Thập Niên 60 Mua Đồ Trên Taobao


Dịch: Y Na

Mẹ chồng tính toán chi li và người chồng bạc tình bạc nghĩa, ích kỷ đều trọng nam khinh nữ, không có chút tình cảm gì với con gái Minh Tiểu Nha sinh ra, trực tiếp đuổi Minh Tiểu Nha và ba đứa con gái cút ra khỏi nhà.


Mang theo ba đứa con nhỏ, không có nơi ở, không có cơm ăn áo mặc, Minh Tiểu Nha rơi vào tình thế tuyệt vọng, lâm bệnh không dậy nổi, cuối cùng để Minh Hà không biết tại sao đi vào thế giới này, tiếp nhận cơ thể mình.


Nói thật, nếu Minh Hà được lựa chọn, cô thà quay trở lại thời đại mình đang sống, tận hưởng sự tiện lợi công nghệ mang đến, cho dù lớn hơn Minh Tiểu Nha mười mấy tuổi, vẫn có thể sống theo ý mình, chứ không phải trở thành một cô gái trẻ suốt đời ngâm mình trong nước đắng.


Căn nhà bọn họ đang ở là nơi ở của một thợ săn già trong làng đã qua đời hơn mười năm nay.

Thợ săn già không có con cái, cả đời cô độc, căn nhà bằng gạch nung và gỗ mục này đã xuống cấp từ lâu, không có người ở.



Minh Tiểu Nha có thể chuyển đến sống cùng các con vì thôn trưởng già của thôn Thiết Ốc là chú họ xa của cô, làm người khá phúc hậu, không nỡ nhìn bốn mẹ con Minh Tiểu Nha ngay cả chỗ đặt chân cũng không có, hết sức chủ trì công đạo, cuối cùng cũng thuyết phục được nhà mẹ cô và nhà chồng cũ đóng góp nhân lực, sửa sang lại căn nhà cũ nát một chút để bốn mẹ con Minh Tiểu Nha có nơi chắn gió che mưa.


Về sau, Minh Tiểu Nha cũng không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ nhà mẹ đẻ và nhà chồng cũ nữa.


Chiến tranh vừa rời khỏi đất nước này không lâu, những văn bản pháp luật trong trí nhớ quy định rõ ràng, nghĩa vụ nuôi dưỡng một bên nào đó nhất định phải gánh vác không thể cưỡng chế chấp hành ở đây.


Trong một căn nhà đổ nát, giữa vùng núi cằn cỗi đầy cỏ dại xung quanh, Minh Tiểu Nha phải nuôi dạy ba đứa con trưởng thành, đúng là hết sức khó khăn.


Khi hơi thở dần dần bình tĩnh lại, Minh Hà dần dần sắp xếp lại phần ký ức đột ngột xuất hiện này.


Sống trong một thôn làng miền núi khép kín, ký ức của Minh Tiểu Nha thực sự rất ít ỏi, vừa mới biết đi đã bị sai sử làm việc, giống như một con ếch mắc kẹt trong giếng sâu, tầm nhìn cực kỳ hạn hẹp.


Nơi duy nhất có thể giúp Minh Hà tìm ra manh mối là mỗi ngày Minh Tiểu Nha xách thùng gỗ ra suối giặt quần áo, các bà lão, cô thím, nàng dâu nói nghe được chuyện mới mẻ gì từ đàn ông nhà mình.


Từ lời của những người này, Minh Hà đại khái biết được một số từ quan trọng.


Ví dụ như lãnh đạo của đất nước này, nền kinh tế đặc trưng của thời đại này, tình hình giao thông hiện nay, thời điểm chiến tranh kết thúc!

Minh Hà hơi ước tính, thời đại mà Minh Tiểu Nha đang sống gần giống với hoàn cảnh thập niên sáu mươi trong trí nhớ của mình.



Đại đội thôn, công điểm, đất đai thuộc sở hữu nhà nước, vải vóc mua bằng phiếu có hạn, giá cả sản phẩm phụ công nghiệp nhẹ đắt đỏ, cũng phải mua bằng phiếu.


Những chính sách quen thuộc này khiến Minh Hà gần như cho là mình đã trở về Trung Quốc năm mươi năm trước.


Nhưng, vị lãnh đạo xa lạ và tên thành phố chưa từng nghe qua đã khiến Minh Hà âm thầm phủ nhận suy đoán trong lòng.


Đây không phải thế giới của cô.


Sau khi Minh Hà hấp thụ hoàn toàn ký ức của Minh Tiểu Nha, cánh cửa gỗ ọp ẹp lại kêu cọt kẹt mở ra.


Cô nhìn về phía cửa, nghĩ rằng vẫn là đứa trẻ đó.



Trong trí nhớ của Minh Tiểu Nha, cô bé hẳn là Du Đại Hoa - con gái lớn của cô, năm nay bảy tuổi.


Dần dần hòa nhập với ký ức của Minh Tiểu Nha, Minh Hà dường như cảm thấy mình là một người hoàn toàn khác.


Tiếng địa phương khó đọc làm thay đổi thói quen phát âm của môi và lưỡi.


Thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược, khó thở.


Khớp xương rõ ràng, da sần sùi nứt nẻ, lòng bàn tay dày đặc vết chai, giơ tay vỗ nhẹ vùng ngực đang ho suyễn cũng sẽ cào da đến đau nhức.




Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận