Thanh Tịnh Đạo


37. Ðặc tính của mắt là sự nhạy cảm của tứ đại trước sự va chạm với sắc pháp, hoăc tính nhạy cảm của tứ đại phát sinh bởi nghiệp bắt nguồn từ dục vọng muốn thấy.

Nhiệm vụ nó là chọn lấy một đối tượng trong số những sắc pháp.

Nó được biểu hiện là đất đứng cho nhãn thức.

Nhân gần của nó là tứ đại sinh từ nghiệp bắt nguồn từ dục vọng muốn nhìn.38. Ðặc tính lỗ tai là sự nhạy cảm của tứ đại trước sự tiếp xúc với âm thanh, hoặc nhạy cảm của tứ đại sinh từ nghiệp có nguồn gốc ở dục vọng muốn nghe.Nhiệm vụ nó là chọn lấy một đối tượng giữa những âm thanh.

Nó được biểu hiện là chỗ đứng cho nhĩ thức.Nhân gần của nó là tứ đại sinh từ nghiệp, nghiệp ấy bắt nguồn từ dục vọng nghe.39. Ðặc tính của mũi là nhạy cảm của tứ đại đối với sự xúc chạm của mũi, hoăc nhạy cảm của tứ đại phát sinh từ nghiệp muốn ngửi.Nhiệm vụ nó là chọn lấy một đối tượng giữa các mùi.

Nó được biểu hiện bằng căn cứ của tỉ thức.

Nhân gần của nó nó là tứ đại sinh từ nghiệp muốn ngửi.40. Ðặc tính của lưỡi là nhạy cảm của tứ đại trước xúc cham với vị.

Hoặc đặc tính của lưỡi là nhạy cảm của bốn đại phát sinh từ nghiệp muốn nếm.

Nhiệm vụ nó là chọn lấy một đối tượng giữa các vị.

Nó được biểu hiện là căn cứ cho thiệt thức.

Nhân gần của nó là tứ đại phát sinh từ nghiệp muốn nếm.41. Ðặc tính của thân là tính nhạy cảm của tứ đại trước xúc chạm với những vật sờ được.

Hoặc dặc tính nó là tính nhạy cảm của tứ đại phát sinh từ nghiệp muốn sờ.42. Tuy nhiên, một số người nói rằng con mắt là cảm tính của tứ đại có hỏa thịnh, lỗ mũi là cảm tính của tứ đại có địa thịnh, lỗ tai là cảm tính tứ đại có phong thịnh, lưỡi là cảm tính tứ đại có thủy thịnh, và thân là cảm tính của tất cả bốn đại quân bình .[Chú thích: "một số người"chỉ bộ phái Mahàsanghika, vì Vasudhamma thuộc bộ phái này bảo:"Trong con mắt, lửa thạnh, trong lỗ tai phong thạnh, trong lỗ mũi địa thạnh, trên lưỡi thủy thạnh, trong thân thì bốn đại đồng đều."-- Pm.

444]Một số khác nói rằng con mắt là tính nhạy cảm của những người có hỏa tăng thạnh, còn tai mũi lưỡi thân là tính nhạy cảm của những người có không, phong, thủy, địa tăng thạnh.

Những người chủ trương điều này đáng được yêu cầu trích dẫn kinh.

Chắc chắn họ không tìm thấy một kinh nào nói thế.43. Nhưng một số đưa ra lý lẽ rằng, chính vì những cảm tính này tuần tự được trợ lực bởi sắc pháp vv.

kể như những tính chất của lửa vv.[Chú thích: được trợ lực bởi những sắc pháp như tính soi sáng của hơi nóng, bởi âm thanh kể như tính của phong, bởi mùi kể như tính của địa, bởi vị kể như tính của thủy gọi là nước miếng, đó là theo lý thuyết đầu.Nó có thể được điều chỉnh cho phù hợp với thuyết thứ hai, vì những cảm tính này cần được giúp đỡ bởi những đặc tính của tứ đại, nghĩa là chúng cần có sự giúp đỡ mới thấy được sắc, vv.

Thuyết này cho rằng đặc tính chính là khả năng của mắt để thắp sáng sắc pháp, vv.

chỉ khi liên hệ những lý do phụ thuộc như ánh sáng, vv và khoảng trống cần thiết cho nhĩ thức.

