Hôm sau Hồng Lĩnh sai thủ hạ về Phòng, và chàng thu xếp hành trang. Rời khách sạn đang ở, tới thuê phòng tại một lữ điếm khác cận đầu cầu Dốc Gạch. Chàng đóng cửa nằm ngủ dưỡng sức suốt ngày, tối mới đáp chuyến tàu đêm ngược Yên Báy, trong lớp một phong lưu công tử nhàn du.
Yên trí đã đánh lạc dấu mọi cặp mắt tò mò rồi, chàng mới lên toa hạng nhất ngồi, xem sách. Toa nhất chỉ có hai cặp vợ chồng người Pháp, chuyện trò một lúc là quay ra ngủ. Vốn ưa thay đổi, chàng liền xách hành lý, xuống toa hạng ba cuối, cạnh hạng tư, thấy còn rộng, chàng bước vào tìm chỗ bên cửa sổ ngồi ngắm cảnh.
Trong toa có đến mươi người vừa đàn ông đàn bà đứng tuổi, mấy thanh niên, vài ba cô gái đi với cha mẹ, và một thiếu nữ xinh đẹp đi một mình. Vừa thoạt bước vào, chàng đã chú ý ngay tới thiếu nữ, vì ngay lúc đầu, thiếu nữ đã có vẻ lưu ý tới anh chàng lịch thiệp, bảnh trai rồi.
Nàng đẹp sắc sảo, mũi dọc dừa, mắt sáng, mày hơi xếch, trông càng tinh nghịch, khổ người dỏng cao có vẻ béo lẳn, khỏe mạnh. Ngồi đối diện Hồng Lĩnh, nàng lúc ngắm cảnh, lúc xem sách và thường mỉm cười một mình, hay liếc trộm chàng, chẳng hiểu vì lẽ gì. Thấy nàng có vẻ nhí nhảnh, tinh nghịch, Hồng Lĩnh bất giác so sánh thiếu nữ lạ với Phượng Kiều và không thể định được ai đẹp duyên dáng hơn ai. Ngồi mãi tới ga Đông Anh, Hồng Lĩnh quay vào, thấy thiếu nữ có vẻ vui tính, chàng cũng mỉm cười gợi chuyện cho đỡ buồn. Hình như cũng mong có bạn đồng hành lịch thiệp trò chuyện cho quên thời gian vô dụng, người đẹp bắt chuyện luôn. Thế là suốt Đông Anh tới Phúc Yên, Vĩnh Yên, hai người vui vẻ đàm dạo đủ thứ chuyện và thiếu nữ tỏ ra có kiến thức rất rộng, và hết sức bặt thiệp. Nhiều vấn đề từ văn chương nghệ thuật Đông Tây kim cổ, tới xã hội, tâm lý, học thuật, nàng ta đều thông suốt. Hồng Lĩnh càng ngạc nhiên khi nàng lại gợi cả chuyện võ thuật, cả binh pháp... và bàn luận với chàng chàng khác một tay có nghề võ chân truyền. Chàng không khỏi thầm khen phục cô nàng không kém Phượng Kiều chút nào.
Tò mò hỏi căn do, nàng mỉm cười cho biết đã học lỏm được của người anh ruột hiện đang du học bên Pháp. Tàu tới Phúc Yên, có hai người đàn ông lên toa hạng ba, tới Vĩnh Yên lại thêm ba người, cứ thế cho tới Thạch Thác, Việt Trì. Cứ qua vài ga có thêm khách lên, chiếm dần hết chỗ khiến thiếu nữ phải sang ngồi bên Hồng Lĩnh, các khách lên tàu thường câm nín, vào chỗ ngồi lầm lì như tượng, mặt mày coi có vẻ dữ tợn. Từ Việt Trì đi, mấy người này che mũ ngủ gục cả.
Nhìn qua đã sinh nghi ngay, nhưng chàng cứ lẳng lặng như không. Còn thiếu nữ không hề lưu ý. Chàng vẫn điềm nhiên, đưa mắt nhìn thiếu nữ. Thiếu nữ lạ cũng vẫn ngồi im, đưa mắt nhìn Hồng Lĩnh, miệng hoa khẽ nhoẻn cười. Thấy thiếu nữ vẫn thản nhiên, khi đã biết sắp có biến trên tàu, Hồng Lĩnh sinh nghi, quay về phía mấy người đàn ông dữ tợn như muốn tìm hiểu mối dây liên lạc bí mật trong tia mắt bọn này. Nhưng chỉ thấy mắt cả bọn lừ lừ nhìn thiếu nữ lạ cùng mọi người, vẻ chờ đợi trong từng khắc một. Bên ngoài, một hồi còi tàu rúc lên the thé, chợt tốc lực giảm dần. Trên nóc toa, tiếng chân vẫn chạy thình thịch, từ phía cuối lên nẻo toa đầu máy. Và, thình lình một hồi còi lạ rúc lên. phía toa cuối, hành khách nhốn nháo, kêu gọi nhau ơi ới, phía toa đầu, vẳng có tiếng quát vọng tới, rồi có tiếng kêu lên thảng thốt gần đấy:
- Cướp tàu! Quân gian cướp tàu!
Trong toa hạng ba, hành khách vùng tỉnh giấc, giụi mắt, ngơ ngác nhìn nhau. Vụt cái, mấy người đàn ông đã rút dao sáng loáng chĩa cả về phía hành khách, miệng quát:
- Ngồi im cả! Động đậy chết ngay!
Hai tên tiến đến trước ghế Hồng Lĩnh, một tên chĩa ngọn súng vào mọi người.
- Tiền bạc, nữ trang đâu đưa ra mau!
Hành khách xanh mặt, riu ríu làm theo. Nãy giờ Đại Sơn Vương vẫn không nhúc nhích. Mãi tới khi quân gian truyền nộp bạc tiền và định khám cả vali hành khách, chàng tướng núi biết không thể ngồi im để chúng vuốt râu hùm nữa, nên chàng chậm chạp tiến lên.
Nhưng, thiếu nữ lạ đã đặt nhẹ tay lên vai chàng ấn nhẹ xuống thỏ thẻ:
- Để tôi nộp giúp! Ông khỏi nhọc lòng!....
Lời vừa dứt Đại Sơn Vương chưa kịp nói gì, thì thiếu nữ đã đứng phắt lên, cánh tay ngọc vỗ mạnh vào vai gã đàn ông cầm súng, giọng dịu dàng:
- Này! Bỏ súng xuống thôi chứ! Cầm chi cho thêm nặng, chú mày!
Hành khách chỉ thấy gã ta chợt rúm người lại, mặt tái nhợt, tay súng rời rã, để rớt luôn cục thép xuống sàn tàu. Gã này còn đang lảo đảo thì chân ngọc đã lia ngang vào ống cẳng gã kế bên, chỉ thấy loáng ống quần sa tanh trắng của người đẹp, gã này đã lộn nhào, đầu dụi xuống sàn, dao tung vào góc toa.
Chỉ hai đòn nhẹ, Đại Sơn Vương đã biết ngay nghệ thuật điểm huyệt của thiếu nữ và định luôn được thắng bại rồi, nên cứ khoanh tay ngồi xem. Quả nhiên chỉ trong nháy mắt, mấy tên còn lại đã nằm sóng soài trên sàn. Hành khách hết sức kinh ngạc về tài võ của thiếu nữ, chưa kịp cất lời khen thì thiếu nữ đã vụt ra lối cửa toa, đu mình lên nóc nhanh như con sóc. Nửa phút sau, đã nghe nhiều tiếng quát tháo, kêu gọi ồn ào phía dãy toa cuối lẫn cả phía toa đầu, chợt giữa những tiếng động xô xát, có tiếng súng nổi lên.
Mọi người nhìn ra ngoài, thấy nhiều bóng quân gian bị ném xuống đường. Lại một tràng súng nữa nổi lên. Thần Xạ Đại Sơn Vương lắng nghe và không nén được nữa, liền đứng phắt lên, đu mình qua cửa sổ lên nóc toa. Con tàu đã giảm tốc, sắp chạy qua vùng núi, xe uốn vòng cung. Nằm rạp xuống, nhìn ngược lên thấy mấy bóng người đang vật lộn trên nóc toa gần đấy, chàng phóng mình tới. Trong đêm mờ, chàng nhận được hai người đội cát kết đang bị ba tên gian dồn đánh, sắp nguy. Đoán chắc nhân viên Hỏa Xa, Đại Sơn Vương liền xông vào, giáng luôn mấy trái thôi sơn, tung bổng mấy gã xuống đường. Đoạn, chàng đu mình xuống dưới toa máy. Nhưng vừa tới, chàng đã phải hụp mình tránh một bóng cao lớn từ trong lao rạ..
thẳng xuống đất. Ngẩng nhìn lên, đã thấy người thiếu nữ lạ bước ra.
Ngó theo cái bóng cao lớn kia, chợt trông thấy Hồng Lĩnh, người đẹp mỉm cười.
- Ông... vừa đến! Chà! Thằng này nặng quá, đến tám mươi cân chắc, phải dùng cả hai tay mới quăng nó ra được.
Hồng Lĩnh nhìn quanh, thấy người lái tàu nằm dụi một bên tay lái, chàng vội tiến đến. Nắm lấy tay lái, định hãm lại, thì thiếu nữ đã ngăn lại:
- Có lẽ nên chạy thẳng! Bọn cướp này tồi quá! Tưởng bọn đầu đàn phải khá hơn, chắc thấy hỏng việc, sẽ ra tiếp cứu!
Thiếu nữ vừa dứt lời, chợt ngó ra ngoài, và quay bảo Hồng Lĩnh:
- Kìa! ông coi...
Quả nhiên từ bên rừng cây, chợt nhiều thoi lửa vừa hiện ra, cuốn mau lại bên tàu. Đến gần, nhận thấy một bọn người lực lưỡng cưỡi ngựa, tay súng, tay dao khoa loang loáng. Cả bọn phóng thẳng đến bên tàu, và cứ thế, cách nhau mấy thước, phi ngựa bọn sườn tàu, có ý bám nhảy lên. Hai ba tên đi đầu lao vụt đến bên toa máy.
Ánh đuốc nhấp nhô, hắt từng vùng ánh sáng. Thấy ngựa bám sát vào sườn toa. Đại Sơn Vương bảo thiếu nữ lạ:
- Để chúng lên chăng?
Thiếu nữ mỉm cười:
- Xin ông nhường tôi mấy tên đầu!
Dứt lời thiếu nữ ra hiệu cho người phụ máy vào trong tiếp tục cho tàu chạy mau thêm, và rút phăng trong mình ra một khẩu súng nhỏ xinh xắn dựa vào bên cửa, định nổ vào quân gian. Nhưng Đại Sơn Vương đã đưa tay nhẹ cản, đoạn vung tay ngược về phía đầu ngựa quân gian. Tay vừa vung ra, thiếu nữ lạ đã thấy tên cỡi ngựa đầu vùng buông rơi súng, lảo đảo ôm ngực và dụi luôn trên lưng ngựa rồi đổ xuống bên đường sắt theo ngọn đuốc lăn tròn. Đại Sơn Vương, quay nhìn thiếu nữ, tay đưa cho nàng mấy mũi dao găm. Thiếu nữ cất súng, lằng lặng đỡ lấy dao, vung tay phóng ngược lại một lưỡi. Phía sau, một tên gian vừa tiến ngựa lên, ôm ngực lảo đảo đổ luôn xuống đất.
Hình như biết có kẻ lợi hại lại toa đầu máy, nên ngựa quân gian lùi lại dần, không tiến lên nữa. Và bọn chúng bắt đầu bắn từng loạt vào các toa tàu.
Nhìn về phía cuối tàu đã thấy một vài tên nhảy được lên dãy toa chở hàng. Phía toa giữa mấy tên bám đu dính vào chỗ lên xuống rồi.
Thiếu nữ lạ vội bảo Hồng Lĩnh:
- Cả tàu có lẽ không còn ai chống lại chúng nữa. Chúng có thể sát hại hành khách lầm!
Đại Sơn Vương chưa kịp đáp, chợt hai người nghe vẳng liền mấy tiếng súng nổ, và phía toa giữa có mấy tên ngã lộn luôn xuống đường.
Thấy đồng bọn bị hạ, đám cỡi ngựa sau bắn xả cả vị trí giữa, một bọn tiếp tục nhảy lên, một bọn lui ngựa lại, nhảy lên mấy toa hàng. Thiếu nữ nhanh giọng:
- Trên kia, có tay thiện xạ đánh chúng rồi. Ông trấn giùm đây để tôi lên tiếp họ.
Nói xong thiếu nữ leo luôn lên nóc toa, chuyển về phía giữa tàu.
Viên tướng ngang tàng chỉ còn biết đứng lắc đầu trông theo thiếu nữ lạ, và dựa cửa toa chờ đợi. Chàng chợt nhìn thấy một bóng nhỏ nhắn chạy tới cuối toa chở hàng, liền nhảy luôn xuống một toa không mui cuối cùng, định lao mình xuống. Nhưng hình như muốn chờ cho tàu di một quãng khá xa nữa, cho đúng hẳn chỗ quân gian vừa tháo xuống nên cái bóng đứng dừng lại, đưa mắt nhìn quanh.
Đại Sơn Vương đã lần tới sát bóng nhỏ nhắn, và bất thình lình, viên tướng ôm chặt lấy bóng lạ, ghì chặt xuống. Bất thần bị Ôm gọn trong hai cánh tay đàn ông rắn chắc, cái bóng thiếu nữ thanh nhỏ, giật nảy mình, cố sức vừng vẫy nhưng không sao thoát được hai gọng kìm thép nguội.
- Mi là ai? Buông ra!
Cái bóng thiếu nữ bị Ôm chặt, vùng bật kêu lên, thở hổn hển hình như vì hoảng thẹn hơn là hoảng sợ. Giọng vừa bật lên, một luồng gió đêm tạt ngược lại phà vào mũi Đại Sơn Vương một thứ hương thơm kỳ dị của giai nhân lẫn mùi nước hoa thượng hạng, quen quen, khiến chàng tuổi trẻ vùng buông tay, sửng sốt:
- Phượng Kiều!
Bóng thiếu nữ thở mạnh, nhận ra được tiếng Hồng Lĩnh:
- Anh... gớm! Em lại tưởng kẻ nào.
Rồi không đợi Hồng Lĩnh lên tiếng, thiếu nữ nói tiếp:
- Anh giận em phải chịu. Nhưng... cũng không thể nào yên dạ để anh một mình lới hang hó. Trước còn có Voòng Lầu...
Thiếu nữ ngừng lời, thấy Đại Sơn Vương vẫn không nói gì cho là chàng giận mình trái lời, nàng hoảng sợ, vùng nghẹn ngào:
- Em không dám để anh cùng cô bạn đồng hành rõ... nên định lánh đị..
Vừa nói đến đây, Phượng Kiều chuyển mình, lao xuống đường...
Nhưng Đại Sơn Vương kịp tay nắm được Phượng Kiều.
- Phượng em.
Giọng nghiêm nghiêm của Hồng Lĩnh khiến thiếu nữ đang thở mạnh, chợt im bặt, ngẩng lên lo lắng nhìn người yêu:
- Da..... anh bảo...
Chàng đăm dăm nhìn sâu vào đôi mắt phảng phất ánh sao thưa, giọng trách móc:
- Anh đã dặn, mà em cũng chẳng nghe. Giờ lại định bỏ đi lủi thủi một mình trong đêm tối rừng hoang thế nào được.
- Da..... nhưng anh...
Hồng Lĩnh im lặng mấy khắc, có dáng suy nghĩ, đoạn dịu dàng vuốt tóc Phượng Kiều:
- Thôi đành để em đi cùng vậy!
Nghe nói, thiếu nữ mừng rỡ, hỏi dồn:
- Anh ! Anh để em cùng đi sao? Em không phải trở về một mình nữa?
Thấy người yêu mừng rỡ như con trẻ được theo mẹ, Hồng Lĩnh bất giác mỉm cười:
- Không đổi ý thế nào được với em! Nào! Ta vào thôi, chứ đứng ngoài này khuya sương xuống không tốt. Để anh giới thiệu với cô bạn đồng hành!
- Dạ.
Phượng Kiều sung sướng, nhanh nhẹn theo người yêu, băng về toa ba. Nhưng tới nơi không còn thấy thiếu nữ lạ, hỏi không ai rõ, thấy hành lý thiếu nữ cũng đâu mất, con chim xanh đã bay bổng nơi nào rồi. Đại Sơn Vương tần ngần ngó quanh, kéo Phượng Kiều vào chỗ trống bên mình. Hai người còn đang ngạc nhiên về hành động của cô gái lạ, chợt Hồng Lĩnh tình cờ đưa mắt nhìn vào chỗ để hành lý, thấy có mảnh giấy nhỏ gài vào mép sắc vội với tay gỡ ra. Chỉ là một tấm danh thiếp, tuyệt khônng một chữ viết trên, ngoài ba chữ in nhỏ trên đầu góc:
"Khách giang hồ". Cùng lúc, Hồng Lĩnh, Phượng Kiều đưa mắt nhìn nhau.
- Khách Giang Hồ? Hắn có thể là một cô gái... thế ư?
- Hừ? Chẳng lẽ hắn làm mặt giả tuyệt kỹ đến thế? Thảo nào cô ta có bản lĩnh khác người!
Phượng Kiều lẩm bẩm khẽ, chẳng hiểu sao, vùng bảo Hồng Lĩnh:
- Tiếc quá! Ban nãy em đã định giao đấu thử với cô ta! Nếu đó là Khách Giang Hồ, thì...
Hồng Lĩnh thấy người yêu có vẻ... khác, hỏi lại:
- Thì sao em?
Nàng lúng túng mấy khắc, đoạn nhìn chàng:
- Thì em lại lo thêm khi anh vào hang hùm... Anh! thế nào cũng cho em thử sức với cô ta nhé!
Hồng Lĩnh mỉm cười ghé sát vào nàng:
- Được nhưng em không phải quá bận tâm. Ngay từ lúc mới gặp, anh đã thấy "hắn" thua em rồi.
Phượng Kiều cả thẹn, nép vào người yêu, mặt đỏ bừng thỏ thẻ:
- Anh... chỉ trêu em thôi!
Từ đó, hai người ngồi bên nhau thủ thỉ tâm sự hết chuyện nọ tới chuyện kia, không có đầu đuôi chi cả cho đến lúc tàu đến Yên Báy.
Tiếng còi rúc dài khiến hai người mới chợt ngừng tâm sự, nhìn rat ngoài. Trời vẫn tối mờ. Tàu dang tốc lực. Rừng khuya thưa dần, trông ra đã thấy lờ mờ bóng nhà cửa bên đường. Hồng Lĩnh bảo Phượng Kiều:
- Không nên để nhà chức trách hỏi lôi thôi mất thì giờ về vụ cướp tàu. Ta nên xuống trước - Dạ, em cũng nghĩ thế!
Hai người nhanh nhẹn xách hành lý ra cửa toa. Quan sát một lượt, thấy đến chỗ khá bằng phẳng, nhà cửa thưa thớt, Hồng Lĩnh bảo Phượng Kiều:
- Em nhảy trước đi!
Thiếu nữ nhoẻn cười, trao hành lý cho Hồng Lĩnh, đoạn tung chân nhảy phắt xuống. Đứng trên, thấy nàng lăn tròn mấy vòng đã đứng phắt lên, giơ tay ra hiệu ném hành lý xuống. Hồng Lĩnh lẳng lặng, hai tay xách hành lý, chàng nhún mình, cất bổng người lên cao, về phía tàu chạy, một chân chấm đất và lăn mình một vòng đứng phắt lên, êm như không. Phượng Kiều chạy lên chỗ Hồng Lĩnh, đỡ lấy hành lý. Hai người đứng khuất vào chỗ tối chờ đoàn tàu qua hẳn, mới dắt nhau vòng đường về Yên Báy. Đường phố khuya khoắt, thỉnh thoảng mới có chiếc xe lướt dưới ánh điện vàng úa. Đại Sơn Vương mấy chục năm ở xứ lạ chưa hề tới miền này, nhất nhất đều mặc Phượng Kiều định liệu, thiếu nữ dẫn Hồng Lĩnh tới một quán án đêm gần khu chợ, ăn uống xong hai người tìm khách sạn thuê phòng nghỉ qua đêm. Thấy viên quản lý cứ gọi là "ông bà", Phượng Kiều thẹn đỏ mặt, mãi mới lên tiếng bảo quản lý khách sạn dọn hai phòng cạnh nhau. Viên quản lý không giấu được vẻ ngạc nhiên.
- Sao lại lấy hai phòng? Mình có hai người, một phòng là rộng lắm rồi, lại tiện nhiều thứ nữa!....
Hồng Lĩnh ngạc nhiên hỏi. Thấy người yêu nói thế, Phượng Kiều không khỏi ngạc nhiên, đưa mắt nhìn, thấy vẻ mặt người đàn ông vẫn như thường, nàng lặng im, không nói chi cả, tuy trong dạ bối rối chẳng biết xử trí ra sao.
Nhưng tới lúc viên quản lý đưa hai người lên nhận phòng rồi bỏ xuống, để hai "ông bà" trong một căn phòng gác vắng vẻ thì Phượng Kiều càng bội phần bối rối, trống ngực đập mạnh, hoang mang hết sức. Lúc Hồng Lĩnh đỡ lấy hành lý, vô tình chạm phải tay nàng, khiến nàng luống cuống, không hiểu sao run bắn cả người lên. Thấy thế, Hồng Lĩnh vội ném hành lý vào góc phòng, nắm lấy hai cánh tay trêu nàng:
- Em! Em làm sao thế? Bị cảm gió sao?
- Không... em có sao đâu!
Nói xong nàng đưa mắt kín đáo nhìn Hồng Lĩnh, thấy chỉ có mỗi cái giường và chiếc bàn đèn có đèn chao xanh, người nàng run bắn hẳn lên. Hồng Lĩnh đóng cửa lại, quay nhìn nàng, thấy mặt nàng biến sắc, liền ôm lấy dìu lại bên giường:
- Em khó ở sao? Hay tại đi ngoài sương nhiều! Em hãy nằm xuống nghỉ đã, để anh tìm lọ dầu.
Phượng Kiều vội xua tay:
- Không, không, em đâu có sao đâu, chỉ hơi choáng váng chút thôi!
Hồng Lĩnh ấn luôn nàng nằm xuống, và cúi xuống cởi giầy cho Phượng Kiều, miệng bảo:
- Chắc em dùng quá sức! Nằm nghỉ sẽ đỡ ngay!
Thiếu nữ thấy thế, nhỏm dậy, cố nén bối rối:
- Anh để mặc em!
Hồng Lĩnh nhìn người yêu, giọng hơi bực:
- Đã bảo cứ nằm nghỉ cho lại sức. Người như lên cơn sốt thế này!
Em rắn đầu thế?
Cố lấy hết sức mạnh dạn, Phượng Kiều lấy giọng tự nhiên:
- Thế anh nằm ở đâu?
Nghe nói, Đại Sơn Vương ngạc nhiên:
- Anh? Ờ! Anh phải thức canh cho em nghỉ chứ! Anh ngồi đây!
Vừa nói, chàng vừa chỉ vào chiếc ghế giữa phòng. Phượng Kiều như vừa trút được gánh nặng ngàn cân. Nàng thở một hơi dài, cảm động nắm lấy tay người yêu:
- Em không ngủ đâu! Em ngủ, anh thức sao được Anh ngủ, em canh cho.
- Đã bảo...
- Hay em thức nói chuyện với anh!
- Đã bảo ngủ cho lại sức. Anh quen rồi, và đã ngủ trước từ Hà Nội rồi.
Cuối cùng, Phượng Kiều đành ngả lưng xuống giường và mệt quá, thiếp lúc nào không biết. Khi nàng tỉnh dậy thì ánh nắng đã dội qua cửa sổ, chiếu từng vệt vào phòng. Đại Sơn Vương ngồi gục mặt xuống bàn, có dáng mệt nhọc quá, cũng đã chợt thiếp từ lúc nào rồi. Phượng Kiều rón rén xuống bên người yêu, lặng lẽ đứng nhìn người đàn ông giang hồ, lòng càng...
Thấy Hồng Lĩnh vẫn mặc sơ mi, quần dài, hai bên túi quần vẫn giắt cặp súng, trong ống tay vẫn ngầm đeo một túi dao lá liễu, Phượng Kiều đứng ái ngại nhìn, suy nghĩ mấy khắc, đoạn nhè nhẹ rút súng, dao ra, đặt dưới đệm. Hơi gió sớm lùa qua khe cửa khiến Phượng Kiều chợt thấy lành lạnh. Nàng vội lấy chiếc khăn dạ, choàng lên lưng Hồng Lĩnh và rồi, ghé vai ôm xốc chàng lên, đặt nằm trên giường, và đắp chăn cẩn thận. Đại Sơn Vương ngủ mệt vẫn không hay biết gì cả. Phượng Kiều âu yếm vuốt nhẹ tóc người yêu, rón rén ra đứng bên cửa sổ. Lòng thiếu nữ phơi phới nao nao, chì muốn bật lên mấy câu hát, nhưng sợ Hồng Lĩnh mất giấc ngủ ngon. Nhìn cảnh phố sớm mãi, quay ngó đồng hồ thấy dã gần mười giờ, mà Hồng Lĩnh vẫn ngủ đều. Phượng Kiều liền đi rửa mặt, thay y phục đi rừng, trang điểm qua loa, rồi vào sửa soạn trà nước. Lửa đèn cồn vừa réo, thì Đại Sơn Vương chợt tỉnh. Chàng mở mắt ra thấy mình nằm trên giường, ngạc nhiên, vội tung chăn nhổm dậy. Phượng Kiều đang lúi húi bơm đèn, thấy động ngẩng lên, nhoẻn miệng cười:
- Anh đã dậy! Vừa kịp nước sôi.
Hồng Lĩnh xuống giường, nhún vai mấy cái, bước đến bên Phượng Kiều.
- Em thức lâu rồi à ! Sao không gọi anh? Mà sao...
Phượng Kiều hơi thẹn, giọng âu yếm:
- Em mệt quá! Ngủ chả biết trời đất gì cả, tỉnh dậy thấy anh đang ngủ gục bên bàn, em phải xốc anh lên giường đấy!
Đại Sơn Vương mỉm cười:
- Không ngờ lại mệt đến thế. Thật đúng là ngủ đến nỗi khiêng đi không biết!
Phượng Kiều trách:
- Ai lại đêm lạnh, đầy muỗi rừng mà cứ ngủ ngồi được! Này! Anh coi nước sôi giùm, em bận một chút!
Hồng Lĩnh thấy hay hay, ngồi phắt xuống:
- Nào đâu? Bơm đèn hả? Được, để đấy anh! Em làm gì cứ làm đi!
Phượng Kiều đứng lên:
- Không có gì đâu! Để em xuống bảo họ đem đồ điểm tâm lên!
Dứt lời, nàng quay ra, bưng thau nước, khăn tay, bàn chải, xà phòng... vào...
- Anh rửa mặt thay y phục đi nhé !
Hồng Lĩnh nhìn theo dáng người yêu thoăn thoắt bước đi, lòng tràn ngập thương cảm. Đã lâu lầm rồi, chàng trai phong trần lăn lộn, mới cao hứng, ngâm nhẹ một bài thơ Đường cảm khái lâng lâng, quên hết mọi ưu tư oan trái. Phượng Kiều lên, thấy người yêu vừa cài khuy sơ mi vừa ngâm thơ, có vẻ vui vẻ lắm, nàng đứng lại giữa cửa, chờ chàng ngâm dứt, mới vào:
- Giọng anh ngâm ấm lắm! Lần đầu tiên em mới được nghe! Thật em không ngờ anh lại có tâm hồn thi sĩ sâu sắc đến thế!
Đại Sơn Vương mỉm cười:
- Thôi đi! Anh hát em khen cũng như chuyện! Đứng nghe trộm lúc nào đấy!
Phượng Kiều ngồi xuống bên đèn cồn:
- Gớm! Nước trào cả rồi, ông tướng!
Vừa nói, nàng vừa nhấc chiếc ấm "Cò bay" lúi húi sửa soạn trà nước.
- Anh à!
- Gì đó? À, súng dao đâu nhỉ?
- Không biết! Anh hãy lại uống trà đã. Xem em pha có ngon không?
Đang tìm súng, thấy Phượng Kiều gọi, giảng đàn bà trách móc, khiến Hồng Lĩnh vội đến bên bàn, vừa đỡ lấy ly nước vội khen:
- Chà! Ngon quá!
Thấy nàng lườm, chàng vội chống chế.
- Ngửi qua hương đã biết vị. Hình như có ướp hoa sói thì phải!
- Thì anh hãy uống xem đã! Chưa chi đã vội khen...
Phượng Kiều vừa mừng vừa lo. Ăn xong, lúc hai người sắp rời lữ điếm, trong lúc Hồng Lĩnh đang quay lưng cài buộc khuy sắc, thì bất thình lình Phượng Kiều vụt quát lớn:
- Rút súng ra! Đến giờ ta bắn đây.
Đang cúi mặt, chợt thấy tiếng Phượng Kiều quát sau lưng, Hồng Lĩnh giật mình, phản ứng tự nhiên, xoay vụt người lại, hơi xoạc cẳng, hai tay đánh vút xuống bên sườn. Phượng Kiều vừa rút súng ra chĩa Vào Hồng Lĩnh thì hai tay chàng đã nắm gọn hai khẩu súng trong cái thế phản ứng nhanh như điện của Thần Xạ Đại Sơn Vương cố hữu.
Nhưng... chàng không bắn. chỉ ngơ ngác nhìn Phượng Kiều. Thiếu nữ thấy thế vùng đút súng vào túi quần, cất tiếng cười khanh khách, chạy vụt lại ôm chầm lấy người yêu. Hồng Lĩnh ngạc nhiên, buông thõng súng, giọng hơi gắt:
- Em... sao lại...
Không để chàng nói hết lời, Phượng Kiều đã thỏ thẻ:
- Ông thầy dạy em thường bảo:
Khi xúc động về... tình yêu, phản ứng thình lình thường chậm. Em... thử anh xem sao!
Hồng Lĩnh chợt hiểu nghiêm mặt:
- Nhưng sao lại thử em... nguy hiểm thế. Lỡ anh phản ứng tự nhiên bấm cò thì sao?
- Em biết trước là không khi nào anh bắn mà!
Thấy chàng vẫn có vẻ giận trách, Phượng Kiều cười hóm hỉnh:
- Kìa! Anh giận em đấy à! Vả lại... súng có đạn thật đâu mà anh mắng em!
Hồng Lĩnh vội lật súng xem quả nhiên toàn đạn đầu giấy, lúc nãy vội không biết. Chàng liền ném súng xuống mặt bàn:
- Hừ! Tinh quái đến thế thì thôi! Thế... phản ứng của anh có đến nỗi chậm quá không?
- Chậm lắm!
Nàng cười ngặt nghẽo, nhí nhảnh và không hiểu sao chợt đẩy nhẹ chàng ra, đôi mắt Phượng nhìn thẳng vào mắt chàng... sâu thăm thẳm.
Chàng tuổi trẻ nhìn vào mắt nàng, dạ nao hẳn lên, và không hiểu sao, nhẹ kẻo nàng vào bên mình. Thiếu nữ nép hẳn vào người yêu, mấp máy cặp môi tươi thắm như cánh hồng nhung, khuôn mặt bừng đỏ như hoa phù dung... đợi chờ. Lần đầu tiên từ khi gặp gở, hai người tuổi trẻ trao cho nhau chiếc hôn đầu tha thiết, mang ý nghĩ gắn bó đời đời. Khá lâu, hai người mới rời nhau, lao đao như vừa cạn chén quỳnh tương.
- Anh ơi!
- Em!
Phượng Kiều nghẹn ngào, nhìn Hồng Lĩnh, mãi mới thổn thức:
- Thương em... Anh cho em theo hầu mãi nhé! Đừng vì lẽ gì để em xa anh phút nào... em không chịu nổi nữa đâu!
Chẳng hiểu sao Đại Sơn Vương chợt rùng mình vì lời nói trao trọn cuộc đời của người con gái yêu kiều mà chàng linh cảm rõ là mới yêu lần đầu và chỉ với chàng thôi... một đời người.
- Kìa... Anh sao thế?
Nghe nàng hỏi lo lắng, qua hơi thở thơm tho kỳ dị, Hồng Lĩnh vội nắm lấy cổ tay nàng:
- Không... Anh đang nghĩ đến mối tình đời đời của chúng ta đấy chứ! Nhưng...
- ...?
- Chỉ sợ có em, anh phản ứng chậm thì sao? Nhất là mỗi lần em khóc?
Vừa nói chàng vừa nhẹ lau nước mắt cho nàng. Hai người vui vẻ xách hành lý xuống thang rời lữ điếm. Phượng Kiều tung tăng đi bên Hồng Lĩnh, đẹp đôi đến nỗi qua phố nào, cũng bị thiên hạ nhìn chòng chọc, đinh ninh một cặp vợ chồng sang trọng dưới xuôi đi hưởng tuần trăng mật miền núi. Hai người lưng thững đeo sắc ra bến xe. Vừa may, kịp chuyến. Xe rộng, chỉ có mấy thổ dân, vài người Kinh đứng tuổi, hầu hết là khách thường. Hồng Lĩnh, Phượng Kiều lên ngồi cuối xe, Phượng Kiều săn sóc từng ly từng tý cho người yêu. Hồng Lĩnh phó mặc mọi việc cho nàng. Hai người ngồi sát nhau, vừa ngắm cảnh, vừa thì thầm tâm sự. Đại Sơn Vương vui vẻ, như khách nhàn du, mỗi lúc xe tạm ngừng, chỗ có suối ven đường, hai người lại dắt nhau xuống chơi, hoặc vào quán lá gần đấy uống bát chè tươi nóng còn thơm mùi đồi núi. Lắm lúc mải vui, Phượng Kiều quên bẵng cả mọi sự, tưởng đang cùng người yêu đi du ngoạn lâm tuyền. Qua khỏi Hòa Đa, xe ngựa cứ bon bon chạy trên đường đá lởm chởm, đi sâu mãi vào vùng đồi núi điệp trùng. Phượng Kiều càng có vẻ lo lắng cho người yêu, tuy ngồi đó, những cặp mắt vẫn quan sát tứ phía phòng hờ tai biến bất kỳ.
Bánh xe nghiến xào xạo trên đất vụn, đưa lên tai khách một điệu đều đều. Mọi người đã đua nhau ngủ gà ngủ vịt theo nhịp xe đưa.
Càng đi, Phượng Kiều càng có cảm tưởng ở vào sâu địa khu nguy hiểm, nhích gần tới những bất trắc đang chờ người yêu! Tự nhiên Phượng Kiều tiếc hận đã không ngầm cho huy động thuộc hạ đi yểm trợ người yêu, vì càng vào, nàng càng ý thức rõ sức liều lĩnh đến kỳ lạ của chàng, nhất là cô độc dấn thân vào sào huyệt của Khách Giang Hồ.
Đại Sơn Vương nhoẻn miệng cười:
- Tôi đã được gặp hắn một lần trên tàu ngược, một cô gái xinh đẹp có bản lĩnh phi thường. Nhưng hình nhự..
Thiếu nữ gật đầu:
- Đó chỉ là một lốt trong bao nhiêu lốt. Thực ra, cũng chưa mấy ai rõ hắn là trai hay gái, già hay trẻ...? Nhưng chắc chắn là hắn có nhiều tài thuật, lắm mưu sâu và nhiều thuộc hạ.
- Cô nương đã biết hắn?
Voòng Chí Plan lắc đầu:
- Suốt vùng núi Bắc, nhiều người đã biết danh, và chính Nhà nước nhờ thúc phụ tới điều đình mật ước, nhưng đến nay, vẫn không thành!
Lời Voòng Chí Plan hình như vô tình chạm tới lòng tự ái sôi sục của viên tướng Thập Vạn Đại Sơn ngang tàng. Chàng nhếch miệng cười, dằn giọng:
- Hắn ba đầu sáu tay hay sao mà vùng núi Bắc này có vẻ khiếp sợ đến thế. Tiếc thay lâu nay, Đại Sơn Vương còn mải oai trấn ở phương xa, giờ mới được dịp qua thăm!
Thấy chàng vẫn không đổi ý định, Voòng Chí Plan liền đưa mắt cho Phượng Kiều. Nhưng Phượng Kiều đã biết rõ tính người yêu, không dám nói, chỉ làm hiệu cho Voòng Chí Plan. Cô gái H mông liền đứng lên, ra truyền thắng ngựa cho mọi người đi. Phượng Kiều liền ra theo. Chẳng hiểu hai cô gái bàn định chi với nhau, mấy phút sau, kéo vào, Voòng Chí Plan cười bảo Hồng Lĩnh:
- Ý ông đã quyết, vậy để chúng tôi đưa đường tới mạn Cầu Mây.
Ngựa đã sẵn sàng!
Nói xong, chẳng chờ chàng cất lời, Voòng Chí Plan cùng Phượng Kiều nhảy luôn lên ngựa. Đại Sơn Vương chẳng biết xử gì hơn, đành cũng lên yên, theo mọi người xuống núi. Thấy Phượng Kiều và Voòng Chí Plan có vẻ tương đắc lắm, chàng lấy làm mừng, vì đang băn khoăn, khi tới địa khu thử lửa, chưa biết để nhờ ai săn sóc Phượng Kiều, may tình cờ lại có Voòng Chí Plan làm bạn.
Tới đường đá đi Lục Yên Châu, Voòng Chí Plan dẫn mọi người ngược một quãng dài, tới chỗ có đường mòn từ rừng sâu chạy ra, Voòng Chí Plan dừng ngựa bảo Phượng Kiều:
- Đây có đường tắt xuyên sơn, tới mạn Cầu Mây có thể rút ngắn được nhiều cây số. Cô nương đã đi lần nào chưa?
Phượng Kiều ngắm nghía mấy khắc, gật đầu:
- Tôi chưa đi, nhưng có nghe nói lối mòn này hình nhớ cũng dễ đi.
Voòng Sềnh tiến ngựa lên, ngạc nhiên định nói điều chi, chợt nữ chúa khẽ đưa mắt làm hiệu, vội im luôn. Voòng Chí Plan bảo Hồng Lĩnh:
- Có lẽ ta nên đi lối đường mòn này chóng hơn!
Miệng nói, tay giật cương, cho ngựa vào trước, dẫn mọi người len lỏi giữa rừng hoang. Lên đồi, xuống núi, quẩn quanh mãi tới xế chiều mới tới Lục Yên Châu.
- Đây sắp tới địa khu Khách Giang Hồ ! Hãy nghỉ ngơi cho lại sức, mai một mình ông Hồng Lĩnh có thể lên đường vào đó!
Đại Sơn Vương nóng cứu Voòng thủ túc, muốn đi ngay, nhưng phần vì ngựa đã thấm mệt, trời đã hoàng hôn, phần vì Phượng Kiều, Voòng Chí Plan khuyên mãi đành phải cùng mọi người kiếm chỗ trú chân tạm qua đêm.
Thiếu nữ đang ngồi lặng lẽ, nhìn trăng rừng, không biết có chàng tới. Đại Sơn Vương toan đặt tay lên vai nàng, chợt thôi ngay, vì dưới ánh trang mờ soi chếch, chàng thấy rõ cặp mắt nàng long lanh ngấn lệ. Chàng ngạc nhiên không rõ duyên cớ sao, nhẹ ngồi xuồng một bên.
- Kìa anh!
- Em...
Chàng nắm lấy cổ tay nàng, khẽ hỏi:
- Khuya rồi em chưa đi nghỉ?
Phượng Kiều ôm chầm lấy chàng, nước mắt ứa rạ.. nghẹn ngào...
mãi mới nói nên lời.
- Anh ơi...
- Kìa... em sao thế? Đã bảo từ Yên Báy là cấm khóc. Sao dạo này em... lạ thế, sinh ngay ra cái bệnh mau nước mắt, trước có thế đâu!
Thấy chàng gắt xong, thở dài, Phượng Kiều vội cười thẹn thùng, nói như tạ lỗi:
- Thì cũng... tại anh đấy! Trước kia em có thế đâu, chỉ từ khị.. biết anh đến giờ. Anh... không thương em... Chả bao giờ chịu nghe em cả ! Em lo rồi đây...
Nàng chợt ngừng bặt, vẻ mặt cũng ngơ ngác, hàng mi chớp vội như xua đuổi nhưng ám ảnh đen tối chợt kéo về, đoạn nàng ghì chặt lấy người yêu như chỉ sợ chàng là một ảo ảnh yêu đương lúc nào cũng có thể tan biến trong thực tế.
- Anh ơi! Sao lúc nào em cũng sơ..... mất anh thôi!
Nghe giọng tha thiết ngớ ngẩn của người con gái vốn thông minh quả cảm, Đại Sơn Vương bất giác thương cảm, bật cười:
- Sao em lẩn thẩn thế? Làm như anh là sương khói không bằng.
Thiếu nữ ngửa mặt nhìn người yêu, hơi ngạc nhiên vì không ngờ chàng nói đúng như mình nghĩ.
- Nhưng... Em chỉ sợ tình ta như hương khói, khó hợp dễ tan. Mai sau chẳng biết anh có bảo bọc em mãi hay không?
Hồng Lĩnh gắt:
- Đã bảo đừng nghĩ vẩn vơ nữa! Cô em họ gì mà khó bảo thế!
Phượng Kiều nhoẻn miệng cười:
- Vậy thôi, em không nghĩ nữa. Nhưng...- ngập ngừng giây lát rồi nàng lại tiếp - Anh ơi! Nếu em có dối anh điều gì, anh cũng đừng giận em anh nhé! Em chỉ ao ước được gánh chịu gian hiểm chết chóc thay người em yêu...
Thiếu nữ nói như mê sảng, khiến Hồng Lĩnh ngạc nhiên buông nàng ra, chưa kịp nói gì thì nàng đã đứng phắt lên bảo chàng vào chỗ nằm, và không quên dặn dò:
- Anh cố nghỉ đi, mai còn dậy sớm lên đường cho khoẻ!
- Nhưng...
Thiếu nữ nhoẻn cười, rảo bước về phía Voòng Chí Plan không để chàng nói hết lời... Sáng mai, lúc Đại Sơn Vương tỉnh giấc... thì ánh mặt trời đã đầy tràn. Chàng liền tung chăn phóng tay ngồi lên, ngạc nhiên thấy trong người còn mệt, gân cốt mỏi nhừ. Lấy hết sức, chàng vung tay mấy cái cho tỉnh hẳn, và đưa mắt nhìn quanh. Nhà sàn không một bóng người. Ngạc nhiên, chàng liền đảo quanh nhà, cũng không thấy bóng dáng Phượng Kiều, Voòng Chí Plan, Voòng Sềnh đầu cả. Một cơn gió lùa vào căn nhà trống phà vào mũi chàng một mùi thơm thoảng như trầm lẫn một thứ hương là lạ. Một ý nghĩ thoáng qua óc, Đại Sơn Vương quay phằt lại bên bếp lửa. Lửa hầm đêm đã tắt, than còn đỏ lực, những thân cây củi đã cháy gần hết. Chàng vội ngồi xuống, lôi những than củi hầm ra, xem xét mấy khắc, chợt khẽ bật lên:
- Thôi đúng rồi!
Củi hầm vùng Yên Báy Lục Yên Châu thường dùng bằng thân cây "Gù hương" rất thơm. Nhưng trong bếp chỉ có một vài thân "Gù hương" còn toàn cành "Ngoã" một loại cây rừng có quả lớn như "Sung". Dưới xuôi, cách đây gần mười năm, đã có lần nằm bên bếp lửa mạn Vân Nam, chù nhà vô tình cho mấy thân "Ngoã" vào hầm sưởi đêm, khiến cả nhà ngủ thiếp đi.
- Hừ! Thì ra nàng đã mưu tính cùng Voòng Chí Plan! Trách nào tối quạ..
Chàng tướng núi Thập Vạn Đại Sơn lẩm bẩm khẽ, đoạn ném mạnh thanh củi trên tay xuống bếp than.
- Đi đã lâu rồi khéo giờ này...
Mắt sáng lên, chàng tướng núi vùng rảo bước ra máng nước, úp mặt xuống cho tỉnh hẳn, đoạn xách sằc nhảy ba bước xuống đất.
Chàng ra tàu ngựa, nhưng tới nơi, chỉ thấy tàu không, ngựa chàng đã biến đâu mất. Còn đứng suy nghĩ chưa biết tính kế nào, chợt thấy một gã thổ dân thập thò ngoài nương ngó về nẻo tàu ngựa. Vừa thấy Đại Sơn Vương nhìn ra, hắn thụt ngay đầu vào bụi cây lẩn mất.
Không chậm trễ, Đại Sơn Vương băng mình đuổi theo. Nhưng tới được đầu nương, thì hắn đã chạy tới giữa nương sắp khuất vào bụi rậm rì.
- Đứng lại, ta hỏi! Không chết ngay!
Mặc, hắn vẫn băng mình đi. Đoàng..... đoàng... Đại Sơn Vương đã rút súng ra, lảy cò, tung chiếc khăn trên đầu gã thổ dân. Hắn ta kinh hoàng, sờ lên đầu, và đứng ngay lại, quay mặt lấm lét nhìn Đại Sơn Vương. Chẳng xa lạ, chính gã chủ nhà.
- Ngựa ta đâu? Dắt ra ngay, không chớ trách!
Đại Sơn Vương trừng mắt hỏi, súng vẫn chĩa vào hắn. Anh chàng H mông luống cuống:
- Bẩm... bẩm... Nữ chúa và cô nương có truyền phải dẫn đi, nếu để cái quan có ngựa đi, nữ chúa sẽ trị tội tôi. Nhưng...
- Sao?
- Bẩm...
Nóng ruột quá, Đại Sơn Vương nắm luôn cánh tay hắn lôi đi:
- Đâu? Dẫn la đến chỗ giấu ngựa!
Thấy chàng có vẻ dữ dội, anh chàng sợ hãi, không dám dối, phải líu ríu dẫn đi. Qua hết nương ngô đã thấy con ngựa đang gặm cỏ dưới gốc cây gần đấy. Nhanh như cắt. Đại Sơn Vương lao mình tới, nhảy vọt lên lưng ngựa không yên cương, thúc gót giầy vào hông, tế nước đại băng rừng xuống núi, thẳng nẻo Thác Bà, Thác Ông.
Đại Sơn Vương vội xuống ngựa, cúi ngửi cỏ nhầu thấy còn thoảng mùi thơm hăng hắc, đoán ngay ngựa ai cũng vừa qua đây.
- Chẳng biết đấy có phải Thác Bà, Thác Ông không?
Đại Sơn Vương thầm nghĩ và còn đang phân vân chưa biết vượt cách nào, đã thấy xa xa một bóng thuyền độc mộc vụt hiện ra nhấp nhô trên ngọn thác từ phía thượng lưu.
Trên thuyền, có một bóng người, tuy cách khá xa, đã nhận ra dáng đàn bà. Đại Sơn Vương thấy con thuyền vắt xoài trên ngọn thác đã chúc hẳn đầu lao xuống như tên, khiến chàng không khỏi hồi hộp thay cho người đàn bà trên thuyền, tuy đã từng vượt thác, chàng không còn lạ chi cảnh lên thác xuống ghềnh thập phần nguy hiềm, nhất là khi thuyền đổ thác. Nhưng người đàn bà có vẻ thiện nghệ lắm, chỉ trong nháy mắt đã thấy con thuyền rời xa ngọn thác đến mấy chục thước, và êm ả theo dòng lướt thẳng về phía chàng đứng.
"Có tiền thì ở lầu ngà, Không tiền thời xuống Thác Bà, Thác Ông..." Tiếng người đàn bà vừa cất lên, trong vắt ngân dài giữa tiếng nước triền miên. Tới gần thì ra một thiếu nữ Kinh xinh xắn mặc quần áo đi rừng, bó sát lấy người, trông thon thon. Đại Sơn Vương hơi ngạc nhiên vì giữa vùng hoang dã lại thấy một cô gái Việt ăn mặc lối gái thành đô nhà sang. Thiếu nữ mỉm cười rất tự nhiên:
- Này! Ông khách qua thác chứ? Có đi, để tôi ghé vào?
Cả mừng, Đại Sơn Vương giơ tay vẫy:
- Vâng... vâng... Cô làm ơn cho qua nhờ! May quá đang lo chưa biết sang thế nào...?
Con thuyền từ từ áp bờ. Khuôn mặt hồng hào, mắt long lanh, miệng cười duyên dáng, cô gái bảo chàng:
- Không thể chở ngựa qua được đâu! Lúc đổ thác nó hoảng loạn lồng lên, thì vỡ tan thuyền đó!
Hồng Lĩnh tần ngần mấy khắc, đoạn khẩn khoản:
- Tôi cần phải đi nữa, cần có ngựa đỡ chân cho nhanh. Thôi cô cố chở giùm, tôi xin ghì cho nó khói lồng!
Thiếu nữ mỉm cười, nhìn con ngựa cao lực lưỡng:
- Ông dám cam đoan ghì nổi nó?
Hồng Lĩnh gật đầu, thản nhiên:
- Vâng... đã có lúc hai tay tôi kìm hai ngựa. Cô cứ an tâm!
Thiếu nữ tinh nghịch khen:
- Chà! Sức ông khỏe nhỉ? Chắc làm giặc thì tốt lắm! Thôi! Mời ông!
Hồng Lĩnh lẳng lặng dắt ngựa xuống thuyền. Ra tới giữa dòng, thiếu nữ bảo chàng:
- Phải trói chặt chân vào cọc khi đổ thác. Nếu không sẽ bị bắn ra ngoài thuyền. Ngọn thác đàng kia còn cao và xiết hơn thác trên nhiều.
Hồng Lĩnh đưa mắt kín đáo ngó cô gái lạ, khẽ hỏi:
- Thưa cô, đây có phải Thác Bà, Thác Ông?
Tay vẫn khua mái chèo, cô gái điềm nhiên.
- Không! Thác đó lối gần Lục Yên Châu. Đây vào sâu nữa rồi. Cò thể gọi là... thác Cầu Mây.
Nghe nói, Đại Sơn Vương tò mò ngắm thiếu nữ, nhưng thấy nàng ta vẫn thường, chàng cũng lấy giọng thản nhiên:
- Thác Cầu Mây? Vậy đây chính là miền Cầu Mây?
- Vâng.
Cô gái ngước mắt lên, cười... bí mật:
- Ông muốn tới Cầu Mây? Vậy chúng ta cùng đi cũng tiện. Tôi cũng xuôi Cầu Mây đây!
Đại Sơn Vương ngạc nhiên tò mò nhìn cô gái lạ, nghi nghi hoặc hoặc, toan hỏi, thì cô gái đã điềm nhiên trỏ về phía trước bảo:
- Sắp tới thác Cầu Mây rồi!
Đại Sơn Vương đưa mắt nhìn theo ngón tay cô gái trỏ, thấy một ngọn thác nhô cao hẳn trên mặt nước, chắn ngang hạ lưu. Một dãy đến ba bốn ngọn ngước vắt ngược lên, trắng xóa. Ngọn chính giữa cao ngất hơi bằng đầu, nằm ngang. Còn mấy ngọn đều nhọn hoắt, bên sườn lởm chởm đá tai mèo ẩn hiện sau làn nước tung mờ bụi trắng xóa.
- Phải vượt ngọn cao nhất.
- Sao không vượt ngọn bên cạnh, hay cho thuyền vào kẽ, có hơn không?
Thiếu nữ mỉm cười:
- Mỗi năm thác này đã cuốn nát rất nhiều thuyền mảng vì không lái nổi lên ngọn cao nhất đó.
Đại Sơn Vương đã từng vượt nhiều thác hiểm, nghe thiếu nữ nói, ý thức ngay được hết cái nguy hiểm của ngọn thác trước mặt. Thấy cô gái thản nhiên như không, chàng tướng lạc thảo bất giác buột miệng khen:
- Có lẽ cô quen nhẵn thác này rồi nhỉ? Nghe cô tả rành mạch mà rợn cả gáy!
Con thuyền độc mộc trôi thẳng tới dãy thác, cách chi chừng non trăm thước, thiếu nữ vẫn bình thản chèo cho thuyền vào luồng nước giữa. Càng tới gần thác càng sừng sững cao như bức trường thành trắng xóa, đổ ầm ầm càng ghê rợn. Con ngựa bắt đầu kinh hoảng, chỉ chực cất vó lên khiến Đại Sơn Vương phải nắm dây cổ, ghìm lại.
Thiếu nữ chăm chú nhìn ngọn thác, chợt quay lại bảo Đại Sơn Vương:
- Trói chặt chân cả vào cọc đi thôi! Sắp lướt vào luồng rồi.
Dứt lời, nàng ta lấy chân ghì bơi chèo, và cúi xuống thòng dây thừng thắt cổ chó, xích chặt hai ống cẳng vào cọc. Chàng tướng núi còn đang tần ngần, thì thiếu nữ giục:
- Nhanh lên! Trói chân ngựa trước đã rồi hãy trói chân người! Và cứ để mặc tôi đổ thác!
Đại Sơn Vương lưỡng lự:
- Tôi ghìm được mà...
Cô gái lắc đầu, mỉm cười:
- Nhưng ông quên đang đứng trên chiếc thuyền mỏng manh và nó sẽ đảo như lên đồng trên ngọn thác! Thôi! Chịu khó cho chân vào tròng một chút! Có phải trói nộp mình cho ai mà ngại!
Đại Sơn Vương hơi cau mày, nhìn cô gái lạ, nhưng thấy đã gần tới thác đổ mạnh đành lẳng lặng cúi xuống trói chân ngựa và chân mình vào cọc. Thiếu nữ thấy thế, reo lên có vẻ thích thú:
- Có thế chứ! Nào ! Vào luồng! Ông cứ đứng cho vững nhé!
Con thuyền độc mộc lao vụt vào luồng nước xiết, trôi đi băng băng. Chớp mắt đã tới chân thác. Vì con thuyền sẽ quay ngang, nhất định vào nguồn nước kẻ. Nhưng thiếu nữ đã nhanh như cắt, chân kìm bơi chèo, cùng lúc, cúi xuống, hai tay nắm hai cuộn thừng đầu có móc sắt lớn, khoa vòng, ném vút sang hai bên sườn. Chỉ thấy thoáng cái, hai tay cô gái đã giữ chặt hai sợi thừng, căng thẳng, đầu móc sắt đã ngậm phắt lấy mép đá ngầm hai bên, ghim vững con thuyền ở giữa luồng, vừa lúc thuyền như dừng lại, sắp quay ngang để trôi vào nguồn kẻ. Đại Sơn Vương đã vượt lắm thác, nhưng chỉ được thấy lái đò dùng con sào có móc kéo thuyền lên thác, chứ chưa được thấy ai dùng dây móc lạ lùng và tài tình đến thế. Vừa ngó qua hai sợi thừng căng hai bên, chàng đã bật lên mấy tiếng khen:
- Chà! Tuyệt kỹ!
Thiếu nữ mỉm cười, nhẹ hất đầu cho những sợi tóc lòa xòa trên trán bay ngược lên, và đứng yên, bảo Đại Sơn Vương:
- Nào! Ta lên chứ!
Chàng tướng núi cười, cao giọng cho tiếng khỏi bị ghìm giữa tiếng thác chuyển ầm ầm:
- Còn chờ gì nữa! Lên thôi!
Thuyền lên tới ngọn thác, lúc đó, cổ tay nàng đã cuộn gần hết dây thừng, và nàng đã ngồi hẳn xuống, hai cổ tay buông thấp ra hai bên mạn thuyền. Đại Sơn Vương nhìn xuống chân thác bên kia, thấy sâu thẳm, nước đổ như tuôn, dưới cùng có một tảng đá lớn chắn ngang, bắt quẹo luồng nước sang một bên. Nếu đổ quang, không nhanh lái, thuyền ngoặt sang, sẽ đâm vào đá tan tành. Thiếu nữ quay nhìn Đại Sơn Vương:
- Ông thấy thế nào? Thác đổ cao thế, liệu không trói mình chặt vào thuyền, có thể bị hất tung ra ngoài không?
Đại Sơn Vương cười, gật gù:
- Thác này... hiểm thật! Phải tay thạo lắm mới qua được, nếu không...
Chợt nhớ tới Phượng Kiều, Voòng Chí Lan, chàng vùng hỏi:
- Thế vào Cầu Mây, chỉ có lối này sao?
- Còn lối khác nữa chứ. Nhưng... Ông hỏi làm gì?
Đại Sơn Vương đăm đăm nhìn thiếu nữ:
- Từ sớm giờ, có ai qua lối này chưa?
Thiếu nữ lơ đãng nhìn xuống chân thác, chợt quay lại, giọng có vẻ ỡm ờ:
- Này ông! Bây giờ muốn xuống chỉ việc thả dần dây ra!
Dễ lắm! Nhưng trước khi xuống, tôi có điều muốn hỏi. Hồng Lĩnh ngạc nhiên nhìn nàng không chớp mắt chưa kịp nói, thì cô gái đã vùng thay đổi nét mặt, nhếch miệng cười... quái gở:
- Này! Đại Sơn Vương! Đơn thân dám tới Cầu Mây, chưa biết đã bị bắt sống, trói sống mình trên ngọn thác này sao? Câu nói bất ngờ của cô gái lạ, khiến chàng tướng Thập Vạn Đại Sơn Vương bất giác giật mình, chớp mắt định thần nhìn cô gái. Lúc đó, nước dàn khắp thuyền. Cô gái cúi mặt xuống bả vai, và từ từ ngẩng lên, cặp mắt lạnh lùng chiếu thẳng vào Đại Sơn Vương.
- Khách Giang Hồ!(?) Chàng tướng núi Thập Vạn Đại Sơn khẽ bật lên tiếng sửng sốt, vì cô gái lạ trên thuyền độc mộc, trong khoảnh khắc, đã thay đổi hẳn nét mặt, một khuôn mặt khác đã lộ ra, khuôn mặt người thiếu nữ trên tàu Hà Nội - Yên Báy.
Thiếu nữ giơ tay vuốt nhẹ mấy giọt nước lau nốt nét hóa trang cuối cùng lên mặt, cặp mắt sắc như dao cau:
- Đại Sơn Vương! Ta bắt sống ngươi từ phút này! Hãy theo ta vào gặp Voòng Lầu và đồng bọn lần cuối cùng trước khi đem nộp ngươi cho chính phủ bảo hộ Đông Dương!
Dứt lời, thiếu nữ quay nhìn về phía tả ngọn thác, tay khua như làm hiệu cho thủ hạ phục trên bờ sẵn bơi ra áp dẫn. Chợt nàng quay phắt lại, hơi cau mày liễu. Chàng tuổi trẻ đã cho tay vào áo nhanh như cắt, cặp súng đã nằm gọn trên tay Thần Xạ. Đại Sơn Vương chĩa ngọn súng vào thiếu nữ, miệng nhếch cười gằn:
- Hừ? Cô nàng tưởng lừa bắt ta dễ vậy sao? Ngồi im! Và theo lệnh tạ.. nếu không...
Thiếu nữ nheo mắt ngó Đại Sơn Vương và vùng cất tiếng cười khanh khách:
- Nếu không... thì ngươi sẽ bắn ta, để thuyền không người lái lao xuống thác đập vào đá ngầm chứ gì? Thôi! Phí đạn làm chi? Để ta buông thừng cho tiện!
Dứt lời, thiếu nữ làm điệu định nới tay ghìm thừng. Hồng Lĩnh bất giác đưa mắt ngó xuốngg chân thác hiểm nghèo. Thiếu nữ thản nhiên, giọng chế giễu:
- Sao? Vui lòng chứ? Đại Sơn Vương ngang tàng mà! Coi cái chết như trò chơi nhưng chết đi để... Phượng Kiều cho ai? Lại còn Voòng Lầu...?
- Im ngay!
Hồng Lĩnh giận dữ, quát lớn, khiến thiếu nữ lại phá lên cười lanh lảnh:
- Chà! Oai quá! Nhưng này... Phượng Kiều đang chờ đó! Trại giam hang đá thác Cầu Mây, cũng gần đây thôi!
Nghe nói tới ngươi yêu, Đại Sơn Vương giật mình hỏi nhanh:
- Ngươi bảo Phượng Kiều...
- Vào địa khu và bị bắt từ hồi sớm. Vào cùng Voòng Chí Plan. Hai cô nàng dám vượt thác này đấy. Chính người cho đi trước mở đường?
Viên tướng ngang tàng không nén được một tiếng thở dài, chậm chạp cho súng vào người, chàng tướng núi khẽ lắc đầu:
- Ta đã quyết một mình lên đây cứu Voòng Lầu. Nhưng cô bạn dó đã xông củi mê giữ ta lại Lục Yên Châu, để lẻn vào đây trước.
Thiếu nữ thấy Đại Sơn Vương hạ súng, dáng buồn buồn khi nghe tin hai thiếu nữ bị nguy, bất giác mỉm cười, tinh quái:
- Được, biết điều đó! Vậy khá ghìm chân cho chắc để ta đổ thác nào!
Dứt lời, cô gái lạ lùng từ từ nới thừng cuộn quanh cổ tay ra. Mỗi cái giở tay con thuyền độc mộc lại trườn đi, chúc mũi xuống hướng chân thác. Lúc này mới thập phần nguy hiểm và Đại Sơn Vương mới thêm phục tài vượt thác của thiếu nữ.
- Cẩn thận! Lao đấy!
Vừa quát dứt tiếng, giữa cơn thác đổ ầm ầm, thiếu nữ khoa mạnh vòng tay cho móc sát rời mép đá, giật mạnh thừng về dòng thuyền, trong khi chân cẳng vẫn ghìm thật chắc. Hai dãy núi thành chạy dần ra xa bờ. Thuyền xuôi độ mấy trăm bộ nữa, bắt đầu trôi vào một nguồn nước trong veo, lặng lờ, nhìn xuống thấy cát, sỏi vàng lớp lớp rải khắp lòng thác, từng đoàn cá chầy hình thoi bơi lượn tung tăng.
Hai bên bờ hoa thơm cỏ lạ mọc từng khóm lớn, sắc thắm muôn màu nổi rực lên giữa lá xanh phủ đầy ánh nắng.
- Chà ! Cảnh đẹp thật!
Đại Sơn Vương khẽ bật lời khen, và say sưa ngắm phong cảnh Cầu Mây như một khách nhàn du hái thuốc tưởng mình lạc vào dòng suối Ngọc Tuyền. Mải ngắm cảnh đẹp, chừng giật mình nhớ lại thì người thiếu nữ chèo thuyền đã không còn thấy tung tích đâu nữa. Suy tính mấy khắc, chàng liền áp thuyền sát bờ, buộc vào bụi cây đoạn dắt ngựa rời thuyền. Lối mòn uốn quanh, đưa dần tới Cầu Mây, ngựa lên dốc cao, đến sát đầu cầu đứng phắt lại.
Cầu kết toàn bằng mây, treo vắt qua thác nước. Đứng im trên đầu cầu, quan sát khắp vùng, tuyệt nhiên không một bóng người. Suy tính mấy giây, Đại Sơn Vương định hãy cứ vượt cầu, tiến đến chỗ có mấy mái ngói xem sao. Quài tay giật mạnh cầu mây, thấy khá chắc chắn, chàng liền giật cương thừng cho ngựa qua cầu. Dưới sức nặng của người ngựa, chiếc cầu treo mỏng manh như đưa võng. Ngựa tới giữa cầu chênh vênh, thình lình chàng tướng trẻ dừng phắt lại, nghiêng đầu nheo mắt lắng tai nghe. Từ phía trước chợt có tiếng cồng vụt nổi lên, rền rĩ vang âm khắp lòng rừng núi. Rồi phía tả, phía hữu, sau lưng tiếng cồng đua nhau nổi theo, rền rĩ, rồi cùng đổ hồi ngừng bặt, dư âm u uẩn ngân dài trong buổi trưa hè u tịch. Đại Sơn Vương còn đang ngạc nhiên, chợt nghe tiếng động sau lưng, quay nhìn lại thấy mươi lăm bóng kỵ sĩ từ đâu đổ tới và dừng lại đầu cầu bên này, dàn thành hàng hai, ghìm cương chờ đợi. Phía đầu cầu bên kia cũng có toán kỵ sĩ dàn hàng như vậy.
Cả hai toán kỵ sĩ kẹp hai đầu cầu, đứng im không nhúc nhích, không nới một lời, toán sau lưng vì mặt hướng về phía Đại Sơn Vương nên chàng nhìn rõ mặt kẻ nào cũng gân guốc đanh thép, nửa như lạnh lùng nửa nhự.. không có cảm xúc gì cả. Cả bọn đều đeo dao từng, cung, nỏ, súng ống. Đại Sơn Vương nhìn qua đã biết ngay toàn những kẻ thiện chiến, gan góc và có kỷ luật khác thường. Chàng không thể đoán được dữ lành, bị kẹt giữa lưng cầu, đành ngồi im trên ngựa xem bọn này làm trò gì. Nhưng không lâu... một hồi cồng lại rền rĩ nổi lên. Và tiếng đổ hồi vừa dứt thì phía trước, một kỵ sĩ đã phất tay một cái, hai hàng ngựa trước bước một tiến đi. Đại Sơn Vương còn đang tần ngần thì phía sau, đoàn kỵ sĩ cũng rục rịch tiến ngựa lên cầu.
Không do dự nữa, Đại Sơn Vương giật phắt cương thừng, cho ngựa qua cầu. Cầu treo vắt vẻo, đưa võng nhịp nhàng, đổ bóng người ngựa xuống mặt nước rung rung. Khỏi cầu mây, Đại Sơn Vương cứ theo toán lạ mặt trước, noi theo đường mòn, liến về phía có những mái ngói ẩn hiện giữa cành lá. Thỉnh thoảng, toán trước lại thình lình bỏ đường vòng một đoạn khá xa ngoài rừng cây rồi lại bắt vào lối cũ. Đại Sơn Vương đi qua, đoán ngay những khúc phải rẽ vòng, hẳn là hầm hố cạm bẫy. Quanh mình tuy không một bóng người qua lại, nhưng Đại Sơn Vương thỉnh thoảng đưa mắt nhìn lên cây, thấy khả nghi, biết là trên ngọn cây vẫn có quân canh ngụy trang màu lá, bí mật kiểm soát khắp vùng.
Biết mình đã chính thức tiến sâu dần vào địa khu của Khách Giang Hồ, Đại Sơn Vương không khỏi khâm phục sự tổ chức khéo léo của kẻ địch đã biến địa khu thành tử địa của kẻ ngoài vào mà vẫn giữ trọn vẹn được cảnh sắc thiên nhiên bình thản ngoài mặt. Trong óc có sẵn chủ định, viên tướng lạc thảo ngang tàng vẫn điềm nhiên ngồi trên lưng ngựa, theo quân lạ tiến vào mãi. Tới gần khu nhà gạch sườn hồi, toán tới trước không tiến thẳng vào nhưng lại vòng đôi ra sau núi. Chợt một hồi cồng lại rền rĩ nổi lên, lần này dồn dập, đủ mọi nhịp lạ lùng thôi thúc. Đại Sơn Vương nghe vừa dứt hồi cồng, đã thấy hai toán kỵ sĩ sau, trước vùng quất ngựa nhạy tản bốn bề, thoáng cái đã biến mất, để trơ viên tướng núi đứng bên cánh rừng thưa. Còn đang ngạc nhiên đã thấy, từ phía núi đá một bóng người cao lớn cởi trần trùng trục vỗ ngựa chồm tới, như gió lốc. Đại Sơn Vương ghìm ngựa đứng im, nheo mắt nhìn người cao lớn, khi hắn xông tới gần, chàng phải lấy làm lạ vì thân hình cao lớn vạm vỡ, khác thường của hắn. Bắp thịt khắp mình nổi như thừng chão, tay khoa thanh dao rừng to bản sáng quắc, vừa vỗ ngựa lướt tới, người cao lớn, mặt mũi dữ tợn, chẳng nói chẳng rằng, chém xả luôn xuống đầu Đại Sơn Vương.
Chàng vừa né tránh, thì một đường dao thứ hai đã lia ngang cổ, chàng vội hụp đầu xuống nhanh như cắt, lưỡi dao phạt lia sát đầu, hơi gió lạnh toát tạt xuống khiến Đại Sơn Vương lượng ngay được sức khỏe dị thường của người lạ. Thấy chàng tránh luôn hai đường dao vũ bão, người cao lớn hình như nổi giận, mín môi múa tít thanh đao rộng, thúc ngựa sát vào chém tới tấp luôn mấy đường rất hiểm, chỉ chực xả đôi địch thủ. Đại Sơn Vương vùng nổi giận trước sự ỷ khoẻ của hắn ta.
Tránh xong mấy nhát dao. Viên tướng núi xung huyết hình như muốn trổ thần oai cho địch thủ phải nể sợ, nên chàng giở luôn ngón tài tình, vỗ ngựa chồm tới bên sườn địch, cho con vật dựng đứng hẳn lên, hai đầu gối chàng kẹp chặt lấy hông con vật, người vươn ngã hẳn vào bụng địch, chặt ngược lên một nhát tay vào đúng tay dao vừa hạ xuống. Thế võ giang hồ tuyệt xảo của viên tướng lạc thảo khét tiếng khiến người dữ tợn không còn biết xoay trở sao kịp nữa, bị cánh tay thép nguội hất ngược mạnh không ngờ khiến thanh dao rừng tung bổng lên cao.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...