Thật Ư? Thật Ư? Phải Là Hồng Phai Xanh Thắm

Đi học khổ cực được ba mươi lăm ngày, Trang sư nương sắp xếp nhà cửa xong xuôi liền đề xuất với lão phu nhân mỗi tháng đến dạy các cô gái đánh đàn vào buổi chiều. Thịnh lão phu nhân ban đầu không tán thành, sợ khiến bà mệt, thế là Trang sư nương tức khí giang hồ vỗ ngực bảo chứng, Thịnh lão phu nhân chỉ đành bằng lòng. Lúc đó, Minh Lan đang ở Lê Hoa Thụ nghe thấy được thì bỗng nhiên tỉnh ngộ, bảo sao học phí của Trang tiên sinh cao thế, quả là đáng đồng tiền bát gạo, té ra mua một tặng một nha.

Có điều thường thì quà khuyến mãi chưa chắc đã tốt, Trang sư nương so với Trang tiên sinh không dễ lừa bịp. Trang tiên sinh một là không giao bài tập, hai là không kiểm tra thuộc lòng, lúc rảnh viết hai ba bài văn là được rồi. Còn Trang sư nương lại dạy dỗ ra ngô ra khoai, bày trước mặt mấy cô gái một loạt thất huyền cầm, sư nương chỉ bảo tận tay, còn kiểm tra định kì.

Một loạt cung, giác, thương, trưng, vũ[‘] khiến cho Minh Lan hoa mắt váng đầu, hai tai ong ong. Nàng cuối cùng cũng hiểu, trên người mình không có lấy nửa phân tế bào nghệ thuật. Chả trách trước đây lúc học đại học, nàng chọn học nhạc lại bị ông thầy dẹp đi. Khóa học đàn cổ của Như Lan cũng trầy trật, nó không bì được với tính nhẫn nại của Minh Lan, đến giữa trưa đã có thể gảy được năm sáu cung đàn. Thế nhưng Mặc Lan lại có thiên phú tài nghệ, vừa nhấc tay là tấu lên khúc mây bay nước chảy, được Trang sư nương khen mấy lần lại càng luyện tập chăm chỉ. Trong vòng mười trượng quanh Lâm Tê các, chim bay tước hoảng.

[‘]Tức cung tương đương 1(Do), thương tương đương 2(Re), giác tương đương 3(Mi), trưng tương đương 5(Sol), vũ tương đương 6(La).

Có điều cái thứ đàn cổ này thường là nhạc cao ít người họa. Ở thời đại này, mong ước của đại đa số dân chúng chỉ là ấm no. ước chừng số cổ nhân có thể thạo cầm thưởng cầm so với gấu trúc cổ đại cũng chẳng nhiều hơn bao nhiêu. Minh Lan ngẫm đến thân phận thứ nữ nhà quan lục phẩm của mình, nghĩ thầm chồng mình sau này chỉ cần không phải thính giả trung thành của Mười Tám Điệu Sờ[‘] thì tủm tỉm cười, nào dám yêu cầu người ta nghe hiểu được loại giải trí cao cấp bực này.

[‘] Thập Bát Mô, chỉ điệu hát dân gian về chuyện vợ chồng.

Khoảng một tháng sau, Hoa Lan biên từ kinh thành về nhà bức thư đầu tiên, Thịnh lão phu nhân mắt mờ, Vương thị mù chữ, trong thư lại có chút chuyện tư mật không tiện để cháu trai và vú già biết, cho nên vẫn là Như Lan cùng Minh Lan hợp tác cùng nhau, lắp ba lắp bắp đọc thư.

