Thuyết Đường

Tần Thúc Bảo ngồi trên long câu phi như gió, cho tới khi mặt trời ngả
non chiều, Thúc Bảo gò cương trước một thôn trang tên gọi Giác Lâm, bên
đương có một tửu điếm sau rặng liễu. Bảo xuống ngựa. Tên tửu bảo mắt
xếch ngược chạy ra dắt ngựa vào chuồng cho ăn cỏ, đoạn ra xách hành lý
của quý khách vào gian phòng sang đẹp nhất.

Tửu bảo pha trà, dọn ruọu xong, ra nói thầm với chủ quán là Ngô Quảng rằng :

- Chủ nhân có thấy ông khách có con ngựa đẹp, bộ yên cương và bàn đạp
đều bằng vàng bạc, dát trên da cáo trắng không? Đêm nọ ở vùng có đám
cướp to lắm, chắc tên này là quân cường đạo chi đây!...

Ngô Quảng động lòng tham nói :

- Nếu vậy để ta dò xét xem sao, ngươi nên giữ kín.

Rồi Ngô Quảng ra cửa phòng nấp trong bóng tối nhòm vào thấy Thúc Bảo ăn
cơm xong, ngồi khêu to đèn, mở gói hành lý, lấy một túi bạc rốc ra. Thúc Bảo kinh ngạc ngắm những thoi bạc mới đánh rất xinh, sáng lóe dưới đèn
sáng rực. Thúc Bảo tự nghĩ thầm :

- “Quái lạ sao Hùng Tín tặng ta vàng bạc lại không cho ta biết, bỏ từ lúc nào vào gói hành lý này đây?”

Đoạn, cứ ngồi ngẩn ra suy tính mãi. Ngô Quảng bấm tên tửu bảo mắt xếch
lui ra, đi gọi năm mươi kẻ tuần tráng đến, nói thì thầm với nhau, rồi
chúng lấy dây thừng lớn chăng khắp cửa, và gươm giáo mai phục kín hai
bên. Sau đó Ngô Quảng vì tham của muốn vào trước chiếm gói bạc, vác đao
đẩy cửa xông vào.

Thấy động, Thúc Bảo nhanh mắt, biết là chủ quán có ý gian, bèn vùng đứng dậy quát to :

- Ngươi vào làm gì đó?

Ngô Quảng thảy Thúc Bảo hùng dũng quá, chưa kịp giơ đao hạ thủ đã bị
Thúc Bảo phóng chân dá một cái vào giữa bụng, Quảng ngăn lộn vế phía
sau, đầu rơi ngay vào miếng đá kê cột gỗ, bị vỡ làm hai mảnh chết tức
ngay. Nghe có tiếng xì xào bên ngoài, Thúc Bảo xách đôi kim giản nhảy
ra, chẳng ngờ bị chúng giật mạnh dây trong bóng tối, Thúc Bảo ngã nhào
xuống đất. Chúng tiện dây, năm mươi kẻ xúm vào đè đầu giữ cẳng trói ngay chàng lại, reo vang cả quán.

Trói xong, vào phòng thấy Ngô Quảng chỉ còn là cái tử thi. Vợ con Ngô
Quảng kêu gào chán rồi viết lá đơn. Sớm hôm sau, chúng dẫn ngựa, hành
lý, và Thúc Bảo vào trình tri phủ.

Tri phủ kìa là Sài Kiến Đức nghe báo bắt được quân đạo tặc, ra ngay công đường. Thấy Tần Thúc Bảo, tri phủ giật mình nói :

- Rõ ràng ngươi là đô đầu vừa ở Tế Nam giải tù đến đây sao lại đi ăn cướp giết người như vậy?

Thúc Bảo rập đầu kêu sự tình bị ốm chưa về được, phải ở nhà người bạn,
chứ không hề làm việc gian phi đó. Sài tri phủ không tin thét mắng ầm ầm :

- Nhà ngươi đã có hồi văn không phịu về phục lệnh quan trên, còn lưu
đãng ở vùng này, thế là có ý gian giảo đó. Bạn ngươi là ai, nói mau!

Thúc Bảo sợ liên lụy đến Đơn Hùng Tín, nói tránh đi :

- Người bạn tôi buôn bán ở Giang Đông, nay đã đi rồi.

Tri phủ càng dập án :

- Người nói quanh co, quả là đạo tặc. Trông người béo tốt thế kia, quyết không phải ốm. Nay lại có bạc vàng, ngựa đẹp yên quý đó, thiết tưởng
một vị Nguyên soái triều đình cũng không sắm được, huống chi khi người
đến trình công văn còn mạc áo cũ, cớ sao ngày nay lại đổi khác như vây
được? Còn như việc đánh chết Ngô Quảng, người có chối không?

Thúc Bảo biết cãi vô ích đành cúi đầu im lặng. Sài tri phủ bắt Thúc Bảo ký tờ cung, rồi sai giam vào ngục chờ ngày phê án trạng.

Tham quân sảnh tên gọi Mạng Hồng hỏi khẩu cung. Thúc Bảo nhất định không chịu nhân là giặc cướp. Tham quân tức giận sai tra tấn đến nỗi máu chảy thịt dây, rồi truyền tống ngục.

Việc đô đầu đi ăn cướp, phá quán, giết người ở rừng Giác Lâm bị đồn đại
ầm lên, đến tai Đơn Hùng Tín. Tín kinh hãi vào thành nghe ngóng, quả
nhiên tin ấy không sai. Tín bèn sai bưng một mâm rượu vào nhà ngục, nói
với lính canh cho đem cơm vào. Lính canh không còn ai lạ Tín, vâng lời
mở cửa, lại tạm tháo gông cho Thúc Bảo một chốc lát.Tín bước vào thấy
Thúc Bảo đầu bù, mặt sưng, áo rách, ứa nước mắt mà kêu lên :

- Tần đại huynh chỉ vì tôi mà hai lần hoạn nạn. Tín này dẫu chết đi cũng không chuộc được tội lỗi với đại huynh.

Thúc Bảo cũng sa giọt lệ :

- Phen này tôi khó mà sống được. Chỉ cầu xin đại huynh có một điều, là
tôi còn một mẹ già không ai phụng dưỡng. Xin đại huynh viết vài chữ cho
gia mẫu biết, và xin đại huynh giúp đỡ cho. Dẫu xuống suối vàng, cũng
không quên được ơn đại huynh.

Tín nhận lơi và tìm lời an ủi. Hai người cùng ăn cơm. Ăn xong, Tín lấy năm lạng bạc cho tên lính canh. Rồi nói với Thúc Bảo :

- Để tôi vào phủ nói với thứ sử giảm nhẹ tội đi, đại huynh cứ an tâm tĩnh dưỡng.

Đoạn vào ngay phủ đường, nói lót với Sài tri phủ và Mạnh Hồng hai người
nhận lời giúp, hứa giảm tội cho Thúc Bảo. Hai hôm sau, Mạnh Hồng làm án: Thúc Bảo không phải là cường dạo, chỉ là ngộ sát đấy thôi.

Việc tư lên tỉnh. Phán quan tỉnh Sơn Tây xem án chuẩn phê, đem phát vãng Thúc Bảo đi Ký Châu thuộc tỉnh Hà Bắc, sung vào làm lính dưới trướng
soái phủ. Hai người công sai được lệnh dẫn Thúc Bảo đi cũng là hai kẻ
hảo hán, một tên là Kim Giáp, một tên là Đổng Hoàn, vẫn đi lại với Đơn
Hùng Tín rất thân.

Được tin, Hùng Tín đón sẵn ở ngoại thành mời hai công sai và Thúc Bảo vào tửu điếm. Tín nói :

- Tần đại huynh bị đày ra Yên Sơn, không có gì đáng lo ngại nữa, ở đấy
tôi có quen một người tên là Trương Công Cẩn làm quan kỳ bài ở soái phủ, lại quen cả hai anh em Uất Trì Nam và Uất Trì Bắc hiện làm chức quan
trung quân soái phủ. Khi đại huynh đến nơi tìm vào Thuận Nghĩa thôn đưa
phong thư này của tôi cho Trương Công Cẩn rồi hãy vào đệ công văn.

Thúc Bảo xiết bao cảm động :

- Đại huynh đã vì tôi mà tốn bạc vàng, mất ngày giờ săn sóc, ơn ấy thề phải báo.

Tín nói :

- Nghĩa bạn bè hoạn nạn phải có nhau. Chỉ vì tôi mà đại huynh bị liên
lụy, tôi dù có móc gan lấy óc cũng chưa đủ chuộc tội này. Còn như thân
mẫu ở Tế Nam, tiểu đệ xin chu cấp.

Bảo hai ba lần vái tạ. Tín láy năm mươi lạng bạc đưa Thúc Bảo, lại lấy
hai mươi lạng biếu Đổng Hoàn, Kim Giáp, hai người bị ép bất đắc dĩ phải
cầm.

Ba ngươi đi suốt ngày, tối mới vào hàng quán nghỉ. Một hôm gần tới Yên
Sơn, trời sụp tối, vào khách điếm, Thúc Bảo hỏi chủ quán rằng :

- Thôn Thuận Nghĩa ở phía nào?

Chủ quán đáp :

- Cách đây năm dặm ở phía Đông.

Bảo lại hói :

- Ông có biết ai là Trương Công Cẩn không?

Nhà hàng đáp :

- Ông ta làm quan kỳ bài, ai mà chẳng biết. Gần đây, Nguyên soái lại kén một người Trung lãnh quân, tên gọi Sử Đại Nại, Nguyên soái muốn biết
Trung lãnh quân có giỏi vũ nghệ không, nên đã sức lập một cái lôi đài
trước miếu thổ địa thôn Thuận Nghĩa, hẹn trăm ngày không ai đánh nổi Sử
Đại Nại sẽ được lãnh chức. Nếu có người đánh bại hắn, hắn xin nhường
xách hành lý đi ngay. Hiện nay đã chín ngày rồi, còn có ngày mai nữa là
Sử Đại Nại được lãnh chức anh hùng vô địch.

Ông Trương Công Cẩn và Bạch Hiển Đạo ngày nào cũng coi sóc lôi đài, các ông muốn tìm, cứ đến dưới lôi đài mà vẫy gọi.

Thúc Bảo mừng lắm. Sáng hôm sau, ba người ăn cơm cơm, trả tiền trọ, tới
thẳng lôi đài. Lôi đài cao chót vót, cờ lọng cắm chung quanh rất uy
nghi. Dưới dài, người xem kể có vạn đầu, ồn ào như sóng bể. Một lát có
ba người phóng ngựa đến, lính quát người rẽ ra. Sử Đại Nại mặt dữ, vóc
to, nhảy vót lên lôi đài, cởi chiếc áo bào đỏ trong mặc bộ áo quần xanh
gọn ghẽ, Trương Công Cẩn và Bạch Hiển Đạo ngồi ở trong miếu nhìn ra;
uống rượu cùng các thứ quả phẩm, phía sau có lính hầu.

Tần Thúc Bảo và hai công sai lại gần vào xem cho rõ. Sử Đại Nại múa mấy bài côn quyền rồi nói :

- Ta vâng lời Nguyên soái lên đài thách anh hùng, thiên hạ có can đảm
thì lên đây tỉ thí. Hôm nay hết hạn trăm ngày, nào còn ai dám cùng ta
thi sức?

Hỏi luôn ba lần, khán giả im phàng phắc. Đổng Hoàn ngứa mắt nói :

- Kẻ vũ phu kia coi thường thiên hạ quá. Tôi xỉn lên đánh nó!

Kim Giáp và Thúc Bảo chưa nói sao, Đổng Hoàn đã nhảy lên quát lớn :

- Có ta lên móc mắt mày đây!

Nói rồi múa quyền xông vào, dùng miếng cao thân mã thế đánh luôn. Sử Đại Nại né mình tránh dễ dàng rồi phóng chân đá vào người Đổng Hoàn. Hoàn
toan hắt chân, nhưng Đại Nại khỏe, vững như cột dá.

Đổng Hoàn bị hắt ngã từ trên đài xuống đất.

Thấy bạn bi đánh, người xem vỗ tay chế nhạo, Kim Giáp nổi giận hầm hầm,
phi mình nhảy lên, chẳng nói năng chi, múa quyền đánh Sử Đại Nại. Họ Sử
nghiêng mình đánh dứ một cái rồi xoay mình chạy sang góc đông. Kim Giáp
đuổi theo, Đại Nại quay mình lại dùng thế “thoát bào đả thử” tay luồn
qua đùi Kim Giáp tung lên.

Giáp bị ngã ngược đầu xuống ván. Nại thét :

- Xuống đì!

Liền đá một cái, cả cái mình nặng nề của Giáp rơi tõm xuống bãi cỏ chân đài. Mọi người cười vạng như sấm.

Đánh xong hai người, Sử Đại Nại đứng khuỳnh tay, trừng mắt nhìn thiên hạ, coi bộ vô cùng kiêu hãnh.

Thúc Bảo lửa giận ngùn ngụt cháy, nhảy lên đứng trước mặt Sử Đại Nại,
nhẹ như con én: Nại giật nảy mình, chưa kịp lùi giữ thế đã bị Thúc Bảo
dùng sa quyền xoắn lấy Nại mà đánh tới tấp như dông bão. Sử Đại Nại
hoảng kinh, hoa mắt, rối tay, muốn nhảy né xa nhưng không sao thoát
được, phải dùng hết sức bình sinh đón đỡ. Mấy lần Đại Nại suýt ngã, cứ
lùi mãi vào góc lôi đài. Người xem la hò như sấm động bốn phương. Sử Đại Nại cứ lùi mãi quanh mà đón đỡ, không trả được miếng đòn nào, mồ hôi vã như tắm, tuột cả áo rơi cả chiếc lụa hồng bịt tóc, và ở mí mắt Đại Nại
đã có máu chảy ròng ròng.

Trương Công Cẩn nói nhỏ với Bách Hiển Đạo :

- Sử Đại Nại thua đến nơi rồi. hảo hán kia có lẽ là môn phái Sơn Đông.

Lối đánh ấy phải là võ thuật gia truyền danh tướng. Sử Đại Nại còn kém
lắm, địch làm sao được.

Hai người càng xem Thúc Bảo tiến lui, dùng đòn rất hiểm, mặt vẫn hồng
hào không biến chuyển, tiến thoái vẫn lẹ làng như én liệng, đại bàng
bay, không có chi là mệt nhọc. Trái lại, Sử Đại Nại đã hồng hộc thở,
chân tay luống cuống, máu ở mắt càng chảy dữ, và ở má đã tím bầm. Công
Cẩn hỏi một người xem :

- Vị hảo hán kia là ai thế?

Một người đáp :

- Hảo hán đó cùng đì với hai ngươi kia.

Trương Công Cẩn gạt người xem tiến đến phía Đổng Hoàn, Kim Giáp, xá mà hỏi :

- Xin hai ông cho biết vị hảo hán trên đài kia đại danh chi đó?

Kim Giáp đang vui mùng vì Thúc Bảo đang trả nhục cho mình,bèn nói :

- Đó là dũng sĩ Tần Thúc Bảo, tiếng tăm đã vang dộng đất Sơn Đông.

Công Cẩn mừng rỡ ngửa mật lên đài nói lớn :

- Tần hảo hán hãy dừng tay tha cho Sử Đại Nại được thở đã, có Trương Công Cẩn này muốn thưa câu chuyện.

Khi đó, Thúc Bảo đã dồn Đại Nại vào góc, đang sắp dùng độc thủ moi mắt
Nại thì nghe có tiếng người gọi đích danh mình, lại xưng rõ cái tên mình đang muốn tìm kiếm, bèn trao mình nhảy xuống khỏi đài.

Đổng Hoàn vội đưa Thúc Bảo đến người lạ mặt. Bảo vái chào :

Tiểu đệ đang định đến yết kiến tôn nhan, ngờ đâu lại gặp nhau đây.

Công Cẩn mừng vô kể, dắt tay Thúc Bảo và mời cả Đổng Hoàn, Kim Giáp lên
trên miếu, sai dọn tiệc. Yên vị rồi, Thúc Bảo lấy thư của Đơn Hùng Tín
đưa Công Cẩn xem.

Đọc xong, Cẩn vui vẻ nói :

- Đại ca cứ an tâm, mọi sự an lành xin cứ tin ở Cẩn này hết cả.

Mỗi người uống vài chén. Công Cẩn sai lính dắt ba con ngựa để bọn Thúc Bảo cưỡi cùng mình về thôn trang truyền bày đại tiệe.

Tiệc tan, Công Cẩn lại mời bọn Thúc Bảo cưỡi ngựa đến trung quân phủ.

Tới nơi, Công Cẩn giới thiệu Thúc Bảo với Uất Trì Nam, Uất Trì Bắc, Hàn Thực Chung và Lý Công Đán. Mọi ngươi vội thi lễ nói :

- Đại danh của Tần huynh bấy nay vẫn từ Sơn Đông vang dội đến cái miền Yên Sơn hẻo lánh này, nay được gặp, thật là đại hạnh.

- Hảo hán lại tới đây có việc chỉ?

Công Cẩn móc túi lấy tâm thư của Đơn Hùng Tín đưa bốn người xem, Anh em
Uất Trì đọc xong thư đều cúi đầu xuống nghĩ một lát rồi khẽ nói :

- Đơn Hùng Tín viết thư phó thác Tần đại huynh cho bọn ta, có biết đâu
rằng Nguyên soái đây ra kỷ luật quá nghiêm, hễ tội nhân nào đến cũng bị
một trăm soái uy côn, trăm tội nhân chết chín chục người.

Nay đối với Tần hảo hán, ta biết xử cách nào cho ổn.

Lý Công Đán cũng cúi đầu nghĩ rồi chợt nói.

- Tiểu đệ có kế này. Nguyên quan Nguyên soái sợ nhất tội nhân có bệnh
lao, Hễ ai mắc bệnh đó, được miễn roi lại còn được đưa đi chữa.

Tần đại huynh da hơi vàng, ta nói dối là có bệnh lao, thế là thoát được.

Bọn Công Cẩn gật đầu khen phải. Đoạn Uất Trì Nam sai đặt tiệc, cùng nhau say sưa nói chuyện giang hồ, bàn về võ nghệ, rất là tương đắc, tới
khuya mới ngủ.

Sáng hôm sau, cùng đến cửa tổng dinh, ba hồi trống điểm, ba phát súng nổ vang. Trương Công Cẩn vào đứng ở ban kỳ bài. Bách Hiển Đạo về tả lĩnh
quân, Uất Trì Nam, Uất Trì Bắc vào trung quân quan, Hàn Thực Chung, Lý
Công Đán theo vào ban hữu thống chế, tề tựu theo thứ bậc lên công đường
chào Nguyên soái.

Sau, đến phó tướng, nha tướng, lần lượt kéo vào bái kiến. Sử Đại Nai chưa lĩnh chức, còn đứng chực ở bên ngoài.

Đổng Hoàn, Kim Giáp giải Thúc Bảo cũng chờ được gọi vào đệ công văn. La
nguyên soái đội khăn đỏ, trong mặc giáp sắt ngoài khoác áo bào chẽn hoa
vàng ngồi giữa hai hàng binh sĩ, gươm trần, giáo dựng, rất uy nghiêm. La nguyên soái hỏi về việc lập lôi đài.

Trương Công Cẩn bước ra nói :

- Hẹn kỳ đã đủ trăm ngày. Không ai dịch nổi Sử Đại Nại, tiểu tướng xin về trình Nguyên soái.

La nguyên soái đòi Sử Đại Nạt vào. Nại sụp lạy dưới thềm.

Nguyên soái cho Nại thụ chức hữu lãnh quân.

Đại Nại tạ ơn về ban đứng. Những công sai các nơi vào trình công văn.

Kim Giáp Đổng Hoàn được vào trước. Nguyên soái xem xong, gọi Tần Quỳnh vào. Kim Giáp rập đầu nói :

- Tần Quỳnh người ốm yếu bị ho lao từ trước khi ở Lạc Châu, nay đi đường xa bệnh càng nặng lắm, luôn luôn hộc máu tươi ra. Xin đại quan phát
lạc.

La nguyên soái vốn sợ người ho lao nhưng tính cẩn thận bảo cứ dẫn Tần
Quỳnh vào. Tần Quỳnh mới bước tới cửa La nguyên soái thấy vàng vọt xanh
xao bèn xua tay bảo dẫn ra, và truyền cho thầy thuốc chữa.

Sau đó La nguyên soái đứng lên. Ba phát súng nổ vang. Viên môn đóng
chặt. Bọn Công Cẩn mừng cho Tần Thúc Bảo, lại rủ nhau về nhà Uất Trì Nam uống rượu mừng.

Đây nói chuyên La nguyên soái vào tư thất. Công tử là La Thành ra đón.
La Thành vốn là sao Bạch Hổ xuống trần. Thành mắt sáng mặt trắng, môi
son, năm ấy mới mười bốn tuổi văn hay, võ giỏi, đi đứng ung dung như
người lớn. Sau này la Thành sẽ là anh hùng thư bảy đời nhà Tùy. La Thành nắm áo La nguyên soái nói :

- Mẫu thân con tự nhiên mặt ủ mày chau, lệ sa không dứt, hiện đang ngồi trên lầu ấy.

La nguyên soái vội lên lầu vấn an phu nhân. Tần phu nhân nói :

- Chẳng giấu gì phu tướng. Thiếp tôi nghĩ tình máu mủ mà đêm ngày nhớ
tiếc. Tần huynh tôi đã vì chúa bỏ mình chiến địa. Nay còn vợ góa, con
côi, không biết lưu lạc về đâu? Đêm qua, thấy Tiên huynh tôi hiện về báo mộng rằng Tần điệt nhi mắc nạn phải đày đến đây, hiện ở dưới trướng phu quân. Vậy một lời trân trọng, xin phu quân xét cho một chút máu mủ của
thiếp tôi mà rộng ơn che chở cho điệt nhi được no lành, thiếp mang ơn
lắm.

Nói rồi lại khóc. La nguyên soái bùi ngùi, hỏi :

- Phu nhân có biết lệnh điệt tên gọi là chi không?

Tần phu nhân nói :

- Thiếp nhớ thuở xưa, tiên huynh thiếp đặt tên nó là Thái Bình Lang.

La Công im tăng, rồi nhợt nhớ ra, nói :

- Sáng nay có một tên tù ở Sơn Đông, huyện Lạc Châu phải đày đến đây. Tên hắn là Tần Quỳnh tuổi còn đang độ trẻ.

Tần phu nhân giật mình, rú lên :

- Ôi chao, nếu vậy thì diệt nhi đã chết vì trăm soái uy côn rồi còn gì nữa!

La nguyên soái nói :

- Hắn bị ho lao, nên không bi đòn, hiện đã cho chữa thuốc.

Phu nhân mừng cuống quít bước xuống giọng :

- Thế thì nhà họ Tần thiếp còn có phúc. Chỉ còn sót lại giọt máu ấy mà thôi.

Nói rồi lại òa lên khóc, nói rằng :

- xin phu quân cho thiếp gặp điệt nhi. Nếu quả đúng thì thật tiên huynh thiếp anh linh lắm.

La nguyên soái nói :

- Muốn cho cẩn thận thì bây giờ tôi cho gọi hắn vào hậu đường, tra hỏi
lại, phu nhân đứng nấp sau rèm mà nhìn mặt xem có đúng không.

Tần phu nhân vội nghe lời ra ngồi sau sau rèm đợi.

Tức thì La nguyên soái sai Tần ngạn Tân cầm lệnh tiễn đòi Tần Quỳnh vào
hậu đườg ngay. Quan kỳ bài Tần Ngạn Tân phi ngựa tới nhà Uất Trì Nam,
khi đó, Tần Thúc Bảo đang cùng bọn Uất Trì uống rượu, thấy kỳ bài đến
đòi Thúc Bảo, đều sợ hãi.

Tần Ngạn Tân nói :

- Quan Nguyên soái phúc thẩm ở hậu đường, không có gì ngại hết.

Tần túc hạ cứ vững tâm đi.

Lát sau tới súy phủ, Ngạn Tân giao Thúc Bảo cho La Xuân dẫn vào.

Thúc Bảo ngẩng nhìn thấy La nguyên soái ngồi trên ghế trải da hổ, hai
bên có gia tướng tuốt gươm hầu. Nguyên soái truyền cho Tần Quỳnh bước
tới gần trước ghế. Thúc Bảo quỳ ở dưới thềm. La nguyên soái nói :

- Tần Quỳnh kìa, cha ông ngươi làm gì, ở đâu. Sao lại bị đày ra đây?

Thúc Bảo như có thần linh báo, nghi thầm: “Tự nhiên Nguyên soái hỏi tông tích mình chắc định làm ơn gì cho ta đây, Bèn đáp.

- Chúng tôi quê ở Tế Nam, ông tôi là Tần Húc, cha tôi là Tần Di làm Phục Lỗ tướng quân trước xe loan Tề chúa. Chẳng may đã chết ở chiến trường.
Sau đấy, mẹ tôi góa bụa tôi thì bơ vơ mới lên năm tuổi.

Mẹ con dắt díu nhau sang đất Sơn Đông, Lớn lên quan tri phủ cho tôi làm
Bộ đạo đô đầu, sai tôi giải mấy tên tội nhân sang Lạc Châu. Khi trở về,
vào một tửu điếm chủ quán là Ngô Quảng đang đêm cầm đao vào những toan
giết tôi để đoạt thâu hành lý. Tôi chống cự đá hắn một cái để giữ thân.
Không ngờ hắn bị ngã vỡ đầu mà chết. Vì thế phải đày đến đất này.

La nguyên soái lại hỏi :

- Mẫu thân ngươi tên họ là chi? Thuở nhỏ ngươi có tên gì khác nữa không?

Thúc Bảo đáp :

- Thân mẫu tôi là Ninh thị. Thuở nhỏ, cha tôi đặt cho tôi là Thái Bình Lang.

La nguyên soái lại hỏi :


- Ngươi có bà cô nào không?

Thúc Bảo đáp :

- Tôi nhớ có một bà cô khi xưa lấy ông quan võ họ La. Cho đến ngày nay
đã hai mươi năm rồi, tôi không được biết cô tôi ở nơi nào.

Từ nãy, Tần phu nhân đã nghe được rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ gì nữa, vội vén rèm bước ra, khóc òa lên :

- Tần điệt ơi, chính cô của cháu đây!

Nói rồi cầm tay Thúc Bảo. La nguyên soái cười khanh khách :

- Nghìn dặm một nhà, việc đời thật do Hóa Công xếp đặt run rủi hết.

Thúc Bảo ngơ ngác, không hiểu ra sao rụt tay lại mà sụp xuống đất :

- Dám bẩm phu nhản, tôi là một kẻ tù phạm, biết bao nhiêu tội lỗi.

Chỉ muốn được quan Nguyên soái tha chết cho là may.

La nguyên soái đứng lên, cúi nhấc Thúc Bảo dậy ôn tồn nói :

- Lão phu La Nghệ này là ông quan võ lấy cô ruột cháu đó. Cháu cứ an tâm mà lạy cô cháu đi.

Thúc Bảo vội sụp lạy Tần phu nhân và La nguyên soái. Sau dó, La Thành
chạy vào vái lạy Tần Thúc Bảo. Cả nhà mừng rỡ, như tỉnh giấc chiêm bao.
Tần phu nhân sai đun nước cho Tần Thúc Bảo tắm gội lại sai lấy quần áo
mới cho thay, đoạn truyền bày tiệc rượu mừng.

Lúc sau, bọn Trương Công Cẩn nghe biết việc ấy, đều vui vẻ rủ nhau đem lễ vật đến mừng Thúc Bảo.

Từ đấy, Thúc Bảo ở liền trong soái phủ. La nguyên soái và Tần phu nhân
nhận thấy Thúc Bảo mặt mũi phương phi, rõ dòng tướng phiệt, đều mừng rỡ. Một hôm, nhân nói về võ nghệ và binh khí, La nguyên soái nói :

- Hiền điệt ơi, thân phụ hiền điệt bỏ mình báo chúa, danh còn lưu lại,
nhưng chẳng hay đôi Kim giản họ Tần nay lưu lạc phương nào, đã vào tay
ai không rõ. Lão phu thường nghĩ đến lấy làm tức lắm.

Thúc Bảo nói :

- Khi thân phụ cháu mất đi, cháu lớn lên nhờ lão bộc La Hán truyền dạy
giản pháp để ghi lại môn võ họ Tần, ngày nay cháu còn nhớ hết.

La nguyên soái vội hỏi :

- Vậy kim giản cháu để đâu?

Thúc Bảo bèn thuật lại chuyện tri phủ Lạc Châu kết tội tù đạo tặc, đã thu kim giản, ngựa quý, yên đẹp sung vào công khố.

La nguyên soái nói :

- Cháu cứ khai mất những gì, ta sẽ sai người cấp tốc đến Lạc Châu đòi lại.

Thúc Bảo nói :

- Vây thì may quá. Hiện có hai công sai đẫn cháu chưa về, mai xin giao thư cho họ về trình lại tri phủ thì tiện lắm.

Nói rồi, chờ tan tiệc Thúc Bảo về phòng viết thư tạ ơn Đơn Hùng Tín, nói nhờ Tín báo cho Tần mẫu biết mình đã gặp Nguyên soái La Nghệ xứ Yên
Sơn.

Sáng hôm sau, La nguyên soái thân viết thư đóng kiềm ấn Nguyên soái, sai Đổng Hoàn, Kim Giáp mang về trình Lạc Châu tri phủ.

Thúc Bảo cầm thư lên ngụa đến thẳng nhà Uất Trì Nam để giao thư cho Kim
Giáp, Đổng Hoàn. Vừa lúc đó hai người đang sửa soạn hành lý ra về, thấy
Thúc Bảo đến thì mừng rỡ nắm lấy tay mà chúc tụng. Thúc Bảo nhờ đưa thư, lại kèm thêm hai mươi lạng bạc tặng làm lộ phí.

Hai người vái lạy, lên đường. Thúc Bảo tiễn ba dặm, rồi quay vào cùng
bọn Trương Công Cẩn uống rượu chuyện trò vui vẻ hồi lâu, Bảo mới lên
ngựa về La soái phủ. Mấy hôm sau nhân nói về võ nghê, Thúc Bảo ứng dối
như nước chảy La nguyên soái, khi về trướng nghỉ, vui mừng nói với phu
nhân :

- Tôi xem Tần điệt, tướng mạo khác thường, võ nghệ, bỉnh pháp tỉnh
thông. Tôi muốn cất nhắc cho Tần điệt một chức quan, nhưng hiềm nỗi Tần
điệt chưa có công lao, lại đang là một phạm nhân, nhất đán cho quan
chức, tất chúng sẽ chê ta tây vị, ý ta cho Tần điệt cùng chúng thi tài
võ nghệ, rồi sẽ cho làm quan dưới trướng ta, như vậy lòng người mới
phục.

Tần phu nhân khen phải và cảm tạ. Ngay hôm đó, La nguyên soái nói cho Thúc Bảo biết. Bảo mừng lắm nói :

- Tiếc rằng đổi giản lại không có ở đây.

La Thành nói :

- Biểu huynh dùng giản của em cũng được.

Nói rồi lấy giản dưa Thúc Bảo. Bảo cầm xem vừa ý lắm.

Sớm sau, đầu canh năm, La nguyên soái sức truyền tướng sĩ sửa soạn giáo
trường luyện võ. Ba tiếng súng nổ vang, cổng soái phủ mở toang. La
nguyên soái mặc giáp cầm thương lên ngựa, theo sau có nha tướng đi hầu.

Tới giáo trường, La nguyên soái lên tướng đài ngồi, ba hồi chiêng trống
khua vang. Nguyên soái hạ lệnh ba quân tập trận. Cờ xanh phất, đoàn ky
mã bày thành trận thế, sau là bộ binh theo chiến thuật mà dàn, tiến lui
đúng phép, người ngựa chuyển hết thế trận này sang thế trận khác, biến
hiện thần diệu. Ba phát súng sau, quân nào lại về đội ấy.

Sau đến cuộc thi tài cung tên. Đích đặt ở phía Nam, các tướng hễ ai băn
trúng thì trống nổi ran, ngươi nào bắn sai thì mi phăng phắc.

Chúng bắn hết lượt rồi, Nguyên soái truyền gọi tội nhân ở Sơn Đông ra.
Thúc Bảo nghe loa gọi, dạ to một tiếng dưới tới thềm cúi đầu chờ tướng
lệnh.

La nguyên soái nghiêm mặt nói :

- Ta muốn kén chọn một Đô lãnh quân, bất luận là quân lính hay tù phạm,
ái có tài cung tên, đao kiếm thì cho xung chức. Người có tài cán thì cho thi thố trước ba quân!

Bảo nói :

- Chúng tôi quen dùng kim giản, xin cho biểu diễn.

La nguyên soái truyền mã phu dắt ra một chiếc ngựa cao to. Thúc Bảo nhảy lên yên, không cầm cương, lấy chân thúc ngựa cho phi ra giữa giáo
trường. Đó là ngựa riêng của La Nghệ, có ý dành cho Thúc Bảo từ trước.
Tuấn mã cất bốn vó phi như gió trên mặt cỏ xanh. Ngựa chạy một vòng. Bảo lấy đùi ghìm ngựa, rút đôi giản múa. Giản pháp dòng họ Tần cũng giống
như giản pháp họ La, thật là thần diệu. Một lát người ta chỉ nghe tiếng
gió vù vù, và chỉ thấy một vòng hào quang sáng lóe, không thấy người đâu nữa, Bảo vừa múa vừa thúc ngựa phi, thành ra cái vòng hào quang đó bay
lơ lửng trên yên ngựa, đẹp như một chiếc cầu vồng sa xuống đất. La Nghệ
tấm tắc khen, buột miệng nói to :

- Thật là cha hùm, con hổ. Dòng danh tướng muôn thuở còn ghì mãi.

Thúc Bảo biểu diễn đủ 3sáu bài giản, dừng ngựa trước tướng đài, nhảy xuống lạy Nguyên soái chờ tướng lệnh.

La Nghệ hỏi to :

- Có ai chê giản pháp của Tần Quỳnh không?

Bọn Uất Trì Nam Trương Công Cẩn bước ra.

- Chúng tôi xin bái phục!

Vừa dứt lời, có người bước ra nói lớn :

- Sao lại bái phục cái tài mọn đó?

Thúc Bảo ngửng trông, người ấy mình cao lớn, mắt tròn mặt xám đen, râu
tua tủa như thép, mặc giáp dẫm, giày da báo. Đó là Ngữ Khôi, là cháu họ
tể tướng Ngữ Kiến Chương triều Tùy khi đó. Tùy văn đế phong cho Ngữ lôi
làm tiên phong đã lập nhiều chiến công tốt đẹp.

La nguyên soái có ý không bàng lòng cau mày nói :

- Tài đến thế, mà ngươi dám chê bai. Ngươi định làm rối quân pháp ta chăng?

Khôi né mình lạy mà đáp :

- Tần Quỳnh là một tên tù tội, chỉ đang quét nhà lao, hầu phân ngựa, sao lại dám sánh ngang hàng đại tướng danh thần của triều đình đã dày công
huyết hãn. Còn cái tài giản ấy chưa thể gọi là tài, vì nhận kỹ còn sai
nhiều lắm.

Rồi quay hỏi Thúc Bảo rằng :

- Ngươi có tài cung tên thì thi thố ra, để làm trò cười nữa cho thiên ha.

La Nghệ giận lắm nhưng cố nén kẻo quân sĩ biết là thiên vi, bèn nói :

- Ừ Tần Quỳnh có giỏi cung tên không đó? Thúc Bảo nói :

- Cung tên cung là cái nghề chơi từ thuở nhỏ của chúng tôi, xin cho phép bắn chim ngang trời.

Khôi cười khanh khách :

- Bắn vịt dưới nước chưa chắc trúng, nói gì đến việc bắn chim bay!

Ngươi nói khoác không sợ chết ư?

Bảo cười nhạt đáp :

- Ngươi chớ nên ghen ghét. Có lẽ từ xưa ngươi chỉ là con ếch ngồi đáy
giếng chưa mở mắt xem phép giản họ Tần này, cũng chưa được thấy tài bách bộ xuyên dương của ta đây.

Khôi đỏ mặt nói :

- Nếu ngươi bắn được chim bay, ta xin quỳ dâng ấn tiên phong ngay lập tức. Nhưng ngươi không bắn dược thì sao?

Bảo nói :


- Ta cho ngươi cái đầu của ta!

La nguyên soái nói :

- Đã vậy thì hai người làm giấy cam đoan đi đã.

Hai người cùng ký kết. Rồi đó, Thúc Bảo cầm cung tên ngửa mặt lên trời.
May sao thấy đổi chim nhạn từ phương tây đến, đôi nhạn chồng cánh lên
nhau mà bay rỡn trên mây cao.

Thúc Bảo giương cung. Cánh dâu uốn như vành trăng thượng tuần, Bảo nói to :

- Tôi bắn xuyên qua cổ đôi hồng nhạn trên cao kia đó! Trông này!

Mũi tên vút lên trời xa thẳm. Đôi hồng nhạn sa ngay xuống giữa giáo trường.

Quán sĩ và bọn Uất Trì, Công Cẩn, La Thành reo vang như sấm động, mưa
rào. Một tên quân được phép chạy ra nhặt đôi nhạn lên dâng La nguyên
soái. La Nghệ nhìn kỹ mũi tên xuyên ngang cổ đôi chìm, kinh ngạc mà thầm nghĩ :

- “Quái, tài giản thì họ Tần vốn giỏi đã đành. Còn nghề thương và cung
nỏ, trong thiên hạ tưởng chỉ có họ La, vậy mà Tần điệt cũng có tài thần
tiễn như thế này!”.

Nghĩ rồi khen không ngớt. Đoạn bảo Ngữ lôi :

- Tài giản, tài cung tên đã thế, ngươi có còn gièm chê nữa chăng?

Giấy tờ cam đoan đã ký kết, kẻ anh hùng hảo hán nên tự trọng, người khá
dâng ấn tiên phong cho Tần Quỳnh, kẻo ta quân lệnh mà trị đó.

Ngữ Khôi cười :

- Ấn tiên phong của triều đình ban cho tôi, sao lại nhường cho một tên tù chăn nwja, quét rác kia, không có lý nào lại thế!

La Nghệ giận lắm quát :

- Tên này nói năng vô lễ, để cho thất phu sống làm gì nưa.

Rồi truyền võ sĩ đem ra chém. Lôi kêu lớn :

- Nguyên soái giết tôi là bất công, hãy để tôi thi võ cùng tên tù tội, tôi giết nó rồi chết cũng vui lòng!

La nghệ nén giân dữ, cho võ sĩ lui ra, rồi bảo Tần Thúc Bảo :

- Bản soái cho ngươi cùng Ngữ Khôi đấu võ. Đoạn sai lấy giáp, mã đưa
Thúc Bảo. Mặc giáp lên yên, Thúc Bảo phi ngựa ra giữa giáo trường, đường đường là một thiếu niên dũng tướng. Bảo quát to :

- Ngữ Khôi ra đây chịu chết mau!

Khôi thúc ngựa múa đao chém Bảo. Đôi giản đón đỡ làm bật đao Khôi lại.
Lúc đó Khôi coi bốn bể không ai lọt mắt, thấy Thúc Bảo khỏe lạ lùng lại
đỡ luôn ba bốn miếng giản rất hiểm ác. Khôi bắt đầu toát mồ hôi. Cứ thế
trong ba mươi hiệp, đao giản lóa lửa vây xoắn lấy nhau, ngựa hí, nhạc
reo, trống quanh tướng đài vang rộn. Dần dần, đôi giản của Bảo chỉ còn
là đạo ánh sáng và tiếng gió vù vù uốn lượn quanh Khôi. Khôi không còn
hồn vía, hai tay rời rã, mắt hoa, đầu nhức, chỉ còn cố nghiến răng đón
đỡ, rồi thừa một miếng đòn Thúc Bảo vờ đánh hở, Khôi né mình phi ngựa
chạy. Nhưng ngựa chưa kịp cất vó, Khôi đã bị đôi giản kia chập lại đánh
nát óc ra mà chết. Xác Khôi rơi xuống, con ngựa lồng chạy mãi.

La nghệ thầm khen tài cháu nhưng thấy Ngữ Khôi chết thảm quá thì có ý
tiếc ngồi ngẩn mặt ra. Bọn Uất Trì Nam, Trương Công Cẩn đứng thì thầm :

- Tiếng đồn Sơn Đông Tần Thúc Bảo quả không ngoa. Tần huynh sẽ là dũng tướng của triều đình đó!

La Thành thấy anh thắng trận thì nhảy tót ra nắm cương ngựa Thúc Bảo mà cười khanh khách :

- Biểu huynh giỏi lắm, để mai đấu võ chơi với La Thành này một bữa nhé!

Các tướng xúm lại xem, thấy Ngữ Khôi chết hẳn rồi. La nguyên soái truyền khiêng thi thể Khôi ra khâm liệm an táng, đang khi ấy, một người bước
ra kêu to lên :

- Sao Nguyên soái dung túng một tên tù để nó giết người như thế?

La Nghệ ngoảnh ra. Đó là Ngữ Lạng, em Ngữ Khôi. La Nghệ nổi giận quát.

- Lại tên thất phu này nữa. Ngươi không trông thấy anh ngươi coi người
như cỏ, đã ký kết với Tần Quỳnh, rồi lại nuốt lời thách đấu võ.

Gươm đao không biết nể ai, kẻ làm tướng chỉ có thắng bại, và sống chết, ngươi còn oán gì ta nữa?

Đoạn sai kéo Ngữ Lạng ra ngoài. Ngữ Lạng bước ra ôm lấy xác anh khóc
rống lên ba tiếng, rồi lủi thủi đi ra ngoài thành đứng bên một gốc cây
ngẫm nghĩ :

- Thù này ta phải trả. Chi bằng ta sang ngay nước Sa Đà xúi giục La Khả
Hầu cất đại binh phá nát Yên Sơn, bắt La nghệ, Tần Quỳnh băm nhỏ ra mới
hả.

Nghĩ rồi thẳng sang nước Sa Đà.

Lại nói, La Nghệ truyền quân si kéo về soái phủ. Bọn Uất Trì Nam đến nắm tay Thúc Bảo mà khen ngợi. Sau đấy, La nguyên soái lên ngựa đi trước,
Thúc Bảo từ biệt bọn Uất Trì, cùng La Thành cưỡi ngựa theo sau La nguyên soái.

Tần phu nhân ra đón, thấy La tướng quân có dáng băn khoăn, kinh ngạc hỏi căn do. La tướng công thuật việc Tần Thúc Bảo đánh chết Ngữ Lôi cho phu nhân nghe. Tần phu nhân cả sợ. Chợt một nha tướng bước vào báo tin Ngữ
Lạng căm giận ra khỏi thành không biết trốn đi đâu.

La Nghệ băn khoăn lắm, đoán thế nào Ngữ Lạng cũng lập mưu làm phản, bèn
cho quân đì do thám về báo Ngữ Lạng sang nước Sa Đà xui L Khả Hầu cất
quân đánh Yên Sơn.

La nguyên soái làm biểu cho người về kinh sư dâng hà vua.

Thúc Bảo một hôm nhớ mẹ già quê nhà tựa cửa bỗng nước mắt ứa ra. Bảo nói với Tần phu nhân và La tướng công xin về Tế Nam thăm lão mẫu. Vợ chồng
La Nghệ lưu giữ không được đành đặt tiệc tiễn hành, và ân cần viết thư
tiến cử Thúc Bảo với quan trấn thủ Sơn Đông là Đường Bích. Vừa lúc đó có người Lạc Châu do Sài tri phủ sai đem Kim Giản và ngựa quí, yên đẹp đến trả lại Tần Thúc Bảo.

Bảo mùng rỡ nhận ngựa và Kim Giản, sửa soạn hành lý khởi hành.

La Thành tiễn năm dặm mới quay về soái phủ. Thúc Bảo đến nhà Uất Trì Nam và Trương Công Cẩn lạy biệt, lại cùng nhau uống rượu, rồi lên đường
thẳg tới Lạc Châu.

Vương Tiểu Nhị hồi trước đã giữ hành lý và bắt Thúc Bảo bán ngựa trả nợ
mình, xa trông thấy Thúc Bảo cưỡi Long câu mặc cẩm bào, thì sợ hãi chạy
vào bảo vợ :

- Cái ông khách thiếu tiền trọ ngày nọ bây giờ sang trọng lắm, tất nhớ thù xưa mà hỏi tội ta.

Nói rồi lên sửa soạn chạy trốn. Vợ là Liễu thị bước ra sụp lạy đón vó ngựa mà rằng :

- Ngày nọ phu quân tôi vì ngu dốt, thô lỗ mà cam tội với Đại Gia, xin
ngươi mở lượng hải hồ tha cho thì chúng tôi xin ngậm vành kết cỏ đền ơn!

Thúc Bảo nói :

- Mời hiền ân nhân đứng dậy. Cái ơn cho cơm nguội không khác chi cái ơn
Siêu mẫu, Bảo này dầu có làm nên nghiệp lớn cũng xin khắc để bên lòng.
Nay tạm có mười nén vàng, gọi là tạ nghĩa hiền nhân, Nói rồi lấy vàng
đưa Liễu thị, Nàng sụp lạy mà tạ ơn.

Thúc Bảo lại lên yên phóng đến Nhị Hiền trang. Gần tới nơi, trời đổ tối. Bóng trăng rải buồn tênh trên rừng núi quạnh hiu. Người ngựa cùng mệt
mỏi, phải qua ba đợt núi, bốn quãng rừng mới tới trang viên bọ Đan.

Hùng Tín nghe gia nhân nói thấy Thúc Bảo về Lạc châu, nên vui mừng ra rừng đón đợi. Khi đó nghe nhạc ngựa reo vang. Tín hỏi :

- Ngựa Tần đại huynh đó chăng?

Nhận được tiếng Hùng Tín, Bảo mừng rỡ lên :

- Chính tiểu đệ đến tạ ơn trời bể của ân nhân đây.

Tín so cương kìm ngang ngựa Bảo mà cười :

- Sao lại nói đến điều tạ ân tạ nghĩa cho mất cái khí phách của trượng
phu. Nay được thấy mặt đại huynh là thỏa lòng Tín này rồi.

Bóng trăng sáng soi ngàn dặm để cố nhân đến vơi bạn xưa, thật là vui sướng biết bao nhiêu.

Đôi ngựa sóng đầu luồn qua cành cây rừng, dẫm lên cỏ rậm, theo bóng
trăng mà vừa đi vừa hàn huyên tâm sự ngày xa cách. Tới trang, tiệc rượu
đã sàn bày, trăm nến sáng với đèn đồng rực rỡ. Bảo ngạc nhiên :

- Tiệc bày sẵn đãi khách nào đây?

Tín cười :

- Tiểu đệ biết đại huynh qua thăm, nên lòng thành bày tiệc sẵn.

Bảo cảm động vô cùng. Tiệc vui nửa chừng, Tín đặt chén nghiêm mặt nói :

- Tiệc xong đại huynh nên về Tế Nam ngay. Là vì từ ngày đại huynh đi,
tiểu đê nhận được hai lá thư do lão mẫu viết Tiểu đệ có trả lời. Gần
đây, lại có một phong thư nhưng là chữ của lệnh tẩu viết nói rằng lão
mẫu bất an, cầm không được bút. Đại huynh nên ngày đêm rong ruổi cho mẹ
già khỏi chờ mong.

Nghe nói, Thúc Bảo để rời chén rượu xuống đùi, nước mắt ứa ra :

- Nếu vậy xin cho tiểu đệ đi ngay bây giờ, không còn lòng nào ngồi nữa.
Khi thân mẫu bình phục rồi tiểu đệ sẽ lại đến đây cùng nhau trò chuyện
cho thỏa tình khao khát bấy lâu nay.

Tín không lưu giữ. Bảo lên ngụa, phi dưới trăng khuya, như mây bay gió cuốn, không nghỉ một lúc nào.

Mãi tới chiều hôm sau, tới tỉnh Tế Nam, Bảo về tới sân, thả ngựa ra vườn, gõ cửa lo lắng gọi :

- Hiền thê ơi, bệnh trạng thân mẫu ra sao?

Trương thị thảy chồng về, mừng khôn xiết, tay đỡ gói hành lý, miệng khẽ nói :

- Mẫu thán vừa uống thuốc chợp đi đó, phu quân đi khẽ chứ.

Bảo cởi bỏ giày, bước chân không đến quỳ dưới đầu giường khóc mà nhìn da mặt mẹ già xanh xao, thân thể gầy mòn như cành củi. Chợt Tần mẫu mở mắt ra, khò khè nói :

- Con dâu của mẹ có đấy không Trương thị nói :

- Thưa mẹ, con đây.

Tần mẫu thờ mệt nhọc nói :

- Mẹ vừa chợp mắt thấy Tần nhi, mẹ tưởng chồng con đã từ địa ngục hiện về đón mẹ.

Thúc Bảo ôm lấy mẹ, khóc nấc lên :

- Mẹ ơi, thằng Thái Bình Lang bất hiếu đã về đây!

Tần mẫu chỉ vì thương nhớ con mà thành bệnh, nay rõ ràng sờ thấy mặt con bệnh tiêu tan hết, khóc ngồi lên.

Thúc Bảo dập dầu lạy mẹ. Tần mẫu nói :

- Con ơi, mẹ nhờ vợ con biết đạo làm dâu thờ mẹ, dâng cơm cháo thuốc
thang cho mẹ sống đến ngày nay. Con đừng lạy mẹ, chính phải lạy vợ con
mới phải!

Thúc Bảo vâng lời quay lạy Trương thị. Trương thị vội sụp xuống lạy trả chồng. Tần mẫu nói rằng :

- Từ ngày con ra đi, lao lung những thế nào nói cho mẹ và vợ con được biết.

Bảo bèn kể sự mắc án ở Lạc Châu, phải đày đi Yên Sơn rồi gặp cô gia cô mẫu. Tần mẫu tủi tủi, mừng mừng hỏi :

- Thế cô gia con hiện dang làm gì, đã có mấy con trai?

Bảo nói :

- Cô gia con làm Nguyên soái ở Yên Sơn, cô mẫu con đã sinh được một trai tên gọi là La Thành mới mười bốn tuổi.

Tần mẫu mừng rỡ quá, lại chảy nước mắt ra. Bảo lại kể ơn Đơn Hùng Tín,
biết lấy gì báo đáp. Nguy Trưng nghe tin chạy ngay đến ôm lấy Thúc Bảo
mà tỏ nỗi vui mừng. Rồi các bạn cùng rủ nhau kéo đến đầy nhà. Trương thị làm tiệc khoản đãi hết mọi người, tiếng cưới nói suốt ngày, khiến Tần
mẫu bệnh trăm phần khỏi cả.

Hôm sau, Thúc Bảo đeo kim giản, mặc võ trang, đem thơ tiến cử của La Nghệ đến soái phủ Đường Bích để trình.


Nguyên Đường Bích quán Giang Đô, sau khi bình được nước Trần, triều dình phong cho làm Hàng huyện công, dinh phủ to như tòa Tam Tư ở kinh đô,
lại kiêm chức trấn thủ Sơn Đông kèm cả chức Tiết độ sứ.

Hôm ấy, Thúc Bảo vào quỳ dâng thơ La nghệ.

Đường Bích xem thơ, truyền vời Thúc Bảo vào. Bảo vào quỳ trước thềm đợi
lệnh. Đường Bích ngắm nhìn Thúc Bảo lưng đeo kim giản, tướng mạo đường
đường, có ý yêu mến ngay. Đường Bích nói :

- Ta vâng lời La nguyên soái hãy tạm cho ngươi giữ chức kỳ bài quan, mai sau có công trạng sẽ thăng thưởng.

Bảo lạy tạ, ngay lúc dó, Thúc Bảo được ban quần áo đoạn lui ra, về dinh, đã thấy hai mươi tên quân theo sau vào yết kiến.

Thúc Bảo từ hôm nhận chức kỳ bài, được Đường Bích trọng dụng như thượng
khách, luôn luôn mời vào hậu dinh cùng uống rượu chuyện trò. Thấy vậy
quân lính càng kính sợ Bảo lắm.

Thấm thoắt, Thúc Bảo làm việc đã hơn bốn tháng. Một hôm, Đương Bích vời Bảo vào, tự rói rượu mời rồi nói :

- Đến rằm tháng giêng năm sau, Việt Quốc Công Quảng đại gia ở kinh sư ăn mừng thượng thọ, ta cần đưa lễ vật vào mừng. Trong thiên hạ giặt cướp
như ong, ta muốn cậy ngươi đi giúp. Nhà ngươi có sức mạnh khác thường,
vì ta mà đi cho việc ấy thì hay lắm.

Thúc Bảo xin tuân lệnh. Đường Bích cả mừng sai khiêng đôi hòm lớn ra,
trong đựng rất nhiều báu vật như dạ minh châu, đai ngoé nạm rồng vàng,
kim cương, bảo gấm, một tờ chúc thọ.

Đường Bích giao mã bài lịnh tiễn cho Thúc Bảo, lại sai hai tên quân mạnh khỏe biết võ nghệ theo hầu Thúc Bảo ở dọc đường.

Bảo về lạy mẹ, rồi sửa soạn hành lý. Tần mẫu rơi nước mắt vì thấy con lại ra đi muôn dặm xa xôi. Bảo an ủi mẹ già :

- Lần này con ra đi chỉ một hai tháng sẽ về, mẹ cứ an lòng.

Rồi ân cần dặn vợ hầu hạ mẹ khi khuya sớm. Sau đó lên ngựa cùng hai tên quân hầu ra đi.

Ra khỏi địa phương Sơn Đông Hà Nam, Thúc Bảo cho ngựa đi chậm lại, ngửa
mặt nhìn ngọn núi Thiếu Hoa ở huyện Hoài Âm, đường núi quanh co, cây cao cỏ sắc um tùm. Bảo ngờ có quân lạc thảo, thúc ngựa lên đi trước, tay
cầm giản sẵn. Thốt nhiên có tiếng lâu la và tiếng nhạc reo vang. Một
chiếc ngụa đen rẽ lau đè cỏ phi ra, trên yên một đại hán mặc áo đen
phanh ngục, đầu đội nón chiến lợp bằng lông quạ, mặt đen, râu cứng, mắt
lồi, thét vang đòi mãi lộ.

Thúc Bảo cười nhạt, múa kim giản đánh. Giản bay như gió cuốn, tướng sơn
lâm chỉ kíp đón đỡ được mươi hiệp rồi yếu thế chỉ toan phóng ngựa chạy
lên núi trốn.

Tướn g đó là Tề Quốc Viễn. Lâu la thấy chủ tướng sắp thua, liền lên núi, thở hồng hộc nói với hai ngươi dang ngồi uống rượu.

- Tề đầu lĩnh gặp một gã trẻ tuổi có long câu rất đẹp, đánh giản giỏi vô cùng. Tề đầu lĩnh không sao địch nổi, chúng tôi phải về cầu cứu nhị vị
Đại vương.

Hai người đó, một là Vương Bá Dương, sau khi từ biệt Thúc Bảo qua núi
này gặp Tề Quốc Viễn đòi mãi lộ bèn đánh ba hiệp Viễn đã thua sụp lạy
mời Bá Dương lên sơn trại làm đầu lĩnh, và một người nữa là Lý Như Khuê
cũng là tay hảo hán có tài sang kiếm.

Bá Dương và Như Khuê nghe nói bèn cầm binh khí lên ngựa xuống núi, đến
nửa chừng Bá Dương trông rõ một hảo hán cầm kim giản, nhận ra người cũ
gọi to lên :

- Tần đại huynh ơi! Có tiểu đệ đây.

Tần Thúc Bảo nghe tiếng quen gọi đích tên mình, rẽ ngựa sang một bên,
ngẩng nhìn lên thấy Bá Dương, mừng khôn xiết. Bá Dương giới thiêu Tần
Thúc Bảo với Tề Quốc Viễn và Lý Như Khuê.

Khuê, Viễn vội vàng xuống ngựa vòng tay xá: Núi thái sơn trước mắt mà
không biết, chúng tôi có mắt như mù, xin Tần nghĩa sĩ Sơn đông rộng thứ
cho. Bấy nay thường nghe đại danh như sấm, nay gặp tôn nhan, thật vạn
hạnh.

Sau đó ba người mời Thúc Bảo lên sơn trại. Qua Uyển Tử thành cùng vào Tụ Nghĩa sảnh, truyền lâu la soạn tiệc.

Vương Bá Dương nói :

- Ngày hôm đó Đơn nhị ca cùng tiểu đệ đến quán Vương Tiểu Nhị tìm thì
đại ca đã đi rồi. Khi đó Đơn nhị ca có việc đang bối rối, phải quay về,
còn tiểu đệ đuổi theo nhưng không thấy. Tiểu đệ cùng Tạ Ứng Đăng mỗi
người đi mỗi ngả. Sau gặp hai hảo hán đây, tiểu đệ đành tạm lên sơn trại này ẩn náu chờ cơ hội sẽ xuất đầu lộ diện.

Thúc Bảo cũng đem đầu đuôi trước sau kể cho ba người nghe.

Bá Dương nói :

- Tiểu đê ngồi mãi đây đã thấy buồn nay đại ca đến kinh sư, cho tiểu đệ cùng đến xem phong cảnh đất đế đô cho khuây khỏa.

Thúc Bảo vui mừng :

- Thế thì hay lắm. Vậy xin sửa soạn hành lý để khởi hành.

Tề Quốc Viền. Lý Như Khuê, cũng đồng thanh nói :

- Nếu Vương đại ca đi thì cho hai chúng tôi cùng nối gót.

Thúc Bảo không trả lời, thầm nghĩ: Vương Bá Dương là một tay hào kiệt,
bạn của Đơn Hùng Tín ân nhân ta, văn võ đều đều tinh thông. Còn như hai
người này mới biết mặt chứ không biết lòng ra sao, họ ở chỗ lục lâm đã
quen thói bạo tàn, đến Tràng An quan quân nhiều, tai mắt lắm, nhỡ xảy ra sự gì thì nguy khốn cho mình.

Tề Quốc Viễn và Lý Như Khuê thấy Thúc Bảo im lặng thì cười nói :

- Hẳn là Tần nghĩa sĩ ngại nỗi anh em chúng tôi là kẻ lục lâm cường đạo
nên có ý sợ chúng tôi làm điều thô lỗ. Nhưng tuy là kẻ thất phu, chúng
tôi được đi hầu hai đại huynh cũng phải giữ tròn lễ nghĩa, dám đâu để
liên lụy cho đại huynh.

Nghe chúng nói tận tình, Thúc Bảo không còn nỡ từ chối nữa, đáp rằng :

- Nếu hai hiền đệ lấy lễ nghĩa làm trọng, cho khỏi có sự phiền nhiễu cho nhau thì xin cùng đi cả cho vui.

Hai người mừng lắm, bèn kén năm lâu la mặt mũi khôi ngô, tráng kiện cho
đi theo. Còn ba trăm kẻ khác phải ở trên sơn trại cấm tuyệt không cho đi xuống núi cướp bóc.

Canh hai đêm ấy, sáng trăng suông, cả bọn cùng xuống núi, thẳng tới đất Thiểm Tây.

Ngày thứ tư, cách kinh sư sáu mươi dặm, thấy một ngôi chùa mới.

Thúc Bảo nghĩ thầm :

- Tề Quốc Viễn và Lý Như Khuê, ta không nên dắt chúng ngay vào kinh đô,
tất chúng sẽ rượu chè sinh vạ lớn âu là nhân có ngôi chùa mới kia ta vào xin một tăng phòng cho chúng ở, chờ tối hôm nào có cơ hội hãy bảo chúng vào kinh đô, như vậy không còn lo nguy hiểm nữa.

Nghĩ xong nói rằng :

- Hai hiền đệ ơi, tôi có một ý này muốn nói ra, chỉ e hai hiền đê không ưng nên chưa dám nói.

Tề Quốc viễn và Lý Như Khuê vội đáp :

- Chúng tôi theo hầu hai đại huynh, có lẽ đâu dám trái lời dạy bảo.

- Ở chốn kính sư ngày hội, thiên hạ bốn phương kéo về đông đúc, các
khách điếm chật chội, ăn uống không được như ý thích. Chi bằng nhân có
ngôi chùa kia mới dựng xem ra cao ráo cây cối âm u, ta vào trọ tại đấy,
tha hồ cưỡi ngựa, bắn cung, rồi hôm nào có hội ta cùng vào dạo chơi,
hưởng thú ca lâu tửu điếm, như vậy vừa tiện vừa thích ý hơn, hai hiền đệ nghĩ thế nào?

Quốc Viễn, Như Khuê vui vẻ nói :

- Được thế thì hay lắm, chúng tôi đã đến đây nhất nhất xin theo đai huynh xếp đặt.

Sau đó cả bọn vào chùa. Thật là một ngồi chùa mới dựng, rất là tráng lệ, nguy nga. Bốn bề cây cao bóng mát, bãi cỏ vươn hoa rộng mông mênh.
Trước cửa có tượng La hán, trong chùa tượng Phật vàng sơn chói lọi.

Nguyên do, từ khí Đường công Lý Uyên ở chân núi Lâm Đồng được Tần Thúc
Bảo đánh bọn Tấn vương phá vòng vây cứu mình thoát nạn, thì phóng ngựa
đuổi theo để hỏi tên họ mong báo đáp, nhưng Thúc Bảo sợ tai vạ phi ngựa
chạy.

Thấy Lý Uyên cố đuổi theo hỏi tên tuổi mãi, bất đắc dĩ phải xưng là Tần
Quỳnh, nhưng khi xưng tên, Bảo giơ tay lên! Thành ra Lý Uyên chỉ nghe
được chữ “Quỳnh” và thấy Bảo khi nói có xua tay thì đoán là chữ “Ngũ”,
nên từ đấy Lý Uyên cứ yên trí là Tần Ngũ.

Về đến đây, Lý Uyên đêm ngày nhớ công ơn ấy, nên lập ngồi chùa mới này,
gian bên hữu có bức hoành phi khắc chữ ân công “Quỳnh Ngũ sinh vị” trên
án cao có dựng pho tượng rất lớn giống hệt Tần Thúc Bảo, hai bên có kẻ
hầu dắt con long câu, và cầm đôi kim giản.

Hôm ấy, nhà sư dâng mời cả bọn cơm chay xong, thấy trời còn sớm bèn dắt
nhau đi xem phong cảnh. Trước hết lên đại điện, Tần Thúc Bảo và Vương Bá Dương ngẩng đầu nhìn đọc mấy chữ bài vị kia lại nhìn pho tượng giống
Thúc Bảo in như đúc, Bá Dương kinh ngạc ghé tai Thúc Bảo hỏi khẽ :

- “Đại ca có nhận thấy pho tượng kia giống đại ca không?”. Mà sao trên bài vị lại đề Tần Ngũ? Thật là khó hiểu.

Tần Thúc Bảo tuy cũng nhận ra pho tương đó giống mình đang nghi ngờ kinh hãi thì thấy một hòa thượng già lên thắp đèn nhang. Vị sư xong việc
hương đăng, đánh chuông rồi ngồi tụng niệm dưới pho tượng đó.

Chờ nhà sư đọc xong kinh, Bá Dương bèn hỏi :

- Dám thưa sư phụ, pho tương kia có lẽ là tượng người đang sống.

Chẳng hay sự tích thế nào xin sư phụ pho chúng tôi dược biết.

Hòa thượng bèn mời mọi người lên để phương trượng kể đầu đuôi việc Đường công Lý Uyên nhớ ơn Tần Ngũ cứu toàn gia quyến ở chân núi Lâm Đồng sơn
thế nào, nên nay lập chùa tạc tượng thờ để tỏ lòng nhớ ơn Tần ân nhân
đó. Nghe hòa thượng kể xong, mấy người bước ra vườn dạo chơi. Bây giờ
cuối hạ sang thu, gió hiu hiu mát hoa nở trăm hương sắc. Nhân lúc Tề
Quốc Viễn và Lý Như Khuê mải xem tượng ở gian bên, Bá Dương nghĩ đến câu chuyện thờ Phật sống, mà ông Phật ấy đang đi sát cạnh mình Dương bật
cười vang lên, cầm tay Bảo nói :

- Sự đời nghĩ thật loanh quanh, người đang sống đây mà lại có kẻ ngày
ngày hương hoa cúng lễ. Thế ông Tần Ngũ của tôi có phù hộ cho người ta
việc gì không? Mấy hôm nay ăn cơm chay chán lắm. ông Phật Tần Ngũ có
khôn thiêng thì báo mộng cho nhà sư đãi ông một bữa rượu thịt cho chúng
tôi nhờ với!

Thúc Bảo nghe cũng cười vang đáp :

- Quả thật, đúng như lời nhà sư nói, khi đánh cả đôi giản vào vai Tấn
vương, tôi chắc thế nào cũng gãy xương, tôi vội phi ngựa chạy hơn mươi
dặm, Đường công còn đuổi theo hỏi bọ tên. Tôi giơ tay xua Đường công trở lại mà xưng tên. Thành ra không hiểu thế nào mà lại đặt tên mình là Tần Ngũ, còn như cái việc rượu thịt thì xin khất tối mai, tiểu đệ vào dâng
nộp lễ vật Dương Việt công xong, ta sẽ cùng vui thú vài đêm rồi tiểu đệ
phải về Tế Nam phục lệnh, kẻo mẹ già mong đợi.

Câu chuyện nói đùa bất ngờ có người nấp sau khóm hoa mẫu đơn từ đã nãy
nghe rõ, và đã nhận kỹ tướng mạo Tần Thúc Bảo giống như hệt pho tượng
lớn kia, thêm đôi giản đeo bên lưng, lại càng không còn ghi ngờ gì nữa.

Người ấy là Sài Thiệu con rể Đường công Lý Uyên được lệnh Đường công ra
trông nom cho thợ làm nốt trăm gian táng phòng nữa, Sài Thiệu chạy ra
sụp lạy mà rằng :

- Dám thưa bồ tát nghĩa sĩ, chính ngài đã cứu toàn gia nhạc phụ tôi, ơn
ấy đã lập chùa dựng tượng kỷ niệm đời đời, ngày đêm cúng lễ, nay trời
lại run rủi cho gặp bồ tát ân nhân, thật là đại phúc.

Nói rồi Sài Thiệu mời cả bốn người vào phương trướng uống rượu, cùng tự giới thiệu họ tên.

Sau dó, Sài Thiệu cho người thân tín phi ngựa ngày đêm về Thái Nguyên báo tin vơi Đường công Lý Uyên.

Trong khí ấy Thiệu cùng bọn Tần Thúc Bảo ngày ngày tiệc vui, Thiệu một lòng cung kính đối với Tần Thúc Bảo.

Sắp đến ngày chúc thọ Dương Việt quốc công, Thúc Bảo nói tạm biệt Sài
Thiệu vào kinh sư dâng lễ. Sài Thiệu cũng xin theo. Tất cả năm người lên ngựa nhằm Tràng An thẳng tiến.

Hai ngày sau tới nơi, bọn Thúc Bảo vào trọ tại khách điếm họ Đào.

Ngủ một đêm, sáng sau Bảo gọi chủ hàng nói :

- Nhà người biết đường đưa ta đến cửa Mạnh Đức và phủ Dương Việt công, ta đưa lễ mừng xong sẽ tạ công!

Chủ quán sai Đào Dung, Đào Hoa là gia nhân đi dẫn đạo.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui