Thiên Kim Làm Vợ Kế

Năm mới vừa sang, Diêu gia đã thảo một bản tấu chương làm dấy lên hàng ngàn đợt sóng trào. Diêu thái phó đương triều tuyên đọc bản tấu sớ, con trai trưởng trong cung nay đã tròn tám tuổi, khẩn cầu Hoàng đế lập Hoàng thái tử, xác lập người nối dõi, giữ vững nền móng quốc gia, nhằm cho thấy sự trường tồn của nước nhà. Trong triều đình có một bộ phận văn thần được cho là vây cánh của Diêu thái phó cũng không quá, nhiều đời hoàng đế đều mạnh mẽ phản đối việc kết bè kéo cánh, thế nhưng đây là chuyện không thể tránh khỏi, bất kể Diêu thái phó nói gì, phản ứng đầu tiên của bọn họ chính là: "Hoàng thượng, Thái phó đại nhân nói rất phải, xin Hoàng thượng chuẩn tấu."

Diêu thái phó cung kính đứng ở nơi ấy, dáng vẻ hiên ngang một lòng vì thiên hạ, bất chấp ánh mắt của những kẻ khác, Diêu thái phó uy nghiêm, dùng nụ cười mỉm đáp trả lại những con mắt soi mói kia. Diêu thái phó rất bình thản, không hề e ngại điều gì, vốn dĩ lập thái tử luôn lập trưởng, con trưởng trong cung mỗi người chiếm một vị thế khác nhau, nhưng lại chẳng có bất kì quan hệ máu mủ gì với Diêu gia. Thế nên Diêu thái phó lấy cương vị là đệ nhất văn thần đương triều, chuyện lớn thế này để Thái phó đại nhân lên tiếng mới hợp lẽ.

Bản tấu này khiến lắm kẻ dấy lên toan tính, tự hỏi mình nên làm thế nào đây. Quan gia trước tiên là khiếp sợ, Quan đại nhân cố giữ vẻ khiêm nhường nhã nhặn, nhưng lại không che giấu được sự vui mừng trong tâm qua khóe môi nhếch lên kia. Phụ thân của Hoàn quý phi vốn là Lại bộ Văn Uyên các Đại học sĩ - Hoàng đại nhân, ban đầu ông ta nhíu mày, sau đó cúi đầu chẳng nói câu gì.

Dẫu vậy, lúc này đây không chỉ các vị đại thần mang trong tâm trí những suy tư, Hoàng đế chí tôn cũng không ngoại lệ. Hoàng đế khẽ chau mày, thái tử đương nhiên phải lập, nhưng hiện tại không phải là thời điểm tốt. Thậm chí quân còn có thể bồi dưỡng một vị thái tử bí mật nào đó khác, tuy nhiên đằng sau chuyện xác lập danh vị thái tử không phải đơn giản, Lệ Vương án trước đây chính là một bài học xương máu đắt giá. Huống chi chuyện sẽ lập ai, trong cung đã có con trưởng không lý gì lại lập người khác, nhưng gia tộc của thân mẫu thái tử lại mạnh như thế, chuyện thái tử toan đoạt triều soán vị không phải chưa từng xảy ra.


Thế nên Cơ Thoan ho khẽ một tiếng, đại thần thị vệ đại nội lập tức hiểu ý, bước ra khỏi hàng cất cao giọng: "Hoàng thượng, vi thấy thấy đây là chuyện trọng đại, nên thương nghị kỹ càng rồi mới quyết định." Phụ thân của Hoàn quý phi nháy mắt một cái, lập tức có người nữa bước ra: "Vi thần cũng tán thành." Bất kể xuất phát điểm của bọn họ là gì thì cũng đã theo đúng mục đích của Hoàng đế, Hoàng thượng mỉm cười nói: "Lập thái tử không phải chuyện đùa, đợi bàn bạc lại đã. Ngoài ra chúng ái khanh còn có chuyện gì cần tấu trình nữa không?" Một chuyện này thôi đã đủ sức chiếm trọn sự chú ý của cả triều thần, mọi người không một ai đưa ra chuyện gì khác.

Sau khi Hoàng đế bãi triều cũng không cho đòi Diêu thái phó tiến cung, suy nghĩ trong lòng quân vương đâu thể tùy tiện nói cho bất kì kẻ nào. Hoàng đế phải suy nghĩ kĩ về chuyện này, nó không chỉ ảnh hưởng đến tiền triều, mà chúng nữ nhân trong hậu cung cũng bắt đầu đứng ngồi không yên. Trong đó rõ ràng nhất chính là Hoàng hậu và Hoàn quý phi, cả hai đều cho rằng vị trí này chỉ có con trai mình mới đủ tư cách ngồi vào!

Nhắc đến chuyện này, những kẻ có lòng dạ hẳn nhiên không thể ngồi yên. Dần dần trong chiều chia làm ba phe, phe thứ nhất do Diêu thái phó đứng đầu, chỉ mong chóng lập thái tử giữ yên nước nhà, về việc chọn ai bỏ ai không hề nhắc đến, quân yêu thích ai thì lập vị đó. Phe thứ hai do Quan gia nắm đầu, danh chính ngôn thuận mà rằng trước nay lập thái tử luôn lập trước, không lý nào có thể chọn hai người, lập phải lập đích lập trưởng mới làm gương sáng cho thiên hạ, không nên hỗn loạn khiến lòng người khó thần phục. Phe thứ ba do phụ thân của Hoàn quý phi chủ trì thì nói vị trí thái tử liên quan đến huyết mạch quốc gia nên phải thận trọng, ứng với ý lập thái tử phải lập người hiền, người có tài, hoàng tử vẫn còn nhỏ nên lúc này là quá sớm.

Trên triều dưới triều, ai ai cũng đều bàn luận về việc này, xưa nay có câu kinh - sử - tử - tập (*cách phân loại sách thời xưa: Kinh điển, Lịch sử, Chư tử, Văn tập), mỗi ngày lên triều có không ít kẻ hao hơi, Hoàng đế cười lạnh lùng nhìn đám thần tử mạnh miệng lên tiếng vì lợi ích của bân thân, nhưng quân chẳng làm gì hơn ngoài việc mỉm cười lắng nghe. Lúc quay về hậu cung cũng chẳng được nghỉ ngơi, mấy vị cung phi tìm đủ cách mời Hoàng đế đến gặp con trai mình.


Trong lúc Hoàng đế bị chuyện lập thái tử vây khốn, ở Diêu gia, Nhược Thủy và Tiết Minh Viễn đang chơi đùa với con trẻ. Tiết Tuấn vào kinh như cá gặp nước, đứa trẻ này khiến ai ai cũng đều cảm thấy cậu chính là bảo vật trời ban, không một ai không yêu chiều, Diêu thái phó còn đặc biệt làm quá, chắc chỉ thiếu mỗi việc hái trăng xuống cho cậu cháu cưng. Khoảng thời gian ở nhà trôi đi đảo lại, giờ đây Tiết Tuấn chẳng khác gì cái đuôi nhỏ lẽo đẽo theo sau Diêu thái phó không rời.

Hôm nay Trương Thụy Dương đến phủ, tiện đường ghé lại thăm hỏi, hàn huyên với Tiết Minh Viễn và Nhược Thủy, không dễ gì bắt gặp cảnh Tiết Tuấn đang vui đùa bên song thân. Tiết Minh Viễn vừa trông chừng Tiết Tuấn đang chơi đùa, vừa cười nói: "Huynh không biết thằng bé nghịch ngợm đến thế nào đâu, ta chỉ lo mọi người quá cưng chiều sẽ biến thằng bé thành tiểu bá vương." Trương Thụy Dương chạm nhẹ vào má Tiết Tuấn, mỉm cười nói: "Huynh đừng lo lắng, ta thấy thằng bé kháu lắm. Dù sao đời này ta cũng không thể có con trai, chi bằng để ta làm nghĩa phụ của nó, huynh thấy thế nào?"

Nói xong, tự bản thân Trương Thụy Dương cũng thấy ý tưởng bột phát này rất hay, y nhìn sang Nhược Thủy, hùng hồn nói với nàng: "Để ta làm nghĩa phụ của thằng bé cũng không phải vô ích, sau này nếu có kẻ nào dám gây sự với Tuấn nhi, bảo hắn đến gặp thẳng Trương gia! Mấy chuyện giúp người thân bất kể đạo lý ấy nào phải chúng ta chưa từng làm chứ!"

Nhược Thủy thở dài, bất đắc dĩ nói: "Thụy Dương ca ca không cần lôi chuyện thuở bé của huynh ra nói đâu. Đó là do Trương thúc thúc nuông chiều huynh, huynh xem có nhà nào mà nuông chiều con trẻ đến thế không."


Thụy Dương càng nhìn Tiết Tuấn càng yêu, vừa khỏe mạnh lại vừa kháu khỉnh. Bản thân y không quan tâm đến chuyện có con nối dõi, thế nhưng Thất Sát cứ luôn bận lòng. Chi bằng bọn họ nhận nghĩa tử, sau này cũng có người chăm sóc lúc lâm chung, thế này hẳn Thất Sát sẽ hài lòng lắm đây. Cũng phải nói Tiết Minh Viễn kia rất sùng bái Trương Thụy Dương, hôm nay Trương Thụy Dương còn chủ động mở lời muốn làm nghĩa tử của con y, đương nhiên là y vui vẻ ra mặt. Thế nên chuyện này được thân phụ và nghĩa phụ của Tiết Tuấn cùng bắt tay, nhanh chóng thành toàn. Trương Thụy Dương lập tức dỗ ngọt Tiết Tuấn gọi mình là nghĩa phụ.

Giọng nói trẻ con non nớt của Tiết Tuấn khiến ai cũng đều yêu thương, Trương Thụy Dương ôm Tiết Tuấn vào lòng bảo: "Ta đưa thằng bé về nhà ra mắt phụ mẫu, họ cũng muốn có một cậu cháu trai mập mạp trắng trẻo thế này lắm. Tuấn nhi, chúng ta cưỡi ngựa lớn đến nhà nghĩa phụ có được không nào." Chẳng đợi Tiết Tuấn đồng ý, Tiết Minh Viễn ở bên cạnh đã nói ngay: "Đi đi con trai, nam nhi phải xông xáo một chút mới tốt." Và cứ thế, thân phụ "bán" con trai ruột cho nghĩa phụ, Trương Thụy Dương hồ hơi ôm Tiết Tuấn, phấn chấn quay về, trước lúc đi còn bảo: "Buổi tối ta sẽ đưa thằng bé về."

Tiết Minh Viễn cố né tránh ánh mắt trêu ghẹo của Nhược Thủy, y cười ha hả nói: "Chẳng phải đây cũng là cách để con trai chúng ta theo đại anh hùng học hỏi sao, cha nó không phải anh hùng, nhưng cha có thể tìm cho nó một gương anh hùng để học tập nhé. Khả năng của phụ thân nó đâu có tệ, phải không nương tử." Nhược Thủy cười đáp: "Chàng nói ít đi một chút, đợi đến khi thằng bé lật cả ngói nhà chính lên, lúc ấy chàng chớ có mà sầu não." Tiết Minh Viễn cao giọng: "Cha nó kiếm tiền cốt cũng là để dành vào những lúc như thế!" Nhược Thủy ngắm khí khái hào hứng hiếm thấy ở Tiết Minh Viễn, nụ cười trên môi nàng rực rỡ đến lạ thường.

Chẳng mấy chốc cả nhà Tiết Minh Viễn đã lên kinh được nửa năm, lợi nhuận kiếm được từ việc buôn bán không ít, hiện tại đang chuẩn bị khai trương cửa hàng thứ ba. Nhưng dù thế nào thì ở Đại Châu vẫn còn một gian tiệm lớn cần chăm nom, không thể cứ ở mãi trong kinh thành, vì thế Tiết Minh Viễn đã quyết định đưa cả gia đình về Đài Châu sau khi khai trương xong tiệm mới này.


Việc học tập của đám Tiết Đinh ở Quốc Tử Giám cũng rất thuận lợi, lại có Diêu gia chiếu cố nên mỗi ngày đều rất yên bình. Quốc Tử Giám có quy định sinh đồ phải ở lại, mỗi tháng chỉ được về hăm người thân hai ngày. Tiết Đinh tách khỏi Thẩm Mộ Yên là một lối đi đúng đắn, cuối cùng cậu bé cũng có chỗ yên tĩnh chuyên tâm đọc sách. Vào kì sát hạch giữa tháng, Tiết Đinh đạt thành tích khá tốt, xếp hạng thứ năm toàn viện.

Hôm nay, con trai trưởng tám tuổi của Hoàng hậu - Cơ Nguyên Thành đến tham quan Quốc Tử Giám theo lệnh của Hoàng hậu, gần đây vì chuyện lập thái tử, các hoàng tử phải cáng đáng không ít chuyện dưới sự chỉ thị của nhà mẫu thân, hy vọng giành được càng nhiều hậu thuẫn càng tốt. Chuyến đi đến Quốc Tử Giám của Đại hoàng tử hôm nay không chỉ thể hiện sự hiểu học, mà còn là sự quan tâm đến nhân tài trong thiên hạ, tốt hơn nữa là tìm được người hữu dụng với mình. Dù đứa trẻ tám tuổi có là thiên tài cũng không có khả năng ấy, thế nên Hoàng hậu đã cố ý phái người theo giúp Đại hoàng tử.

Đối với học trò của Quốc Tử Giám, việc nhìn thấy hoàng tử chẳng phải chuyện đáng ngạc nhiên, thậm chí bọn họ còn được diện kiến hoàng thượng. Vì thế cho nên ai nấy đều chỉ hơi hăng hái, cung kính đáp lại tất cả những câu hỏi đặt ra. Hoàng hậu cũng biết học trò ở đây vừa thi xong kỳ sát hạch giữa tháng, nên đã liệt ra những câu hỏi cần thiết cho Cơ Nguyên Thành. Đương nhiên là do Hoàng tử hỏi, người phía sau chỉ lắng nghe rồi về thuật lại cho Hoàng hậu.

Cơ Nguyên Thành tỏ khí phách hoàng tử, cậu bé đứng ở đấy cho gọi hai mươi người đứng đầu kỳ sát hạch đến, mỉm cười đọc một đoạn văn, đại khái để biểu dương sự hiếu học của các sinh đồ, sau đó lại kích lệ, cổ vũ thêm. Kế đến, Cơ Nguyên Thành tỏ vẻ thân thiết, hỏi han những câu đại loại như cuộc sống của học trò nơi đây thế nào, có quen với nếp học tập trong kinh thành không, là con cái nhà ai, phụ thân làm gì, gia đình có phải hàng thư hương hay không, mẫu thân thuộc gia tộc nào,.....

Khi hỏi đến Tiết Đinh, cậu bé tự hào nói rằng mình là cháu ngoại của Diêu thái phó. Con mắt mấy tên theo hầu phía sau Cơ Nguyên Thành sáng rực lên, thì ra ở đây cũng có con cá to!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui