Thú Huyết Phi Đằng


Xung động là một thứ ma quỷ - Bỉ Mông cổ lão ngạn ngữ. Truyện "Thú Huyết Phi Đằng " được từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
------
Lưu Chấn Hám đứng bên cạnh trạm thu phí, nheo mắt nhìn về phía đối diện. Gió sống thật lớn, Lưu Chấn Hám ở trần trùng trục bị gió thổi đến nổi tóc vàng và lông ngực đen cùng nhau nhảy múa. Quả Quả đứng trên vai hắn, trong miệng cứ nhóp nhép thứ món đồ ăn vặt không biết là thứ gì.
Tuy nói là trạm thu phí, kỳ thực nó là một cái chòi rơm. Ngưng Ngọc và Ngải Vi Nhi ngồi bên trong, dạ minh châu để trước mạt, đè lên giấy bút để trên bàn.
Dạ minh châu phát ra một luồng hơi nhu hòa ấm áp, dễ chịu vô cùng, giống như gò ngực ấm áp của Lý sát vậy.
Hai mỹ nữ vừa hưởng thụ cái ấm áp trong mùa đông lạnh giá, vừa dùng tiểu đao cắt bồ đào ra, tạo thành đằng giáp, thỉnh thoảng giao lưu với nhau một chút về cách nhận xét đối với đồ án họ đang đan.
Không xa đó có một nhóm nô lệ là thực nhân ma cái đang cố sức đào hào bảo vệ thành. Bọn hùng địa tinh đang hì hà hì hục mang những hòn đá trứng ngỗng đủ màu làm đường dẫn nước vào trong rừng trúng. Hào nước không cần sâu, vì lĩnh chủ đại nhân nói rằng y thích "Khúc thủy lưu thương, mĩ nhân hoán túc" (*). (Uống rượu trôi theo dòng nước, mỹ nhân rửa chân - Ý chỉ thói ăn chơi tao nhã, thưởng thức cái đẹp).
Tầng đất rất cứng, tiến độ của bọn chúng thật chậm. Phỉ Lãnh Thúy không có công cụ bằng sắt, chỉ còn biết sử dụng cây gỗ vót nhọn để đào.
Năm chiếc thuyền từ phía bắc của Tang Kiền Hà không ngừng tiến đến.

Xem ra bọn họ tuyệt không dùng tỵ thủy châu rồi. Lưu Chấn Hám nghĩ.
Trạm binh ở phía bắc Tang Kiền hà sau khi nghênh tống cư dân của Phỉ Lãnh Thúy qua sống rồi coi như bỏ phế. Nhân vì có chiến tranh ở chiến tuyến phía Tây bắc với sa mạc nhân loại, quân đoàn phía đông bắc đã rút đi hai liên đội tinh nhuệ tiếp viện tiền tuyến, nên phạm vi hai trăm dặm phía Bắc Tang Kiền Hà chỉ có một mình Phỉ Lãnh Thúy là có quân binh.
Từ khi các thương nhân trở về tổ quốc tham gia "Ước Tư Đặc Lôi tiết" đông đúc dần, Lưu Chấn Hám an bài mấy chục tên Thú vị nhân thuộc Hải câu tộc thủ ở binh trạm bên kia, chuyên môn nghênh tiếp những thương nhân này, thuận tiên dùng tỵ thủy châu giúp họ qua sông.
Nếu như dùng thuyền đầu ngựa chứ không dùng tỵ thủy châu qua sông, chứng minh các thứ vị nhân phía bờ bắc đã không thành công trong việc đàm phán với họ, và những thương nhân này không muốn trả tiền qua sông rồi.
Nếu càng như thế, thì sự xảo trá của Lưu Chấn Hám ở bờ nam này càng lợi hại.
Thương đoàn đang đến đích xác là có tiền tài đầy kiêu ngạo. Năm chiếc thuyền chỉ cần quay đi quay về mấy mùa, bận rộn cả nửa ngày mới mang toàn bộ ba trăm người lên hết bờ phía nam.
Số lượng người như thế đã gần bằng tổng số thương nhân và nhân loại trước giờ đã từng qua lại trạm gác của Phỉ Lãnh Thúy.
"Bến thuyền" bên cạnh Phỉ Lãnh Thúy vốn thường ngày đã náo nhiệt, giờ càng náo nhiệt hơn.
Toàn bộ thương đoàn này có năm chiếc xe ngựa, trên xe chất vô số đặc sản Bỉ Mông, còn có mấy trăm nô lệ Bỉ Mông bị trói tay kéo theo sau xe. Những nô lệ này mặt mày lem luốt, y sam rách rưới, lộ ra da thịt xám xịt trong trời đông lạnh giá. Có những người đầu tóc bạc phơ run chân bị té trong nước, các dong binh lập tức vun roi trong tay đánh vào thịt nghe chan chát.

