Thiết Huyết Đại Minh

Ngày này, thành Nam Kinh muôn người đều đổ xô ra đường, toàn thành reo hò.

Phân xưởng đình công, cửa hàng đóng cửa, quán trà, tửu lầu, thanh lâu cũng không còn kinh doanh nữa, thân sĩ, người buôn bán nhỏ, đầy tớ, kỹ nữ, thương nhân, thợ thủ công đều đổ ra đầu đường, người quen biết hay không, tất cả đều tụ tập một chỗ, hoan hô nhảy nhót, rất nhiều người giàu có còn phái đoàn kịch trong nhà mình, vừa múa vừa hát bên đường…

Đây tuyệt đối không phải do quan chức triều đình Đại Minh tổ chức, cũng không phải do các học phái dân gian của Đông Lâm Phục Xã tổ chức, dân chúng Nam Kinh đều tự phát, khi họ nghe thấy tin báo Tế Ninh đại thắng và Bắc Kinh thu phục thì đều không kìm lòng nổi đổ ra đầu đường, đó là sự bùng nổ sau khi tình cảm dân tộc bị áp chế cực độ, đó là dòng nước lũ không thể ngăn cản…

Nam Kinh đã lâu không náo nhiệt như thế.

Từ khi Bắc Kinh bị chiếm đóng, Sùng Trinh Đế treo cổ đến nay, thậm chí là từ sau khi Vĩnh Lạc Đế dời đô tới Bắc Kinh, thành Nam Kinh không còn náo nhiệt nữa! Khi Long Vũ Đế xưa nay luôn chỉ ru rú trong hoàng cung đại nội ngồi xe diễu phố, không khí ở đường Nam Kinh đã đạt đến cao trào, đông đảo mọi người ùa ra, hô vang vạn tuế.

Long Vũ Đế trẻ tuổi cuối cùng đã tìm được sự tôn nghiêm của Hoàng đế từ khuôn mặt của những người dân Nam Kinh kích động, kích động tới mức mặt mũi đỏ bừng.

Thành Nam Kinh đêm nay không ngủ, khi dân chúng toàn thành đang mặc sức vui vẻ, trong sảnh của phủ Các lão, Tôn Truyền Đình, Tiền Khiêm Ích và Lã Châu đang nhíu mày nhìn nhau.

Điều làm ba người buồn bã là truyền thư bồ câu của Vương Phác.

Trong phi cáp truyền thư của Vương Phác nói tới hai chuyện, thứ nhất đương nhiên là tin báo thắng trận, báo cáo tin tốt lành Tế Ninh đại thắng và Bắc Kinh thu phục lại, nhưng chuyện thứ hai lại ngoài dự liệu của đám Tôn Truyền Thần, đó là yêu cầu triều đình ban bố lệnh giết đám man di!

Đám Tôn Truyền Đình đương nhiên biết lệnh giết đám man di là gì, nhớ đến cảnh năm đó người Hán bị dồn đến bước đường cùng, chính nhờ bức lệnh giết Hồ của Vũ Điệu Thiên Vương Nhiễm Mẫn mới làm cho huyết mạch người Hán được kéo dài, nếu không có lệnh này, Trung Nguyên giờ e rằng đã là thiên hạ của ngũ Hồ, chứ không còn thuộc về người Hán nữa.

Thế nhưng triều Đại Minh và Đông Tấn dù sao cũng có sự khác biệt, thực sự phải ban bố lệnh giết Hồ sao?

Tôn Truyền Đình đã liếc nhìn Tiền Khiêm Ích và Lã Đại Khí, hỏi:


- Hai vị Các lão thấy thế nào?

Tiền Khiêm Ích hừ một tiếng, không nói gì, Lã Đại Khí không cần suy nghĩ đã nói luôn:

- Môn hạ hoàn toàn tán thành quyết định của Hầu gia, nên ban bố lệnh giết Hồ, nên chém sạch giết tuyệt Kiến Nô và Thát Tử Mông Cổ, nếu bây giờ không tiêu diệt sạch bọn chúng, chẳng lẽ giữ chúng lại sau này hại con cháu sao?

Tôn Truyền Đình nói:

- Binh khí chẳng lành của binh giả tốt, thánh nhân bất đắc dĩ phải dùng, nếu để kéo dài huyết mạch người Hán, để giữ gìn quốc tộ Đại Minh, tất nhiên nên huyết chiến đến cùng với Kiến Nô, Thát Tử, thật sự phải đuổi tận giết tuyệt? Làm như vậy có trái với đạo trời không?

- Không cùng dân tộc với ta, lòng dạ tất khác nhau.

Lã Đại Khí vội la lên.

- Các lão, hay là ngươi đã quên năm trăm năm trước, người Nữ Chân đã từng mang đến tai họa thê thảm cho người Hán ở Trung Nguyên? Hôm nay sau năm trăm năm, người Nữ Chân lại gây ra tai họa cho người Hán chúng ta, chẳng lẽ Các lão mong năm trăm năm sau, người Nữ Chân lại một lần nữa gây tai họa cho con cháu chúng ta sao?

- Điều này…

Tôn Truyền Đình cứng họng.

Tiền Khiêm Ích khẽ nói:


- Nhưng một mực lạm sát dù sao cũng không phải là cách giải quyết vấn đề.

Lã Đại Khí cau mày nói:

- Chẳng lẽ mục lão còn có cách giải quyết hay hơn? Hay là mục lão có thể làm cho Kiến Nô, Thát Tử buông dao đồ tể thì lập tức thành Phật?

- Điều này…

Tiền Khiêm Ích cũng cứng họng.

Nếu nói họa do man di gây ra đời nào cũng có, nhưng vương triều người Hán ở Trung Nguyên từ xưa đến nay đều chiếm ưu thế tuyệt đối, những tai họa man di này cũng đã trở thành bệnh nấm ngoài da, nhưng không ai bảo đảm, vương triều người Hán ở Trung Nguyên không có lúc suy kiệt quốc lực, ví dụ hơn ngàn năm trước ở thời kỳ ngũ Hồ loạn Hoa, nếu không có Nhiễm Mẫn, huyết mạch người Hán e rằng đã đoạn tuyệt!

Hay ví như vương triều Đại Minh, nếu không phải có Vương Phác cố gắng xoay chuyển, mảnh đất Trung Nguyên có lẽ đã trở thành bãi cỏ của Kiến Nô và Thát Tử!

Ai có thể bảo đảm vương triều người Hán sau này không một lần nữa xuất hiện thời điểm suy kiệt quốc lực? Ai có thể bảo đảm man di xung quanh lúc ấy không giơ đao lên lần nữa, giết hại những người dân Hán tay không tấc sắt ở khắp nơi?

Lã Đại Khí nhìn Tiền Khiêm Ích, rồi lại nhìn Tôn Truyền Đình, nói:

- Các lão, vì con cháu đời sau, để phúc ngàn đời của người Hán được kéo dài, đừng do dự nữa!


Tiền Khiêm Ích ngẫm nghĩ một lát, cũng đáp:

- Các lão, lệnh giết Hồ này đã là do Hầu gia đề ra, nội các cứ làm theo là được.

Tiền Khiêm Ích cũng thức thời, biết Tôn Truyền Đình thực ra cũng chỉ là Thủ phụ Nội các tạm giữ chức, chớ thấy ông ta là cha nuôi của Vương Phác, nhưng thật ra gặp phương lược chính sự trọng đại thì cuối cùng vẫn phải nghe Vương Phác, như chuyện ban bố lệnh giết Hồ lần này, kể cả Tôn Truyền Đình không đồng ý trong lòng, nhưng cuối cùng cũng chỉ có thể làm theo.

Phải nói rằng, người chèo lái đế quốc Đại Minh thật sự không phải là Long Vũ Đế, cũng không phải Tôn Truyền Đình, mà là Tĩnh Nam Hầu Vương Phác.

- Vậy…

Tôn Truyền Đình nói:

- Vậy cứ làm theo, bỏ phiếu đi.

- Ơ kìa các lão, còn bỏ phiếu gì chứ.

Lã Đại Khí giậm chân nói:

- Cứ làm theo là được.

Tôn Truyền Đình đáp:

- Vậy… cứ làm theo đi.

Lã Đại Khí đánh móc xanh trên sổ ghi chép của Nội các, nói tiếp:


- Bây giờ hãy nói đến chuyện chọn người giữ chức Tổng đốc Sơn Đông và Tổng đốc Bắc Trực đi, ý của Hầu gia là ngài không kiêm giữ chức Tổng đốc của hai tỉnh này nữa, để nội các tuyển chọn từ trong quan chức trong triều và địa phương, không biết trong lòng Các lão đã có người phù hợp chưa?

Tôn Truyền Đình lắc đầu nói:

- Lão phu có thể có người nào phù hợp chứ?

Lã Đại Khí trao đổi ánh mắt với Tiền Khiêm Ích, nói:

- Vậy Môn hạ sẽ đề cử hai người, Môn hạ cho rằng Ứng Thiên Phủ doãn Cù Thức Tỷ, Phúc Kiến Tuần phủ Ngụy Đại Bản tài năng và tư cách đều được, năng lực của Ngụy Đại Bản thì Tôn các lão cũng biết nên không nói nhiều nữa, Ứng Thiên phủ doãn Cù Thức Tỷ cũng rất giỏi, làm việc giỏi giang, quyết đoán, có thể đảm đương trọng trách.

Tôn Truyền Đình nói:

- Vậy cứ thế đi, Cù Thức Tỷ làm Tổng đốc Bắc Trực, Ngụy Đại Bản làm Tổng đốc Sơn Đông!

Trấn Trương Thu, Sơn Đông.

Trấn Trương Thu nằm ở phía nam cách hơn trăm dặm của Liêu Thành, giáp với kênh đào, vốn là một thị trấn lớn cực kỳ phồn hoa bên kênh đào, thuyền hỏng của khách thương từ nam chí bắc đều nghỉ chân ở đây, vì thế trên đường cửa hàng san sát, quán rượu nhà trọ nối tiếp nhau, rất là náo nhiệt.

Đáng tiếc là, sau khi Kiến Nô tiến quan mấy lần bị chúng đốt giết cướp bóc nên dân chúng thị trấn người thì trốn, kẻ thì chết, số còn lại cũng phần lớn là trốn vào rừng già núi sâu gần đó, không dám tùy tiện bước ra, trấn Trương Thu lúc này nhìn tan hoang xơ xác, rách nát vô cùng, giống như một thị trấn chết.

Bên ngoài trấn, trên cánh đồng bát ngát lặng ngắt bỗng vang lên tiếng vó ngựa hỗn độn, một đội kỵ binh hơn trăm người bất chợt từ đường chân trời phía bắc phi như bay tới, dẫn đầu là một nữ tướng dáng người thướt tha, mặc quần áo màu đỏ, cưỡi trên một con tuấn mã lông đỏ thẫm, cả người cả ngựa nhìn như ngọn lửa cháy rừng rực, từ xa đã có thể cảm nhận được sức nóng ghê gớm.

Nữ tướng này đương nhiên chính là Hồng Nương Tử, nàng đã dẫn theo hơn trăm kỵ thân binh tới trấn Trương Thu hẹn với tình lang.

Hồng Nương Tử lúc này giống như quay về đêm động phòng hoa chúc, trong lòng vừa tràn đầy mong chờ, lại vô cùng thấp thỏm, nàng nằm mơ cũng nhớ tới Vương Phác, nhớ tới khuỷu tay cường tráng của Vương Phác, nhớ được cùng Vương Phác thỏa sức yêu đương, nhưng giây phút thật sự sắp được gặp tình nhân thì trong lòng nàng lại bắt đầu hồi hộp.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui