Nhóm dịch: Thất Liên HoaMua bánh trứng xong thì thấy bên cạnh có bán xiên hồ lô, lại sang mua hai xiên, ngược lại sá sùng là thuận tiện mua về, chủ yếu là dụ đứa nhỏ.
Trải qua mấy ngày ở chung với nhau, Tô Đình đã có hiểu biết nhất định về tính cách của Hạ Diễm, nếu phải sử dụng từ ngữ của đời sau để miêu tả thì đó là ngạo kiều.
ngạo kiều: 傲娇: ngoài lạnh trong nóng, bên ngoài lạnh lùng, bên trong ấm ápNếu một từ không đủ dùng, cần dùng một câu ngắn thì đó chính là miệng chê, nhưng cơ thể lại ngay thẳng.
miệng chê, nhưng cơ thể lại ngay thẳng: ý nói miệng thì chê bủng chê beo, nhưng biểu hiện của cơ thể và hành động thì lại thể hiện rằng rất thích.
Nhưng càng ngạo kiều, càng miệng nói không nhưng lòng lại nói có thì càng có thể thấy được, đứa nhóc này được chiều mà lớn, ngây thơ lại lương thiện, hoàn toàn khác với Long Ngạo Thiên lạnh lùng, thủ đoạn tàn nhẫn trong tiểu thuyết.
Nguyên thân tạo nghiệp rồi!Tô Đình vừa nghĩ, vừa cắn lớp đường bọc trên quả sơn trà, nghiêng đầu nhìn đứa nhỏ đang gặm hồ lô bên cạnh, hỏi: “Ăn ngon không?”“Ngon.
”“Sá sùng với hồ lô đều ngon.
”Hạ Diễm đau khổ ra mặt: “…” Mẹ ăn không nổi kẹo hồ lô nữa chứ gì.
Tô Đình cười ha ha, vươn tay xoa mạnh đầu cậu nhóc: “Được rồi, không đùa con nữa.
”Hạ Diễm trốn sang bên phải, che đầu nói: “Đầu của đàn ông không thể sờ!”“Sờ thì làm sao?”Hà Diễm không nói ra được, úp úp mở mở nói: “Dù sao cũng không thể sờ được.
”“Vậy mẹ cứ sờ, ăn đồ mẹ mua rồi còn không cho mẹ sờ đầu con, chịu đựng đi con.
” Tô Đình nói xong, lại xoa đầu cậu nhóc thêm lần nữa.
Cắn người miệng mềm*, nhìn kẹo hồ lô đỏ tươi trong tay, Hà Diễm đành phải nuốt lại mấy lời bất mãn vào trong, thầm nghĩ, đợi nhóc ăn xong, nhóc chắc chắn sẽ không để cho mẹ sờ đầu nữa!* Bắt người tay ngắn, cắn người miệng mềm (拿人手短, 吃人嘴短): nhận được lợi ích từ người khác thì dù có chuyện gì cũng phải ăn nói nhún nhường hơn.
Nhưng ăn xong kẹo hồ lô, còn có bánh trứng, ăn xong bánh trứng còn có cam quýt hai ngày trước mua, hạt dưa với đậu phộng.
Quên đi, mẹ muốn sờ thì cứ để mẹ sờ đi.
…….
.
Trong mấy ngày kế tiếp, Tô Đình luôn nghiên cứu hoạ báo mua về.
Phong cách họa báo thời đại này vượt xa những gì Tô Đình tưởng tượng, có tả thực có vẽ chấm phá truyền thần, cái trước luôn tinh tế tỉ mỉ, trong khi cái sau thì dùng vài nét bút phác họa lại ý cảnh nhân vật, một số còn giống nhân vật hoạt hình.
Cách sắp xếp thì cơ bản là một hình ảnh một đoạn văn, đoạn văn dùng ngôi thứ ba để viết, này cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa sách liên hoàn họa cùng với manga.
Nhưng cũng có ngoại lệ, trong số những hoạ báo Tô Đình mua về, có một bài báo ngoại trừ văn bản miêu tả, trong khung còn có góc nhìn thứ nhất trông gần giống với truyện tranh phổ biến của thế hệ sau.
Tô Đình đã xem qua tất cả “liên hoàn họa”, phát hiện có rất ít số báo được đăng nhiều kỳ.
mỗi kỳ đại khái chỉ có một bài, mà cho dù có là chuyện nhiều kỳ hay là chuyện đơn thì số trang của một kỳ là khoảng 20 đến 40 bức, chỉ chiếm hai đến ba trang.
Liên hoàn họa: là thuật ngữ để gọi những bộ truyện tranh cổ truyền trong xã hội Trung Quốc.
Liên hoàn họa xuất hiện vào đầu thế kỉ 20 và được coi như là tiền thân của manhua.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...