Lưu Huệ Lan nói:
"Huệ Lan vẫn luôn nhận được tin tức từ Đông Kinh chuyển đến, cho nên cũng hiểu rõ ít nhiều về những chuyện như thế này."
Tin tức từ Đông Kinh truyền đến không ít, nhưng hữu dụng thì lại không nhiều. Chủ yếu là những việc không thể nói được. Ban đầu, Lưu Huệ Lan cũng không hiểu vì sao Âu Dương lại không chịu, nhưng sau đó thì cô đã hiểu. Nhìn thấy các đại thần đối xử với các kí giả vô cùng khách khí, hỏi cái gì thì nói cái đó, bởi vì họ biết rõ cho dù họ có lỡ nói những điều không nên nói thì báo chí cũng sẽ không đăng tải. Hơn nữa những việc tốt và thích hợp được phơi bày ra ánh sáng thì sẽ khiến cho giá trị của họ ở Đông thành và trước mặt hoàng đế càng cao. Lợi ích càng nhiều thì họ sẽ càng ra sức ủng hộ cho Hoàng Gia báo.
"Được! Vậy thì ta đành làm kẻ ác vậy. Đúng rồi. Việc của nha môn năm tới ta không quản được nhiều như vậy. Triển Minh ngươi phải phối hợp ăn ý với Cam Tín mà hành sự."
Âu Dương trước là lo việc của tòa báo, sau là lo việc của xưởng quân sự, kế đó còn là việc của thương hội Dương Bình. Dương Bình hiện nay đã thống nhất và hài hòa, uy danh cũng không tệ, nhìn chung thì có thể sắp xếp chuyện của mình rồi.
Tết được luật định là ngày nghỉ lễ. Âu Dương ra ngoài và tùy ý lướt qua vài quầy hàng, những bách tính liên quan liền nghe ngóng rồi chuồn mất xác. Sơm đã được nghe danh tri huyện của nơi này là một trùm đánh bạc. Âu Dương thấy tình hình như vậy cũng lấy làm xấu hổ, bản thân cũng chẳng phải là tiện đường đến tòa soạn mà chơi đùa. Đối với ngày tết, ý nghĩ chỉ đạo của Âu Dương chính là duy trì trật tự trị an, bảo vệ chứ không cổ vũ, chủ yếu là để tránh diễn ra đại loạn.
Hôm nay tòa soạn không có ai làm việc vì là ngày nghỉ, chỉ có mình Huệ Lan là đang bận rộn theo dõi các bản thảo tin tức từ châu, huyện và Đông Kinh gửi tới. Âu Dương bước vào, Huệ Lan liền lo pha trà, Âu Dương nói:
"Ta viết một bản, nội trong ngày mai phải cho in ấn. Ngày mốt phái tất cả các khoái mã phát đi bốn bản. Sau đó nội trong một tháng, phải tận dụng hết khả năng đem toàn bộ cảnh nội Đại Tống đăng tải và phát hành. Như vậy mới có thể khiến cho mọi người bắt buộc phải tổ chức Võ cử vào cuối tháng hai. Cô ghi đi."
"Vâng, xin đại nhân cứ nói."
"Võ cử chia thành Tướng cử và soái cử. Yêu cầu tối thiểu của tướng cử là: kéo cung hai thạch* ba mươi cân một quân*, bốn quân làm một thạch, lập tức bắn mười trúng hai. Nếu như có người cao cường lập tức tham gia thi đấu, thì sẽ tùy theo tình hình cụ thể mà nới lỏng yêu cầu. Soái cử: biết nghìn chữ, am hiểu binh thư, can đảm hơn người, khéo dùng người...."
"Đại nhân!"
Huệ Lan vội nhắc nhở:
"Tướng cử thì có thể, nhưng mà soái cử hình như chưa từng có tiêu chuẩn."
*Thạch: (tạ), đong thì 100 thưng gọi là một thạch, cân thì 120 cân gọi là một thạch
"Tiến hành Soái cử ta còn phải hỏi Hoàng thượng xem có được hay không nữa, tạm thời cứ thế cái đã."
Soái chính là người lập ra chiến lược, là người chỉ huy toàn bộ chiến dịch, cũng có thể trở thành quan chỉ huy khu vực, sử dụng linh hoạt mọi tài nguyên có được trong tay mà hoàn thành nhiệm vụ. Làm tướng thì không cần phải suy nghĩ nhiều như vậy, chỉ cần nói với triều đình là đánh bên nào, rồi sau đó mang binh của triều đình đi đánh ở nơi đó là xong rồi.
"Vâng, Huệ Lan đã ghi lại rồi, mời đại nhân tiếp tục."
"Người đứng đầu tướng cử sẽ được thưởng trăm quan tiền, năm người đứng đầu Soái cử sẽ được thưởng năm trăm quan tiền, thưởng ngay tại chỗ."
Số lượng người báo danh tham gia Võ cử đã đạt tới con số cao nhất từ thời Võ Tắc Thiên tới nay. Không chỉ là những quan quân trẻ tuổi đến từ cấm vệ quân ở các nơi, mà còn có người đến từ sương quân, thậm chí là các sĩ binh ở trong hương binh. Người tập võ trong dân gian cũng nóng lòng muốn tham gia tỷ thí. Trong một thời gian ngắn, danh tiếng của Võ cử đã vang khắp thiên hạ. Làn gió Võ cử Đông Kinh vào tháng Hai cứ thế mà làm lu mờ cả danh tiếng đợt khoa cử Tháng ba của đám sĩ tử.
Do vậy mà không ít đại thần bắt đầu có ý kiến, Triệu Ngọc còn nói bâng quơ: Võ cử cứ như vậy mà tổ chức. Cách tổ chức này của Âu Dương cũng chẳng hề vi phạm quy định của tổ tiên. Thanh thế to lớn cũng là công lao của Âu Dương nhà người ta, ai không vừa lòng thì có thể tự đề cử mình làm chủ khảo khoa cử. Dù sao thì ngân sách mà triều đình tiêu hao cho khoa cử tuyệt đối còn cao hơn mấy lần so với Võ cử.
Các đại thần ngẫm lại cũng thấy có lý, cũng chẳng có lý do gì xác đáng để mà gây phiền phức cho Võ cử. Một màn tranh luận gay gắt trong triều đình cứ như vậy mà trôi qua.
Ngày hai mươi lăm tháng hai, Soái cử chính thức khai cuộc. Tại võ đài cấm vệ quân, quân lính bao quanh tứ phía. Ba trăm hán tử ghi danh tham gia Soái cử đứng ngay hàng thẳng lối. Vài vị quan chủ khảo ngồi trên bậc tam cấp, lão tướng Xung Sư Trung cũng được Âu Dương mời qua một bên nghỉ ngơi.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...