Lại bắt đầu một cơn ác mộng nữa. Một hôm vào buổi chiều, sau khi uống trà, tôi cùng với ông tôi ngồi đọc Thánh thi, còn bà tôi thì rửa bát đĩa. Bỗng nhiên cậu Iakôp xộc vào phòng, đầu óc rối bù như một chiếc chổi nát. Không chào hỏi ai, cậu ném cái mũ lưỡi trai vào một góc nhà, vung tay, lắc đầu hăm hở nói thật nhanh:
-Bố ơi, Miska làm sao ấy, anh ấy làm náo động cả lên! Anh ấy ăn trưa ở nhà con, uống rượu say rồi bắt đầu giở trò điên rồ. Anh ấy đập vỡ bát đĩa, xé nát chiếc áo dài đen của người ta đặt, đập vỡ cửa kính, chửi con và chửi cả lão Grigôrị Anh ấy đang đi tới đây và dọa: "Tao sẽ vặt trụi râu, tao sẽ giết lão già!" Bố hãy coi chừng... Ông tôi tì tay vào bàn, từ từ đứng dậy, mặt nhăn lại, nhăn đến tận mũi, trông khiếp sợ như một cái rìu.
-Bà có nghe thấy không?
-Ông tôi hét.
-Bà nghĩ thế nào, hả? Con mình đẻ rứt ruột ra đang đến giết cha đấy! Cứ việc, đã đến lúc rồi, các con a... Ông tôi đi đi lại lại quanh phòng, ưỡn thẳng người lên, lại gần cửa và vội ngoắc chiếc móc sắt nặng vào lỗ móc khóa, rồi quay về phía cậu Iakôp:
-Vẫn câu chuyện của hồi môn của con Vacvara mà chúng mày muốn nắm lấy chứ gì? Đây phần mày đây này! ông tôi gí củ tỏi vào gần mũi cậu. Cậu vội nhảy sang một bên, vẻ tức giận.
-Kìa bố, con có dính líu gì vào việc này đâu!
-Mày ấy à? Tao biết tỏng mày rồi! Bà tôi im lặng, vội vàng thu tách chén vào trong tủ.
-Con đến đây để bảo vệ bố...
-Thật à?
-Ông tôi thốt lên, vẻ giễu cợt.
-Thế thì tốt lắm! Cám ơn cậu quý tử! Bà nó ơi, kiếm cái gì cho thằng cáo này: một cái que thông lò hay một cái bàn là cũng được! Còn mày, Iakôp Vaxiliep, khi nào thằng anh mày xông vào thì mày cứ việc lấy mà nện vào đầu tao!... Cậu tôi đút tay vào túi và đi vào một góc nhà.
-Nếu như bố không tin con...
-Tin mày à?
-Ông tôi vừa giậm chân vừa kêu lên.
-Không, tao tin bất cứ một con vật nào, con chó, con nhím, nhưng còn mày thì phải chờ xem sao đã! Tao biết: mày đã cho thằng anh mày uống rượu say rồi xúi bẩy nó! Nào, bây giờ mày đánh đi! Đánh ai thì tùy mày chọn: đánh nó hay đánh tao... Bà tôi thì thầm bảo tôi:
-Cháu chạy lên gác ngồi ở cửa sổ coi. Khi nào thấy cậu Mikhailô ló đầu ra phố thì cháu chạy xuống đây ngay cáo cho bà biết! Đi mau lên... Vừa lo sợ người cậu cuồng bạo xông vào, vừa tự hào về nhiệm vụ mà bà tôi giao cho, tôi thò đầu ra ngoài cửa sổ, nhìn xuống đường phố. Đường phố rất rộng và phủ một lớp bụi dày; đá lát lộ ra qua lớp bụi như những cục u to xa xa phía bên trái, con đường chạy qua khe vực và dẫn tới quảng trường sxtrôjnaia. Ở đấy có một tòa nhà màu xám có bốn tháp ở bốn góc
-nhà tù cũ
- đứng sừng sững trên nền đất sét; phong cảnh đó có một vẻ đẹp buồn buồn và rờn rợn. Nắm đấm để thòi ngón cái giữa ngón trỏ và ngón giữa (ý tục tĩu, khinh bỉ).