Thương đoàn có nhóm hộ vệ nhiều bất thường. Lưu Chấn Hám đứng trên bờ im lặng đếm nhân số của dong binh, thấy đại khái có khoảng hai trăm, trong đó du hiệp cưỡi ngựa hơn năm mươi người, trang bị rất tốt.
Những dong binh thân hình khôi ngô cùng thương nhân nhân loại mập mạp đứng cùng với nhau nhìn bắt mắt phi thường. Những dong binh này đều không cần che dấu những vết xẹo trên gương mặt, nhiều người còn phạch ngực cố ý khoe thịt da chắc nịt không kém gì dân Bỉ Mông, vừa nhìn là biết những kẻ lão luyện được huấn luyện kỹ càng.
Ngoài ra còn có những nhân loại nữ tử đầu tóc màu hạt dẻ, thân hình yểu điệu đi qua đi lại như bươm bướm, không ngừng cười nói mắng nhiếc đưa tình với các dong binh.
Những nữ nhân tóc hạt dẻ mát xanh lam này chính là tộc Bối Phổ Tái nhân chuyên lưu lạc khắp nơi rất nổi tiếng. Bối Phổ tái nhân là tộc duy nhất trong nhân loại không có quốc gia, không có tín ngưỡng tông giáo. Bọn họ có thể vì tiền mà bán bất cứ thứ gì, nam làm trộm cướp, gái làm kỹ nữ!
Và cũng chỉ có những Bối Phổ Tái nữ nhân tham tiền mới tự nguyên đi theo dong binh đoàn đến Đa não hoang nguyên nguy hiểm hoang vu thế này, dùng thân thể an ủi cho những dong binh khao khát.
Bối Phổ Tái kỹ nữ vô cùng rành rẽ chuyện gây hưng phấn cho người. Bọn nô lệ Bỉ mông dĩ nhiên trở thành công cụ cho bọn họ chọc cười bọn dong binh. Những kỹ nữ này thỉnh thoảng vạch quần trước mặt các nô lệ Bỉ Mông, lộ ra cái đùi trắng nỏn, họac cúi thấp người, khoe dòng sông sâu thẩm chẳng khác Tang Kiền Hà giữa hai bờ Hồng thổ cao pha, khiến bọn thiếu niên Bỉ mông nô lệ nhìn đến ngẩn người, để rồi bọn dong binh phát ra từng trận cười dâm đãng vang vọng không trung. Truyện "Thú Huyết Phi Đằng " được từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
"Đô", một tiếng quân hiệu cất lên, bọn dong binh lập tức thu lại nói cười, bài thành hai hàng chỉnh tề quanh xe ngựa, do một kỵ sĩ đứng đầu cầm cờ xí màu đỏ chói bước thẳng lên trên bờ.
Lá cờ này màu đỏ làm bằng lông thiên nga, dùng kim tuyến miêu tả một mỹ nhân ngư thân hình kiều mỵ, bầu ngực to lớn lõa lồ hấp dẫn ánh mắt Lưu Chấn Hám. Hai tay của mỹ nhân ngư phân biệt dựa vào hai sao Kiếp mã và Thiên Xứng.
"Long Kỵ sĩ triêu hà chi hạ ngâm giao du, khởi phục vô bỉ Đa Não thảo nguyên, dong binh chi quốc tinh duệ quân uy tráng, minh bang chúng thứ giai khang trữ, mãn tái quang vinh a, đa lạc đặc!" Vô số dong binh há miệng hát vang bài "Đa lạc đặc chi ca".
Đa Lặc Đặc chi ca chính là thứ để biểu trưng cho sự anh dũng của Đa Lặc Đặc dong binh trong chiến tranh của nhân loại với Bỉ Mông. Đặc biệt, họ đã thỉnh các ngâm du thi nhân sáng tác ra bài này. Tuy thương đoàn này làm ra vẻ chưa hề thấy vị lĩnh chủ đang đứng trên bờ ấy, nhưng khúc ca này đủ nói rõ mọi điều.

"Mau mau! Là người quen! Thì ra là thương đoàn thủ hạ của Đa Lặc Đặc đại phò mã Thác Đế Hạ Nhĩ Ba bá tước. Ta nhận biết được ký hiệu gia tộc của họ."
Lưu Chấn Hám cười ha hả, kêu gọi Ngải Vi Nhi và Ngưng Ngọc đang ngồi đan đằng giáp gần bên.
Đương nhiên, chuyện phát sinh ở trướcc Thần miếu ngày nào Lưu Chấn Hám vẫn chưa hề quên. Tên nhân loại trừng gương mặt mập nói sẽ mua mỹ nhân ngư bằng năm trăm vạn kim tệ ngày nào giờ chợt hiện ra trong ký ức hắn.
"Là bọn chúng? Bọn buôn nô lệ?" Ngải Vi Nhi bỏ đằng giáp trong tay xuống, gõ mấy ngón tay sơn màu mè bảy tám sắc lên cái bàn bằng gỗ trúc, cười lạnh nói: "Vậy lần này lừa khứa đẹp cho chúng một vố!"
Lưu Chấn Hám lại có một phát hiện mới, đó là thương đoàn này quả nhiên còn có hai quân quan người Thất cách đi theo. Các lông bạch đà trắng nỏn trên đầu hai quân quan này không ngừng phất phới, không ngừng cười nịnh với vị mục sư và kẻ có một dúm tóc quen thuộc.
Kẻ mập phễnh bụng ngồi trên xe ngựa không biết đang nói chuyện gì với hai vị thất cách quân quan, nhưng xem dáng vẻ rất hòa hợp.
Bọn họ hầu như không coi cái biển ghi bằng cổ triện "Phỉ Lãnh Thúy lĩnh địa thu phí trạm" vào đâu, cứ ra roi vụt ngựa, nói cười ha hả chuẩn bị đi qua. Truyện "Thú Huyết Phi Đằng " được từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
Bọn ngao nhân liền phóng những cây gậy gỗ trên lưng ngăn lại, chặn mất đường hẹp lên bờ sống, cũng ngăn luôn đường tiến của mấy người này.
Chú thích:
(*) "Khúc thủy lưu thương" là tập tục cổ xưa của Trung Quốc vào ngày đạp thanh tháng ba âm lịch, miêu tả cảnh mọi người cùng ngồi quay quần bên một dòng nước uốn lượn (ao hồ đào nhân tạo hay suối, khe) cùng dùng một loại "thương" - tức loại công cụ uống rượu thời cổ, nhẹ để trôi theo dòng nước tính từ đầu dòng, hễ chung rượu đặc biệt này trôi đến bên ai, thì người đó phải uống. Thường sau đó những nhà quyền quý hoặc giới văn thơ thường ngồi trong đình viện dùng lối này uống rượu làm thơ.

Sở dĩ tập tục này nổi tiếng là vào thời Đông Tấn, năm Vĩnh Hòa thứ 9 (tức năm 353), Vương Hy Chi cùng Tạ An đã tụ tập những danh sĩ nào là Hác Đàm, Tôn Xước, Lý Thống, Lý Sung, Hứa Tuân... cộng bốn mươi hai người, tập trung ở Lan Đình tiến hành "Khúc Thủy Lưu Thương". Họ ngồi hai bên dòng nước trong đình, rót rượu vào "thương" đẩy thương ra dòng nước, hẹn hễ "thương" dừng lại chỗ người nào thì người đó phải uống rượu và làm một bài thơ. Vương Hy Chi sau đó biên thành "Lan Đình Tập", rồi thừa lúc tửu hứng viết thành văn, gọi là "Lan Đình tập tự", có thể nói là "tiền vô cổ nhân, hậu vô lại giả" mức đỗ tuyệt vời và bay bổng, lộ rõ cái thiện cái mỹ, cái thiên chất tự nhiên của đời. Từ đó về sau, "khúc thủy lưu thương" trở thành thói vui tao nhả, và thậm chí biến tướng trở thành những trò chơi trong dân gian, ví dụ oản tù tì đánh tay uống rượu hay chịu phạt ở trẻ nhỏ, lắc đầu vịt uống rượu ở Việt Nam (Trong đám tiệc, các đầu con vịt chín hoặc sống được xử dụng bỏ vào hai cái tô và dĩa úp vào nhau, lắc lên rồi mở ra, đầu vịt chỉa vào ai thì người đó uống rượu!).
Một bài trong Lan Đình tạp vịnh có nhắc đến trò chơi này:
籣亭雜咏
仰觀俯察舉杯歌
雅興逸懷共唱和
曲水流暢神自足
惠風泉嚮卧松波
Ngưỡng quan phủ sát cử bôi ca
Nhã hứng dật hoài cộng xướng hòa
Khúc thủy lưu thương thần tự túc
Huệ phong tuyền hưởng ngọa tùng ba


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận