Biarritz, thành phố nhỏ trên bờ biển miền Tây Nam nước Pháp đã mất đi nhiều vẻ quyến rũ của nó so với hồi đầu thế kỷ.
Sòng bạc BeUevue một thời lừng danh nay đã đóng cửa vì phải tu sửa quá nhiều, còn sòng bạc Municipal trên phố Mazagran giờ đây là một tòa nhà tàn tạ với mấy cửa hiệu nhỏ và một trường dạy khiêu vũ.
Các biệt thự cổ trên những sườn đồi cũng đã mang vẻ sa sút lắm rồi.
Tuy vậy, vào mùa đi nghỉ, khoảng từ tháng Bảy đến tháng Chín, những người giàu có, vương giả của châu Âu vẫn kéo tới đây để chơi bạc, tắm nắng và ôn lại dĩ vãng.
Những người không có dinh thự riêng ở đây thì thường ngụ tại khách sạn Palais ở số 1 đại lộ Hoàng Đế.
Vốn là một biệt điện mùa hè eủa Napoléon đệ Tam, khách sạn này nằm trên một mũi đất nhô ra Đại Tây Dương, trong một cảnh trí thiên nhiên tuyệt diệu:
một bên là ngọn đèn biển với những tảng đá tai mèo khổng lồ nhô lên sừng sững từ mặt biển xám xịt giống như những con quái vật thời tiền sử, và bên kia là con đường men sát theo bờ biển.
Một buổi chiều cuối tháng Tám, nữ bá tước người Pháp Marguerite de Chantilly bước vào gian tiền sảnh của khách sạn Palais.
Đó là một phụ nữ trẻ, tao nhã với mái tóc vàng mềm mại.
Nàng mặc chiếc váy dài Giveney bằng lụa màu xanh lục đốm trắng, tôn thêm vẻ đẹp của thân hình đến mức phụ nữ phải ngoái theo ghen ty còn đàn,ông thì há mồm thèm muốn.
Nữ bá tước lại bên người gác cửa.
"Cho tôi xin chìa khóa buồng", nàng nói bằng thứ tiếng Pháp rất quyến rũ.
"Có ngay, thưa nữ bá tước".
Anh ta đưa Tracy chiếc chìa khóa và mảnh giấy ghi lời nhắn lại qua điện thoại.
Trong lúc Tracy bước về phía thang máy, một người đàn ông đeo kính, ăn mặc xộc xệch đột ngột quay người khỏi chỗ trưng bày khăn quàng Hermes đụng vào nàng, làm chiếc ví nàng cầm trên tay rơi xuống sàn.
"Ồ, cô bạn", ông ta nói.
"Tôi hết sứe xin lỗi", rồi nhặt lên và trao lại cho nàng.
"Xin thứ lỗi cho tôi".
Người đàn ông nói giọng Trung Âu.
Nữ bá tước Marguerite de Chantilly khẽ gật đầu vẻ kiêu kỳ, bước đi.
Người phục vụ giúp nàng vào thang máy và đế nàng bước ra ở tầng ba.
Tracy đã chọn thuê phòng 312 vì biết rằng lựa chọn này cũng quan trọng như việc chọn khách sạn ở Capri, thì phải là phòng 522 khách sạn Quisisana.
Ở Majorac phải là phòng Hoàng Gia của khách sạn Son Vida, trông ra các sườn núi và cửa biển đằng xa.
Ở New York, phải là phòng Tower 4717 của khách sạn Helmslay Palace, còn ở Asterdam thì lại phải là phòng 325 của khách sạn Amstel, nơi mà du khách được ru ngủ nhờ tiếng sóng êm ái của dòng nước trong con kênh đào lớn.
Từ căn phòng 312 của khách sạn Palais nhìn ra có thế thấy một phong cảnh trải rộng của cả đại dương và thành phố.
Từ các cửa sổ, Tracy đều có thể ngắm những con sóng ào ạt đập vào những tảng đá lớn nhô lên khỏi mặt biển.
Ngay phía dưới cửa sổ là một bể bơi lớn hình bầu dục mà màu nướcs xanh trong của nó thật tương phản với màu xám của biển khơi, và cạnh nó là một bãĩ rộng nhấp nhô ô dù che nắng.
Các bức tường trong phòng đều được phủ lụa màu xanh trắng, chân tường ốp đá hoa cương, thảm rèm đều một màu hồng nhạt.
Các cánh cửa gỗ đều bóng lộn lên cùng với thời gian.
Khi đã khóa cửa lại, Tracy gỡ bỏ tóc giả và xoa xoa mặt.
Nữ bá tước là vai trò nàng đóng khéo nhất.
Có hàng trăm tước hiệu để chọn trong cuốn Hoàng tộc và tước vị của Debrett cũng như trong cuốn Niên giám Gotha.
Các cuốn sách này hết sức quý giá đối với Tracy, bởi lẽ chúng cho biết lịch sử các dòng họ từ hàng thế kỷ, với tên tuổi cha mẹ, con cái, trường học, nhà cửa và nơi cư trú của họ.
Chỉ cần đơn giản chọn một gia đình danh tiếng và trở thành một người họ xa, đặc biệt là một người họ hàng xa giàu có Con người ta dễ bị ấn tượng với những danh vọng và tiền của.
Tracy nghĩ về người đàn ông lạ mặt đâm choàng vào nàng dưới tiền sảnh và mỉm cười.
Bắt đầu rời đây.
Tối đó, nữ bá tước Marguerite de Chantiliy đang ngồi trong tiệm rượu của khách sạn thì người đàn ông hồi chiều tiến lại bàn nàng.
"Xin lỗi", ông ta dè dặt nói, "Tôi thấy cần phải một lần nữa xin cô thứ lỗi cho sự vụng về quá đáng của tôi lúc chiều".
Tracy nở một nụ cười đầy vẻ khoan dung.
"Có gì đâu.
"Đó là chuyện chẳng may mà".
"Cô thật rộng lượng quá; Ông ta ngập ngừng.
"Tôi sẽ thấy dễ chịu hơn nếu được phép mời cô một ly rượu".
"Vâng nếu ông muốn vậy".
Ông ta nhẹ nhàng ngồi xuống ghế đối diện.
"Xin cho phép được tự giới thiệu.
Tôi là giáo sư AdolfZuckerman".
"Còn tôi là Marguerite de Chantilly".
Zuckeman vẫy người bồi bàn.
"Cô uống gì nhỉ?".
"Sâm banh.
Nhưng có lẽ ...".
Ông ta giơ tay ra ý có tiền.
"Tôi mời được mà.
Thực ra thì tôi đang ở sát ngưỡng cửa khả năng mua được bất kỳ thứ gì trên thế giới này".
"Thế ạ?" Tracy nhoẻn cười.
"Ông thật nhiều diễm phúc".
"Vâng".
Zuckeman kêu một chai Bolliger, rồi quay sang Tracy, "Điều kỳ lạ nhất đã xảy đến với tôi.
Thực ra thì chẳng nên nói chuyện này với một người lạ, nhưng tôi hồi hộp quá".
Ông ta dướn người gần lại và hạ giọng.
