do dự, bác Bộ trưởng khẳng khái nói:
- Đừng sợ tôi bị ám sát.

Tôi chết thì sẽ có muôn vạn người tài đức ra thay thế tôi.

Cái mạng tôi chẳng đáng để các anh phí hoài sức lực bảo vệ đâu.

"Đoàng."
Trần Quốc Hưng ôm ngực khụy xuống.

Cánh tay phải của bác đã bị trúng đạn.

Máu tươi bắn lên áo bác.

- Không được...!Không được bắt bớ một ai trong nhóm biểu tình...!
- Bác ơi, cho tụi con xin lỗi...!- Một người sinh viên đứng sau cậu thủ lĩnh nức nở nói.

- Không, mấy đứa bây phải vậy mới được.

Nước Nam cần hiền tài đứng lên quật khởi, chứ không phải là một đám ngậm tăm "cuốn theo chiều gió".

Tao có chết, tao cũng yên lòng ra đi rồi...!Tạm biệt mấy đứa nghen, ráng ở lại gầy dựng Quê Hương và hiếu kính đấng sinh thành...!
Người thủ lĩnh quỳ gối và ôm chặt Quốc kỳ, khuôn mặt không có lấy một giọt nước mắt.

- Chúng ta đối thoại với nhau được không anh bạn?
Bộ trưởng Giáo Dục Đới Kiều Nhu đỡ người thủ lĩnh phong trào đứng dậy.

Rồi nhờ hai cận vệ đi mượn ghế.

Đoạn quay qua hỏi thăm cậu sinh viên:
- Hai chị em mình lại gặp nhau rồi hén?
- Dạ.

- Có chuyện chi vậy em?
Người thủ lĩnh cố nén đau thương mà kể lại rành mạch từ đầu đến đuôi.

Hóa ra lại là gian lận học bổng.

Vì quá phẫn uất, một người sinh viên nghèo hiếu học đến nỗi mắc tâm bệnh đã gieo mình xuống sông tự vẫn.

Người chiếm học bổng của cậu ta là một cậu ấm, năm nay đã ngoài hai mươi lăm nhưng hãy còn mài đũng quần ở trường Đại Học do tội dốt.

Gia đình của cậu ấm muốn dùng tiền để đổi lấy danh dự cho con trai, nên ép buộc cậu ta phải nhận tiền thay học bổng, nhược bằng không sẽ không để cho gia đình cậu học trò nghèo được yên.

Không ngờ, người cha của cậu ta vì sĩ diện nên đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị trên, và dốc sức làm như trâu như ngựa để có thể lo liệu học phí cho con trai.

Được một thời gian, cha cậu đổ bệnh nặng, điều đó đã khiến cậu ta nghĩ quẩn, dẫn tới hành động như trên.

Giờ này chắc bọn có liên quan đã kịp thủ tiêu tang vật và "hợp thức hóa" thành tích của những sinh viên "chạy điểm".

Đới Kiều Nhu tự trách bản thân đã quá cẩu thả và ỷ y trong việc giao phó nhân sự, cũng như kiểm soát các quỹ học bổng và giúp đỡ tài chính cho sinh viên hiếu học.


Chợt một trận gió lớn nổi lên, bầu trời ngả sang sắc xám mịt mờ, sét nổ đinh tai nhức óc, mưa rơi như trút đá xuống mặt đất.

Hai trong sáu cận vệ của Đới Kiều Nhu dìu chị đi lánh giông lốc.

Bốn người còn lại giúp cậu thủ lĩnh hướng dẫn mọi người tham gia biểu tình sơ tán.

Cũng trong cùng lúc đó, tại Tổng Y-Viện Việt Long, chuẩn tướng Nguyễn Giai Kỳ và Bộ trưởng Nội An Nguyễn Kim Hương đương trò chuyện sôi nổi với nhau.

- Anh muốn làm chính khách thì tốt nhứt nên đi tịnh thân đi.

Scandals tình ái của anh đủ để anh cất được một tòa lâu đài và hai cái nhà mát.

- Có nói thách quá không đấy cô?
- Tôi đã nói giảm nói tránh rồi đó.

- Bởi vậy nên tôi đâu có ngu mà dấn thân vào chính trường, đi làm tướng trêu hoa ghẹo nguyệt cho sướng thân.

Mà cô có bị chi đâu mà cũng rút vào đây núp như tôi.

Riết đám chính khách toàn "anh hùng Núp".

- Hình như bên Việt Long chưa có ai gặp chuyện.

Việt Long là đảng do một người trong tôn thất nhà Nguyễn dựng nên cùng với bè bạn của anh ta, gần như không can thiệp vào chính biến Quốc Gia, họ chỉ có mặt vào những ngày giỗ hay lễ lớn như ngày Chúa Tiên Nguyễn Hoàng khai hoang Đàng Trong.

oOo
Vừa mới trở về sau chuyến công du "dài hơi", chưa kịp nghỉ ngơi chi sất, Hác Đăng Khánh đã tới Quân Y Viện thăm Bộ trưởng Quốc Phòng.

Bác Hưng đã hôn mê suốt một tuần liền, mới vừa tỉnh lại sáng nay.

- Hello học trò cưng của anh Quân.

- Trần Quốc Hưng đang nhấm nháp trà nóng.

Dễ dàng nhận thấy ông ấy đã gầy đi khá nhiều.

- Dạ, thưa bác Hưng.

- Tôi biết cậu không phải là một tổng thống tồi, nhưng sự cả nể và ba phải trong tính cách của cậu đã đẩy cậu vào hoàn cảnh hiện nay.

Hác Đăng Khánh đặt lẵng hoa lên chiếc tủ đầu giường, rồi kéo ghế ngồi xuống.

- Tổ Quốc trên hết.

Đừng để hư danh và thói háo quyền gây vạ đến Quê Hương và Dân Tộc mình.

- Nếu như tổng thống đương nhiệm làm việc rất tốt, nhưng vì sự bộc trực và thẳng thắn của mình mà người dân không ưa, thành thử ra nhiệm kỳ tới họ tập trung dồn số phiếu cho ứng cử viên hoặc tìm cách để giúp ứng cử viên đó thắng cử, trong khi tay đó chẳng có tài cán gì ngoài việc nhờ đám "kép hát" của mình sắp xếp mọi chuyện, thì bác nghĩ sao?
- Một quốc gia mà đại đa số người dân chỉ là những kẻ ích kỷ, sống cảm tính, đi bỏ phiếu toàn dựa vào yêu/ghét cá nhân thì chắc chắn đất nước đó sớm muộn gì cũng suy vong.

Cho nên không có gì lạ khi cụ Phan Châu Trinh biểu phải "Khai dân trí" trước tiên, sau đó mới "Chấn dân khí" và "Hậu dân sinh".

Thí dụ nghen, tôi không ưa anh B, nhưng anh B lại có tài hơn ứng cử viên mà tôi thích là ông C, thì dĩ nhiên tôi phải bỏ phiếu cho anh B rồi.

Chằng lẽ vì chút tình riêng mà tôi khiến Quốc gia lâm nguy khi rơi vào tay người kém cỏi sao? Nếu như yêu Nước, hãy bỏ phiếu cho người có tài có đức, chứ không phải cho người có ơn nghĩa với mình hay là người mà mình mến mộ.

- Bác Hưng.

- Chi cậu?
- Con có chuyện phải nói với bác...!
Trần Quốc Hưng nghe đến câu cuối cùng, nụ cười trên môi tắt ngóm như đèn cây bị gió thổi tắt lửa.

- Chiều nay con còn có chút chuyện riêng, nên phải ra về một cách đường đột, mong bác thông cảm cho.

- Cậu khách sáo quá!
Ước khoảng nửa tiếng sau, Trần Quốc Hưng mới nhấn chuông gọi cận vệ vào sai phó:
- Mấy đứa về lo cho thím của tụi bây đi.

Tao xong là tới lượt bả đó.

Rồi bác bấm số gọi cho vợ nhà.

Bản nhạc "Tuyết và Người hùng" do Thanh Vũ ca luôn làm bác vui tai, vì "Tuyết" là tên vợ bác, còn...!người hùng...!là bác.

"Cạch."
Viên bác sĩ và hai cậu con trai của Trần Quốc Hưng nối đuôi nhau vào phòng thăm bác.

Thằng Út lẹ làng kêu:
- Ba.

- May phước có mặc áo chống đạn, đã thế phát thứ hai chỉ bắn trúng cánh tay, chớ nếu không Tết tao ca bản "Nếu Xuân này vắng Anh" của nhạc sĩ Bảo Thu rồi.

- Trời, vậy mà con tưởng ba bị nặng lắm chớ.

Làm con đau tim quá chừng luôn hà.

- Thằng Út ôm ngực.

- Tao hổng giả bộ té xỉu, lỡ nó bắn phát nữa tao chết thiệt sao?
- Ba làm tướng mà nói tỉnh rụi.

- Thằng Hai bĩu môi.

Viên bác sĩ phụ trách ca mổ, đồng thời cũng là bạn thân của Trần Quốc Hưng, cầm cuốn sổ khám bệnh khỏ lên đầu từng đứa con trai thằng bạn.

- Ổng nói láo để các cậu an tâm không biết bao nhiêu lần mà tới tận bây giờ các cậu vẫn vô tri như sỏi đá.

- Ý...!Ý bác Hai là sao? - Hai người đồng thanh hỏi.

- Viên đạn đó có độc.

Hiểu chưa?
...!
Ba mươi năm.

Con đường này đã hằn vô số dấu chân và vết bánh xe lăn của Hác Đăng Khánh.

Hai hàng me vẫn còn nguyên đây, không một ai nỡ đốn bỏ hay di dời chúng.

Chú hãy còn nhớ như in, cái tiệm sửa xe hai bánh bé tí năm ấy, nơi mà chú đã bị em trai của chị đục vô mặt.

Bây giờ cái tiệm sửa xe ấy đã mua lại hai căn phố bên cạnh và phía sau lưng để mở rộng quy mô.

Mặt tiền sửa các loại xe hai bánh, mặt hậu sửa các loại xe hơi và xe bán tải.

Ngoài sửa xe ra, chỗ này còn bán phụ tùng và chất phụ gia.

Chú ghé quán cà-phê cách đó vài căn để mua một ly nước sâm mía lau và mấy hộp bánh tráng trộn.

Gia đình chủ quán xin được chụp hình với chú, chú gật đầu ngay tắp lự.

Chú biết, bọn kia ngu dại gì mà ám sát chú, bởi họ còn cần chú gánh tội ám sát mấy người kia.

Sau khi âm mưu thành công, chú đoán rằng mình mới bị bọn kia trừ khử.

"...!Khi người yêu không đến
Tuổi xanh buồn lặng câm
Đi trong chiều mưa hoang
Đời biết ai thương mình..."
Giai điệu của ca khúc "Những bước chân âm thầm" do ban Tam Ca Sao Băng trình bày cứ thế đưa chú quay trở lại một thời thanh xuân hoang dại và lạc lối.

Nếu như không gặp chị, quen chị và yêu chị, ắt hẳn giờ này chú chỉ là một luật sư vô danh hoặc một thằng chạy giấy tờ thuê quèn.

Những năm chú ở ngưỡng hai mươi, chú thường hay tự hỏi tương lai mình sẽ ra sao, rồi những lo lắng và bất an đổ hết lớp này dồn tới lớp kia lên những dự định mà chú hằng suy tính.

Chị bước vào đời chú, gỡ xuống những mắt xích đang thít lấy cổ một thằng sinh viên đã nghèo lại còn cù bất cù bơ, mang lại nhục cảm thiên thai và vô vàn tiếng cười ấm áp, xua đi lớp mạng nhện giăng nơi quá khứ, và động viên chú hãy vững tâm vào ngày mai...!
Cửa tiệm hôm nay đóng cửa để sửa sang và lau dọn, nhưng cửa tiệm số Ba nằm ở phía mặt tiền chỉ khép hờ chứ không đóng hẳn; hàng rào trà thay thế cho bức tường bê-tông kiên cố, hoa mười giờ và bông dừa mọc rải dọc theo chiều dài hàng rào.

Từ đằng xa đã thấy bóng dáng người thương năm cũ, Hác Đăng Khánh buộc miệng kêu:
- Chị.

Mai Tuấn Dũng đương lui cui sửa xe hai bánh cho khách, toan đứng dậy rửa tay để đi mua hủ tíu gõ, thì chợt nhìn thấy người khách lạ mặc âu phục nên ngồi xuống sửa tiếp, giao việc đón khách lại cho chị gái.

- Cậu, vào mau đi.

Hác Đăng Khánh nhìn thấy tấm bảng đề chữ "Ở đây không tiếp đón tổng thống Hác Đăng Khánh" mà bụm miệng cười ngặt nghẽo.

Quả là lời đồn không sai, tấm bảng này hoàn toàn có thật; và cũng đúng như chú dự đoán, em trai của chị vẫn còn ghi hận chú.

- Ủa? Mày hả Khánh?
- Nó đó.

- Chị, giữa tôi và nó chị chọn ai?
- Mày và cậu Khánh đều đã đầu hai thứ tóc rồi, còn tính cắn đắng người ta nữa hả?
Mai Tuấn Dũng vứt cái cờ-lê xuống đất một cái đùng, rồi hùng hùng hổ hổ bỏ ra nhà sau.

- Mời cậu ngồi.

- Mai Tuyết Lệ làm cử chỉ mời ngồi.

Hác Đăng Khánh ngồi xuống cái ghế nhựa xanh lơ đã tróc sơn loang lổ.

Cửa tiệm số Hai là nơi mà chú đã bị em trai chị đục vô mặt; tuy không đặt chân đến đó, nhưng chú đồ rằng nó đã khang trang và bề thế hơn trước rất nhiều.

- Ca khúc "Nếu tôi còn yêu được" do chính tác giả Vũ Thành An trình bày, thoạt đầu tôi tưởng là Anh Khoa ca không đấy.

Nhờ lên trang "Chia sẻ nhạc" mà tôi đã tìm được bài này và vô số bài hát yêu thích khác.

Đặc biệt là "Bài không tên số 6", "Không tên trở lại số 7", "Bài không tên số 8" do cụ Vũ Thành An ca.

Phải chi có sẵn guitar, tôi sẽ hát tặng chị.

Từ nhà sau vọng lên tiếng so dây và chỉnh phím đàn guitar, hai người chưa hiểu ất giáp chi sất thì đã thấy Mai Tuấn Dũng xuất hiện với cây guitar thùng.

- Hát hò xong rồi biến đi.

- Tôi hát cho chị nghe bản "Nếu tôi còn yêu được" của nhạc sĩ Vũ Thành An nghen? Bài này Dũng có biết đàn không?
- Biết.

- Dũng không biết thì tôi hát chay cũng được.

- Đã biểu tao biết mà.

Mai Tuấn Dũng dạo đàn.

Mười ngón tay "lãng tử" năm nào đã không còn giữ được nét đẹp ngày xưa, không có ngón nào không bị chai sạn, sần sùi, bong da hay không dính keo trăng trắng.

Hồi đó, chú thường khen anh ta và chị có đôi bàn tay tháp bút sang quý, hình dáng tay này rất hợp với cuộc đời nghệ sĩ hoặc nghệ thuật gia.

- Hát lẹ đi mày! - Bác quay mặt sang chỗ khác.

Hồi nó còn quen với chị mình, mỗi bận tới chơi nó hay rủ bác đi đánh bi-a, có lúc là chơi ping-poong.

Bác không muốn nó lún sâu vào đoạn nghiệt duyên ấy nên đã bày đủ thứ cách để ngăn trở...!
Hác Đăng Khánh khoanh tay làm gối đỡ đầu.

Người chú hơi ngả về sau.

Và miệng thì se sẽ hát:
"Nếu tôi còn yêu được, một lần xin cũng vui đời
Nếu tôi còn được yêu, xin thêm ngày tháng mộng
Nếu tôi còn yêu được, nếu tôi còn yêu được, một lần xin không giữ gìn
Nói em nghe lời gió mưa..."
Chậu mai mà người tình trẻ mua tặng bà thuở xưa đang run rẩy trong cơn gió Thu bàng bạc.

"...!Dìu nhau, dắt nhau lên trời
Cùng nhau, sống như cỏ cây
Quên mọi người, quên hết cuộc đời
Quên luôn mình, cũng là người..."
Đồng hồ Odo vô duyên gõ ba tiếng.

Con lộ ngày đầy mây mù đắm trong thanh âm me bay xào xạc.

Đâu đó vẳng tới tiếng rao của bà cụ bán bánh tráng.

Tiếng xe đạp lăn tròn rồi rơi vỡ vào khoảng không ảm đạm trên cao.

"...!Chờ em, từ ba mươi năm
Chờ em, chờ từ trăm năm
Từ kiếp nào ngủ vùi
Chờ em nhỏ xuống giọt lệ vui..."
Khi bản nhạc vừa rung lên nốt cuối cùng, Mai cầm guitar đứng dậy, toan bỏ xuống nhà sau, thì Anzu chợt níu cánh tay bác.

- Mày đờn cho tao hát được hôn?
- Được.

- Lúc trước mày...!
- Bởi tôi biết, trong cuộc đời chị, chẳng có ai yêu chị nhiều bằng nó cả.

Hát một bản tặng nó chẳng đủ để trả hết ân tình và ba mươi năm đợi chị.

Tôi là đàn ông mà, tôi đo lường được độ Thật - Giả trong lời ăn tiếng nói của nó.

- Tôi đã từng nghĩ rằng, cả cuộc đời tôi chẳng có lấy một người yêu tôi thật lòng.

Ngay đến ba má tôi, cũng gạt tôi.

Thằng quỷ này, cũng gạt tôi nốt.

Chỉ có mình cậu...!
Mai Tuấn Dũng khịt mũi.

- Nếu biết trước mọi chuyện sẽ thành ra thế này, tôi đã nói thật về tuổi tác của mình rồi.

Cậu tưởng chúng ta chỉ hơn kém nhau có mười hai tuổi, cậu vẽ cho tôi thấy viễn cảnh tươi đẹp sau khi cậu ra trường...!Và đó cũng là viễn cảnh mà năm xưa tôi đã từng mơ mộng lúc cưới ông ta...!
Hác Đăng Khánh chợt vuột miệng hát:
"...!Một đời quẩn quanh giành tranh chẳng qua một chớp mắt
Sẽ cho em hạnh phúc ư?
Có không em?
Sẽ cho ta bình yên ư?
Vẫn đang xin..."
Rồi chú tua luôn tới cuối bài:
"Gọi về chị gái tươi trẻ ngày xưa ấy
Đã trở thành mãi mãi, con người của khói mây..."
Anzu lặng câm như đã hóa đá.

- Chị thích không? "Chân trời tím".

Quả cầu tuyết xinh xắn, bên trong là phong cảnh cánh đồng hoa oải hương,
- ...!Và cái này.

Anzu giở tờ giấy gấp làm tám.

Và không kiềm được nước mắt khi biết nó là cái gì.

- Tôi vẫn còn giữ tờ lịch in dấu son của chị.

Đó là ngày mà hai đứa mình chính thức hẹn hò.

Anzu hít vào một hơi thật sâu.

- Đã có một khoảng thời gian khi còn ở ngoại quốc, tôi đã chọn bài hát "Tình trong mộng mơ" của ca-nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn làm nhạc chuông.

- Cậu biết không? Tâm trạng tôi giờ hệt như ca khúc "Dấu chân tình nhân" của nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn vậy.

Tôi rất thích nghe qua giọng hát của cô Ngọc Lan.

Mai Tuấn Dũng ôm đàn bỏ xuống nhà sau.

"Đôi đũa lệch" vừa ăn bánh tráng trộn vừa kể cho nhau nghe quãng đời thăng trầm của mình.

Bên ngoài mưa rơi lất phất, gió lạnh sẽ sàng len bước vào nhà.

Đứa bé học việc đang ngồi lau mấy cái bánh xe đạp.

Còn hai người cận vệ của chú đang đứng gác dưới mái hiên nhà.

Độ nửa tiếng sau, mùi đồ ăn thơm lừng từ gian bếp bay ra nhà trước.

- Vô đây ăn cơm.

Mệt.

Tự nhiên lại đi "hòa hoãn" với kẻ thù.

Đúng là càng già càng lẩm cẩm, càng già càng ngu mà.

Ê! Ra mua tô súp về làm canh coi.

Nãy tao mới nghe tiếng hủ tíu gõ, chắc hai cha con chưa đi xa đâu.

Có muốn ăn thì làm một tô luôn đi.

- Hai...!- Chưa kịp cò kè, thằng bé phụ việc đã thấy ông chủ giơ nắm đấm lên hăm, nên vội vàng sửa giọng.

- Dạ, con ăn một tô là đủ rồi.

Nói đoạn, nó chụp lấy cái nón lưỡi trai, rồi ba chân bốn cẳng phóng đi tìm xe hủ tíu gõ của hai cha con bỏ quê lên thành đô mưu sinh.

- Sở An Ninh Xã Hội chắc sẽ "thương" anh lắm đó đa.

- Có bạo hành, có đánh đập nó đâu mà mấy thằng chả để ý tao?
Anzu lắc đầu, cười trừ.

- Tôi với chị trở thành bạn được không?
- Tôi muốn biết lý do...!
- Bởi tôi sợ nếu ngỏ lời yêu chị một lần nữa, khi chết, chị sẽ quyến luyến trần gian, làm trễ nải việc đầu thai, kiếp sau hai đứa chúng mình không tương ngộ được nữa...!
Xe hủ tíu gõ nằm nép dưới một tán dù in nhãn hiệu Pepsi.

Cha múc, con bưng, chẳng mấy chốc đã phục vụ đủ cho số khách đang ngồi chờ.

Thằng nhỏ bưng tô súp về cho ông chủ xong, liền ba chân bốn cẳng chạy ra đây ăn hủ tíu.

- Ai có tật mới nhột, tôi không có thì để tâm làm gì? - Đặng Xương Tuyết châm thuốc lá, rồi đưa lên miệng rít một hơi dài.

Đoạn dập tắt mẩu thuốc và ném nó vào sọt rác đặt dưới gầm bàn.

Phan Hoài Việt ngoắt thằng nhỏ đội cái nón kết, rồi dúi vào tay nó tờ hai mươi đồng, và bảo nó muốn ăn gì thì mua.

Tiếng cảm ơn của nó trong trẻo như tiếng bầy sẻ đang hót véo von trên hàng dây điện.

- Lấy một ví dụ: Có kẻ cho anh xem một tấm ảnh chụp về một cô gái mặc biniki đương ngồi xổm và ôm hôn một bé trai, rồi kết luận xứ này toàn đ* điếm, dâm dục tới nỗi lạm dụng một đứa trẻ.

Nhưng tới chừng anh tra cứu nguồn gốc tấm ảnh thì mới biết hai người này là mẹ con ruột, sau khi tham dự xong phần thi áo tắm cô ta bèn trở vào cánh gà và gặp chồng con, vì rất vui mừng do đã hoàn tất phần thi một cách tốt đẹp nên cô bước tới san sẻ với con mình bằng một nụ hôn và cái ôm ấm áp, người chụp lại tấm ảnh là chồng của cô ta.

Phan Hoài Việt bồi thêm:
- Tấm ảnh chụp Ông Hai Đạo Dừa đứng trên xuồng cũng vậy.

Có người chụp ảnh Ông Hai làm kỷ niệm.

Rồi bên ghét Ông đơm đặt rằng Ông Hai chở tiền đi tranh cử tổng thống! Ôi Trời ơi! Trí tưởng tượng phong phú còn hơn đạo diễn Hollywood.

Hết bàn trống, thằng nhỏ ngơ ngác ngó nghiêng tìm chỗ ngồi.

Phan Hoài Việt thấy vậy bèn ngoắc nó lại ngồi với mình và người bạn thiết.

Nó dạn dĩ ngồi xuống một cái ghế, đôi mắt to sáng trong đầy tinh anh.

oOo
Cấp Trên giải thích cho Vệ Thanh hay lý do tại sao lại thay đổi điểm hẹn đột xuất:
- Có người bị "lở mồm long móng", trong lúc say đã tuôn ra những lời lẽ không mấy tốt đẹp, ở lại đó...!
- Chúng ta đi đâu đây?
- Cưng nói tiếng Việt còn trúc trắc hơn tôi.

Vệ Thanh biết chẳng có lợi ích gì khi nghe rõ chuyện của Cấp Trên, nên hắn bèn nói bừa sang chủ đề khác để lảng tránh:
- Bật các bản nhạc Vàng buồn rồi chê sao nhạc Vàng toàn bài buồn.

Kiếm mấy bài nhạc vui thiếu gì.

- Vậy bật nhạc vui nghe đi.

- Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sáng tác bản nhạc "Không" trong một lần tham gia chương trình âm nhạc bên Nhựt.

Có một người đồng hương đã hỏi cụ có bạn gái chưa, và cụ đã ngẫu hứng hát "Không, không, tôi không còn yêu em nữa".

Nói đoạn, Vệ Thanh mở điện thoại và bật bản nhạc ấy lên.

Hắn chọn tiết mục của "huyền thoại một thời" Mai Lệ Huyền và "thế hệ tiếp nối" Shayla.

- Tôi bảo đảm với cưng chỗ này bán đồ ăn ngon lắm...!Không ngon, tôi sẽ hôn cưng một cái chuộc lỗi.

Vệ Thanh ngoảnh mặt ra phía cửa sổ ngắm cảnh đêm thâm trầm.

...!
- Hôm qua hộp đêm "Rising Star" bỗng nhiên bị hỏa hoạn...!
Nghe ông lão nói xong, Vệ Thanh liền biết ngay lời Cấp Trên nói là thật.

Hắn mở bóp, lấy ra tờ năm mươi đồng đưa cho đứa trẻ đánh giày, rồi hẹn nó ngày khác làm tiếp.

Hai ông bạn già vẫn say sưa đàm luận chuyện thiên hạ, gói xôi nóng hôi hổi đã nguội ngắt.

Vừa mới đi đến cầu vượt, hắn đã trông thấy Cấp Trên đứng đợi mình ở đó.

Gã trai tóc bạch kim đứng ở nấc thang thứ bảy, lưng tựa vào thanh vịn của cầu thang.

- Đi đâu?
- Về nhà.

- Tôi tới ăn sáng được không? Tôi biết trong đầu cưng đang bật liên khúc "Không" của cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.

Nhưng một bữa ăn chẳng bõ bèn gì so với ơn cứu mạng của tôi cả.

Đón tiếp hai người là bản nhạc "Tình vào Thu" do Trịnh Nam Sơn sáng tác và trình bày.

Vệ Minh đang rửa chén trong gian bếp, còn chồng cậu thì đã đến công ty làm việc.

- Tôi múc cháo sườn cho hai người nghen?
- Trứng bách thảo phải không? Khỏi bỏ cho tôi.

Tôi ăn không được.

- Cấp Trên nói xong, bước tới mở tủ lạnh ra xem..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui