Cơn lốc xoáy xảy đến bất thình lình khiến hơn 100 gia đình tinh nhuệ thủ hạ của Vương Phác táng thân nơi biển rộng. Tuy Vương Phác và hơn 200 số gia đình còn lại may mắn thoát chết nhưng cột buồn đã bị gãy rách, buồm đã bị cuốn đi, đã không thể tiếp tục mượn sức gió đi tiếp được nữa. Họ đành trôi dạt nơi đại dương bao la để mặc cho số phận.
Lênh đênh trên biển cả nửa tháng, thấy nước ngọt và lương thực đã hết, Đao Ba Kiểm bò lên một nửa cột buồm đã gãy phát hiện ra đất liền ở phía trước. Y hưng phấn mặt run run hướng vê Vương Phác ở trên boong thuyền gọi thật to: - Tướng quân, đất liền, tiểu nhìn nhìn thấy đất liền rồi, chúng ta được cứu rồi, được cứu rồi, ha ha...
Vương Phác vội ngẩng đầu lên hỏi: - Đầu, ở hướng nào?
Đao Ba Kiểm lớn tiếng đáp: - Phía tây, phía mặt trời lặn.
- Phía mặt trời lặn?
Vương Phác nhìn ở trên mui thuyền nhìn về phía tây, quả nhiên có lờ mờ nhìn thấy bờ biển. Bờ biển dài bất tận, chắc không phải là một hòn đảo nhỏ. Xem ra phía trước chính là Đại Minh rồi, chỉ có điều không biết dạt đến chỗ nào? Nhưng có thể khẳng định chắc chắn chỗ này không phải là Sơn Đông.
- Thuyền đánh cá.
Đao Ba Kiêm bò lên cột buôn lại hét to: - Phía trước có hai chiếc thuyền đánh cá.
Vương Phác nhìn về phía ngón tay của Đao Bao Kiểm chỉ, quả nhiên có thẩy hai chiếc thuyền đánh cá nhỏ. Khi Vương Phác đang muốn bỏ thuyền nhỏ xuống phái người đi hỏi xem đây là chỗ nào thì thấy ngư dân trên hai chiếc thuyền đánh cá kia thu lưới lại rất nhanh, sau đó buông chèo bỏ chạy. Thời gian chưa đến một chén trà đã chỉ còn nhìn nó là hai đốm đen.
Vương Phác ngạc nhiên hỏi: - Chuyện gì vậy?
Tiểu Thất cười khổ nói: - Tướng quân, ngư dân đó sợ chúng ta là hải tặc.
Tiểu Thấy không đoán sai, hai chiếc thuyền kia biến mất được khoảng nửa canh giờ thì bỗng phía trước lại xuất hiện 2 chiếc thuyền lớn. Trên cột buồn của hai chiếc thuyền này đều treo cờ mặt trăng, bên mạn thuyền có lỗ bắn, từ trong lỗ bắn rõ ràng hiện ra một hỏa pháo nhỏ đen tuyền, rõ ràng là chiến thuyền của Thủy sư Đại Minh.
(Quốc kỳ Đại Minh: màu lam, mặt trời đỏ và mặt trăng vàng, ý chỉ “Đại Minh” lớn, mặt trời đỏ phát ra 12 đường ánh sáng chiếu về 4 góc, ý chí ánh hào quang của Đại Minh chiếu sáng 4 biển) "
- Là đội thuyền Thủy sư Đại Minh.
Đao Ba Kiểm hét to:
- Chúng ta đúng là đã quay về Đại Minh rồi.
Lúc này gia đình trong khoang thuyền cũng nhảy lên boong, khoa chân múa tay về phía chiến thuyền Đại Minh đang chậm rãi tiến lại gần về bên này. Cả đám vui sướng như phát điên. Cảm giác vui sướng của những tên gia đình này là điều dễ hiểu. Lúc trước, khi Vương Phác đến Liêu Đông, họn họ không nghĩ là còn có thể sống sót mà trở về, nhưng hiện giờ không những còn sống quay về mà còn mang theo chiến tích khiến người ta khó có thể tin được.
Vương Phác cũng cảm động từ tận đáy lòng, tìm được đường sống trong cõi chết quả là quá tuyệt!
Hai chiến thuyền Thủy sư chậm chậm ép sát hai mạn trái phải, kẹp thuyền lớn của Vương Phác ở giữa, một gã tướng lĩnh Thủy sư Đại Minh nhô đầu ra từ mặt sau tường chắn mái lớn tiếng quát:
- Các ngươi là ai?
Vương Phác ra khỏi đám người lớn tiếng đáp: - Tổng binh Đại Đông Vương Phác!
- Vương Phác? Tên tướng lĩnh Thủy sư kia thầm nói một câu rồi chợt biến sắc: - Cái gì? Ngươi chính là Tông binh Đại Đông Vương Phác?
Vương Phác lớn tiếng nói: - Chính là Bổn trấn.
Tướng lĩnh Thủy sư quát: - Có bằng chứng gì không?
Tiểu Thất giơ địa ẩn của Tổng binh Vương Phác lên đỉnh đầu lớn tiếng nói: - Cái ấn tông binh này có được coi là băng chứng không?
- Đúng là Vương tổng binh!
Tên tướng lĩnh Thủy sư kia găt giọng rống to:
- Các huynh đệ đâu mau ra xem, Vương tổng binh, đúng là Vương tổng binh đã chiến thắng trở A. A.
Tướng lĩnh Thủy sư hét to, mấy trăm quan binh Thủy sư xông lên boong thuyền, tranh nhau nhìn phong thái của Vương Phác.
Lúc này Vương Phác còn chưa biết đây đã là hải ngoại của Tùng Giang phủ, hắn lại càng không biết tin tức mình đã dẫn cô quân xâm nhập vào bụng Liêu Đông, phá hủy được Thịnh Kinh hang ổ của Kiến Nô, bắt giữ Nô tù Hoàng Thái Cực đã truyền khắp vùng Giang Nam.
Phong trào văn chương ở Giang Nam phát triển rất mạnh mẽ, đám văn nhân đã dấy lên phong trào. Ví dụ như Phục xã do Trương Phổ người Thái Thương Giang Tô khởi phát, thành viên thậm chí có đến mấy ngàn người thường tổ chức tụ hội, làm văn, ngâm thơ ngắm trăng, thậm chí còn công kích triều đình. Sự tích Vương Phác tập kích bất ngờ Thịnh Kinh đã trở thành tiêu điểm đàm luận cho đám văn nhân mặc khách kia.
Không hề khoa trương một chút nào, lúc chiến thuyền của Vương Phác đã xuất hiện ở ngoài biển bên ngoài Tùng Giang phủ. Từ đám quan lại cấp cao cho đến những người buôn bán nhỏ, tất cả dân chúng Giang Nam đều đang bàn luận về sự tích của hắn. Thậm chí đến cả đám kỹ nữ thanh lâu trên sông Tần Hoài khi đàm luận, tiêu điểm bàn luận cũng là về Tổng binh Đại Đồng Vương Phác.
Tóm lại, lúc này Vương Phác đã thành nhân vật nổi tiếng khắp Giang Nam rồi.
Hoa Đình.
Tri phủ Tùng Giang Tiền Hoành đang mở tiệc chiêu đãi tộc thúc Tiền Khiêm Ích trong hậu viện phủ nha.
Tiềm Khiêm Ích cũng là một nhân vật lớn của Giang Nam, được xưng là Tài tử đệ nhất Giang Nam. Trong năm Thiên Khải từng làm quan tới Lễ Bộ thị lang, là một trong những lãnh tụ của Đảng Đông Lâm, sau đó cùng Với Ôn Thể Nhân, Chu Diên Nho đấu tranh thất bại mà bị bãi quan, đã ở nhà nhàn nhã hơn 10 năm nay. Tuy Tiền Khiêm Ích 50 tuổi lại cả ngày ở thanh lâu chơi hoa ghẹo nguyệt, đám văn nhân ở Giang Nam đã tôn xưng ông ta làm giáo chủ phong lưu hòa hoa.
Vì tẩy trần cho tộc thúc Tiền Khiêm Ích, tri phủ Tùng Giang đã cố tình mới mấy vị tài tử nổi tiếng ở Tùng Giang phủ đến làm khách, trong đó có Trần Tử Long và Hạ Doãn Di.
(Trần Tử Long và Hạ Doãn Di đều là người trong Phục Xã. Sau khi Nam Minh diệt vong họ dẩn thân vào gánh vác nghiệp lớn kháng Đại Thanh, trước sau một lòng hi sinh cho tổ quốc. Hạ Doãn Di còn có một người con trai tên là Hạ Hoàn Thuần kế thừa sự nghiệp phản Thanh của cha. Kết quả năm 17 tuổi cậu ta bị quân Thanh sát hại, thi thiên để lại của Hạ Hoàn Thuần có thể dùng từ “Kinh tài tuyệt diễm” để hình dung, hoàn toàn không kém hơn Tam đại gia.
Rượu quá 3 tuần, mọi người đương nhiên là sẽ bàn luận về sự tích Vương Phác độc quân xâm nhập Liêu Đông.
Trần Tử Long không khỏi xúc động nói:
- Thân là nam nhi 7 thước, nên hoc theọ Tông binh Vương Phác chinh chiến xa trường, đến thắng đảo Hoàng Long, thay triều đình kiến công lập nghiệp.
Hạ Doãn Di thở dài:
- Đúng vậy, hiện giờ tấm màn khoa trường khá đen tối, làm rối loạn kỷ cương, người có tài năng thực sự thi cử không lấy được công danh ngược lại những kẻ chuyên luồn cúi lại thi đậu. Ngẫm lại cũng thật khiến người ta thất vọng, đau khổ, chỉ bằng xếp bút nghiên theo việc binh đao, đến tiền tuyến Liêu Tây giết Kiến Nô cho sảng khoái.
Tiền Hoành bất đắc dĩ không cho là đúng nói: - Hai vị thực sự tin đường báo của Kinh sư sao?
Trần Tử Long vội vàng hỏi: - Sao, lẽ nào chuyện này là giả?
Tiền Hoàng tự tin nói:
- Theo bản quan phỏng đoán, căn bạn chuyện này là hư ảo, chỉ là Hoàng thượng và triều đình để làm lòng quân phẩn chẩn cho nên cố tình dựng lên thôi.
- Chắc chắn không thể.
Hạ Doãn Di phản bác: - Đây chính là Hồng đốc sư từ Tùng Sơn quay về Kinh Sư báo cáo, lẽ nào Hồng đốc sư dám khi quân sao?
- Đương nhiên là Hồng đốc sư không dám khi quân.
Tiền Hoành nói: - Theo bản quan được biết, Hồng đốc sư về báo cáo có nói một câu cuối cùng “chuyện này chưa được thẩm tra đến cùng xin Triều đình hãy thông qua Mông Cổ, Triều Tiên để chứng thực tin tức này”.
Trần Tử Long nói: - Đường báo mà Kinh Sư phát tới là tại hạ nhìn thầy tận mắt, đầu có nói câu này.
Tiền Hoành nói: - Cho nên bản quan dám chăc, chuyện này chỉ là dựng lên chứ nêu không đã qua gần 1 tháng rồi sao vân chưa thây tin của Tông binh Đại Đông Vương Phác? Dù sống hay chết cũng phải có tin chứ?
- Đại, đại nhân, mau.
Tiền Hoàng vừa nói dứt thì bỗng có một sư gia thở gấp chạy vào, nói không ra hơi:
- Mau, mau đi đón, đi đón.
Tiền Hoành nhíu mày không vui nói: - Không phải bản quan đã dặn không có chuyện gì thì không được vào quấy rầy rồi sao?
Sư gia hít mạnh một hơi rồi thở gấp nói: - Đại nhân, Thủy sư Kim Sơn Vệ vừa báo cáo, bọn họ gặp Vương tổng binh ở hải ngoại Tùng Giang.
- Vương tổng binh? Tiền Hoàng lạnh lùng nói: - Vương tổng binh nào?
- Còn Vương tổng binh nào nữa.
Sư gia dậm chân nói: - Còn không phải là Tông binh Đại Đồng Vương Phác sao? - Cái gì? Tổng binh Đại Đồng Vương Phác?
Sắc mặt của Tiền Hoành đại biến rồi vội la lên: - Hắn, hắn ở hải ngoại Tùng Giang?
Còn đám người Tiền Khiêm Ích, Trần Tử Long cũng biến sắc, vừa rồi còn nói đên Vương tổng binh thì giờ người đã đến Tùng Giang rồi. Chỉ có điều Vương tổng binh không phải đã bị Kiến Nô bao vây ở đảo Liêu Đông ư? Sao lại chạy đến hải ngoại Tùng Giang thế này?
Sư gia thở dốc nói: - Quan binh Thủy sư nói, sau khi Vương tổng binh phá hủy được hang ổ Kiến Nô liền vòng qua Triều Tiên, rồi lại từ cảng Nhân Xuyên của Triều Tiên rời bến, vốn định về Đăng Châu không ngờ trên biển gặp phải lốc xoáy. Ba chiếc thuyền lớn thì lật mất hai, hơn 800 danh tướng sĩ chỉ còn lại chưa đến 300 người, lúc này mới lệch hướng đi về phía Tùng Giang.
Tiền Hoành có vẻ không tin lại hỏi: - Có đúng là Tổng binh Vương Phác không?
- Không sai được.
Sư gia chắc như đinh đóng cột nói: - Đã kiểm tra cả đại ấn Tổng binh, còn cả Nô tù Kiến Nô, thân vương và hai hậu phi, tất cả đều ở trên thuyền.
- Nhanh, nhanh đi triệu tập toàn bộ quan viên lớn nhỏ trong phủ, cùng bản phủ ra nghênh đón.
Tiền Hoành chạy ra ngoài, chạy được mấy bước lại hỏi sư gia:
- Đúng rồi, đi phát đường báo đến Nam Kinh trước, nói Thủy sư Kim Sơn vệ của Tùng Sơn phủ đã đón Vương tổng binh và tướng sĩ của hắn từ đường biển trở về.
Chuyện này là Tiền Hoành muốn cướp công, người và thuyền của Vương Phác rõ ràng là tự dưng mà đến. Nói như vậy sẽ biến thành y phái Thủy sư đã đón Vương Phác từ Triều Tiên trở a.
- Vâng, vâng, vâng.
Sư gia liên tục đáp: - Tiểu nhân đi làm ngay, đi làm ngay.
Tiền Hoành xoa xoa tay, bỏ mặc đám khách ở hậu viện tự lo.
Trần Tử Long nhìn Tiền Khiêm Ích, Hạ Doãn Di và mấy người nữa, nói: - Mục lão, Trọng Di, chỉ bằng chúng ta cũng ra đón đi.
(Tiền Khiêm Ích hiệu Mục Trai, vãn bối thường xưng tôn là Mục lão, còn Hà Doãn Di tự là Trọng Di)
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...