Đây là phong thư bình an, chắc là báo về cuộc sống sau khi lấy chồng viên mãn, Viên Văn Thiệu đối đãi với chị cũng ân cần. Chỉ có hai đứa thông phòng vốn là nha hoàn hầu hạ từ nhỏ khiến Hoa Lan tâm tình không thoải mái. Có điều, kể từ khi thành thân, Viên Văn Thiệu cũng không còn để ý tới chúng nó nữa. Cha chồng chị là Trung Cần lão bá gia thì rất yêu thích cô con dâu hoạt bát mới cưới về này, có điều mẹ chồng thì lạnh nhạt, chỉ cưng chiều chị dâu cả. Sau khi nghe ngóng thì biết được, cô dâu cả vốn là con gái của chị họ đằng ngoại của bá phu nhân, chả trách mà tay không lọt. Thế nhưng Viên Văn Thiệu ở bên ngoài cũng có triển vọng, tại bá phủ cũng được người yêu mến, vú già quản sự trong phủ cũng không dám coi thường Hoa Lan, cuộc sống xem như không tệ.

Minh Lan vừa đọc vừa cảm thấy không tồi. Cha chồng rốt cuộc là người nắm quyền thật sự ở bá phủ, được ông ta yêu mến dĩ nhiên là chuyện tốt, nói vậy, cha chồng quý con dâu chỉ cần không đi đến Thiên Hương lâu thì tốt rồi!

Vương thị nghe hết xong mới thở phào, nàng biết Hoa Lan xưa nay rất kén chọn, ba phần tốt cũng chỉ khen lấy một, nay nói thế, chắc là cuộc sống sau kết hôn cũng thuận lợi.

“Cha mẹ cậy vào con cả là chuyện thường, coi trọng dâu cả là bình thường, bảo cháu cả đừng để bụng, cuộc sống chính mình tốt đẹp là được rồi, phải hiếu thuận với cha mẹ chồng, săn sóc chồng…” Thịnh lão phu nhân không nhịn được mà thao thao.

Vương thị thở dài: “Tự con cũng biết lẽ này, nhưng Hoa nhi từ nhỏ đã đứng đầu trong nhà, chưa bao giờ bị người khác lấn lướt, nay lại … Ài, chờ sau này ở riêng thì tốt rồi, dù sao bá phủ về tay chi trưởng, cuộc sống riêng của vợ chồng Hoa nhi cũng không đến nỗi, huống hồ rể ta cũng là đứa có năng lực.”

Nếu là bình thường, Thịnh lão phu nhân đương nhiên sẽ nói hai câu “cha mẹ còn thì không được ra riêng” đạo lý này nọ, nhưng mà rốt cuộc bà vẫn tiếc thương Hoa Lan mình nuôi dưỡng từ tấm bé, xuôi lòng theo mà nói: “Học một chút phép tắc bên cạnh trưởng bối cũng tốt, về sau một mình ra riêng liền có kinh nghiệm, thật ra thì sớm có thai mới là chuyện quan trọng hơn…”

Thời gian thấm thoát thoi đưa, Thịnh phủ bình yên không có việc gì. Thịnh lão phu nhân từ từ chỉnh đốn nề nếp trong phủ, Vương thị cũng dần nắm giữ quyền quản gia, mọi việc đều tiến hành theo cấp bậc của từng người, cái gì không quyết được thì hỏi lão phu nhân. Thịnh Hoành thấy trật tự trong phủ rành mạch, hầu già quản sự biết điều vâng lời, cũng vô cùng vừa ý. Duy chỉ có Lâm Tê các tiếng oán ngập trời, Thịnh Hoành ghi nhớ lời Khổng ma ma nói, cực kì nhẫn nhịn không để ý tới dì Lâm, dẫu cho cậu Phong với cô Mặc có nói giúp cho thế nào cũng vẫn làm bộ cha nghiêm, mắng bắt chúng nó quay về.

Dì Lâm đâu chịu bỏ qua, nàng quen thói chuyên sủng mười mấy năm rồi. Bởi vậy nàng mới xuất đủ mọi loại thủ đoạn, lúc thì ốm, lúc thì oán, lúc lại khóc lóc nỉ non, lúc lại gây hấn sinh sự. Mà Thịnh Hoành rút cục cũng cùng giường với nàng ta mười mấy năm, chiêu số giống nhau lặp đi lặp lại, cho dù có là chiêu tốt đến mấy cũng trổ hết rồi, Thịnh Hoành đã sinh ra không ít kháng thể. Trái lại, đủ loại ân tình của Thịnh lão phu nhân thuở thiếu thời thỉnh thoảng lại dấy lên trong lòng ông ta, càng cảm thấy mình bất hiếu, nghĩ tới nguyên nhân mẹ con xa cách lại càng sinh ra nhiều hiệu ứng tâm lý Siminov [‘], tức thì lòng dạ đanh lại, lạnh nhạt với dì Lâm, đem nhiệt huyết của mình dời sang nơi khác.

[‘]Lý luận của Tây Thước Nặc Phu (Siminov,P. V.) cho rằng, nếu một cơ thể do khuyết thiếu tin tức mà không thể điều chỉnh cho phù hợp với bản thân, như vậy cơ chế thần kinh sẽ tự động sản sinh cảm xúc tiêu cực để cân bằng. Ở đây ý chỉ Thịnh Hoành có sai sót với lão phu nhân, nghĩ đến nguyên có gián tiếp liên quan đến dì Lâm thì sẽ tự động có tâm lý bài xích dì Lâm do cảm giác áy náy với mẹ mình. Hic, đoạn này chị chơi phiên âm Mễ Nặc chỏn lỏn, em tìm toét mắt thì ra đây là phiên âm ông người Nga ạ +_+ còn một mớ lý thuyết tâm lý nữa.

Khuyến khích canh tác dệt cửi, điều phối thương nhân, trong vòng ba năm ngắn ngủi cai quản Đăng Châu thành vùng giàu có đông đúc, nộp không ít thuế ruộng lên trên, tạo nên thành tích không tồi, cộng thêm thói quen đối nhân xử thế của mình, đối với người quen trong kinh ông ta cũng thường hối lộ, nên khi vừa tròn ba năm, ông ta lại đạt được thành tích hạng ưu, tiếp tục tại nhiệm và được thăng lên ngũ phẩm.

Chốn quan hả hê, đường quan thuận lợi, Thịnh Hoành không quá để tâm đến tâm tình giận dỗi của dì Lâm. Ngược lại đối với luận điệu cáu kỉnh không thường xuyên hòa hảo của Vương thị, nói mãi cũng thành nhàm, ông ta thường ầm ĩ với Vương thị vài câu. Hiện giờ tư cách ông ta rất tốt, Vương thị mất lý do chống chế, phàm là nàng xử sự không thỏa đáng liền bị Thịnh Hoành bắt lỗi ngay. Một loạt “bất hiếu” “bất kính” “vô lễ” “thiếu đức độ” sẽ chụp mũ xuống đầu, Vương thị không thể chống trả, Thịnh Hoành nhiều lần toàn thắng trở về. Ngày thường ông ta sẽ đến chỗ dì Bình và dì Hương trẻ tuổi xinh đẹp để điều hòa tâm tình, dạy bảo con cái bài vở phẩm hạnh một chút, ngày qua ngày thật là thảnh thơi.

Dì Lâm nhìn ra sự bất thường, liền chuẩn bị muôn vàn thủ đoạn ngọt ngào, cũng không dám đòi hỏi này nọ nữa, tốn công như bà ngoại dỗ trẻ mới đưa được Thịnh Hoành trở lại, có điều đến giờ nàng ta cũng yên phận hơn rồi.

Minh Lan làm tổ ở Thọ An đường, cùng Thịnh lão thái thái bầu bạn vui đùa, một lớn một nhỏ rất hòa hợp, đầm ấm vô cùng, nói cười không ngớt. Mỗi lần thỉnh an, Thịnh Hoành đều cảm nhận được bầu không khí cực kì thoải mái khoan khoái của Thọ An đường, liền buông lòng, cùng lão phu nhân càng trò chuyện lại càng thấy thanh thản. Có khi lại cầm lấy tác phẩm thêu thùa thất bại cả Minh Lan, trêu đùa cưng chiều nàng một hồi, cộng thêm gặp Mặc Lan Như Lan thấy cũng vui vẻ, việc học của Trường Phong Trường Bách cũng xem như đạt, thê thiếp cũng chỉnh đốn tính khí, chợt nhìn lại, ấy thế mà một nhà hòa thuận, Thịnh Hoành gần như có cảm giác quốc thái dân an.

Chiều hôm nay lại có khóa luyện đàn của Trang sư nương, Minh Lan từ sáng đã thấy đau ngón tay, Trang tiên thì sinh vẫn một mực giảng bài, còn cứ thế mà kéo dài giờ học, giữa trưa cũng không cho nghỉ. Ngẩng đầu lên nhìn ai oán, nàng phát hiện ngoại trừ mình và Trường Đống đang luyện chữ ra, những người khác đều đang thảo luận bài vở rất hăng say.

Hiện nay, đề tài sôi nổi nhất trong kinh chính là cuộc chiến giành ngôi vị giữa Tam Vương Gia và Tứ Vương Gia. Tam Vương Gia nạp về không ít thiếp thất, ngày đêm cấy cày, mệt đến hoa cả mắt mà vẫn thất thu, đến nay chẳng sinh được đứa con nào. Vương phủ mời về một đống đạo sĩ, hòa thượng, ngày ngày thắp hương tụng khấn, dẫn đến không ít bất bình từ đám ngôn quan, ngự sử. Còn đứa con trai độc nhất của Tứ Vương Gia thì lại khỏe mạnh, đã đến lúc bi bô tập nói. Tứ Vương Gia ngược lại tâm tình thoải mái, thân thể béo khỏe, tính khí tốt lên, thường có nhiều người vây quanh.

Sức khỏe hoàng đế ngày càng xuống dốc, cuộc tranh luận chọn người kế vị đã đến hồi gay cấn, hai bên phe phái phất cờ reo hò, động tí là trích dẫn điển tích, ầm ĩ khủng khiếp.

Hôm nay Trang tiên sinh giảng đến “Khổng Tử gia ngữ. Khúc lễ công tây xích vấn”, trong đó có câu “tập tước lập con trưởng, con chết lập em trai”, làm một người thầy giỏi, bình thường sẽ phải liên hệ thực tiễn với bài học, hơn nữa vị tiên sinh này lại phóng khoáng hào sảng, vì thế mới tung đề tài này ra thảo luận, khiến cho học sinh tự nghị luận – Lập con trưởng? Hay là lập con hiền? Người nào mới tốt.

Ngay từ đầu, Trường Phong Trường Bách đều phản đối, cho rằng ngông cuồng nghị luận việc triều chính sẽ dẫn tới tai vạ, Trang tiên sinh xua tay, cười nói: “Không sao, không sao, hiện giờ trong kinh đến quán trà người ta cũng nghị luận việc này, càng chẳng nói đến nhóm quan lớn cùng công hầu bá phủ, đóng cửa lại lén bàn chuyện một chút cũng không sao, huống hồ hôm nay chúng ta bàn về lập con trưởng hay lập con hiền, không can hệ việc triều chính, mọi người cứ việc bàn luận.”

Đề bài này thực sự có ý nghĩa ở Thịnh phủ, thầy giáo đã nói như thế, học trò lập tức hăng hái thảo luận: hai phe biện luận rất rõ ràng, Trường Bách cùng Như Lan đương nhiên theo phe lập trưởng, Trường Phong cùng Mặc Lan tất nhiên theo phe lập hiền, ngoài ra, Minh Lan sờ cá, Trường Đống bỏ phiếu trắng.

Đầu tiên Trường Bách lấy ví dụ hàm súc về Hồ Hợi, vị hoàng đế mục ruỗng triều thứ hai đời Tần cho việc không tuân theo lập trưởng khiến cho một vương triều tốt đẹp tàn lụi[‘]. Trường Phong vội vàng lấy ví dụ về Hán Vũ đế để phản bác – Lưu Tiểu Trư là con thứ mười mấy của Hán Cảnh đế. Trường Bách thông thuộc kinh sử tử tập hơn so với Trường Phong, lập tức lời ít ý nhiều chỉ ra, Hán Cảnh đế sủng ái Lưu Tiểu Trư, trước tiên đưa Vương mỹ nhân lên làm hoàng hậu, khiến sự việc thuận theo lễ pháp, rồi mới danh chính ngôn thuận đưa Tiểu Trư lên ngai thái tử, chuyện này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc con trưởng thừa kế.


[‘] Hồ Hợi là người con thứ 18 của Tần Thủy Hoàng, em trai của công tử Phù Tô (ông này chắc là người được nhắm truyền ngôi). Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, cùng thân cận của mình là Triệu Cao, Hồ Hợi không cho phát tang, giết chết 20 người anh chị em mình, bức tử Phù Tô, lên làm đế. Sau này Triệu Cao lạm quyền, tàn ác, khởi nghĩa khắp nơi, Hồ Hợi bị tâm phúc của Triệu Cao là Diêm nhạc bức tử, thọ 24 tuổi.

Trường Phong hơi hồi hộp trong lòng, Mặc Lan tiếp lời, nhẹ nhàng kể ra vị hoàng đế ngốc nổi tiếng Tấn Huệ đế, mềm mại uyển chuyển nói: “… Văn võ toàn triều đều biết Huệ đế ngu xuẩn, vì là con trưởng mà lập ông ta nên mới có chuyện Cổ Nam Phong chuyên quyền và loạn bát vương (google để biết thêm chi tiết – cái này dài lắm tớ mệt không tra nữa:P), nếu lúc trước lập một hoàng tử khác, Tấn triều cũng không đến nỗi chỉ cát cứ phương nam, anh cả, anh nói sao?”

Như Lan thiếu sót vũ khí lý luận nhưng thẳng ở khí thế hừng hực: “Đần độn như Tấn Huệ đế trên đời có mấy người? Chẳng nhẽ chị Tư đánh đồng tất cả con trưởng trên đời này với thằng ngốc à?”

Bên này lấy ví dụ cực kì tồi tệ về Tùy Dương đế phế trưởng lập ấu, vô cùng đau đớn thuật lại việc Dương đế bạo chính khiến dân chúng lao đao. Bên kia lập tức lấy Lý Thế Dân làm ví dụ phản kích, còn lưu loát thổi phồng triều đại Trinh Quán (niên hiệu Vua Đường Thái Tông, Lý Thế Dân, 627-649) hưng thịnh, chứng minh con thứ chưa chắc đã không bằng con trưởng.

Hai bên tranh luận không dứt, lực lượng ngang ngửa, may mà có Trang tiên sinh trấn áp, nên cũng không tổn thương hòa khí, mọi người nói chuyện đều văn vẻ nhã nhặn, chỉ là sóng gió không ngừng.

Nói một thôi một hồi, mọi người đều khô miệng khô lưỡi, mới phát hiện Minh Lan vẫn thảnh thơi ở một bên, tức thì tập trung hỏa lực đòi Minh Lan phải tỏ thái độ. Minh Lan giật mí mắt, đây là để Minh Lan chọn đội sao! Lúc này mà tỏ ra sợ sệt thì về sau sẽ tự động dần dần bị loại trừ tư cách bình đẳng trong hàng ngũ, quá nhu nhược không dám tỏ thái độ, ở đâu cũng rụt rụt dè dè thì kết cục sẽ rõ ràng như ví về Nghênh Xuân tiểu thư [‘].

[‘]Nhân vật trong Hồng Lâu Mộng, tiểu thư con vợ lẽ phủ Vinh quốc công.

Tất nhiên là kiểu này cũng không hợp với tính cách Minh Lan, nàng suy nghĩ một lúc liền cười với anh chị và Trang tiên sinh rồi nói: “Trong lòng em có một ý tưởng, nhưng kém mồm kém miệng nói không rõ, không bằng để em diễn một màn mời mọi người xem, coi như giải trí một chút, được không? Có điều thế này, mọi người không ai được mở miệng nhé.”

Trang tiên sinh cho là việc tốt, vui vẻ gật đầu, mấy người khác cũng vậy. Minh Lan lập tức gọi Đan Quất tiến đến, cúi đầu thì thầm phân phó nó một hồi. Đan Quất đồng ý, rồi dẫn ba đứa nha hoàn búi tóc đôi lại đây, một đứa trong đó là nha hoàn mới của Minh Lan – Yến Thảo, hai đứa còn lại là nha hoàn của Như Lan và Mặc Lan.

Ba nha hoàn sợ sệt đứng trước phòng khách, dập đầu hành lễ với chủ tử, rồi đứng lên không được tự nhiên, nhìn nhau nghi ngại.

Minh Lan hòa nhã nói với ba đứa nó: “Vừa rồi Trang tiên sinh giảng bài cho chúng ta, vừa bình phẩm hơn kém về ba chị em ta. Trang tiên sinh đến phủ chưa lâu, ta lại không tiện tự mình khen mình, nên mới định tìm ba đứa các em mồm miệng nhanh nhẹn về nói, ai nói tốt, cô chủ cậu chủ ở đây sẽ ban thưởng!”

Yến Thảo ngạc nhiên ngẩng đầu nhìn Minh Lan, hai đứa kia nhìn chủ của mình, chỉ thấy ba vị tiểu thư gật đầu bằng lòng, chúng nó đều tin là thật. Minh Lan quay đầu nhìn thoáng qua mấy vị khán giả rồi quay sang ba đứa nha hoàn nghiêm mặt nói: “Các em trước nói thử xem, chị Tư, Chị năm và ta, trong ba cô, người nào thông minh tính tình hiền lành nhất?”

Mấy đứa nha hoàn rốt cuộc tuổi còn nhỏ, lòng dạ không thâm sâu, liền rành rọt nói. Đứa này nói Như Lan mỗi ngày luyện thư pháp, hiếu thuận với mẹ cha. Đứa kia lại nói Mặc Lan mỗi ngày ngâm thơ làm từ, phong tư quý phái. Yến Thảo nói Minh Lan ngày đêm luyện thêu, thường làm đồ nọ đồ kia. Ban đầu chúng nó còn nói tương đối kín đáo, Minh Lan ở một bên lại không nhịn mà ra sức cổ vũ, thi thoảng lại bới ra vài câu, còn treo thưởng cao lên. Thế là chúng nó càng nói càng mê mải, nói mãi rồi bắt đầu nôn nóng, mặt đỏ tới mang tai, còn chỉ vào đối phương mắng nói bậy, còn xô xát với nhau.

Minh Lan nhanh nhẹ xua tay, ngăn cuộc cãi vã của chúng nó lại, hỏi: “Ta hỏi lại các em, ba chị em ta đây, ai nhiều tuổi nhất?” Điều này cả ba đứa đều cùng ý kiến, sau một lát, ngập ngừng nói Mặc Lan. Minh Lan nghe thấy tiếng xì xầm đằng sau mình, không để ý đáp lại, hỏi tiếp: “Ba chị em ta, ai là con ruột của phu nhân?” Lần này nha hoàn của Như Lan lớn tiếng đáp: “Rõ là cô chủ nhà em.” Những người khác không thể bàn cãi.

Minh Lan quay đầu lại cười với mọi người. Trang tiên sinh lộ ra ánh mắt tán thưởng, khẽ gật đầu với nàng. Minh Lan hiểu đây là khen ngợi nàng, vui vẻ quay đầu, bất chợt thấy anh cả Trường Bách đang nhìn mình, ánh mắt trực diện. Anh Trường Bách nhìn nàng cười như thiên ngoại phi tiên, Minh Lan tức thì thấy cực kì sợ hãi.

Thịnh Trường Bách này là đúng là ngoại tộc trong Thịnh phủ, trời sinh tính tình trầm mặc ít nói, phẩm hạnh đứng đắn nghiêm cẩn. Tính như ông cụ non, dù là đọc sách hay hành sự đều tự giác, lão luyện, hoàn toàn tương phản với Thịnh Hoành khéo léo rộng rãi. Có người nói anh ấy giống ông ngoại Vương đã qua đời, nghe đâu đối với mẹ đẻ Vương thị thường làm bộ mặt phớt lờ.

Nụ cười này hôm nay ước chừng đến em gái ruột Như Lan cũng chưa từng được hưởng, Minh Lan rụt cái cổ lạnh cứng của mình lại.

Lúc này Trường Phong không nhịn được mở miệng: “Em Sáu làm thế không đúng.” Mọi người đều nhìn cậu ta, chỉ thấy Trường Phong nhíu mày nói: “Mấy đứa nha hoàn này mới vào không lâu, quy tắc còn chưa học hết, làm sao nhận biết được thế nào là thông minh hiền lành? Tất nhiên là vì chủ mà cãi nhau rồi.” Trường Bách không nói thêm gì, chỉ hơi nhếch miệng cười, Minh Lan ồ một tiếng nói: “Anh Ba nói có lý, để em đổi sang hỏi cái dễ phân biệt hơn.”

Sau đó Minh Lan quay ra hỏi ba đứa nha hoàn kia bằng vẻ nghiêm túc: “Các em tuổi nhỏ không hiểu phép tắc, nhưng đều có mắt, ta lại hỏi các em: ba cô ở đây, cô nào nhan sắc đẹp như chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn, như hoa như tiên trên trời nhất? Cái này là rất rõ ràng nhé.”

Minh Lan nói một hơi, lời vừa dứt, mọi người lập tức cười một tràng. Trang tiên sinh tựa vào án cười run người, mấy người khác đều cười phì ra. Trường Bách cũng lắc đầu cười mỉm, nhưng xen giữa những tiếng cười này có một tiếng cười rõ ràng không thuộc về nơi này, từ phía tấm bình phong phía sau Trang tiên sinh truyền tới. Nơi đó có cửa sau, chẳng nhẽ lại có đứa tôi tớ nào không hiểu chuyện tiến vào.

Sau khi cười xong, mọi người đều nhìn bình phong nghi hoặc, Trường Bách trầm giọng hỏi: “Ai ở phía sau đấy? Sao dám tự tiện xông vào đây?”

Sau một khắc, một thiếu niên bước ra từ tấm bình phong, chỉ thấy cậu ta vận áo dài vạt chéo màu hồ lam [‘] điểm hoa văn tròn thêu bằng chỉ kim tuyến, lưng thắt đai ngọc màu lam nhạt, cạnh đai đeo một cái hà bao hình hồ lô màu xanh da trời nhạt, mặt trước đeo đồ trang sức làm từ ngọc bích xanh lam cùng trân châu óng ánh. Thiếu niên kia vừa từ bên ngoài bước vào, trên vai còn vương mấy cánh đào hồng phấn, tóc đen nhánh cài ngọc quan.

[‘] Màu xanh lam của nước hồ.

Trang tiên sinh thấy cậu ta liền cười: “Nguyên Nhược, sao con lại đến đây? Sư nương con đâu?”

Thiếu niên kia đi tới chỗ Trang tiên sinh đứng trước án, chắp tay vái, đứng dậy nói dõng dạc: “Tiên sinh từ khi từ biệt đến giờ vẫn khỏe chứ ạ, giã từ kinh thành, nay lại có may mắn được gặp thầy. Sư nương bảo con chờ ở bên ngoài, chờ trái chờ phải mà rút cục thầy vẫn chưa tan lớp, trò nóng lòng không nhịn được liền tự ý đi vào trong lớp, xin các sư huynh sư muội chớ để ý.”

Nói xong liền chắp tay với nhóm các cô gái Thịnh gia xung quanh, thiếu niên kia tươi cười dịu dàng, môi hồng răng trắng, mắt sáng mày ngời, dáng như khóm trúc xanh thanh tú, đoan chính, đĩnh đạc.

Đây đúng là thần thái nghiêng nước nghiêng thành, gặp người, chỉ có thể nói một tiếng “khá cho một thiếu niên xinh đẹp”.


Đôi lời editor: Tớ kiếm được bản dịch Thập Bát Mô hay quá nên share, bài này dâm mà không tục =))

Khúc hát dân gian “Thập Bát Mô” (Mười Tám Điệu Sờ)

Dịch: hieusol

Khua chiêng gióng trống tưng bừng

Chiêng dừng trống lặng để cùng nghe ta

Giải khuây câu hát ngân nga

“Sờ mười tám điệu” ta ca vui đời

Sờ tóc nàng đấy xanh ngời

Mây chiều giăng mắc tơ trời miên man

Sờ lên vầng trán non ngàn

Tròn đầy mật ngọt say tràn lòng ta

Sờ đôi mày biếc thướt tha

Cong cong như vẽ khuôn ngà tươi xinh

Sờ lên phiến mắt gọi tình

Đen huyền trong sáng chân thành niềm thương

Sờ lên cái mũi bướng ương

Phập phồng hơi thở nàng đương thẹn thò

Sờ lên khóe miệng vô lo

Khẽ cười nàng liếc chan hòa niềm yêu

Sờ lên cằm nhọn mỹ miều

Kề trên ngực rộng ta nhiều ấm êm

Sờ lên tai nhỏ sát bên

Bông tai hai chiếc tòng teng trêu đùa

Sờ bờ vai ấy đong đưa

Đôi bên đầy đặn thon vừa nghiêng nghiêng


Sờ lên một tấm lưng tiên

Thân ong khẽ duỗi tôn miền vai non

Sờ làn da mượt hồng trơn

Mịn màng óng nuột đào xuân sao bì

Sờ lên tòa ngực đương thì

Ngực kề sát ngực diệu kỳ nhân sinh

Sờ lên ngón nhỏ mong manh

Đang che giấu đóa ngực trinh nõn nường

Sờ đôi núm đỏ ta mơn

Muôn hình biến hóa Vu sơn mơ mòng

Sờ miền bụng phẳng cánh đồng

Ta cày ta cấy gieo trồng tốt tươi

Sờ phần bụng dưới đầy vơi

Mượt mà mềm mại mắt rời chẳng xong

Sờ lên chiếc rốn sâu lòng

Khoái như mùa vụ đòng đòng năm nao

Sờ cặp mông nẩy săn cao

Sướng lâng lâng sướng êm sao bông gòn

Sờ đùi non, chiếc đùi non

Ngon như quả bí chắc thon mát lành

Sờ lên đầu gối nhanh nhanh

Sướng dường trâu kéo cày banh ruộng bùn

Sờ bắp chân nuột cho cùng

Chớ mà quẫy cựa, hãy mừng dang ra

Sờ gót sen ả tố nga

Nàng đương duỗi gác vai ta chân kề

Một tòa sờ mải sờ mê

Sờ sau sờ trước mọi bề chẳng lơi

Sờ bên trái, đẻ con trai

Sờ bên phải ấy gái thời sinh luôn

Từ Đông phương đến Tây phương


Núi đồi khe suối tỏa hương gọi mời

Gai đâm cây chọc tơi bời

Thoi đưa vải dệt rã rời lá hoa

Trái phải, phải trái lại qua

Nóng bừng thằng bé thân đà ngất ngây

Sướng như rượu mạnh uống say

Tay ôm người ngọc lòng này cuồng si

Vuốt bờ mông trắng phương phi

Sướng như nuốt chén canh gì nóng thơm

Cối xay, mông ấy to hơn

Xay mè ba gánh nửa cân rượu nồng

Hai bờ dương liễu xanh um

Một con ngựa chiến bơi thuyền vào khe

Hai bờ hé lối xum xuê

Khít vừa cho cả dưa lê một giò

Cụ già nghe Thập Bát mò

Nhớ về tuổi trẻ đã sờ mỏi tay

Trai tân nghe Thập Bát này

Đêm ngày khao khát kiếm người giao duyên

Kẻ góa vợ nghe khúc tiên

Rưng rưng ôm gối khóc liền mấy phen

Sư thầy nghe hát yến oanh

Bảo ngay đồ đệ gọi anh cho tình

Ni cô nghe Thập Bát mình

Canh ba thức giấc phập phình chẳng nguôi

Các ngươi trẻ nít nghe rồi

Chăm chăm tìm vợ để thời phủ phê

Nửa đêm lòng động cơn mê

Bàn tay năm ngón vân vê vọc đùa

Lên lên xuống xuống không chừa

Mua mua bán bán được mùa sướng vui.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui