Sắp xếp cơ bản đã xong.
Trần Minh Quân lại tiến vào bên trong không gian châu quan sát toàn bộ chủ tinh.
Hắn đang tìm một địa điểm thích hợp để kiến tạo sơn môn.
Sau này hắn sẽ phát triển một thế lực hùng mạnh để bảo vệ Địa Cầu trước những nguy cơ bên ngoài vũ trụ.
Ai mà biết được lúc nào thì Địa Cầu lộ ra dưới ánh sáng.
Hắn cũng không muốn quê hương mình thành nô lệ.
Nhân lực mà hắn nhắm tới không chỉ người trên Địa Cầu mà còn có dân bản địa của 9 hành tinh bên trong không gian châu.
Hắn cũng từng nghĩ qua tới chuyện đưa toàn bộ Thái Dương hệ vào không gian châu rồi để nó trôi nổi tự do trong vũ trụ.
Nhưng hiện tại thì có muốn cũng làm không được.
Hư Linh chỉ có thể hỗ trợ thu được những thứ không lớn hơn 500 mét khối.
Còn lại thì phải dựa phải thần thức của chính hắn, thần thức bao trùm được cái gì là có thể thu cái đó.
Vậy tối thiểu cũng phải có thần thức trước đã.
Mà thần thức chỉ có khi đạt tới linh sĩ.
Nhưng nói vậy thôi chứ không phải vạn bất đắc dĩ hắn cũng không muốn làm vậy.
Toàn bộ chủ tinh chia làm 5 đại lục lớn tương đương nhau.
Phân bố cách nhau khá đồng đều.
Phần còn lại thì bị bao phủ bởi đại dương.
Hầu hết diện tích 5 đại lục trên chủ tinh đều bao phủ bởi rừng cây.
Tuy không có sinh mạng trí tuệ nhưng dã thú và yêu thú thì vẫn có.
Hắn đang thông qua tầm nhìn của Hư Linh để quan sát và ghi nhớ toàn bộ chủ tinh nhầm lập ra được bản đồ chi tiết.
Bản đồ hắn vẽ ra không chỉ là hình dáng các đại lục, sông ngòi, biển cả.
Trên đó còn có tài nguyên, khoáng sản, động vật, thực vật đều được ghi chú rõ ràng ra.
Đặc biệt là nơi có yêu thú.
Bởi vì người phàm hoặc võ sĩ phàm nhân thì rất khó đối phó với yêu thú.
Những thông tin này sử dụng cho việc huấn luyện thành viên tông môn.
Cuối cùng hắn chọn trung tâm của đại lục lớn nhất để làm nơi kiến tạo tông môn.
Tại đó hắn cho dựng lên một ngọn núi cao 3750 mét.
Thân núi hình trụ đường kính 10km.
Đỉnh núi bằng phẳng và có hồ chứa nước ngọt lớn.
Vách núi dựng đứng tất cả các mặt.
Dưới chân núi hắn cho hình thành thêm một hồ nước khổng lồ bao quanh ngọn núi.
Từ chân núi lên tới bờ hồ rộng hơn 5km.
Ngọn núi nhìn như một cái cột trụ cấm vào giữa lòng hồ.
Đất đai xung quanh hồ nước cũng khá bằng phẳng, bao phủ toàn bộ bởi rừng rậm.
Trần Minh Quân lại động tâm niệm, ngay lập tức có bảy ngọn núi cách xa hồ nước khoảng 20km đột ngột mọc lên từ mặt đất.
Chúng bao quanh hồ nước tạo thành một cái thung lũng kín hoàn toàn.
Lúc kiến tạo bảy ngọn núi này hắn cũng cố tình để hình dạng của chúng đúng theo bảy ngọn núi quê hương.
Tất cả bảy ngọn núi đều cao 2000 mét như nhau.
— QUẢNG CÁO —
Thứ nhất trong số đó là bản sao của Thiên Cấm Sơn.
Ngọn núi này không có hình dạng đặc biệt nên hắn chỉ dựa theo nguyên bản mà tạo ra.
Dựa theo tên của ngọn núi này thì sau này nơi đây là sẽ cấm địa của tông môn.
Tiếp giáp bên phải Thiên Cấm Sơn là Phụng Hoàng Sơn.
Ở bên ngoài thì đây ngọn núi có nhiều hệ thống hang động như một cái tổ ong.
Ngày xưa quân kháng chiến sử dụng làm nơi ẩn nấp, bây giờ vẫn còn để lại di tích “Đồi Tức Dụp” rất nổi tiếng.
Bình thường người dân hay gọi là núi Cô Tô.
Vẻ ngoài của ngọn núi cũng không giống bản chính.
Hắn cố tình làm ngọn núi trông từ xa như một con phượng hoàng đang nằm.
Toàn bộ ngọn núi bao phủ bởi những thực vật có lá vàng, cam hoặc đỏ được hắn di dời từ khắp nơi trên chủ tinh đến.
Phụng Hoàng Sơn lại được nối liền với Liên Hoa Sơn hay còn được gọi là núi Voi.
Ngọn núi này ở ngoài khá là thấp, chỉ cao có 145 mét.
Nhìn từ xa trông nó như một con voi đang bị chìm dần xuống đầm lầy, chỉ còn thấy được phần lưng và đầu.
Phần đầu con voi của Liên Hoa Sơn sẽ tiếp giáp với ngọn núi thứ tư là Anh Vũ Sơn.
Thường được gọi là núi Két hay núi Ông Két.
Bởi vì đỉnh núi có phần đá nhô cao nhìn như phần đầu của con chim két.
Hắn kiến tạo lại ngọn núi này không chỉ phần đỉnh mà toàn ngọn núi đều trông giống như một con chim két đang nằm rồi đưa mỏ hướng lên cao.
Nối liền sau Anh Vũ Sơn là Thủy Đài Sơn cùng với Ngũ Hồ Sơn.
Hai ngọn núi này không có hình dạng đặc biệt.
Tên gọi của chúng xuất phát từ đặc điểm riêng của chúng.
Thủy Đài Sơn vì thường bị bao phủ bởi nước lũ hàng năm nên mới được gọi là núi Nước.
Trần Minh Quân cố tình kiến tạo xung quanh chân núi là một cái đầm lầy.
Trên núi thì có hệ thống suối chảy tạo thành một cái thác nước to lớn trúc xuống đầm lầy hình thành một con sông chảy về hồ nước trung tâm.
Còn Ngũ Hồ Sơn thì sẽ có 5 cái hồ nước lớn trên đỉnh núi.
Chúng nối thông với nhau rồi chảy theo những con suối về Thủy Đài Sơn.
Cuối cùng là Ngọa Long Sơn sẽ che kín phần còn lại tạo thành một cái thung lũng.
Ngọa Long Sơn là ngọn núi kéo dài nhất và nhấp nhô lên xuống như một con rồng nằm trên mặt đất.
Ở phần đầu và đuôi của Ngọa Long Sơn sẽ có tương ứng hai cửa khẩu nối liền với bên ngoài.
Cả hai cửa khẩu vào ra thung lũng này đều có vách núi dựng đứng hai bên.
Mặt đường rộng 5 mét, kéo dài tới 2000 mét.
Tại lối đi vào của cửa khẩu hắn cho khắc lên chữ “Long Đầu Môn” và “Long Vĩ Môn”.
Kế tiếp, hắn cho dựng lên một bức tường đá tự nhiên xung quanh mặt trong của thung lũng.
Bức tường cao 50 mét nhầm ngăn cách hoàn toàn thung lũng với các ngọn núi.
Tạo thành một cái thành thị khép kín chỉ có hai lối ra vào là Long Đầu Môn và Long Vĩ Môn.
— QUẢNG CÁO —
Ở vòng ngoài của thung lũng, cách chân của các ngọn núi khoảng 500 mét cũng được dựng lên một bức tường đá cao 50 mét, rộng 10 mét.
Bức tượng sẽ bao bọc hoàn toàn thung lũng và các ngọn núi ở bên trong.
Lại cách xa ra thêm 40 km hắn lại cho dựng thêm tường thành khép kín hình vuông.
Tường thành này cũng cao 50 mét và rộng 10 mét.
Có tổng cộng 4 cửa ra vào tương ứng là Đông Môn, Tây Môn, Nam Môn và Bắc Môn.
Từ đó hình thành một cái thành thị vòng ngoài cho thung lũng.
Trong đầu Trần Minh Quân đã quy hoạch toàn bộ bảy ngọn núi sẽ là nơi những thành viên của tông môn tu luyện và sinh hoạt.
Diện tích không gian thành thị bên trong và bên ngoài thung lũng là nơi ở của người nhà các thành viên tông môn.
Tiếp theo hắn cho hình thành những con đường.
Bên trong thung lũng thì có hai con đường lớn nhất gọi là đại lộ Long Đầu và đại lộ Long Vĩ, tương ứng là con đường thẳng từ hai của khẩu chạy dài tới hết thung lũng, mặt đường đều rộng 50 mét.
Đường hoạt động hai chiều, mỗi chiều lại có hai phần đường riêng dành cho người đi bộ và phương tiện.
Hắn đã xác định trước, tại phạm vi thế lực của hắn sẽ không chấp nhận bất cứ loại phương tiện máy móc nào có xả thải CO2 ảnh hưởng môi trường.
Từ hai đại lộ chính, cứ cách 500 mét thì hắn cho rẽ nhánh hàng loạt đường nhỏ có độ rộng 20 mét.
Các đường nhánh này cũng có hai chiều.
Mỗi chiều hắn cho 70% phần đường cho phương tiện còn 30% cho người đi bộ.
Cuối cùng thì các đường nhánh này lại phân nhánh nhỏ hơn để nối liền với đường nhánh khác.
Những nhánh đường nhỏ nhất này không cho phép phương tiện đi lại mà chỉ có thể đi bộ.
Mặt đường của nhánh nhỏ cũng có độ rộng 10 mét.
Bên ngoài thung lũng thì có 4 con đường lớn bắt nguồn từ 4 cổng rồi kéo dài vào trong cho tới khi đụng vào tường thành dưới chân bảy ngọn núi.
Từ 4 đại lộ lại rẽ nhánh ra nhiều con đường.
Quy cách hoàn toàn giống bên trong thung lũng.
Bên trong thung lũng, một cây cầu đá trên cao được tạo ra.
Cây cầu nối liền điểm cao nhất của Thiên Cấm Sơn tới vị trí cao 2000 mét của ngọn núi trung tâm.
Cây cầu dài tới 20 km.
Đây sẽ là đường ra vào duy nhất của khu trung tâm, là nơi mà người nhà của hắn sẽ sinh hoạt và tu luyện.
Trên cầu sẽ có tổng cộng 3 cánh cổng, một cổng ở đầu Thiên Cấm Sơn, một cổng ở giữa cầu và một cổng cuối cùng ở ngọn núi trung tâm mà hắn đặt tên là Thiên Trụ Sơn.
Bởi vì trông nó chẳng khác nào một cái cột trụ thẳng tắp từ dưới hồ mọc lên cao.
Hạ tầng giao thông tới đây xem như đã ổn.
Trần Minh Quân bắt đầu xây dựng nhà cửa và kiến trúc khác.
Trên đỉnh Thiên Trụ Sơn, hắn tạo ra 20 biệt thự nối liền với một kiến trúc trung tâm.
Các biệt thự sẽ là nơi ở của cha mẹ hắn, cha mẹ Như Ý, vợ chồng anh chị của hắn và dĩ nhiên là bản thân hắn cùng Như Ý sau này.
Trước mắt số lượng biệt thự có dư so với nhu cầu, nhưng sẽ không lâu nữa thì nhân khẩu chắc chắn còn gia tăng.
— QUẢNG CÁO —
Cách xa khu biệt thự khoảng 500 mét hắn cho dựng lên một cái chung cư lớn làm nơi ăn ở sinh hoạt của người giúp việc.
Diện tích còn lại được hắn di dời cây cối, hoa cỏ và cả các tảng đá lớn từ khắp chủ tinh đến để trang trí.
Nhìn toàn cảnh cứ như thế ngoại đào viên, vô cùng ưu nhã và đẹp thoát tục.
Kiến trúc trung tâm sẽ làm nơi sinh hoạt chung, đồng thời cũng có bố trí hơn 50 phòng tu luyện.
Các phòng tu luyện đều được xây dựng lộ thiên, che chắn bằng nguyên ngọc.
Trong đó có 10 phòng tu luyện sơ cấp, 10 phòng trung cấp, 10 phòng cao cấp, 10 phòng siêu cấp và 10 phòng đặc biệt.
Đẳng cấp phòng tu luyện được phân chia theo nồng độ của nguyên khí thiên địa.
Sự phân chia này chủ yếu để bảo vệ người tu luyện.
Bởi vì sức chịu đựng mức độ nồng đậm nguyên khí thiên địa của từng người là khác nhau.
Do đó, tùy vào giới hạn của từng người mà có thể lựa chọn phòng tu luyện hiệu quả tốt nhất.
Bận rộn cả buổi sáng thì hắn cũng dừng tay lại rồi trở ra bên ngoài.
Phần còn lại có thể từ từ làm sau.
Trước mắt cũng chưa cần ngay.
Lúc này cha mẹ của hắn và Như Ý đang ngồi cùng nhau bàn bạc phương án sáp nhập hai nhà với nhau và xây dựng tường xung quanh.
Thấy họ đang rất hăng say nói chuyện thì hắn cũng không muốn cắt ngang.
Hắn lặng lẽ đi tìm Như Ý, Hư Linh đã cho hắn biết cô ấy đang ở đâu.
Hắn muốn để Như Ý luyện thể lần đầu xem kết quả như thế nào.
Bởi vì số lượng Tẩy Tủy Dịch và Thuốc Tẩy Tủy phẩm chất hoàn mỹ đã bị hắn tiêu hao hơn 80% tồn kho.
Phần còn lại sợ là không đủ cung cấp cho tất cả mọi người.
Vấn đề cũng không quá lớn, chỉ cần có dược liệu thì Hư Linh có thể nhanh chóng ngưng luyện ra.
Chỉ là tiêu hao dược liệu cũng là con số khủng bố.
Mà dược liệu thì phải trồng và chờ trưởng thành.
Mặc dù có thể thao túng mọi thứ trong không gian châu, nhưng sáng tạo sinh mạng hay thúc đẩy sinh mạng là không thể, bao gồm cả thực vật sinh mạng..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...