"Nói thật với cô tôi chỉ là một giáo viên bình thường - hay nói Đúng ra là cho tới gần đây.
Tôi dạy môn lịch sử.
Cũng dễ chịu thôi nhưng cô biết đấy, không có gì hồi hộp cả".
Nàng nghe với vẻ quan tâm đủ mức lịch sự.
"Nghĩa là không có gì hứng thú cho tới cách đây vài tháng".
"Giáo sư Zuckeman, cho phép tôi hỏi, cách đây vài tháng có gì xảy ra vậy?".
"Khi đớ tôi đang nghiên cứu về hạm đội Tây Ban Nha mà vua Philip phái đi đánh nước Anh hồi năm 1588 ấy, nhằm tìm kiếm các hiện vật sót lại để lôi cuốn đám sinh viên, và ngay trong kho lưu trữ của bảo tàng địa phương, tôi đã gặp một tài liệu quý báu mà không biết tại sao lại lẫn lộn vào những tài liệu khác.
Nó cung cấp tốt cả các chi tiết bí mật về cuộc viễn chinh này.
Một chiếc tàu chở đầy vàng nén bị cho là đã chìm trong một cơn bão mà không hề để lại dấu vết gì".
Tracy ngước nhìn, vẻ cân nhắc.
"Cho là bị chìm?".
"Đúng như thế.
Nhưng theo các tài liệu mà tôi tìm thấy thì viên thuyền trưởng và đội thủy thủ đã cố ý đánh chìm con tàu trong một cái vịnh nhỏ hoang vắng với ý định sau này sẽ quay lại để vớt kho báu này lên.
Thế nhưng họ đã bị bọn cướp biển sát hại trước khi có thể quay lại cái vịnh đó.
Cái tài liệu này còn sót lại chỉ vì không một tên cướp biển nào biết viết hay biết đọc gì hết.
Chúng không hề biết giá trị của cái mà chúng có trong tay".
Giọng ông ta run run vì kích động.
"Tôi có tài liệu đó, với các hướng dẫn chi tiết để có thể lấy lại chỗ vàng kia".
"Ông giáo sư, thật là một phát hiện may mắn cho ông quá".
Giọng nàng đầy vẻ thán phục.
"Chỗ vàng nén đó hiện có thể trị giá tới 50 triệu đôla".
Zưckeman nói.
"Tất cả việc mà tôi phải làm là chỉ vớt nó lên".
"Vậy cái gì đang ngăn cản ông?".
Ông ta nhún vai lúng túng.
"Tiền.
Tôi phải thuê một chiếc tàu để trục vớt kho báu đó".
"Tôi hiểu.
Chuyện đó sẽ tốn bao nhiêu?".
"Một trăm ngàn đôla.
Phải thú nhận là tôi đã làm một điều cực kỳ ngu ngốc.
Tôi đã lấy hai mươi ngàn đôla, khoản tiền dành dụm của cả đời tôi, để đi tới đây, Biarrita, và vào một sòng bạc, hy vọng sẽ kiếm được đủ ...".
Tiếng ông ta nghẹn lại.
"Và ông đã thua tốt".
Ông ta gật đầu.
Tracy thấy mấy giọt nước mắt ứa ra sau cặp kính.
Người phục vụ đưa sâm banh đến, bật nút chai và rót thứ chất lỏng ngọc ngà ấy vào hai chiếc ly.
"Chúc may mắn" ...Tracy nâng cốc.
"Cám ơn cô".
Họ nhấm nháp từng ngụm nhỏ trong sự im lặng trầm ngâm.
"Xin lỗi vì đã bắt cô phải nghe những chuyện này".
Zuckeman nói.
"Tôi đáng ra chẳng nên kêu ca vì những khó khăn của mình với một phụ nữ xinh đẹp như cô".
"Nhưng tôi thấy câu chuyện của ông thật hấp dẫn", Tracy đáp.
"Ông chắc là chỗ vàng còn ở đó chứ?".
"Không nghi ngờ gì cả.
Tôi có trong tay các vận đơn nguyên bản và một bản đồ do chính tay viên thuyền trưởng vẽ.
Tôi biết chính xác địa điểm của kho báu ấy".
Tracy nhìn ông ta với vẻ mặt nghĩ ngợi, băn khoăn.
"Nhưng ông cần phải có một trăm ngàn đôla?".
Zuckeman chép miệng buồn bã.
"Vâng.
Để có được cái kho báu trị giá năm mươi triệu".
"Có thể là ..." Nàng ngừng bặt.
"Gì hả cô?".
"Ông có nghĩ tới chuyện hùn vốn với ai khác không?".
Ông ta ngạc nhiên.
"Hùn ...!chung vốn ư? Không.
Tôi tính làm một mình.
Nhưng tốt nhiên, giờ tôi đã mất sạch cả tiền ...".
Giọng ông ta lại nghẹn ngào.
"Giáo sư Zuckeman, nếu như tôi sẽ đưa ông một trăm ngàn đôla?".
Ông ta lắc đầu.
"Dứt khoát là không, nữ bá tước ạ.
Tôi không cho phép mình nhận tiền như vậy.
Cô có thể mất tiền mà không được gì cả".
"Nhưng nếu ông chắc chắn là kho báu nằm ở đó ...?".
"Ồ về điều đó thì tôi chắc.
Nhưng hàng trăm chuyện có thể xảy ra.
Chẳng có gì bảo đảm cả".
"Trong cuộc sống, ít có những bảo đảm.
Câu chuyện của ông rất hấp dẫn.
Có thể là, nếu tôi giúp được ông, thì cả hai chúng ta đều may mắn".
"Không, tôi không bao giờ tha thứ cho mình được nếu vì chuyện không may nào đó mà cô mất không số tiền của mình".
"Tôi có thể chấp nhận điều đó", nàng quả quyết.
"Và tôi sẵn sàng làm một hợp đồng về khoản đầu tứ của tôi mà, được chứ?".
"Dĩ nhiên, chuyện đó là cần thiết", Zuckeman thừa nhận.
Ông ta ngồi im, ân nhắc vấn đề, giằng xé với những điều ái ngại.
Sau cùng, ông ta nói, "Nếu đó là điều cô tự nguyện thì cô sẽ là bên chung vốn năm mươi phần trăm".
Nàng mỉm cười hài lòng.
"Được.
Tôi chấp nhận".
Ông giáo sư nói thêm ngay.
"Tốt nhiên là sau khi trừ các khoản chi phí".
"Lẽ tất nhiên.
Chúng ta có thể sớm khởi sự chứ?".
"Ngay lập tức".
Ông giáo sư đột nhiên trở nên hăng hái.
"Tôi đã kiếm được chiếc tàu mà tôi muốn sử dụng.
Nó có thiết bị nạo vét hiện đại và một đội thủy thủ bốn người.
Tất nhiên, chúng ta sẽ phải cho bọn họ một vài phần trăm nào đó của những gì mà chúng ta vớt lên được".
"Chắc chắn là thế rồi".
"Chúng ta nên bắt đầu càng sớm càng tốt, nếu không sẽ có thể chẳng thuê được chiếc tàu đó".
"Trong năm ngày tôi sẽ giao tiền cho ông".
"Tuyệt diệu!" Zuckeman kêu lên.
"Vậy là tôi sẽ đủ thời gian để chuẩn bị.
À, mà đây chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chúng ta, có đúng thế không nhỉ?".
"Thì còn nghi ngờ gì nữa?".
"Chúc cho công cuộc của chúng ta ".
Ông giáo sư nâng ly lên.
Tracy nâng theo và nói, "Chúc nó mang lại lợi nhuận đúng như tôi đã cảm thấy".
Họ chạm ly.
Tracy nhìn ngang căn phòng và lạnh người.
Ở một bàn tít trong góc là Jeff Stevens đang nhìn nàng với nụ cười dễ chịu trên khuôn mặt.
Cùng với anh ta là một phụ nữ rực rỡ trong những đồ nữ trang quý giá.
Jeff gật đầu với Tracy, và nàng mỉm cười nhớ lại cái đêm thấy anh ta bên ngoài dinh thự của De Matigny, với con chó bên cạnh.
Mình đã thắng một điểm nàng sung sướng nghĩ.
"Vậy nếu cô cho phép", Zuckeman nó "Tôi còn nhiều việc phải làm.
Tôi sẽ liên lạc với cô sau".
Tracy lịch thiệp chìa tay ra, ông ta hôn lên tay nàng và bước đi.
"Tôi thấy vị khách của cô, và tôi không thể tưởng tượng vì sao.
Trông cô trong bộ tóc vàng này thật là tuyệt vời".
Tracy ngước lên.
Jeff đã đang đứng bên.
Anh ngồi xuống chiếc ghế mà ít phút trước đó AdolfZuckeman đã ngơi.
"Xin chúc mừng", Jeff nói.
"Vụ De Matiglly thật là tuyệt vời.
Rất gọn gang"?.
"Anh mà nói vậy thì quả là một sự đánh giá cao, Jeffạ".
"Tracy, cô làm tôi mất món tiền lớn đấy".
"Rồi anh sẽ quen với điều đó thôi".
Anh xoay xoay chiếc ly đặt trước mặt.
"Giáo sư Zuckeman muốn gì vậy?".
"Ôi, anh biết ông ấy à?".
"Cứ cho là như vậy đi".
"Ông ấy ...!ô ...!muốn cùng uống một ly rượu thôi mà".
"Và kể cho cô nghe về cái kho báu dưới đáy biển của ông ta chứ gì?".
Tracy chợt cảm thấy lo ngại.
"Làm sao anh biết chuyện đó?".
Jeff nhìn cô đầy ngạc nhiên.
Từng nói với tôi rằng cô đã chấp nhận chuyện đó.
Một trò bịp cũ rích".
"Nhưng lần này thì không đâu".
"Ý cô nói là cô tin lão?".
Tracy bướng bỉnh đáp, "Tôi không muốn thảo luận chuyện này, nhưng đúng là tình cờ mà ông giáo sư có được một số thông tin gốc".
Jeff lắc đầu tỏ ý không tin.
"Tracy, lão ta định bịp cô đấy.
"Lão đã đề nghị cô đầu tư bao nhiêu".
"Xin đừng bận tâm", Tracy nói, vẻ khó chịu.
"Chuyện đó chỉ liên quan đến tiền của tôi và nó là việc riêng của tôi mà".
Jeff nhún vai.
"Đúng thế.
Chỉ mong cô đừng nói rằng thằng Jeff này đã không cố khuyên ngăn cô thôi".
"Thế không phải là anh cũng quan tâm tới số vàng đó ư?".
Anh giơ hai tay lên, vẻ thất vọng.
"Sao cô luôn luôn ngờ vực tôi như vậy nhỉ?".
"Thật đơn giản", Tracy đáp.
"Tôi không tin anh.
Người phụ nữ đi cùng anh là ai vậy?" Nàng lập tức hối tiếc và chỉ ước giá mà rút lại được câu hỏi đó.
"ZSuzanne! Một người bạn thôi", "Tất nhiên là giàu có".
Jeff cười gượng gạo.
"Quả thật là như vậy, tôi nghĩ rằng cô ta cũng có chút tiền của.
Ngày mai mời cô đến ăn trưa với chúng tôi".
"Cám ơn, tôi không hề nghĩ tới chuyện quấy quả bữa trưa của anh.
Anh đổi lại cho cô ta cái gì vậy?".
"Đó là chuyện cá nhân".
"Tôi chắc là như vậy".
Giọng nàng chợt gay gắt tới không ngờ.
Qua vành ly, nàng trộm ngắm anh.
Thật sự là hấp dẫn ghê gớm.
Vóc dáng chắc nịch, gọn gàng, cặp mắt màu trò tuyệt đẹp với hai hàng lông mi dài, và trái tim của một con rắn.
Một con rắn thông minh.
"Đã bao giờ anh nghĩ tới việc chuyển sang làm ăn hợp pháp chưa?" Tracy hỏi.
"Có thể anh sẽ rất phát đạt đấy".
Jeff giật nảy người.
"Cái gì hả? Từ bỏ tốt cả cuộc sống này à? Cô đùa chắc".
"Thế mãi mãi anh là một kẻ lừa đảo à?".
"Lừa đảo chuyên nghiệp ư? Không, tôi là một nhà kinh doanh", anh đáp quả quyết.
"Ành mà là một ...!một ...!nhà kinh doanh?".
"Tôi chạy trốn khỏi gia đình từ năm 14 tuổi và gia nhập một gánh tạp kỹ".
"Mới 14 tuổi ư?" Đó là chi bết đầu tiên mà Tracy biết đằng sau cái con người hào hoa, quyến rũ và phức tạp này.
"Điều đó là tốt cho tôi.
Tôi học được cách phải sống.
Khi cuộc chiến tranh lạ lùng xảy ra tại Việt Nam, tôi đã đầu quân vào lực lượng Mũ nồi xanh và được học hành tử tế Tôi cho rằng điều chủ yếu mà tôi đã học được chính là việc thấy rõ cuộc chiến tranh đó là một trò bịp lớn nhất.
So với chuyện đó thì cô và tôi chỉ là những kẻ nghiệp dư mà thôi".
Anh đột ngột chuyển đề tài.
"Cô có thích đi xem một trận Pơlôtta không?".
"Nếu đó là một thứ đổi chác của anh thì xin cám ơn.
Không dám".
"Đó là một trò chơi.
Tôi có hai vé xem tối nay, và Suzanne không thể đi được.
Cô có muốn đi không?".
Ngoài ý định của mình, Tracy đã buột miệng nhận lời.
Họ cùng ăn với nhau ở một quán nhỏ bên quảng trường.
Bữa ăn của họ có thứ rượu nho địa phương và món thịt vịt béo ngậy cùng với khoai tây chiên và bánh tây Tất cả đều thơm phức.
Vừa ăn họ vừa nói chuyện chính trị, văn chương và Tracy nhận thấy rằng Jeff có nhiều kiến thức đáng ngạc nhiên.
"Khi mà cô phải sống tự lập từ tuổi 14", Jeff nói, "cô sẽ học được mọi thứ rất nhanh.
Trước tiên cô sẽ biết về các động cơ hành động của mình, rồi biết về các động cơ của kẻ khác.
Một trò lừa bịp cũng na ná như môn võ nhu đạo.
Trong môn nhu đạo, người ta giành thắng lợi bằng chính sức mạnh của đối thủ.
Còn trong một trò bịp, người ta dùng tới lòng tham lam của con mồi.
Hãy làm cử chỉ đầu tiên thôi, việc còn lại kẻ kia sẽ làm nốt cho mình", Tracy mỉm cười, băn khoăn rằng liệu Jeff có biết họ giống nhau đến thế nào không.
Nàng thấy thích thú được ở bên anh, nhưng tin chắc rằng hễ có cơ hội thì anh cũng chẳng ngần ngại chơi cho nàng một vố.
Cần phải dè chừng anh ta và Tracy luôn luôn nhắc mình điều đó.
Trận Pơlôtta diễn ra trên một sân ngoài trời lớn bằng một sân bóng đá, nằm giữa khu đồi của vùng Biarritz.
Hai đầu sân là hai bức tường bê tông màu xanh, khá lớn, ở khoảnh giữa là sân bóng, hai bên là những hàng ghế đá dành cho người xem.
Trời chập choạng tối; các ngọn đèn pha được bật sáng.
Lúc Tracy và Jeff đến, các khán đài đã Đông chật người hâm mộ, và hai đội bắt đầu thi đấu.
Cầu thủ của mỗi đội lần lượt ném mạnh trái bóng vào bức tường bê tông và rồi hứng nó bật ra bằng một cái rổ dài và hẹp buộc ngang trên tay họ.
Pơlôtta là một môn chơi đầy tốc độ và nguy hiểm.
Mỗi khi một cầu thủ hứng bóng trượt, đám đông lại gào lên.
"Họ thật là đam mê".
Tracy nhận xét.
"Cả đống tiền được mang cá cược vào các trận đấu này.
Dân Basque là rất máu mê cờ bạc".
Vì người xem vẫn tiếp tục kéo đến nên các hàng ghế trở nên chật chội và Tracy thấy mình bị ép sát vào Jeff.
Không biết anh có cảm thấy thân thể mình áp vào mình không, nhưng dù có, chắc cũng làm bộ không để ý.
Nhịp độ và sự quyết liệt của trận đấu mỗi lúc mỗi tăng và những tiếng la hét của đám đông vang lên ngày càng lớn.
"Nó có nguy hiểm thật không nhỉ?" Tracy hỏi.
"Thưa nữ bá tước, trái bóng kia bay trong không khí với tốc độ gần một trăm dặm một giờ.
Nếu nó trứng đầu, cô sẽ chết ngay.
Nhưng ít khi các cầu thủ để lỡ bóng lắm".
Anh vừa nói vừa vỗ lên tay cô một cách lơ đãng, mắt vẫn dán vào trận đấu.
Các cầu thủ đều rất có kỹ thuật, di chuyển hợp lý và hoàn toàn khống chế bóng.
Nhưng vào quãng giữa hiệp, hoàn toàn bất ngờ, một cầu thủ ném rất mạnh trái bong nhưng lại chệch hướng và bóng không lao vào bức tường bê tông mà lại la thẳng về phía chiếc ghế băng mà Tracy và Jeff đang ngồi.
Người xem rạp người xuống tránh, còn Jeff túm lấy Tracy, đẩy xuống đất và nằm đè lên nàng.
Họ nghe tiếng rít của trái bóng ngay phía trên đầu và đập vào bức tường chắn phía sau.
Tracy, ngay lúc này, vẫn kịp cảm thấy tấm thân rắn chắc của Jeff.
Mặt anh kề sát mặt nàng.
Anh giữ yên nàng trong giây lát, rồi nhổm người lên, kéo nàng đứng dậy.
Đột nhiên cả hai cùng cảm thấy ngượng ngập.
"Tôi ...!tôi cho rằng sự hồi hộp, kích động trong một buổi tối thế là đủ rồi", Tracy nói.
"Tôi muốn quay về khách sạn".
Họ tạm biệt nhau trong hành lang.
"Tôi rất thích thú buổi tối này", Tracy nói với Jeff một cách thật tình.
"Tracy, cô sẽ không tiếp tục với cái kế hoạch mò kiếm kho báu điên khùng kia của Zuckeman chứ?".
"Tôi sẽ tiếp tục".
Anh nhìn nàng hồi lâu.
"Cô vẫn nghĩ là tôi săn đuổi chỗ vàng ấy à?".
Nàng nhìn thẳng vào mắt anh ta.
"Thế không phải sao?".
Mặt anh ta đanh lại.
"Chúc may mắn".
"Chúc ngủ ngon, Jeff".
Tracy trông theo anh quay người bước ra khỏi khách sạn.
Nàng nghĩ anh sẽ đến Suzanne.
Tội nghiệp cô ta ...!
Người gác cửa nói lớn.
"A, chào nữ bá tước.
Có một bức điện cho bà".
Đó là điện của giáo sư Zuckeman.
Adolf Zuckeman đã gặp rắc rối.
Một rắc rối to.
Ông ta đang ngồi trong phòng của Armand Grangier và sợ đến mức đái cả ra quần.
Grangier là chủ của sòng bạc bất hợp pháp trong một dinh thự riêng sang trọng ở số 132 phố Frias.
Với Grangier thì việc sòng Municipal mở hay đóng cửa cũng chẳng có gì phải bận tâm, bởi lẽ cái Câu lạc hộ ở phố Frias này của lão luôn đông đúc các vị khách giàu có.
Khác với các sòng bạc do chính phủ kiểm soát, tiền đặt ở đây không hạn chế và khách có thể chơi các kiểu bài khác nhau tùy theo sở thích.
Khách hàng của Grangier gồm có các Hoàng tử ArẬp, các nhà quý tộc Anh, các thương gia phương Đông và các vị quốc trưởng Phi châu.
Những cô gái mơn mởn trong các bộ đồ hở hang lượn lờ trong phòng sẵn sàng mang tới phục vụ những ly sâm banh hay uytxky biếu không, bởi lẽ từ lâu Armand Grangier đã biết rõ ràng, hơn bất kỳ ai khác, chính những kẻ giàu cc lại rất muốn kiếm được cái gì đó mà không phải bỏ tiền ra.
Grangier sẵn lòng chấp nhận việc mời không những ly rượu.
Các ván bài sẽ bù lại cho hắn.
Cái câu lạc bộ này luôn đầy ắp phụ nữ trẻ đẹp sánh vai với những quý ông lớn tuổi, và sớm muộn gì họ cũng bị lôi cuốn về phía Grangier.
Hắn là một ông chủ nhỏ bé, nhưng có nét hoàn hảo, cặp mắt nâu tinh nhanh và cái miệng mềm mại đầy khêu gợi.
Hắn cao có một mét sáu, vậy mà sự kết hợp giữa vẻ mặt và dáng nhỏ nhắn của hắn lại cuốn hút cáe phụ nữ như một thanh nam châm.
Grangier cư xử với mỗi phụ nữ mỗi khác.
"Em thật tuyệt diệu, em yêu ạ, nhưng không may cho cả hai ta, tôi lại đang yêu một người khác đến phát điên lên được".
Mà Đúng thế thật.
Mỗi tuần hắn lại thay một người đàn bà, bởi lẽ ở Biarritz này không bao giờ hết những phụ nữ trẻ đẹp cả, và Grangier chỉ dành cho mỗi người một chút thời gian nồng nhiệt ngắn ngủi.
Cái mối liên hệ của Grangier với thế giới ngầm và cảnh sát đủ mạnh để giúp hắn duy trì sòng bạc của mình.
Hắn đã trở thành chủ sòng từ chỗ là một thằng bé sai vặt cho đám buôn ma túy, những ai chống lại hắn đều chỉ phát hiện ra rằng gã đàn ông bé nhỏ này quả là nguy hiểm khi đã quá muộn.
Lúc này Armand Grangier đang tra hỏi AdolfZukeman.
"Hãy nói rõ hơn về cơn mụ bá tướe mà anh đã gạ gẫm vào vụ kho báu kia đi".
Từ cái giồng giận dữ của hắn, Zuckeman hiểu rằng đã xảy ra chuyện gì tồi tệ, rất tồi tệ.
Ông ta nuốt nước bọt và nói.
"Ờ, cô ta là một quả phụ có rất nhiều tiền do người chồng để lại, và cô ta nới là sẽ chịu một trăm ngàn đô la".
Ông ta tự tin hơn khi nghe tiếng của chính mình.
Một khi đã nhận được số tiền đó, ta sẽ nói với cô ta là con tàu khốn kiếp kia đã gặp nạn và chúng ta cần thêm năm mươi ngàn.
Rồi lại một trăm ngàn khác nữa, và ông biết đấy cứ như thế".
Ông ta nhận thấy Armand Grangier lộ rõ vẻ khinh miệt.
"Có ...!có vấn đề gì?
" Giọng Grangier lạnh như tiền.
"Vấn đề là ở chỗ tôi mời nhận được một cú phôn từ người của tôi ở Paris gọi tới Hắn đã làm giả một hộ chiếu cho con mụ bá tước của anh.
Tên ả là Tracy Whitney và ả là người Mỹ".
Miệng Zuckeman chợt khô đắng.
Ông ta liền nói.
"Cô ta ...!cô ta có vẻ thật lòng quan tâm mà".
"Đồ ngu, ả là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp.
Còn anh thì định lừa đảo một kẻ lừa đảo".
"Vậy sao cô ta lại đồng ý? Tại sao cô ta lại không từ chối phắt đi?".
Giọng Grangier lạnh tanh.
"Tôi không biết.
Thưa ông giáo sư Nhưng tôi quyết phải tìm ra điều đó.
Và khi ấy, tôi sẽ cho ả ta đi tắm ngoài vịnh.
Không kẻ nào có thể biến Armand Grangier này thành một thằng ngốc được.
Còn bây giờ thì cầm máy lên.
Bảo cô ả rằng một người bạn của ông đã hứa góp một nửa số tiền, và rằng tôi sẽ đến gặp ả ngay.
Ông có làm được việc đó hay không".
Zuckeman vội vã.
"Được.
Xin đừng lo".
"Tôi lo dấy", Armand Grangier chậm rãi nói, "Tôi lo nhiều về ông, ông giáo sư ạ".
Armand Grangier vốn không ưa những điều bí ẩn.
Cái trò một kho báu dưới đáy biển người ta đã diễn hàng thế kỷ nay nhưng nạn nhân phải là những tay khờ khạo cơ.
Không đời nào một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp lại mắc vào trò này cả.
Chính điều bí ẩn đó đã làm Grangier bứt rứt không yên và định làm cho ra nhẽ.
Và khi hắn đã có câu trả lời thì người phụ nữ kia sẽ được giao cho Brune Vicente.
Brunne rất khoái trò vờn giỡn với nạn nhân của mình trước khi thủ tiêu họ.
Armanđ Grangier bước ra khi chiếc xe sang trọng dừng lại trước khách sạn Palais.
Hắn tiến lại chỗ Jules Bergerac, một người Basque tóc bạc trắng đã làm việc tại khách sạn này từ khi mới mười ba tuổi.
"Số phòng của nữ bá tước Marguerite de Chantilly".
Có một quy định nghiêm ngặt cấm các nhân viên tiết lộ số phòng của khách, nhưng mọi quy định không được áp dụng với Armand Grangier.
"Buồng số 312, thưa ông Grangier".
"Cám ơn".
"Và cả phòng 311 nữa".
"Grangier dừng phắt lại.
Hả?".
"Nữ bá tước thuê cả hai căn_phòng liền luôn với khu phòng của bà ấy".
"Ô? Thế ai ở đó?".
"Không có ai".
"Không có ai? Anh chắc chứ?".
"Vâng, thưa ông.
Bà ta luôn khóa kín.
Hầu phòng cũng không được vào mà".
Vẻ cau có lộ rõ trên mặt Grangier.
"Anh có chìa vạn năng chứ?".
"Tất nhiên".
Không một giây lưỡng lự, ông ta trao nó cho Armand Grangier.
Jules Bergerac trông theo trong lúc Grangier bước về phía thang máy.
Không ai dám cãi lại hắn cả.
Tới trước căn phòng của nữ bá tước, Armand Grangier thấy cửa để ngỏ.
Hắn đẩy toang hai cánh ra và bước vào.
Phòng khách trống không.
"Hello? Có ai ở đây không?".
Một giọng phụ nữ vọng ra từ một phòng khác.
"Tôi đang tắm.
Tôi ra ngay đây.
Xin cứ tự nhiên cho".
Grangier đi lại ngó nghiêng, mọi thứ đều là quen thuộc bởi lẽ trong nhiều năm qua hắn đã dàn xếp cho nhiều bạn bè tới ở khách sạn này.
Hắn sộc vào phòng ngủ.
Những đồ nữ trang đắt tiền để bừa bãi trên mặt bàn phấn.
"Tôi sẽ ra ngay đây", vẫn giọng nói ấy từ phòng tắm vọng ra.
"Đừng vội vàng, nữ bá tước".
"Bá tước cái cục cứt" Hắn cáu kỉnh chửi thầm.
"Được, dù ngươi có giở trò gì ra đi nữa thì ngươi cũng sẽ bị quật lại, cô em yêu quý ạ.
Hắn bước tới cái cửa thông sang phòng 311 kế bên.
Cửa khóa, Grangier dùng chiếc chìa vạn năng để mở.
Không khí trong phòng ngột ngạt.
Jules nói là không có ai ở đây cả.
Vậy tại sao ả lại cần?
Grangier chợt thấy lạ mắt.
Một sợi dây dẫn điện màu đen, to tướng cắm vào một ổ điện trên tường, bò dọc trên sàn và biến mất vào phỏng vệ sinh.
Cánh cửa nhỏ này chỉ hé mở đủ để sợi dây luồn qua được.
Grangier không nén nổi tò mò, bước lại mở cánh cửa ra.
Một dãy những đồng một trăm đôla được cặp trên một sợi dây căng ngang để hong khô.
Trên chiếc bàn nhỏ đặt chiếc máỷ chữ có một vật gì đó được đậy bằng một tấm vải Grangier giật tấm vải ra và thấy một chiếc máy in nhỏ mà trong đó vẫn còn tờ một trăm đôla còn đang ướt.
Cạnh chiếc máy in là một xấp giấy trắng cỡ bằng đồng tiền Mỹ và một bộ dao xén giấy.
Vài tờ giấy bị cắt lẹm nằm vương vãi dưới sàn nhà.
Một giọng giận dữ sau lưng Grangịer.
"Ông vào dây làm gì hả?".
Grangier quay phắt lại.
Tracy Whitney đứng sững sau lưng hắn, tóc ướt sũng, mình chỉ quấn có chiếc khăn tắm.
Armand Grangier nói nhẹ.
"Tiền giả? Cô định giao cho chúng tôi tiền giả".
Hắn quan sát vẻ thay đổi trên khuôn mặt nàng.
Bác bỏ giận dữ và rồi là vẻ thách thức.
"Đúng vậy".
Tracy thừa nhận.
"Nhưng cũng chẳng hề gì.
Không thể nào phải biệt chúng với đồng tiên thật cơ mà.".
"Bịp".
"Những đồng tiền này cũng có giá như vàng vậy".
"Thế cơ à?" Giọng Grangier đầy vẻ khinh bỉ.
Hắn gỡ mấy tờ giấy bạc còn ướt từ trên dây xuống yà chăm chú nhìn hết mặt này, rồi mặt kia, và rồi xem xét kỹ lưỡng hơn.
Chúng thật hoàn hảo.
"Ai làm cái mẫu in này?".
"Việc đó thì liên quan gì nào? Xem đây, tôi sẽ làm xong một trăm ngàn đô la vào thứ sáu này".
Grangier sững người.
Và khi nhận ra điều mà nàng đang nghĩ, hắn cười phá lên.
"Lạy Chúa", hắn nói."Cô thật ngu ngốc.
Không hề có kho báu nào hết".
Tracy lúng túng.
"Ý ông nói gì, không có kho báu nào à? Giáo sư Zuckeman đã nói với tôi ...".
"Và cô tin ông ta à? Thật nực cười, thưa nữ bá tước".
Hắn xem lại đồng bạc trong tay một lần nữa.
"Tôi sẽ giữ tờ 100 này".
Tracy nhún vai.
"Ông thích bao nhiêu thì cứ lấy.
Nó chỉ là thứ giấy lộn".
Grangier vơ một nắm những tờ đô la một trăm còn ướt ..Sao cô lại tin rằng đám hầu phòng sẽ không vào đây hả?" Hắn hỏi.
Tôi đã dúi tiền cho chúng rồi.
Và khi đi vắng, tôi luôn khóa cửa này".
Ả cũng khá đấy.
Armand Grangier nghĩ - nhưng cũng chẳng đủ để cứu sống ả.
"Không được rời khách sạn", hắn hạ lệnh.
"Tôi muốn cô gặp một người bạn của tôi".
Armand Grangier đã định giao người đàn bà này cho Brune Vieente ngay, nhưng một linh tính nào đó đã giữ hắn lại.
Hắn kiểm tra lần nữa một trong số những tờ bạc.
Cả đống bạc giả từng qua tay hắn, nhưng không có tờ nào có thể sánh với tờ này.
Thằng cha nào đúc cái bản in quả là tài năng.
Tờ bạc có cảm giác như thật, các đường nét đều gọn gàng, tinh tươm.
Màu sắc rõ nét và chính xác, thậm chí dù là còn ướt mà chân dung Benjimin Franklin trên đó vẫn hoàn hảo.
Con mụ khốn kiếp kia nói cũng đúng.
Khó mà phân biệt được tờ bạc hắn cầm trong tay với đồng tiền thật.
Grangier áy náy không biết liệu có thể mang dùng nó như tờ bạc thật hay không.
Đó là một ý nghĩ đầy cám dỗ.
Hắn quyết định chưa cho Brưne Vicete biết vội gọi Zucke- man tới và đưa cho ông ta một trong số mấy tờ một trăm đô la giả.
"Mang đến nhà băng và đổi sang đồng Phrăng".
Grangier nhìn theo trong lúc ông ta vội vã bước ra khỏi phòng.
Đó là sự trừng phạt đối với những ngu xuẩn của Zuckeman.
Nếu bị bắt, ông ta cũng sẽ không há miệng nói đã nhận tờ bạc giả từ ai, nếu như ông ta muốn sống.
Nhưng nếu ông ta có thể tiêu được tờ bạc trót lọt ...!
Để xem đã, Grangier nghĩ.
Mười lăm phút sau Zuckeman quay lại, đếm đủ số Phrăng vừa đổi được bằng tờ một trăm đô la.
"Còn gì không sếp?".
Grangier nhìn những đồng Phrăng.
"Anh có gặp khó khăn gì không?".
"Khó khăn? Không! Nhưng sao ạ?".
"Tôi muốn anh quay lại, vẫn nhà băng đó", Grangier hạ lệnh tiếp.
"Tôi muốn anh nói rõ thế này ...".
Adolf Zuckeman bước vào gian tiền sảnh của Ngân hàng Pháp và đến trước chiếc bàn mà viên quản lý đang ngồi.
Lần này thì Zuckeman ý thức được mối nguy hiểm, nhưng thà ông ta chấp nhận điều đó còn hơn là cơn giận của Grangier.
"Tôi có thể giúp gì ông được?" Viên quản lý hỏi.
"Vâng", ông ta cố giấu nỗi sợ hãi, "Đêm qua tôi có chơi bài với mấy người Mỹ mà tôi gặp trong quán rượu".
Ông ta ngừng bặt.
Viên quản lý gật đầu ranh mãnh.
"Và ông thua sạch cả tiền nên muốn vay một khoản chứ gì?".
"Không", Zuckeman nói, "Thật ...!là tôi được.
Chỉ có điều là tôi thấy mấy người kia không có vẻ thật thà gì".
Ông ta rút ra hai tờ 100 đô la "Họ trả tôi số tiền này và tôi sợ, rằng đó ...!có thể lả bạc giả".
Zuckeman nín thở khi người quản lý nhà băng vươn người ra và đỡ lấy mấy tờ bạc từ bàn tay béo múp của ông ta.
Viên quản lý xem xét hai tờ bạc một cách thận trọng, mặt bên này rồi mặt bên kia rồi giơ chúng lên trước ánh sáng.
Ông ta nhìn Zuckeman và mỉm cười.
"Ông đã gặp may, thưa ông.
Đây là những đồng tiền thật".
Zuckeman thở phào nhẹ nhõm.
ơn Chúa? Mọi thứ đều ổn ca.
"Thưa sếp, không có gì rắc rối.
Hắn ta nói chúng là tiền thật".
Thật là quá mức tưởng tượng.
Armand Grangier ngồi lặng suy tính, một kế hoạch đã hình thành trong óc hắn.
"Kiếm mụ bá tước lại đây".
Tracy được để ngồi trong phòng của Armand Grangier, đối diện với hắn qua chiếc bàn trang trọng.
"Cô và tôi sẽ là bạn chung doanh", Grangier thông báo.
Tracy nhổm dậy.
"Tôi không cần một bạn hàng và ...!
"Ngồi xuống".
Nàng nhìn vào mắt Grangier và ngồi xuống.
"Biarritz này là của tôi.
Cô thử cứ tiêu, dù chỉ một tờ trong số bạc đó, cô sẽ bị bắt nhanh đến nỗi không biết vì sao nữa.
Hiểu chưa? Nhiều điều tồi tệ thường xảy ra với các cô gái xinh đẹp trong nhà tù của chúng tôi.
Ở đây không có tôi, cơ không thể động chân động tay gì được".
"Vậy là tôi mua sự bảo hộ từ ông à?".
Cô nhầm.
"Cái cô đang mua từ tôi là sự sống của chính cô đấy".
Tracy tin vào điều đó.
"Bây giờ, cho tôi biết cô đã kiếm được cái máy in kia từ đâu vậy?".
Tracy lưỡng lự và sự giằng xé đó làm cho Grangier khoái chí.
Hắn theo dõi vẻ đầu hàng của nàng.
"Tôi mua được nó từ một người Mỹ sống ở Thụy Sĩ.
Ông ta là chuyên gia khắc bản in của trung tâm in tiền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong hai mươi lăm năm, và khi họ cho ông ta nghỉ hưu thì có một trục trặc gì đó về lương hưu và do vậy, ông ta chưa hề nhận được một xu nào.
Ông ta thấy mình bị lừa dí và quyết định tự giành lại sự công bằng, vì thế ông ta đánh cắp các bản in đồng một trăm đô la mà lẽ ra đã bị hủy bỏ và sử dụng các mối quen biết để kiếm loại giấy mà Bộ Tài chính dùng để in tiền".
Ra vậy, Grangier hân hoan nghĩ, vì thế mà trông tờ bạc cứ như thật.
Sự hồi hộp của hắn tăng lên.
"Mỗi ngày cái máy đó có thể in ra bao nhiêu tiền?".
"Mỗi giờ chỉ được một tờ.
vì mỗi mặt giấy phải được xử lý và ...".
Hắn cắt ngang.
"Có một máy in cỡ lớn hơn không?".
"Có, ông ta có một cái máy cứ tám giờ thì cho ra được 50 tờ - năm ngàn đô la một ngày - nhưng ông ta đòi giá nửa triệu đô la".
"Mua đi", Grangier nói.
"Tôi đào đâu ra nửa triệu đô la?".
"Tôi có.
Bao giờ thì cô có thể kiếm được cái máy đó?".
Nàng miễn cưỡng.
"Lúc này, tội cho rằng, nhưng tôi không ...".
Grangier nhấc điện thoại lên và nói vào máy.
"Louis, tôi cẩn một số tiền trị giá năm trăm ngàn đô la Mỹ.
Lấy tốt số ta có sẵn trong két và kiếm số còn lại từ các nhà băng; mang tới chỗ tôi, nhanh lên".
Tracy sợ hãi đứng dậy.
"Tốt nhất là tôi đi khỏi đây và ...".
"Cô không đi đâu hết".
"Tôi thật sự phải ...".
"Hãy ngồi xuống và im đi tôi đang cần suy nghĩ".
Hắn có những người bạn liên doanh đáng phải được tham gia vào vụ làm ăn này, nhưng họ đâu có thấy đau với điều mà họ không hề biết cơ chứ.
Grangier quyết định sẽ mua cái máy lớn cho chính hắn và trả lại vào tài khoản của sòng bạc số tiền mà hắn đã mượn tạm bằng những đồng tiền mà hắn sẽ mang ra.
Sau đó, hắn sẽ bảo Brune Vicente xử lý người đàn bà này.
Cô ta không thích có bạn hàng.
Ở, Armand Grangier này cũng không thích.
Hai giờ sau, một túi tiền lớn được chuyển tới.
Grangier nói với Tracy.
"Cô sẽ trả buồng ở khách sạn Palais.
Tơi có một ngôi nhà ở khu đồi ven ngoại, rất riêng biệt.
Cô sẽ ở đó cho đến lúc mọị thứ đi vào hoạt động".
Hắn đẩy chiếc điện thoại về phía nàng.
"Bây giờ thì gọi người quen của cô ở Thụy S và báo ông ta rằng cô mua chiếc máy đó".
"Tôi để số máy của ông ta ở khách sạn.
Tôi sẽ gọi từ đó vậy.
Cho tôi biết địa chỉ ngôi nhà của ông, và tôi sẽ báo ông ta chuyển cái máy tới đó và ...".
"Không" Grangier quát lên.
"Tôi không muốn để lại dấu vết gì.
Tôi sẽ nhận nó tại sân bay.
Ta sẽ bàn chuyện đó tối nay, trong bữa ăn.
Tôi sẽ đến gặp cô lúc giờ tối".
Tracy đứng dậy.
Grangier hất hàm về phía túi tiền.
"Cẩn thận với chỗ tiền.
Tôi không muốn có chuyện gì xảy đến với nó ...!hoặc với cô cả".
"Sẽ không có gì đâu", Tracy bảo đảm với hắn.
Hắn cười uể oải.
"Tôi biết.
Giáo sư Zuckeman sẽ đưa cô về khách sạn".
Hai người lặng im ngồi trong xe, túi tiền để giữa, mỗi người đều mải mê với những suy nghĩ riêng của mình.
Zuckeman thì không biết chắc chuyện gì đang diễn ra, khi cảm giác rằng mọi chuyện sẽ tốt đối với ông ta.
Người đàn bà này là clliếc chìa khóa, và Grangier đã lệnh cho ông ta phải canh chừng cẩn thận.
Zuckeman sẽ cố làm đúng lời hắn.
Tối hôm đó, Armand Grangier ở trong một tâm trạng hết sức phấn chấn.
Vào giờ này, chuyện mua chiếc máy in lớn kia hẳn đã được dàn xếp xong.
Cô ả Whitney nói rằng nó có thể in ra 5000 đô la mỗi ngày, nhưng Grangier muốn làm hơn thế.
Hắn định bụng cho chiếc máy hoạt động 24 giờ liên tục.
Điều đó sẽ mang lại mỗi ngày 15.000 đô la, hơn 100.000 đô la mỗi tuần, và cứ mười tuần thì được một triệu.
Và đó mới chỉ là bắt đầu.
Tối nay hắn sẽ biết thằng cha khắc bản in kia là ai vả sẽ hợp đồng đặt làm thêm nhiều chiếc máy nữa.
Sẽ không có giới hạn nào đối với số tiền mà hắn muốn có cả.
Đúng 20 giờ, chiếc xe sang trọng của Grangier trườn vào con đường cong lên cửa khách sạn Palais, và Grangier bước ra khỏi xe.
Trong lúc đi vào tiền sảnh khách sạn, hắn hài lòng nhận thấy Zuckeman ngồi gần đó, chăm chú để mắt tới cửa ra vào.
Grangier bước lại bàn tiếp tân.
"Jules, nói với nữ bá tước De Chantilly là tôi đã đến.
Bảo bà ta xuống đây đi".
Ông già ngẩng đầu lên "Thưa ông Grangier, bà bá tước đã trả phòng và đi rồi".
"Anh nhầm đấy.
Gọi bà ta đi".
Jules Bergerac cảm thấy lo ngại.
Tranh cãi với Armand Grangier thì chẳng lợi lộc gì.
"Chính tôi đã làm thủ tục thanh toán cho bà ta mà".
"Vô lý! Khi nào?".
"Ngay sau khi trở về khách sạn.
Bà ta yêu cầu tôi mang hóa đơn lên phòng để có thể trả thẳng bằng tiền mặt ...".
Armand Grangier đlên đầu lên.
"Tiền mặt? Đồng Phrăng Pháp à?".
"Đúng như vậy, thưa ông".
Grangier cuống cuồng.
"Mụ ta có mang gì đi không" Vali hay hòm xiểng gì đó?".
"Không.
Bà ta nói là sẽ yêu cầu gửi hành lý sau".
Vậy là ả đã lấy tiền của mình và đi Thụy Sĩ để mua cho chính ả cái máy kia rồi ...!Grangier nghĩ.
"Đưa tôi lên phòng cô ta.
Mau lên".
"Vâng, thưa ông Grangier".
Jules Bergerac vớ vội chiếc chìa khóa treo trên móc và cùng Grangier lao vào thang máy.
Ngang qua chỗ Zuckeman đang ngồi, Grangier rít lên.
"Ngồi đây làm gì hả đồ ngu? Ả chuồn mất rồi".
Zuckeman ngước nhìn ngơ ngác.
"Cô ta chưa thể đi được Cô ta chưa hề xuống tới tiền sảnh này.
Tôi đã luôn để mắt mà".
"Để mắt tới cô ta?" Grangier quát "Anh có để mắt tới một cô y tá ...!một bà già tóc hoa râm ...!một cô hầu phòng đi ra đằng cổng phụ không"?
Zuckeman lúng túng, "Sao lại phải thế ạ?".
"Về sòng bạc ngay", Grangier quát lên, "Tôi sẽ giải quyết với anh sau".
Căn phòng vẫn y nguyên như Grangier đã thấy lần trước.
Cánh cửa thông sang phòng bên mở toang.
Grangier bước vào yà Chạy vội về phía phòng vệ sinh, đẩy tung cánh cửa ơn Chúa, cái máy in vẫn còn đó.
Cô ả Whitney đã quá vội chuồn mà không kịp mang theo nó.
Và đó không phải là sai lầm duy nhất của ả.
Grangier nghĩ.
Ả đã lừa của hắn 500.000 đô la và hắn sẽ báo thù.
Hắn sẽ báo cảnh sát giúp tìm ra và tống cổ ả vào tù, nơi mà tay chân của hắn có thể sờ tới được.
Chúng sẽ buộc ả phải nói ra kẻ khắc bản in là ai và rồi bắt ả im miệng hẳn.
Armand Grangier quay số máy của sở cảnh sát và yêu cầu được nới chuyện với thanh tra Dumont.
Hắn vội vã nói vào máy vài ba phút liền rồi bảo.
"Tôi sẽ chờ ở đây".
Mười lăm phút sau, bạn của hắn thanh tra Dumont đã đến, cùng đi có một người đàn ông với dáng người và vẻ mặt xấu xí nhất mà Grangier từng thấy.
Trán ông ta như sắp bung ra khỏi khuôn mặt, đôi mắt nâu như bị che khuất sau cặp kính dày và cái nhìn của một kẻ cuồng tín.
"Đây là ông Daniel Cooper", thanh tra Dumont nới.
"Ông Cooper cũng rất quan tâm đến người đàn bà mà anh đã gọi điện báo".
Cooper lên tiếng.
"Ông đã báo với thanh tra Dumont rằng cô ta dính líu tới một hoạt động làm bạc giải.
"Đúng vậy.
Ả ta đang trên đường đi Thụy Sĩ vào lúc này.
Các ông có thể tóm cô ta ở biên giới.
Tôi có các bằng chứng mà các ông cần ở ngay đây".
Hắn dẫn họ tới phòng vệ sinh, Damel Cooper và thanh tra Dumont nhìn vào trong.
"Có cái máy in mà cô ả dùng để in tiền giả".
Daniel Cooper bước tới bên chiếc máy và cẩn thận xem xét nó.
"Cô ta đã in tiền bằng cái máy này à?".
"Thì tôi đã nói với ông vậy mà", Grangier gắt lên.
Hắn rút từ trong túi ra một tờ bạc.
"Các ông trong đây.
Đây là một trong số những tờ bạc giả mà ả đưa cho tôi".
Cooper bước tới bên cửa sổ và giơ tờ bạc lên trước ánh sáng.
"Đây là một tờ bạc thật".
"Trông nó giống vậy thôi.
Bởi lẽ ả sử dụng các bản in đánh cắp mà ả mua lại của một chuyên gia khắc bản in từng làm việc tại trung tâm in tiền ở Philadelphia.
Ả đã in những tờ bạc đó trên cái máy này".
Cooper thô bạo nói, "Ông thật ngu xuẩn.
Đây chỉ là một cái máy in bình thường.
Thứ duy nhất mà ông có thể in bằng chiếc máy này là phần đầu một bức thư tên người, địa chỉ ...".
"Phần đầu thư?".
Cả căn phòng bắt đầu quay cuồng.
"Ông thật sự tin câu chuyện hoang đường về một cái máy có thể biến giấy lợn thành những tờ bạc một trăm đô la thật à?".
"Tôi đảm bảo với các ông là tôi đã nhìn thấy tận mắt ..." Grangier ngừng bặt.
Hắn đã nhìn thấy gì? Vài tờ một trăm đô la ướt được phơi trên dây, vài xấp giấy trắng và bộ dao xén.
Sự thật tàn nhẫn của một vụ lừa đảo bắt đầu hiện ra trong óc hắn.
Không có vụ làm bạc giả nào hết, cũng không mang thằng cha khắc bản in nào đang chờ ở Thụy Sĩ cả Tracy Whitney đã không hề bị mắc bẫy với câu chuyện về cái kho báu bị chìm kia.
Con mẹ khốn kiếp đó đã dùng chính cái âm mưu của hắn làm miếng mồi nhử để lừa hắn nửa triệu đô la.
Nếu chuyện này mà lan ra ...!
Hai người kia đứng nhìn hắn.
"Ông có muốn tố cáo cô ta về tội gì khác nữa không, Armand? " Thanh tra Dumont hỏi.
Làm sao được cơ chứ.
Hắn biết nới gì được? Rằng hắn đã bị lừa trong khi toan tính tài trợ cho một vụ làm bạc giả ư? Và đồng bọn của hắn sẽ xử với hắn thế nào khi biết hắn đã lấy nửa triệu đô la của họ và quăng qua cửa sổ Hắn đột nhiên thấy ớn lạnh khắp người.
"Không.
Tôi ...!tôi không muốn tố cáo gì nữa".
Giọng hắn đầy vẻ hoảng hết.
Châu Phi, Armand Grangier nghĩ.
Họ sẽ không bao giờ tình ra mình ở châu Phi cả.
Daniel Cooper ngẫm nghĩ - lần sau.
Lần sau mình sẽ tóm cô ta..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...