Phía bên phải, cách nhà tôi ba nhà, là quảng trường Xennaia, cuối quảng trường là một tòa nhà màu vàng của các tù khổ sai và chòi canh màu chì của sở cứu hỏa. Người lính gác của sở cứu hỏa xoay quanh cái chòi có lỗ nhìn, như con chó xoay quanh cái xích. Suốt cả quảng trường bị những khe vực cắt ra thành từng đoạn; ở đáy một cái khe có một vũng nước màu xanh nhạt. Xa nữa, về phía tay phải là cái đầm Điukôp mà trước kia, theo lời bà tôi kể, một hôm vào mùa đông các cậu tôi đã định dìm bố tôi xuống hố băng. Gần ngay trước cửa sổ là một cái ngõ san sát những ngôi nhà nhỏ màu sắc sặc sỡ; cuối ngõ là một ngôi nhà thờ to thấp lè tè gọi là nhà thờ Ba Giám Mục. Nếu nhìn thẳng sẽ thấy những mái nhà giống như những chiếc thuyền úp ngược nổi trên những lớp sóng của khu vườn xanh biếc. Hết bị những cơn bão tuyết mùa đông dài dằng dặc làm cho hao mòn lại bị những trận mưa liên miên của mùa thu rầu rãi, những ngôi nhà bạc màu của phố tôi phủ đầy bụi và nằm sát vào nhau như những kẻ hành khất đứng chầu trên bậc cửa nhà thờ. Chúng mở toang những chiếc cửa sổ ra với vẻ ngờ vực và hình như cũng cùng với tôi chờ đợi một người nào đó. Người qua lại thưa thớt, thong thả, như những con gián ngập ngừng trên tấm sắt trước lò. Một luồng hơi nóng ngột ngạt bốc lên chỗ tôi, sực mùi bánh nướng nhân hành lá và cà-rốt, một mùi tôi rất ghét và bao giờ cũng làm cho tôi ngao ngán. Buồn quá; một nỗi buồn đặc biệt, gần như không thể chịu nổi xâm chiếm tâm hồn tôi; ngực tôi như có một dòng chì nóng bỏng chảy vào, nó đè nặng từ bên trong như muốn phá vỡ lồng ngực, xương sườn. Tôi có cảm tưởng mình phồng to lên như cái bong bóng, và tôi cảm thấy chật chội trong gian buồng nhỏ bé này, dưới cái trần nhà giống như một cái nắp quan tài. Cậu Mikhain đây rồi. Cậu dừng lại ở góc ngõ, ở góc căn nhà màu xám và quan sát xung quanh. Cậu đã kéo mũ lưỡi trai sụp xuống tai, hai cái tai nhô lên. Cậu mặc chiếc áo vét màu hung và đi đôi ủng đầy bụi cao đến tận đầu gối.
Một tay nhét vào túi quần kẻ ô vuông, còn tay kia vuốt bộ râu cằm. Tôi không thấy rõ mặt cậu, nhưng cậu đứng nom như đang sửa soạn nhảy qua đường phố và dùng đôi bàn tay đen sịt đầy lông lá bám chặt lấy ngôi nhà của ông tôi. Đáng lẽ phải chạy xuống dưới cáo tin cậu đã đến, nhưng tôi không sao rời khỏi cửa sổ. Tôi thấy cậu đi rón rén qua đường như sợ bụi làm bẩn đôi ủng màu xám của cậu. Tôi nghe thấy cậu mở cửa quán rượu,
-cánh cửa kêu rít lên, kính rung lên lanh canh. Tôi vội chạy bổ xuống dưới nhà, gõ cửa phòng ông tôi.
-Ai đấy?
-Ông tôi không mở, xẵng giọng hỏi.
-Mày đấy ư? Sao? Nó vào quán rượu à? Được, mày lại lên trên ấy đi.
-Lên đấy cháu sợ lắm...
-Kệ xác mày! Và thế là tôi lại ra đứng ở cửa sổ. Trời đã tối; bụi ngoài đường có vẻ dày thêm và đen hơn. Những vệt ánh sáng màu vàng lan rộng ra như những vết dầu tại các khung cửa sổ. Ở ngôi nhà trước mặt có tiếng nhạc, từ nhiều dây đàn ngân lên một điệu buồn buồn và réo rắt. Trong quán rượu người ta cũng hát; khi cửa mở ra, một giọng mệt mỏi ồ ồ tràn ra đường phố. Tôi biết đó là giọng của lão ăn mày rậm râu chột mắt Nikituska; ở chỗ mắt phải lão là một cục than hồng, còn mắt trái thì nhắm tịt. Khi cánh cửa đóng lại, hình như có một nhát rìu chặt dứt bài hát của lão. Bà tôi ao ước được như lão ăn mày: khi nghe những bài hát của lão, bà tôi thở dài và nói:
-Lão thật là có phúc! Những bài thơ lão biết sao mà hay thế, kỳ diệu thế! Thỉnh thoảng bà tôi gọi lão vào sân. Lão ngồi ở bậc cửa tam cấp, tì vào gậy, rồi hát, kể chuyện. Còn bà tôi ngồi cạnh lão, nghe và hỏi:
-Khoan đă, có thực Đức Mẹ cũng đã ở Riazan không? Lão ăn mày trả lời, giọng trầm trầm và có vẻ tin chắc:
-Người ở khắp mọi nơi, ở khắp mọi tỉnh... Sự mệt mỏi nửa tỉnh nửa mê từ đường phố dâng lên, ép chặt và đè nặng lên trái tim, cặp mắt tôi. Giá bà tôi lên đây với tôi thì hay biết bao! Hay là ông tôi cũng được... Tôi nghĩ đến bố mẹ tôi: bố tôi là người thế nào? Tại sao ông tôi và các cậu tôi không thích bố tôi, còn bà tôi, bác Grigôri và mụ Epgênáa thì lại nói về bố tôi toàn những lời tốt đẹp như vậy? Và mẹ tôi bây giờ ở đâu? Càng ngày tôi càng nghĩ nhiều đến mẹ tôi, tôi đặt mẹ tôi vào trung tâm của mọi chuyện thần thoại và chuyện có thật do bà tôi kể. Việc mẹ tôi không muốn sống trong gia đình này lại càng đề cao người trong những mơ ước của tôi. Tôi tưởng tượng mẹ tôi hiện nay đang sống ở một quán trọ cạnh đường cái lớn với bọn chuyên cướp bóc những hành khách giàu có để chia của lấy được cho những người nghèo khổ. Có thể mẹ tôi đang sống trong rừng, trong hang động, tất nhiên, cũng với bọn cướp lương thiện, nấu ăn cho họ và canh giữ số vàng lấy được. Cũng có thể người đang đi chu du khắp thiên hạ để đếm xem có bao nhiêu kho tàng châu cáu trên trái đất này, như "công nương" Engalưtạêva cùng đi với Đức Mẹ. Đức Mẹ đã khuyên nhủ mẹ tôi như khuyên nhủ "công nương" vậy: Tên nô lệ tham lam kia hỡi! Mi thu sao hết nổi bạc vàng, Hết ngọc ngà trên khắp thế gian? Mi che sao được tấm thân trần trụi, Hỡi lòng tham vô đáy kia ơi
-Châu cáu nào che giấu nổi cho mỉ...
Bà tôi cũng dùng những lời của "công nương" nữ tướng cướp đáp lại Người: Lạy Đức Mẹ, xin Người tha thứ Và rủ lòng thương kẻ lỗi lầm! Không phải vì mình mà con cướp bóc thế gian, Chính chỉ vì đứa con trai duy nhất!... Đức Mẹ, hiền từ cũng như bà tôi, bèn tha thứ cho mẹ tôi và nói: ôi, Mariuska, tai ương của Thiên chúa giáo! Trong người mi có dòng máu Tacta Thôi, mi cứ đi theo con đường đã tự vạch ra, Đường mi đi cũng sẽ là nước mắt mi đó! Mi hăy lên rừng tìm dân Morđvin mà cướp phá, Hãy tới thảo nguyên đuổi dân Kanmức đi xa, Nhưng đừng hòng đụng tới dân Nga... Nhớ lại những chuyện thần thoại ấy, tôi tưởng như mình đang sống trong giấc mợ Nhưng tiếng chân dồn dập, tiếng om sòm, tiếng gào thét ở phía dưới sân làm tôi bừng tỉnh... Ló đầu ra cửa sổ, tôi thấy ông tôi, cậu Iakôp và người làm công trong quán rượu tên là Mỗlian -một gã Tsêrêmit dở hơi - đang đẩy cậu Mikhain qua cửa vườn ra đường.
Nhưng cậu khăng khăng một mực không chịu. Họ đấm vào lưng, vào cổ cậu, lấy chân đẩy cậu ra, và cuối cùng cậu ngã bổ nhào vào đám bụi ngoài đường phố. Cánh cửa con dập đánh sầm, chốt cửa và ổ khóa kêu lách tách. Chiếc mũ lưỡi trai nhàu nát vút qua cổng và tất cả lại trở nên yên tĩnh. Cậu nằm một lát rồi từ từ đứng dậy, quần áo tả tơi, đầu tóc rối bù. Cậu nhặt một hòn đá cuội và ném vào cổng; một tiếng ầm ầm phát ra như gõ vào đáy thùng. Một lũ người đen ngòm từ quán rượu xô ra, kêu thét lên, thở phì phì và hoa chân múa taỵ Từ các cửa sổ những đầu người thò ra; phố xá náo nhiệt lên, tiếng cười, tiếng quát tháo nổi lên ầm ĩ. Tất cả cái đó cũng giống như một câu chuyện thần thoại lôi cuốn nhưng khó chịu và khủng khiếp. Bỗng nhiên tất cả như mờ đi, mọi người không nói nữa và biến mất.... Bà tôi ngồi trên cái hòm cạnh ngưỡng cửa, người gập đôi lại, không động đậy và hầu như nín thở. Tôi đứng trước mặt, vuốt đôi má ấm dịu và ướt đẫm của bà tôi, nhưng có lẽ bà tôi không cảm thấy cái đó và rầu rĩ lẩm bẩm:
-Lạy Chúa, chẳng lẽ Chúa không có đủ lẽ phải để ban cho con và con cái của con hay sao? Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con...
* * *
Tôi cảm thấy tuy ông tôi mới ở phố Pôlêvaia chưa được hơn một năm -từ mùa xuân năm ngoái đến mùa xuân năm nay -nhưng trong thời gian ngắn ngủi Một dân tộc Phần-lan sống ở vùng Nijni -Nôpgôrôt. ấy nhà tôi đã nổi tiếng về chuyện nhộn nhạo. Hầu như chủ nhật nào bọn trẻ con cũng kéo nhau đến cổng nhà tôi, chúng lấy làm thú vị cáo tin cho bà con trong phố:
-Nhà Kasirin lại đánh nhau rồi! Thường thường cậu Mikhain đến vào buổi chiều và suốt đêm cậu vây giữ ngôi nhà làm cho những người sống ở trong đó đều khiếp sợ. Đôi khi cùng đi với cậu có hai ba kẻ a tòng, những tên du côn ở Kunavinộ Chúng từ khe vực lẻn vào vườn và ở đó chúng dở đủ mọi trò ngông cuồng của lũ nát rượu ra, có lần chúng nhổ bật những bụi cây phúc bồn tử lên. Có lần chúng phá phách nhà tắm, làm gẫy vỡ mọi thứ có thể phá hủy được: sàn nhà, ghế dài, chảo đun nước. Còn bếp lò thì chúng dỡ tung. Chúng tháo đi mấy tấm ván lát sàn, phá cánh cửa và khung cửa sổ. Ông tôi câm lặng, đứng ủ rũ bên cạnh cửa sổ, lắng nghe bọn chúng phá phách của cải của mình. Còn bà tôi thì chạy lăng quăng ngoài sân, khuất trong bóng tối, song người ta nghe thấy giọng bà tôi vang lên, vẻ van lơn:
-Misa, mày làm gì thế, Misa! Một câu chửi đê tiện và ngu xuẩn của người Nga từ ngoài vườn dội vào đáp lại bà tôi. Có lẽ lý trí và tình cảm của bọn súc sinh vang ra câu chửi đó cũng không hiểu nổi ý nghĩa. Trong lúc này tôi không thể theo sau bà tôi, nhưng không có bà ở bên cạnh tôi cảm thấy rất sợ hãi. Tôi mon men xuống phòng ông tôi, nhưng vừa trông thấy tôi, ông tôi đã quát:
-Cút đi, thằng chết tiệt kia! Tôi bèn chạy lên gác thượng và qua lỗ mắt cáo, xuyên qua bóng tối của khu vườn và sân tôi cố gắng không rời mắt khỏi bà tôi. Tôi sợ người ta giết mất bà, tôi kêu, tôi gọi bà inh ỏi cả lên. Bà tôi không lên, còn cậu tôi đang say rượu nhận ra tiếng tôi liền chửi mẹ tôi một cách tục tằn và bỉ ổi. Có lần vào một buổi chiều như vậy, ông tôi ốm nằm liệt ở giường. Ông vừa lăn đi lăn lại cái đầu quấn chiếc khăn mặt trên chiếc gối vừa kêu gào than thở:
-Chính vì chúng nó mà chúng ta đã sống khổ sống sở, đã mắc tội mắc nợ và đã cóp nhặt từng xu một! Nếu tao không sợ mất thể diện thì tao sẽ đi gọi cảnh sát tới và ngày mai sẽ đi gặp quan tổng đốc. Nhưng như thế thì nhục nhã biết bao! Có cha mẹ nào lại đi nhờ cảnh sát truy nã con cái không? Thôi thì thằng già này cứ việc nằm yên đây. Bỗng nhiên ông tôi buông chân từ trên giường xuống và loạng choạng đi ra cửa sổ. Bà tôi đỡ lấy tay ông tôi:
-Ông đi đâu đấy?
-Bà đốt nến lên!
-Ông tôi thở hổn hển, hít mạnh không khí và ra lệnh. Bà tôi đốt nến xong, ông tôi cầm lấy cái đế cắm nến giơ ra trước mặt như người lính cầm súng, rồi ông kêu tướng lên qua cửa sổ, giọng vẻ giễu cợt:
-Này, Miska, thằng trộm đêm, con chó dại, con chó ghẻ kia! Một miếng kính bên trên cửa sổ lập tức vỡ tan tành, bắn tung tóe và một miếng gạch nửa rơi ngay trên bàn, cạnh bà tôi.
-Không trúng rồi!
-Ông tôi gầm lên và cười giống hệt như tiếng khóc nức. Bà tôi bế ông tôi đặt vào giường như bế tôi vậy. Bà tôi sợ hãi nói:
-Ông làm trò gì thế, ông làm trò gì thế, cầu Chúa phù hộ Ông! Thế này rồi nó cũng đến bị đầy đi Xibêri mất thôi! Lúc tức giận lên nó có hiểu Xibêri là cái quái gì đâu... Ông vùng vằng và nức nở, giọng khàn khàn:
-Cứ để nó giết tao đi... Ngoài cửa sổ vẫn có tiếng hét, tiếng giậm chân và cào tường của cậu tôi. Tôi cầm miếng gạch ở trên bàn và chạy ra cửa sổ. Bà tôi kịp nắm lấy tôi, đẩy vào một góc, và kêu rít lên:
-A, thằng khốn kiếp... Lần khác, cậu tôi lăm lăm cầm một cái cọc to và nhọn, định tìm cách xông vào trong nhà. Cậu đứng ở cái bậc tam cấp đen sì và đập phá cửa. Ở phía sau cửa ông tôi cầm chiếc gậy đứng đợi sẵn; ngoài ra còn có hai người thuê nhà cầm gậy gộc và vợ tên chủ quán người cao lớn cầm trục lăn giúp sức ông tôi. Bà tôi đứng đằng sau họ vừa giậm chân vừa van nài:
-Các người cứ để cho tôi ra gặp nó! Cho tôi nói với nó một lời... Ông tôi đưa một chân ra phía trước như người mujich cầm ngọn giáo trong bức tranh "Săn gấu". Khi bà tôi chạy lại gần, ông tôi lẳng lặng dùng khuỷu tay và chân khẽ đẩy bà đi. Tất cả bốn người đứng im với tư thế sẵn sàng đánh nhau trông thật là khủng khiếp. Trên bức tường, le lói một ngọn đèn chập chờn chiếu lờ mờ xuống đầu họ. Từ trên thang gác tôi nhìn tất cả cảnh tượng đó và tôi muốn kéo bà tôi lên gác. Cậu tôi gắng sức phá cửa và đã gần được, cánh cửa lung lay, sắp sửa tách ra khỏi bản lề trên,
-bản lề dưới đã long ra và kêu ken két. Ông tôi nói với các chiến hữu của mình cũng với cái giọng rít lên ken két như vậy:
-Xin bà con cứ việc nện vào chân vào tay cho, không nên nện vào đầu... Ở bức tường cạnh cửa ra vào có một chiếc cửa sổ nhỏ vừa lọt đầu người. Cậu tôi đã đập vỡ mặt kính nên khung cửa nham nhở mảnh kính, trông đen ngòm như con mắt bị khoét thủng. Bà tôi lao tới chỗ đó, thò tay ra ngoài sân vừa vẫy vừa kêu:
-Misa, vì Chúa, mày cút ngay đi! Không có người ta đánh què bây giờ, cút ngay đi! Cậu tôi lấy cái cọc nện luôn vào tay bà tôi; tôi nom thấy rõ có một vật gì to to trượt qua cửa sổ và đập xuống tay bà tôi. Tiếp theo đó bà tôi khuỵu xuống, ngã vật ra, nhưng mồm vẫn kịp kêu:
-Misa, chạy đi...
-A, bà làm cái trò gì thế?
-Ông tôi gầm lên dữ dội. Cánh cửa bật tung, cậu tôi nhảy xổ vào cái lỗ đen ngòm đó. Nhưng lập tức cậu tôi bị hất xuống chân bậc tam cấp như một xẻng bùn. Mụ chủ quán dìu bà tôi vào phòng ông tôi. Một lát sau ông tôi đã có mặt ở đó và cau có lại gần nói:
-Nó đánh bà gẫy xương à?
-Ối, có lẽ bị gãy rồi,
-bà tôi nói, mắt vẫn nhắm nghiền.
-Còn nó thì thế nào rồi?
-Không lo!
-Ông tôi nghiêm nghị kêu lên.
-Tao có phải là con thú dữ đâu? Người ta đã trói nó lại rồi, nó đang nằm ở dưới nhà kho ấy. Tao đã rẩy nước cho nó... Trời ơi, sao mà nó độc ác thế? Nó giống ai thế không biết? Bà tôi rên rỉ.
-Tôi đã cho người đi tìm mụ nắn khớp xương rồi, bà chịu khó một chút!
-Ông tôi vừa nói vừa ngồi xuống giường bên cạnh.
-Chúng nó đến làm cho chúng mình chết sớm, chết trước tuổi mất, bà nó ạ!
-Ông cứ đem chia tuốt của cải cho chúng nó...
-Thế còn con Vacvarả Hai ông bà nói chuyện lâu lắm: bà nói giọng khe khẽ và rên rỉ, còn ông thì quát tháo và có vẻ giận dữ. Sau đó một mụ già gù bé loắt choắt tới, cái miệng rộng đến mang tai, hàm dưới rung rung, mồm há hốc như miệng cá, cái mũi quắm nhòm vào chiếc mồm qua môi trên. Không nhìn thấy rõ cặp mắt của mụ. Mụ lê đi một cách khó nhọc, một tay chống gậy kéo rê trên sàn, còn tay kia xách một cái bọc nhỏ gì đó kêu lọc xọc. Tôi tưởng thần chết đến bắt bà tôi. Tôi chạy vội lại chỗ mụ và hét thật to:
-Cút ra ngay! ông tôi túm lấy tôi một cách thô bạo và lôi xềnh xệch lên gác thượng...
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...