Tôi với thằng Hoàng mỗi thằng khiên 1 đầu cán dắt díu nhau ra đường băng nơi có chiếc C-295 đã đậu sẵn, trời tối tù mù chỉ thấy vài ánh đèn le lói trong buồng lái, bên ngoài 3-4 tay kỹ thuật đang tiếp xăng rồi kiểm tra hàng hóa không thèm để ý tới mấy đứa tôi.
Đến nơi tôi móc tờ công lệnh cho 1 tay kỹ thuật gần đó, vô tình quên mình đang khiên thằng Vinh, tôi thả cáncái kịch khiến cho nó đập đầu xuống đất la oai oái. Hắn vẫn kẹp cái bìa hồ sơ vào hông đi qua đi lại, không thèm nhìn mà khua tay:
-Đem lên cho cơ trưởng chứ đưa tôi làm gì!
-Thế cơ trưởng ở đâu?
-Buồng lái ấy! Hắn đáp gỏn lọn.
Bố khỉ mấy tay kỹ thuật này là chúa làm trò, trong không lực tuy chỉ làm việc ở bộ phận mặt đất nhưng bọn hắn nói máy bay bay được là bay, nghỉ là nghỉ, cả điều phối lẫn bộ chỉ huy cũng chỉ biết im re nên rất chảnh đời. Tôi cũng chẳng chấp nhất, bảo 2 thằng đụt đợi đấy để tôi đi gặp cơ trưởng.
Cửa trước máy bay mở sẵn tôi bước vào thì thấy 2 tay phi công chắc cũng tuổi cha chú đang nói chuyện qua bộ đàm, 1 tay tầm 40 1 tay năm mấy. Đợi 1 hồi cả 2 nhận thông tin thời tiết từ đài không lưu xong tôi mới gõ vào thành máy bay cốc cốc mấy tiếng:
-Cơ trưởng cho cháu gửi cái công lệnh.
-Cảnh vệ hả? Ông bác già kia quay người lại thò tay lấy mảnh giấy từ tay tôi
-Dạ vâng. Có 2 thằng tụi cháu với 1 thằng thương binh nữa
-Răng trong ni viết có 3 thằng cảnh vệ chứ có lệnh tải thương mô đâu mi. Ông ấy nhìn tôi từ đấu đến chân rồi hỏi, giọng Quảng Nam đặc.
-Dạ, nhân tiện ấy mà. Cháu tên Minh bên trinh sát, hôm nay cho cháu quá giang tý.
-Ừ, tao là Hưng, đây là cơ phó Trưởng. Vừa nói ông ấy vừa chỉ, tay kia cũng quay lại chào tôi một cái
Tôi nãy giờ lo nói chuyện, lúc này mới quay ra khoan máy bay thấy đầy hàng hóa chất chật cứng cả rồi, chắc khối lượng phải cỡ 2 xe tải hàng, len lỏi lắm may ra mới đi lọt vào trong.
-Chú cho con hỏi có chỗ để cái cán của thằng kia không? Tôi cất lời
-Giời! tao có biết có thương binh mô, mấy thằng kỹ thuật nó dàn đều tải trọng rồi, chắc không có. Bây cứ chen chen vô, lo chi!
Tôi nhìn tới nhìn lui thấy chỉ còn đúng hơn 2 mét vuông sát khoan lái là còn trống chắc vừa đủ nên ra khiên thằng Vinh vào, khoan máy bay vận tải cũng chẳng có tiện nghi gì cho lắm. Toàn sắt với thép, đến nỗi nghế ngồi cũng là vải dù gắn vào thành máy bay bật ra bật vào, muốn dựa để ngủ chắc cũng khó. 2 thằng tôi vừa dìu vừa đỡ thằng Vinh, chốc lát đã yên vị trên nghế rồi nhìn đồng hồ thấy còn 10 phút nữa là cất cánh. 2 ông phi công nhìn chúng tôi từ đầu đến cuối lấm la lấm lét, vừa hôi vừa dơ không khỏi thắc mắc:
-Chúng bây đánh nhau ở đâu về mà nhìn kinh vậy? ông Trưởng cất lời
-Dạ dưới Tiền Giang, đi chỉ điểm chú ạ. Thằng Hoàng đáp
-Mẹ! tụi bây chỉ tầm bậy tầm bạ hay răng thằng này què cái giò rồi. Ông Hưng cười khục khục.
-Chuyện dài lắm chú, còn mạng về là may rồi, gặp 1 đàn cả ngàn con nhưng chân thằng này gãy là do đạp bẫy của dân.Tôi vừa nói vừa móc bọc lương khô chôm bên quân nhu khi nãy ra, trưa đến giờ đã có gì tọng vào họng đâu, thằng Hoàng thấy lương khô trong khi bụng dạ đang kêu ỏm tói thì giật ngay tức khắc nhưng sao nhanh bằng tôi. 2 thằng đều đã gài dây an toàn dính chặt vào nghế lái, thằng giơ thằng với, giật nhau như con nít.
2 đứa vờn qua vờn lại gói lương khô làm ông Trưởng chú ý nên ông ấy móc đâu ra thêm gói nữa với ra sau đưa cho chúng tôi. Tôi quăng gói kia cho nó,đón lây rồi gỡ ra ăn ngấu nghiến không quên cảm ơn, thứ lương khô bay bằng bột trứng này ăn không thì khô khốc nhưng đói vào thì cực kỳ ngon, cứ cắn 1 phát làm 1 ngụm nước, tý vào bụng nó nở ra là no căng.
2 ông phi công thấy chúng tôi đói, ăn ngấu ăn nghiến cũng chẳng nói gì thêm mà bắt đầu tắt đèn trong khoan và bật các công tắt để khởi động hệ thống. Chiếc may bay cánh quạt rùng mình rồi lăn bánh, bên ngoài động cơ kêu ầm ĩ điếc tai, vì là máy bay quân sự nên cách âm không tốt, lên trời thì đỡ chứ dưới đất không khác gì nghe máy cày nổ.
Tôi mãi ăn, lúc máy bay chông chênh rời đường băng mới biết đã cất cánh, áp xuất trong khoan tăng, tai ù đặc đi, ho hắng mấy phát mới đỡ.Tôi toan lên buồng lái coi quang cảnh nhưng máy bay đang lấy cao độ, nghiên 1 góc rất dốc, gỡ dây an toàn ra có khi tuột hẳn ra sau nên đành đợi.
Trong lúc chờ đợi, tôi bật cái đèn nhỏ trong khoan rồi với lấy cuốn sổ giới thiệu máy bay để trong hộp gần đó lên đọc, đây là sổ dành cho quân nhân tìm hiểu về phương tiện khi tác chiến, sổ này nghi đầy đủ thông số của máy bay nhưng quan trọng nhất là là cách các thoát hiểm, báo cứu hộ và cứu nạn. Thôi thì không có gì làm đành đọc tạm vậy.
Máy bay CASA C-295 của VN được mua từ AirBus ngay trước đại dịch để thay thế đám AN-26 bà già,đây là máy bay vận tải quân dụng, tải trọng của nó là 9 tấn 2, chở được 71 lính với kíp lái 2 người, Vì là hàng Châu Âu nên chất lượng khác hẳn, bay êm và có hệ thống lái rất tiên tiến.
Vận tốc máy bay thông thường là 480km/h nhưng máy bay đầy tải thì chỉ bay hơn 350km/h 1 tý, ước chừng khoản 2 tiếng là chúng tôi tới Đà Nẵng. Mãi đọc tôi quay qua đã thấy thằng Hoàng gật gà gật gù còn thằng Vinh thì say giấc nồng rồi. Chắc tại ăn no quá nên tôi không thấy buồn ngủ gì lắm dù hôm qua chỉ ngủ có 2-3 tiếng.
Mở khóa an toàn tôi mon men lên buồn lái quan sát, trời đã tối nên bên ngoài cũng xám đen 1 màu, có điều trăng sáng quá, soi xuống tầng mây trải dài đến vô tận như 1 sa mạc mênh mông huyền ảo coi bộ cũng lãng mạn dữ thần. Vì máy bay có hệ thống lái tự động, không phận lại trống trải nên 2 ông phi công giờ cũng rảnh rỗi, chỉ thỉnh thoảng kiểm tra thông số, ngồi đợi đến khi hạ cánh.
Kéo cái thùng dụng cụ tôi kê đít ngôi ngay cửa buồn lái không quên bắt chuyện hỏi mấy câu linh tinh.
-Chú Hưng là người Đà Nẵng luôn ah, tôi cất tiếng hỏi vì thấy giọng Quảng rặc
-Chứ răng nữa mi, ông ấy đáp
-Còn chú Trưởng.
-À chú thì Hà Nội.
-2 chú trước đây hình như không phải trong quân ngũ.
-Răng mi biết, ông Hưng hỏi lại tôi
-Do 2 chú nói tiếng Anh chuẩn, mấy tay Phi công quân đội toàn nói tiếng Nga thôi, cháu hay dịch tài liệu cho mấy ông ấy nên biết mà. Tôi đáp
-Ờ, trước tao lái Boeing 777 cho VNA (Việt Nam Arline) còn thằng Trưởng lái cho AirCambodia, loạn lạc thiếu phi công nên mấy ông cho học chuyển loại có 1 tháng rồi giờ bắt lái con này luôn.
-Ah ra vậy, nhà chú chắc cũng ở Đà Nẵng.
-Ừ ! Cũng may là ở Đà Nẵng.
-Đấy! lại sắp kể sự tích đấy, ông Trưởng chen vào cười khà khà
-Sự tích gì vậy chú ? Tôi quay qua hỏi ông Trưởng
-Chuyện ổng cứu cả gia đình ấy mà.
-Má! Mầy coi có ai giỏi như tao chưa, mày phải để tao kể chứ. Ổng Hưng tiếp lời
Tay Trưởng cười mỉm lắc đầu coi bộ chịu thua, chắc ông ấy nghe câu chuyện đã nhiều lần, phần tôi thì tò mò lại đang chán nên dõng tai lên nghe rồi chìm vào câu chuyện khi nào không hay.
Chú Hưng năm nay 48 tuổi, sang Pháp học phi công từ thưở thiếu thời,những năm 90 trở về là 1 trong những tay phi công Việt nam đầu tiên lái được máy bay lớn của VNA. Công việc ổn định lại đẹp trai nên cua gái phát nào dính phát đó, cái này ông ấy nói chứ tôi không thấy thế, chắc lúc trẻ ông ấy khác chứ giờ nhão nhoét cả rồi. Không hiểu sao ông ấy lại gặp được 1 cô gái tại Đà Nẵng nên lập gia đình luôn, có 1 cậu con trai và 1 đứa con gái đang học cấp III.
Khi dịch bệnh bắt đầu xảy ra chú Hưng đang bay đi Pháp, đến nơi thì họ đã khóa không Phận cấm nhập cư nên sau khi trả khách có quốc tịch Pháp, Chú xin tiếp dầu rồi bay ngược trở về, nhưng cũng may mắn nhờ vậy chú mới biết đại dịch sắp bùng nổ khi ở Việt Nam thông tin vẫn còn đang bưng bít.
Là 1 người am hiểu về giao thông,biết chắc tình trạng sắp tới đường không sẽ bị khóa còn đường bộ thì sớm muộn gì cũng ken đặc người chạy loạn nên vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất là chú Hưng bắt tàu Hỏa đi Đà Nẵng ngay tức khắc.Chú ngồi trên tàu mà lo ngay ngáy vì khi rời Pháp an ninh bên đó thậm chí còn giao súng điện cho chú và dặn khóa chặt buồng lái phòng trường hợp có người lên cơn, ngoài ra dẫu có rơi máy bay cũng phải tránh nơi đông người.
Đoàn tàu lặn lẽ lăn bánh qua bao nhiêu thôn xóm, thị xã và thị tứ đang tắt đèn chìm vào màn đêm đen mịt mùng, 1 cảnh tượng im lìm như trời quang mây tạnh trước cơn bão lớn. Chú Hưng đi tàu giường nằm nhưng không dám ngã lưng mà lại đứng ngồi không yên, tay luôn kê lên khẩu súng điện dắt ở lưng quần quan sát nhất cử nhật động của hành khách trong khoan, nhưng may thay tất cả bọn họ đều đã chìm vào giấc ngủ.
Tới Đà Nẵng khi trời vừa tản sáng, 3 chân 4 cẳng chú Hưng chạy từ ga tàu về nhà bấm chuông ỏm tỏi,cô nhà ra mở cửa không hiểu chuyện gì thì chú đã hùng hục chạy vào nhà hỏi 2 đứa con đâu. Thấy chúng nó đang ăn sáng chuẩn bị đi học chú mới thở phào nhẹ nhõm.
-Nghỉ, Nghỉ hết, hôm nay Ba cho 2 đứa nghỉ học.
Chú vừa nói vừa xách cặp táp của 2 đứa quăng sang 1 bên không màn tới 3 cặp mắt tròn xoe đang nhìn mình.
-Răng lại nghỉ học hả Ba? con bé Út tên Hương buông đũa hỏi
-À…À…Lâu lâu Ba được nghỉ, hôm nay cả nhà vào Hội An Chơi! Chú đáp rồi mở tung tủ bếp lùng sục xem còn những đồ ăn và đồ dữ trữ gì.
Cô nhà thấy chuyện có vẻ bất thường liền kéo tay áo chồng ra 1 góc nhỏ to, phụ nữ vốn tính hiền hòa lại không tinh tường cho lắm nên chú cũng chỉ kể vắng tắt, mặc cho Vợ đang còn lạc quan bảo chú rằng chắc chắn không có chuyện gì lớn xảy ra, chú Hưng vẫn 1 mực gạt phăng đi rồi bảo 2 đứa mau chóng dọn đồ, phần mình thì ra chỗ xe oto.
Sau 1 hồi vật vã lôi cái lốp dự phòng lên nóc chiếc Santa-Fe rồi kiểm tra xăng dầu, chú đang định mở cửa gara để đánh xe ra ngoài thì ở đâu vang lên tiếng còi xe cấp cứu mỗi lúc 1 gần phá tan cái không khí trong lành của buổi sáng, ở bên ngoài chiếc xe vụt qua rồi xa dần, bỗng nhiên chú thấy toát cả mồ hồi lạnh, chưa kịp định thần thì mấy tiếng còi hú của cảnh sát cơ động cũng vang lên ở đâu không rõ. Không chần chừ được nữa, chú quay vào trong hối mọi người xắp xếp đồ đạt lên xe.
2 đứa nhỏ sách vali đứng như trời trồng không hiểu tại sao đi du lịch mà Ba lại chất đủ thứ vào cốp xe, từ gạo, nước cho đến mắm muối nhưng thấy ông ấy đang đỏ mặt tía tai cũng không dám mở miệng hỏi. Cả nhà lên xe, chú mau chóng khóa cửa lại rồi nhắm hướng Nam mà chạy, biết chắc Quốc Lộ 1 sớm muộn gi cũng tắc nghẽn nên chú đành đi đường ven biển.
Đà Nẵng buổi sớm cũng đã đầy người đi lại, cơ quan trường học cũng đã tấp nập người ra vào nhưng cái cảnh tượng này tưởng như bình thường này có cái gì đó rất giả dối. Ở ngã tư đường,1 người đàn ông đang dừng đèn đỏ thì có điện thoại, không hiểu chuyện gì mà ông ấy lập tức thay đổi sắc mặt vụt qua con lươn để quay đầu chạy 1 mạch không nhìn lại 1cái, chiếc đồng hồ giây cứ chậm rãi đếm lùi đến khi đèn xanh sáng lên, mọi người chuẩn bị đi thì có 1 chiếc xe cấp cưú lại rú còi cắt ngang khiến ai cũng giật mình,tái xanh mặt mày, tay xe ôm bên cạnh thậm chí còn bực mình chửi vài câu
Và rồi trên đoạn đường ra biển thỉnh thoảng lại có 1 nhóm người hiếu kì tụ tập quanh cái gì đó không rõ, nhưng cũng có những người vội vàng thì cứ vượt qua như không có chuyện gì, chỉ thấy giữa đường là chiếc xe máy ngả chỏng chơ không ai thèm dựng dậy.
Ở trong xe, 2 đứa nhỏ cứ tò mò nhìn ra ngoài còn lúc này vẫn đăm chiêu, tự nhủ không thể nào chậm trễ được nữa nên đạp ga để vượt nhanh qua cầu
Sông Hàn. Họ vừa tới nơi cũng là lúc 2 chiếc xe cảnh sát chạy tới, lính lác đổ xuống kéo theo đầy dây thép gai và vật cản, 1 tay cảnh sát cầm loa chạy nhanh chóng tới hét tướng lên:
-CẤM CẦU, BÀ CON VUI LÒNG ĐỔI HƯỚNG!
Chú Hưng lúc này không hiểu nghĩ gì hay là do sẵn đà lại choxe vượt qua luôn tay cảnh sát cầm loa, ở phía trước họ mới phong tỏa được 1 làn đường ngược chiều thế là chú nhắm mắt nhắm mũi đạp ga phi qua luôn. Mấy tay cảnh sát đang bận bịu vừa kéo vừa dựng hàng rào nên cũng chẳng buồn mà chặn lại.
Thở phào nhẹ nhõm băng băng trên cầu nhưng người tính sao bằng trời tính, bên đầu cầu này lại có 2 tiểu đội chốt chặn đã phong bế xong xuôi. Chú Hưng lúc này không khỏi thất vọng nhưng cũng không có cách nào khác khi đối mặt với mấy tay cảnh sát mặt mày rắn như đá, AK giắt sau lưng.
De nhanh xe trở về chú toan đánh lái qua hướng khác nhưng mọi chuyện đã muộn, do chặn cầu nên giao thông đã bắt đầu ùn tắt, xe máy xe hơi từ phía sau dồn ứ lên nghẽn đã hơn trăm mét, ai nấy đều bấm còi inh ỏi. Phía sau cứ tưởng kẹt xe nên dấn tới còn phía trước lại tìm cách lui về sau, mới có mấy phút đồng hồ mà chân cầu đã ứ nghẹn, ban đầu những người nhanh trí còn kịp rẽ qua ngã tư Trần Phú nhưng chả mấy chốc xe cộ từ Trần Phú cũng đổ ra khiến cho đường thoát cũng bị chặn.
Chú Hưng bây giờ bị kẹt ở giữa, trước đầu xe là hàng rào và cảnh sát, sau thì xe cộ cứ ùn ùn lên muốn nhích bánh cũng không được. Mấy tay cảnh sát thấy tình thế bắt đầu căng thẳng nên cầm loa tay ra phía sau yêu cầu phương tiện đổi hướng và giải tỏa ùn tắt nhưng cũng như muối bỏ bể, cứ thuyết phục được vài người quay đầu xe thì đã có thêm xe từ phía sau đẩy lên, Ban đầu dân chúng còn kiên nhẫn chờ đợi giải quyết thông suốt chứ chưa biết bị chặn, sau 1 hồi chờ đợi đã mất kiên nhẫn, vài người xuống xe tỏ thái độ thậm chí chửi bới, phút chốc cả cây số đường đã náo loạn cả lên.
Nhìn đoàn xe mỗi lúc 1 đông, có nán lại cũng không được gì, chú Hưng liền bảo mọi người xuống xe rồi xách theo những gì có thể, 4 người dắt díu nhau len lỏi qua dòng người- xe hỗn loạn.Khi họ đi đã được phân nữa đoạn ùn tắt thì bất giác ở phía sau dòng người tự nhiên lại đùn đẩy nhau lên 1 cách hỗn loạn,còi xe ầm ĩ, thậm chí oto chiếc này còn tông vào đít chiếc kia vỡ cả đèn hậu, người đi xe máy thì cố mà luồn lách qua hay bỏ xe mà chạy nhưng lại có người hiếu kì dựng chống đứng trèo lên yên xe máy để xem có chuyện gì xảy ra. Phía sau bắt đầu có tiếng la hét rồi hô hào náo động nên lực lượng cảnh sát cũng đổ xô về phía sau rầm rập.
Gia đình chú Hưng lúc này đang nép mình vào cánh cổng tiến không được mà lùi cũng không xong đành nín thở chờ đợi.Đám Cảnh sát chạy phía sau mất hút giữa đám người – xe không hiểu có giải quyết được chuyện gì không nhưng cũng khiến cho nhiều người cũng cảm thấy an tâm phần nào mà nán lại nhưng ai ngờ ít phút sau lại có tiếng súng nổ.
Đùng! Đùng! Đùng!
Sau tiếng nổ, Ở phía trước mọi người giật mình hiếu kỳ ngoái về sau, 1 vài người trong oto đã mở cửa bước xuống xe xem có chuyện gì, bất giác không khí chìm vào im lặng, chỉ có tiếng máy xe là nổ đều đều.
Bỗng nhiên sau vài giây tĩnh lặng, từng loạt súng AK nổ liên tiếp dồn dập không ngưng từ phía sau vang lên,rồi từng toán người hỗn loạn dẫm đạp lẫn nhau chạy đến,ai nấy đều thất kinh hồn vía chạy về phía cầu bỏ lại cả xe cộ, nhiều người còn trèo lên nóc xe rồi nhảy từ chiếc này sang chiếc kia. 1 số người không hiểu chuyện gì cứ đứng như trời trồng ra đó đều bị xô ngã đành phải cuốn theo dòng người kia.
Dân cư trong nhà và chủ hàng quán ở 2 bên đường ban đầu còn hiếu kì đổ ra ngoài hiên hay ban công đứng xem nhưng thấy cảnh hỗn loạn đều đã vào trong cửa đóng then cài.
Khác với mọi người, chú Hưng biết chắc chân cầu đã bị chặn nên cứ ém cả gia đình vào 1 cánh cổng bên vệ đường để tránh, đã hơn 2 phút trôi qua, hàng ngàn người cứ bỏ chạy không dám ngoái đầu lại trong khi phía sau tiếng súng vẫn vang lên từng hồi.
Sau 1 lúc những người bỏ chạy cũng thưa dần rồi chỉ còn vài người máu me đầy mình, người thì ở tay người thì ở vai, vừa đi vừa lết lên phía trước.Chú Hưng thấy vậy liền bước ra trước giơ cánh tay che chắn cho gia đình mình 1 cách tự nhiên theo bản năng.
Và rồi tiếng súng mỗi lúc 1 gần, trong đám xe cộ 1 người cảnh sát ở đâu vừa chạy vừa vứt cả mũ mão len qua đám xe phóng lên phía trước còn ở sau vẫn còn vài người đang bắn vào gì đó cầm chừng để rút lui.
Chú Hưng thấy tình thế nguy cấp, 2 bên đều là nhà cửa im lìm muốn vào cũng không được nhưng may thay, căn nhà này ngoài cổng sắt bên ngoài, bên trong còn có 1 khoản sân chừng 2 mét rồi mới tới cửa kéo. Thấy cánh cổng không quá cao lại chỉ gắn le que mấy cái mác nhọn làm kiểng nên chú Hưng liền giẫm lên lỗ mở cửa dùng tay bẻ mấy các mác nhọn này, do chúng được đúc bằng gang nên chỉ đẩy nhẹ đã gập vào trong.
Cô vợ và 2 đứa con lúc này mặt mày tái mét, nhìn từng người bị cắn máu me đầy mình lết qua mà không giấu nổi sợ hãi, nghe Ba bảo trèo qua cổng liền không chút do dự mà làm theo. Cả gia đình kẻ bâu người víu, kẻ đủn người đẩy cuối cùng đều đã lọt vào trong sân, tạm thời an toàn sau cánh cửa sắt.
Và lúc này chuyện gì đến đã phải đến, những người cảnh sát còn lại sau cùng đã phải bỏ chạy khỏi đám người điên loạn kia. Ở phía sau từng tiếng tru tréo rồi tiếng chân rầm rập vang lên, 1 toán rab gần cả trăm con ùa lên như vũ bão, ánh mắt long sòng sọc 1 cách điên dại, miệng mồm và quần áo dình đầy máu tươi truy sát con mồi 1 cách hung tợn. Có 1 vài còn rab vẫn còn dính dây truyền dịch trên người và mặc đồ bệnh nhân của bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng vốn cách đó không xa.
Giữa đám rab đó thấp thoáng 1 màu áo xanh cảnh sát, anh ta có lẽ bị cắn ở chân nên chạy cà nhắc, phút chốc đã bị tuột lại ở lại phía sau. 2 con rab chạy trước sau 1 hồi luồn lách đuổi bám đã bắt kịp, 1 con nhảy lên vồ còn con kia kéo lại áo lại đè nghiến anh ta xuống, anh cảnh sát còn chưa kịp trở mình đã bị nó nắm đầu cắn 1 phát vào cổ phụt đầy máu tươi.
Chú Hưng thấy vậy dù hoảng sợ nhưng cũng phải lo cho gia đình trước vội lôi vợ con ra núp sau chậu cảnh trong sân. Cũng may cánh cổng sắt được làm từ những thanh sắt nghép san sát nhau nên từ ngoài nhìn vào khó ai thấy được gì.
Kê mắt qua song sắt, chú Hưng thấy 1 cảnh tượng kinh hoàng đang xảy ra, đàn rab hàng trăm con đang điên loạn nên bắt được ai thì đớp lấy vài miếng,chúng nghiến răng nghiến lợi, xé thịt xé gân người ta ra cho tới khi ngưng phản kháng rồi lại bỏ đó tiếp tục say mồi mà đuổi bắt.
Anh cảnh sát bị cắn gục xuống máu chảy lênh láng cả 1 đoạn đường, chú Hưng muốn giúp lắm mà không biết phải làm sao chỉ biết giương mắt nhìn. Anh ta sau khi ngất đi đã tỉnh lại gắn sức bò lết, được mấy mét thì lên cơn co giật liên tiếp như người giật kinh phong, chân tay co rút lại rồi 2 mắt trợn trắng lên trong khi đầu thì lắc lia lịa, anh ta cứ thế trong vài phút rồi không biết sức lực ở đâu ra rống lên 1 tiếng đứng thẳng dậy nghiến răng ken két nhìn tứ phía.
Cả gia đình chú Hưng đang nấp an toàn sau cánh cửa tưởng chừng yên thân nhưng không ngờ trong nhà lại có người, ai đó từ sau cánh cửa kéo nói vọng ra:
-MẤY NGƯỜI BIẾN RA KHỎI NHÀ TUI ĐI! Giọng nói run run của bà cô nào đó, vừa hoảng sợ lại vừa giận giữ
Cô vợ và 2 đứa con bất giác nghe tiếng la thì giật mình rời khỏi chỗ nấp, chú Hưng lúc này không biết phải làm sao đành chắp 2 tay lại với nhau thành khẩn quay lại phía cửa, miệng lẩm bẩm mong họ cho núp tạm, ấy vậy mà giọng đàn bà kia lại vang lên thậm chí còn to hơn trước:
-CÚT! CÚT! Mấy người ở đây cho nó giết cả tôi hả!?!
Chú Hưng và vợ con lúc này đứng như trời trồng chưa biết phải thế nào thì từ phía sau bỗng nhiên có tiếng xô cửa cái ầm vang lên, quay lại thì thấy tay cảnh sát miệng mồm dãi nhớt lòng thòng đã đứng đó từ bao giờ.
Chú thích: Máy bay C295 http://vi.wikipedia.org/wiki/E_CASA_C-295
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...