Khoảng không được kể như hỏa vì nó là sự vắng mặt của bốn đại.

Hoặc khi những người khác ấn định rằng khoảng trống là một tính chất của bốn đại, như sắc, thì khi ấy những tính của bốn đại có thể phân tích theo thứ tự sau:được trợ giúp bởi sắc pháp và ánh sáng kể như tính của hỏa, bởi thanh kể như tính của khoảng trống gọi là hư không, bởi mùi kể như tính của phong, bơỉ vị kể như tính của thủy, bởi xúc kể như tính của đất.-- Pm.

445]Nên hỏi lại họ: "Ai bảo sắc pháp là đặc tính của hỏa đại, vv.? Vì không thể nói về bốn đại, vốn luôn luôn bất khả phân, rằng đây là đặc tính của đại này, đó là đặc tính của đại kia...!"44. Khi ấy họ có thể bảo: "Ðúng như ông nói, do sự tăng thịnh của một đại chủng trong các s?c pháp này khác, mà những nhiệm vụ nâng đỡ, vv.của địa, vv.

được nói đến, cũng vậy, do tính chất "dễ thấy" vv.

trong tình trạng tăng thịnh ở nơi vật có hỏa thịnh, mà người ta có thể cho rằng sắc pháp, vv.

là đặc tính của đại này".

Hãy nói lại với họ: "Chúng ta có thể cho như vậy, nếu có nhiều mùi trong bông vải (cái có địa thịnh) hơn trong rượu men, cái có thủy thịnh, và nếu màu của nước lạnh là yếu hơn màu của nước nóng, cái có hỏa thịnh."45. Nhưng vì không có chuyện như thế trong cả hai thí dụ trên, vậy ông hãy bỏ chuyện đoán mò cho rằng sự khác nhau là do tứ đại làm nền tảng nâng đỡ.

Cũng như những bản chất của sắc pháp vv.

là khác nhau mặc dù không có khác nhau giữa các đại chủng tạo nên một nhóm, cũng thế tính nhạy ở mắt, vv.

không giống nhau mặc dù không có nguyên nhân nào về sự khác nhau của chúng.

Ðây là cách nên hiểu.Nhưng nếu vậy thì cái không chung trong tất cả các cảm tính của năm căn là gì? Chính nghiệp là lý do làm nên sự sai khác ấy, chứ không phải bốn đại, vì nếu có sự khác nhau của tứ đại, cảm tính sẽ không sinh, như được nói: "Cảm tính là của những người quân bình, không phải thuộc những ngưòi không quân bình."46. Trong những cảm tính có sự khác biệt do nghiệp khác biệt ấy, thì con mắt và lỗ tai nhận biết những đối tượng không ở gần sát chúng, vì thức vẫn sanh khởi dù tứ đại làm nền tảng cho trần không liên kết với tứ đại làm nền cho căn.

Mũi lưỡi và thân thì nhận biết những đối tượng sát kề chúng, vì thức chỉ sanh khởi nếu bốn đại của trần liên kết với bốn đại của căn.47. Có cái thế gian gọi là con mắt.

Nó giống như một cánh hoa sen xanh được bao quanh bằng những lông mi đen, có hai vòng tròn tối, sáng.


Con mắt đích thực, nhãn tinh, được tìm thấy ngay giữa vòng tròn đen được bao quanh bởi vòng tròn trắng, trong nhãn tinh (đồng tử hay con ngươi) xuất hiện hình ảnh những người đứng trước nó.

Nó thấm khắp bảy lớp của mắt giống như dầu rưới trên bảy lớp vải.

Nó được trợ giúp bởi bốn đại chủng có nhiệm vụ nâng đỡ, tắm rửa, băng bó và quạt.

Nó được củng cố bởi thời tiết, tâm, đoàn thực.

Nó được duy trì bởi mạng căn, được cung cấp màu, mùi, vị, vv.

(xem Ch.

XVIII, đoạn 5), nó chỉ bằng cái đầu con rận, mà vừa là căn cứ vật lý vừa cửa ngỏ cho nhãn thức và những tâm còn lại của lộ trình tâm.48. Ðiều này được nói bởi vị tướng quân chánh pháp: "Nhãn tinh nhờ đó người ta trông thấy sắc thì rất nhỏ và vi tế, không lớn hơn đầu con rận."49. Nhĩ tinh (cảm tính của tai) được tìm thấy bên trong cái dạng của tai với những phụ tùng của nó, ở nơi có hình dạng cái bịt đầu ngón tay, được vây quanh bởi những lông mịn màu nâu.Nó được trợ giúp bởi tứ đại như đã nói, được củng cố bởi thời tiết, tâm và đoàn thực, được duy trì bởi mạng căn, được trang bị với màu, vv.

và nó vừa làm căn cứ vật lý vừa làm căn môn cho nhĩ thức và những tâm còn lại trong lộ trình tâm.50. Tỉ tinh được tìm thấy bên trong cái dạng của lỗ mũi với những phụ tùng của nó, tại chỗ có hình dạng một cái móng dê.

Nó được trợ giúp, củng cố, duy trì theo cách đã nói, và nó vừa làm căn cứ vật lý vừa là cửa ngỏ cho tỉ thức, vv.51. Thiệt tinh được tìm thấy ở giữa cái lưỡi với những phụ tùng của nó, tại chỗ có hình dạng cái đầu của một cánh sen.

Nó được trợ giúp, củng cố duy trì theo cách đã nói, và vừa làm căn cứ vật lý vừa là cửa ngõ cho thiệt thức và những tâm còn lại trong tâm lộ trình.52. Thân tinh được tìm thấy khắp nơi như nước thấm bông vải, trong thânxác vật lý này, chỗ mà sắc bị chấp thủ.

Nó được trợ giúp củng cố duy trì theo cách đã nói, vừa làm căncứ vật lý vừa là cửa ngõ cho thân thức và các tâm còn lại trong lộ trình tâm.53. Như những con rắn, cá sấu, chim, chó, chồn hoang tiến về hướng những nơi chúng thường lui tới, là tổ kiến (rắn bò tới), nước (cá sấu), không gian (chim), làng mạc (chó), nghĩa địa (chồn hoang), cũng thế, mắt tai...!hướng đến những hành xứ riêng của chúng là sắc thanh...54. Sắc có đặc tính là đập vào mắt.

Nhiệm vụ nó là làm đối tượng cho nhãn thức.

Biểu hiện (tướng) của nó là hành xứ cho nhãn thức.Nhân gần của nó là bốn đại chủng.Và tất cả các sở tạo sắc kế tiếp (thanh, hương, vị...!) đều giống như ở đây, trừ chỗ khác biệt sẽ được nói.

Sắc pháp có nhiều màu như xanh vàng..55. Thanh có đặc tính là đập vào tai.

Nhiệm vụ nó là làm đối tượng cho nhĩ thức.

Nó được biểu hiện là sở hành của nhĩ thức.Thanh có nhiều loại như tiếng trống lớn, trống nhỏ...56. Mùi có đặc tính là đập vào mũi, nhiệm vụ nó là làm đối tượng cho tỉ thức.

Nó được biểu hiện là sở hành của tỉ thức.

Mùi thuộc nhiều loại, như mùi rễ cây, mùi gỗ cây...57. Vị có đặc tính là đập vào lưỡi.

Nó có nhiệm vụ làm đối tượng cho thiệt thức, có biểu hiện là sở hành của thiệt thức.

Nó có nhiều loại, như vị của rễcây, của thâncây.58. Nữ căn có đặc tính là nữ tánh, có nhiệm vụ chỉ ra "đây là phụ nữ".

Nó được biểu hiện là căn do cho đặc điểm, tướng trạng, công việc và cách xử sự của phái nữ.

nữ.

Nam căn có đặc tính là nam tánh.Nhiệm vụ nó là chỉ ra "đây là một nam nhân".

Nó được biểu hiện làm lý do cho đặc điểm, tướng, công việc, và cách xử sự của phái nam.

Cả hai căn sau cùng đều đồng hiện hữu với toàn diện thân thể, cũng như thân tính.

Nhưng không phải vì vậy mà có thể nói "chúng ở khoảng không gian mà thân tính ở" hoặc "chúng ở khoảng không gian mà thân tính không ở".

Như bản chất của sắc, vv.

những thứ này không lẫn lộn với nhau.59. Mạng căn có đặc tính là duy trì các loại sắc cu sanh.

Nhiệm vụ nó là làm cho các sắc ấy sinh ra.

Nó được biểu hiện là tướng trú của sắc.

Nó có nhân gần là các đại chủng phải duy trì.


Và mặc dù nó có khả năng duy trì, song nó chỉ duy trì các sắc cusanh vào lúc trú, như nước duy trì hoa sen.

Mặc dù các pháp sinh khởi tùy theo các duyên (điều kiện), mạng căn duy trì chúng, như bà vú bảo dưỡng một em bé.

Chính mạng căn thì chỉ sinh khởi theo các pháp sinh khởi, như một thủy thủ; nó không gây ra sự sanh sau khi diệt, vì khi ấy chính nó cũng vắng mặt, mà những gì cần làm cho sanh cũng vắng mặt.

Nó không kéo dài sự trú vào lúc diệt, bởi vì chínhnó đang diệt, như ngọn đèn của một cây đèn khi bấc và dầu đã hết.

Nhưng không nên xem nó không có năng lực duy trì, làm sinh ra, làm an trú, bởi vì quả thực nó có những năng lực này vào lúc đã nói.60. Tâm cơ có đặc tính làm điểm tựa vật chất cho ýgiới và ý thức giới.

Nhiệmvụ nó là làm phương tiện cho chúng.

Nó được biểu hiên là sự mang chở chúng.

Nóđược tìm thấy phụ thuộc vào máu, môtả trong phần thân hành niệm (Ch.

VIII) bên trong trái tim.

Nó được trợ giúp bởi bốn đại với nhiệm vụ nâng đỡ, vv.

Nó được củng cố bởi thời tiết, tâm và đoàn thực, được duy trì bởi mạngcăn, và nó làm cơ sở vật lý cho ý giới và ý thức giới và cho các pháp liên hệ.61. Thân biểu là hình thái thích ứng và sự thay đổi hình dạng trong phong giới do tâm sanh, chính nó làm nhân cho sự di chuyển tới lui, vv.

hình thái và sự biến đổi này là điều kiện cho sự cứng đờ, sự nâng đỡ và sự chuyển động của sắc thân cu sanh.

Nhiệm vụ nó là bày tỏ ý định.

Nó được biểu hiện là nhân của sự kích động thânthể.

Nhân gần nó là phong giới do tâm sanh.

Nhưng nó được gọi là thân biểu (kàyavinnatti) vì nó là nhân của sự biểu trưng ý định ngang qua sự chuyển động của thân thể.

Sự di chuyển tới lui, vv.

cần được hiểu là phát sinh do chuyển động của các loại sắc do thời sanh, vv.

liên kết với những loại sắc do tâm sanh, được điều động bởi thân biểu ấy.62. Ngữ biểu là hình thái thích ứng và biến đổi hình dạng trong địa giới do tâm sinh làm nhân cho sự phát ngôn.

Sự thích ứng và biến đổi này là một điều kiện cho sự gõ lại với nhau cái sắc bị chấp thủ.

Nhiệm vụ nó là bày tỏ ý định.

Nó được biểu hiện là nhân cho tiếng nói.

Nhân gần của nó là địa giới do tâm sanh.Nhưng nó được gọi là ngữ biểu vì nó là nhân của sự biểu trưng ý định ngang qua lời nói, nói cách khác là ngang qua âm thanh của lời.

Như khi thấy một cái sọ bò treo trên cây rừng, dấu hiệu ấy ám chỉ "ở đây có nước", cũng vậy, khi thấy thân tướng lay động, hoặc nghe âm thanh của lời, ta biết chúng ám chỉ một sự việc.63. Không giới có đặc tính là định giới hạn cho sắc.

Nhiệm vụ nó là bày ra những ranh giới của sắc.

Nó được biểu hiện là những giới hạn của sắc, hoặc biểu hiện bằng tính không thể sờ chạm, bằng tình trạng những khe hở và những chỗ mở ra.Nhân gần của nó là sắc được phân giới hạn.Và nhờ nó mà người ta có thể nói về các sắc pháp là "cái này ở trên, dưới, hay xung quanh cái kia".64. Khinh khoái của sắc có đặc tính là không chậm chạp.

Nhiệm vụ nó là xua tan tính cách nặng nề của sắc.

Nó được biểu hiện là tính dễ biến đổi, nhẹ nhàng.

Nó có nhân gần là vật chất nhẹ (sắc khinh khoái).Nhu nhuyến của sắc có đặc tính là không cứng đờ.

Nhiệm vụ nó là xua tan tính cứng đờ của sắc.


Nó được biểu hiện bằng sự không chống đối bất cứ loại hoạt động nào.

Nhân gần của nó là sắc nhu nhuyến.Kham nhậm của sắc có đặc tính là dễ sử dụng thuận tiện cho hành động của thân.

Nó có nhiệm vụ là xua đuổi tính khó sử dụng.

Nó được biểu hiện là tính không yếu ớt.

Nhân gần nó là sắc dễ sử dụng.65. Ba đặc tính sau cùng này, tuy vậy, không tách rời nhau.

Nhưng sự khác biệt giữa chúng có thể được hiểu như sau.

Khinh khoái là sự thay đổi của sắc như tình trạng nhẹ nhàng trong thân thể người khỏe mạnh, tìnhtrạng không chậm chạp, tình trạng dễ biến đổi nơi sự vật, nhờ có những điều kiện ngăn sự rối loạn tứ đại đưa đến tính uể oải chậm chạp c?a sắc.

Nhu nhuyến của sắc là sự thay đổi của sắc như bất cứ tình trạng mềm mại nào trong sắc pháp, như trong một tấm da thuộc khéo đập, bất cứ tính dễ uốn nào, dễ sử dụng vào mọi công việc.

Tính ấy phát sinh do những tình trạng ngăn chận sự xáo trộn tứ đại có thể gây ra tính cứng đờ của sắc.

Kham nhậm của sắc là sự thay đổi của sắc như bất cứ tình trạng dễ sử dụng nào của sắc pháp, như vàng khéo luyện.

Ðó là sự thuận tiện cho công việc của thân xác, nhờ có điều kiện ngăn chận xáo trộn tứ đại gây bất tiện cho công việc.66. Sanh của sắc có đặc tính là dựng nên.

Nhiệm vụ nó là làm cho các sắc pháp nổi lên đầu tiên.

Nó được biểu hiện là sự tung ra, khởi đầu, hoặc tình trạng đã hoàn thành.

Nhân gần nó là sắc sanh.Tương tục của sắc có dặc tính là sinh khởi.

Nhiệm vụ nó là neo lại.

Nó được bieuå hiện bằng sự không gián đoạn.

Nhân gần nó là vật chất cần được neo lại.

Cả hai từ ngữ này đều chỉ sắc vào lúc sanh ra, nhưng do sự khác nhau về hình thái, và do giáo hóa những hạng người khác nhau, mà giáo lý trong Uddesa và trong Dhammasangani nói "sanh và tương tục".

Nhưng vì ở đây không có gì khác nhau về ý nghĩa, nên trong phần mô tả (niddesa) về những tiếng này, nói "Sự lập thành các căn là sự sanh của sắc, và sự sanh ra của sắc là sự tương tục của nó".67. Và trong luận, sau khi nói "Chính nguồn gốc gọi là lập thành, và tăng trưởng gọi là sanh, phát sinh gọi là tương tục", có cho một ví dụ: "Lập thành là như thơì gian nước vào một lỗ đào bên bờ sông, tăng trưởng là như thời gian nước đầy lỗ, tương tục là thời gian nước tràn ra", và cuối ví dụ nói: "Vậy muốn nói cái gì? Lập thành là căn, căn dụ cho sự lập thành".

Chính sự sanh ra đầu tiên của sắc pháp gọi là thành lập, sự sinh ra những thứ khác thêm vào sắc này gọi là tăng trưởng, sự sinh thêm các pháp sau nữa là tương tục, vì nó xuất hiện trong khía cạnh neo lại.

Ðấy là điều cần hiểu.68. Già có đặc tính là làm chín mùi sắc pháp.

Nhiệm vụ nó là tiếp tục dẫn đến sự chấm dứt.

Nó được biểu hiện là sự mất tính cách mới mẻ mà không mất tự tính, như cái già của lúa.

Nhân gần nó là sắc đang chín mùi.

Ðây là nói đến loại già rõ rệt do thấy thay đổi về răng, vv.

như gãy, rụng.

Nhưng cái già của vô sắc pháp thì không có những đổi thay rõ rệt như vậy, gọi là già ngấm ngầm.

Và sự già ở trong đất, đá, trăng, trời...!gọi là già không ngừng.69. Vô thường của sắc có đặc tính là tan rã hoàn toàn.

Nhiệm vụ nó là làm cho sắc pháp chìm xuống.

Nó được biểu hiện bằng sự hoại diệt rụng rơi, nhân gần nó là sắc hoàn toàn tan rã.70. Ðoàn thực có đặc tính làm dưỡng chất.

Nhiệm vụ nó là nuôi dưỡng những loại sắc.

Nó được biểu hiện bằng sự làm cho rắn chắc.

Nhân gần nó là một thân căn cần được nuôi dưỡng bằng đoàn thực.

Ðấy là một danh từ chỉ dưỡng chất nhờ đó hữu tình sống được.71. Trên đây là những sắc pháp đã được truyền tụng qua kinh điển.

Nhưng trong Luận, có những pháp khác đã được thêm vào như sau: sắc kể như năng lực, sắc kể như sự sinh sản, sắc kể như sự sanh ra, và sắc kể như bệnh, và một số người kể thêm, sắc kể như sự hôn trầm.

Trước tiên, "sắc kể như hôn trầm" bị bác bỏ vì câu: "Chắc chắn khi ông là bậc thánh đã giác ngộ, thì không có triền cái nào nơi ông." Những cái còn lại, thì "sắc kể như bệnh" được bao gồm trong lão và vô thường, "sắc kể như sự sanh ra" gồm trong tăng trưởng và tương tục, "sắc kể như sinh sản" gồm trong thủy giới, và "sắc kể như năng lực" gồm trong phong giới.


Vậy xét từng pháp riêng rẻ thì không một pháp nào trong đây thực hữu.

Ðây là điểm đã được đồng ý.

Vậy sở tạo sắc gồm trong 24 món trên, và đại chủng sắc gồm bốn, tất cả cọng thành 28 thứ không hơn không kém.72. Và tất cả sắc pháp gồm 28 loại trên đều thuộc một loại là vô nhân, phi nhân, tách rời nhân, hữu duyên, thuộc thế gian, hữu lậu, vv.

Nó thuộc hai loại, là nội sắc và ngoại sắc, thô tế, xa gần, sở tạo phi sở tạo, tịnh sắc phi tịnh sắc, căn sắc phi căn sắc, hữu chấp thủ phi hữu chấp thủ vv...73. Năm thứ mắt tai mũi lưỡi thân gọi là nội sắc vì chúng sinh ra như một phần của toàn thể con người, những gì còn lại là ngoại sắc vì ở ngoài con người.

Chín thứ gồm năm thứ trên, cộng thêm sắc thanh hương vị, và địa hỏa phong ba giới, làm thành 12 thứ được xem là sắc thô vì có sự tiếp xúc, còn lại là tế vì ngược lại.

Cái gì tế gọi là viễn sắc vì khó vào sâu, thô là cận sắc vì dễ vào.

Mười tám thứ gồm bốn đại, đoàn thực và 13 thứ khởi từ mắt, gọi là tịnh sắc vì chúng là điều kiện để nhận biết các pháp sắc, vv., vì chúng sáng như mặt gương.

Còn lại là phi tịnh sắc vì ngược với tịnh sắc.

Tịnh sắc, nam, nữ căn và mạng căn gọi là căn sắc vì tính nổi bật, còn lại là phi căn sắc vì ngược lại với căn sắc.

Những thứ đề cập sau đây, kể như nghiệp sanh, gọi là hữu chấp thủ, còn lại là phi hữu chấp thủ.74. Lại nữa, tất cả sắc đều thuộc ba loại theo bộ ba hữu kiến, vv.

bộ ba nghiệp sanh, vv.

Ở đây, về sắc thô, thì một vật có thể thấy được gọi là sắc hữu kiến, hữu đối, còn lại là vô kiến, hữu đối.

Tất cả tế sắc là vô kiến vô đối.75. Theo bộ ba nghiệp sanh vv.

thì sắc do nghiệp sinh gọi là nghiệp sanh, do duyên nào khác gọi là phi nghiệp sanh, không do cái gì sanh cả gọi là phi nghiệp sanh, phi phi nghiệp sanh.

Sắc do tâm sinh gọi là tâm sanh, do duyên ngoài tâm gọi là phi tâm sanh, không do cái gì trong tâm ngoài tâm gọi là phi tâm sanh phi phi tâm sanh.Sắc do đồ ăn sanh gọi là thực sanh, ngoài đồ ăn là phi thực sanh, không thuộc hai loại này gọi là phi thực, phi phi thực sanh.Sắc do thời tiết sanh gọi là thời sanh, ngoài thời tiết là phi thời sanh, loại thứ ba là phi thời sanh, phi phi thời sanh76. Lại nữa sắc thuộc bốn loại là kiến văn giác tri; là sắc sắc, hạn giới sắc, biến hóa sắc, tướng sắc; là căn sắc, môn sắc, căn môn sắc, phi căn phi môn sắc.

Sắc xứ là được thấy vì là đối tượng của sự thấy (kiến).

Thanh xứ là được nghe vì là đối tượng của nghe (văn); hương vị xúc xứ là được biết (giác) vì là đối tượng cảm giác.

Còn lại là được nhận thức (tri) vì là đối tượng của tâm mà thôi.77. Sở tạo sắc gọi là sắc sắc, không giới là hạn giới sắc.

Sắc kể từ thân biểu cho đến kham nhậm gọi là biến hóa sắc, sanh già chết là tự tánh sắc.78. Cái được gọi là sắc của nhục đoàn tâm là căn sắc, phi môn sắc, hai biểu sắc là môn, phi căn.

Tịnh sắc vừa là căn vừa là môn.

Còn lại là phi căn phi môn.79. Sắc thuộc năm loại là sanh từ 1 pháp, từ 2, 3, 4 pháp, và không sanh từ pháp nào.

Từ 1 pháp là chỉ do nghiệp sanh hoặc chỉ do tâm sanh.

Như sắc của các căn, cùng tâm cơ, là chỉ do nghiệp sanh.

Hai biểu sắc là chỉ do tâm sanh.

Còn cái gì khi do thời tiết sanh, khi do tâm sanh, gọi là sanh từ hai pháp.

Ðây chỉ cho thanh xứ.

Sắc sanh từ thời tiết, tâm và thực tố, gọi là sanh từ ba pháp: gồm ba thứ kể từ khinh khoái.

Sắc sanh từ bốn pháp (nghiệp, tâm, thời, thực) gọi là sanh từ bốn pháp, chỉ cho tất cả loại sắc còn lại ngoại trừ tướng sắc.80. Nhưng tướng sắc thì gọi là không do gì sanh.

Tại sao? Vì không có sự sinh khởi của sinh, còn già và chết chỉ là sự chín mùi và tan rã của cái đã sanh.

Mặc dù có đoạn nói: "Sắc, thanh, hương, vị, xúc, không giới, thủy giới, khinh khoái, nhu nhuyến, kham nhậm, sanh, tương tục, thực sắc: những pháp này là do tâm sanh" điều muốn nói trong đoạn này (Dhs.

667) là cái sát-na trong đó những duyên sinh ra các loại sắc đang làm nhiệm vụ.Trên đây là giải thích chi tiết về sắc uẩn.---o0o---Tâm Uẩn81. Trong những uẩn còn lại, cái gì có đặc tính cảm thọ cần được hiểu là thọ uẩn.

Cái gì có đặc tính nhận thức, cần được hiểu là tưởng uẩn, có đặc tính tạo tác là hành uẩn, có đặc tính phân biệt là thức uẩn.

Vì những cái khác sẽ trở nên dễ hiểu khi đã hiểu thức uẩn, nên ở đây ta sẽ bàn thức uẩn trước hết.82. "Bất cứ gì có đặc tính biết, nói chung đều gọi là thức uẩn", trên đây dã nói.

Và cái gì có đặc tính nhận biết? Chính là tâm thức.

Những danh từ thức, tâm và ý đều có cùng một nghĩa.---o0o---.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận