Chương VII : Ðịnh: Sáu tùy niệm-ooOoo-1.
Mười tùy niệm được liệt kê theo sau mười bất tịnh quán (Ch.
III, 105)Niệm (Sati) là tưởng niệm hay tùy niệm (anussati) vì nó khởi lên luôn luôn; hoặc niệm thích hợp (anurùpa) cho một thiện gia nam tử xuất gia vì lòng tìn, niệm có mặt trong những trường hợp cần thiết gọi là tùy niệm.Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ Pháp gọi là niệm Pháp.
Ðây là danh từ chỉ niệm mà đối tượng là những đức tính đặc biệt của Pháp được khéo giảng.Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ Tăng gọi là niệm Tăng.
Ðây chỉ là danh tử có đối tượng là những đức đặc biệt của Tăng chúng, nghĩa là những tính như đi vào con đường chánh....Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ giới gọi là niệm giới.
Ðây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đặc tính đặc biệt của giới không bị rách...Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ bố thí gọi là niệm thí.
Ðây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đức đặc biệt của sự bố thí như rộng rãi...Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ chư thiên gọi là niệm thiên.
Ðây là danh tử chỉ niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của niềm tin, có chư thiên làm chứng.Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ cái chết gọi là niệm tử.
Ðây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là sự chấm dứt mạng căn.Thân hành niệm (kàya- gata- sati): niệm ấy đi đến (gata) cái thân vật chất (kàya) được phân tích thành tóc, v.v...!Hoặc niệm đi vào trong thân, nên gọi là thân hành niệm.
Ðây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là tướng của những thân phần gồm có tóc lông móng răng da v.v...!(36 uế vật)Tùy niệm có cảm hứng hơi thở vào (ànàpàna) gọi là niệm hơi thở.
Ðây là danh từ có đối tượng là tướng thở ra hơi thở vào.Tùy niệm có cảm hứng từ sự bình an gọi là niệm diệt.
Ðây là danh từ chi niệm, có đối tượng là sự lắng dịu mọi đau khổ.---o0o---Niệm Phật2. Một thiền giả có niềm tin tuyệt đối, trước hết muốn tu tập tùy niệm về đấng Giác Ngộ, thì nên độc cư tại một trú xứ thích hợp và tưởng niệm đức tính đặc biệt của đấng Giác Ngộ, như sau:"Ðức Thế Tôn là bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác, đầy đủ minh và hạnh, đấng thiện thệ, đấng hiểu rõ thế gian, bậc vô thượng đạo sư điều phục những người đáng điều phục, bậc thầy của chư thiên và loài người, Phật, Thế Tôn" (M.
i 3; A.
iii 285)3. Ðây là cách niệm: "Ðức Thế Tôn là như vậy vì Ngài là A-la-hán, Ngài như vậy vì Ngài hoàn toàn giác ngộ....!Ngài như vậy vì Ngài là Thế Tôn".---o0o---A-la-hán4. Trước tiên hành giả niệm "Ðức Thế Tôn là bậc A-la-hán (arahanta) hay hoàn tất, vì những lý do như sau: (1) vì sự xa xôi (àraka), (2) vì những kẻ thù (ari) và (3) những căm xe (ara) đã được phá huỷ (hata), (4) vì Ngài xứng đáng (araha) được tứ sự cúng dường, v.v...!Và (5) vì không có những ác hạnh thầm kín (rahàbhàva).5. (1) Ngài hoàn toàn xa xôi, tách rời hẳn mọi cấu uế vì Ngài đã triệt hết những dấu vết của nhiễm ô nhờ chánh đạo do sự xa vời đó (àraka) Ngài được gọi là viên mãn (arahanta).Chúng ta gọi một người là "xa xôi" với cái gì người ấy hoàn toàn không có; bậc cứu thế cũng vậy không tỳ vết, nên đáng được gọi là đấng viên mãn (arahanta).6. Và những kẻ thù (ari) tức là những ô nhiễm, đều được huỷ diệt (hata) bởi đạo lộ, nên Ngài đã được gọi là người đã hoàn tất, xong việc (arahants).7. (3) Bánh xe luân hồi với trục làm bằng vô minh và khát ái đối với các cõi hữu, với căm xe gồm các hành, và vành xe là già chết được nối liền với chiếc xe ba cõi bằng cái càng xe làm bàng nguồn gốc các lậu hoặc (xem M.
i, 55), đã được quay từ thời gian vô thuỷ.
Tất cả những căm xe (ara) này đã bị Ngài huỷ hoại (hata) ở Bồ đề tràng, trong khi Ngài đừng vững với hai chân tinh tấn, trên đất giới, bằng tay tín Ngài sử dụng cái rìu tri kiến phá huỷ nghiệp - bởi vì những căm xe đã bị phá huỷ như vậy, nên Ngài được gọi arahanta, bậc A-la-hán.8. Một cách giải thích khác: chính là cái vòng vô thuỷ luân hồi đó được gọi là "Bánh xe luân hồi".
Vô minh là trung tâm điểm của nó vì là căn để của sinh tử.
Già chết là vành xe bởi vì nó là tận cùng của vô mình.
Mười chi phần còn lại (trong mười hai nhân duyên) là căm xe, vì căn để của chúng là vô minh và tận cùng của nó là già chết.9. Ở đây, vô minh là không biết về khổ, và vô minh, trong dục giới, là một điều kiện (duyên) cho các hành ở cõi dục, vô minh trong sắc giới là một điều kiện cho các hành ở sắc giới.
Vô minh trong vô sắc giới là một điều kiện cho hành ở vô sắc giới.10. Hành ở dục giới là điều kiện cho thức ở dục giới.
Tương tự với sắc và vô sắc giới.11. Kết sanh thức ở dục giới là điều kiện cho danh sắc ở dục giới.
Tương tự đối với Sắc giới.
Ở vô sắc giới, thức là điều kiện cho danh (không có sắc) mà thôi.12. Danh sắc trong dục giới là điều kiện cho lục xứ (lục nhập) ở dục giới.Danh sắc ở sắc giới là điều kiện cho ba xứ ở sắc giới.13. Lục xứ ở dục giới là điều ki?n cho sáu xúc ở cõi dục.
Ba xứ ở sắc giới là điều kiện cho ba xúc ở sắc giới.
Ý căn (ý xứ) độc nhất ở vô sắc giới là điều kiện cho một loại xúc ở vô sắc giới.14. Sáu xúc ở dục giới là điều kiện cho sáu loại cảm giác ở dục giới (sáu thọ).
Ba xúc ở sắc gi?i là duyên (điều kiện) cho ba thọ (cảm giác) ở đây.
Một xúc ở vô sắc giới là duyên cho một thọ ở đấy.15. Sáu cõi ở dục giới là duyên cho sáu ái ở cõi dục.
Ba thọ ở sắc giới là duyên cho ba cái ở sắc giới.
Một thọ ở vô sắc giới là duyên cho một ái ở vô sắc giới.Khát ái trong các cõi là duyên cho thủ ở đấy.
Thủ, v.v...!lần lượt làm duyên cho hữu (sự trở thành)16. Hữu tạo điều kiên cho sanh, sanh tạo điều kiện cho già chết, Ví dụ, một người nghĩ: "Ta sẽ hưởng thụ các dục lạc", và với sự bám víu (thủ) vào các dục kể như điều kiện, vị ấy tà hạnh về thân, lời và ý.
Do hoàn thành tà hạnh, vị ấy tái sinh trong một đoạ xứ.
Cái nghiệp làm nhân cho sự tái sinh của vị ấy ở đấy là nghiệp - hữu (kamma-bhavakamma - process becoming), các uẩn phát sinh là sanh hữu (uppati-bhava - rebirth, process becoming), sự sinh ra các uẩn gọi là sanh, sự chín mùi của các uẩn gọi là giả, sự tan rã của uẩn là chết.17. Một người khác nghĩ: "Ta sẽ hưởng thụ những lạc thú cõi trời" và song song với ý nghĩ, nó làm các thiện hạnh.
Do hoàn tất các thiện hạnh vị ấy tái sanh ở cõi trời dục giới.
Cái nghiệp làm nhâân cho sự tái sinh của nó tại đấy gọi là nghiệp hữu,...!Như trên.18. Một người nữa lại nghĩ: "Ta sẽ hưởng thụ những lạc thú của trời Phạm Thiên", và với dục thủ làm duyên (điều kiện), vị ấy tu tập từ, bi, hỉ, xả, do hoàn tất tu thiền định, vị ấy tái sinh ở Phạm thiên giới.
Cái nghiệp làm nhân cho sự tái sinh của vị ấy ở đây là nghiệp hữu, v.v...19. Nhưng một người khác lại nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ lạc thú cõi vô sắc" và do vậy tu tập những thiền chứng khởi đầu bằng không vô biên xứ.
Do sự hoàn tất tu tập, vị ấy tái sanh tại một trong những cảnh giới ấy.
Nghiệp làm nhân cho sự tái sinh của vị ấy tại đây là nghiệp hữu, các uẩn sinh ra do nghiệp ấy là sanh hữu, sự sanh ra các uẩn là sanh, sự chín mùi của uẩn là già, sự tan rã của uẩn là chết.
(xem M.
ii, 263)Các loại chấp thủ còn lại cũng như trên.20. Vậy, trí phân biệt các duyên như sau: "Trong hiện tại Vô minh là nhân, hành khởi lên do nhân vô minh và cả hai pháp này đều khởi lên có nhân.
Trong quá khứ và vị lại cũng vậy".
Ðó gọi là trí biết tương quan nhân quả của các pháp.
Mọi mệnh đề khác (trong 12 nhân duyên) cần được hiểu chitiết như trên,21. Vô minh và hành làm một nhóm; thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ một nhóm.
Nhóm thứ nhất là quá khứ, hai nhóm giữa là hiện tại; sanh và già chết là vị lai.
Khi vô mình và hành được nói đến, thì ái thủ hữu cũng bao gồm trong đó, bởi thế năm pháp này là cái vòng nghiệp trong quá khứ.
Năm pháp từ thức đến thọ là vòng nghiệp quả hay dị thục (Vipàka - Kamma - result) trong hiện tại.
Và vì năm pháp từ thức đến thọ được mô tả dưới đề mục già chết, cho nên năm pháp này cũng là nghiệp quả trong tương lai.
Như vậy chúng thành hai mươi.
Ở đây có một dây nối giữa hành và thức, một giữa thọ và ái, và một giữa hữu và sanh (xem Ch.
XVII, đ 288)22. Ðức Thế Tôn biết, thấy, hiểu và thâm nhập tất cả các khía cạnh của lý duyên sinh này với bốn nhóm ba thời hai mươi khía cạnh và ba dây nối.Như vậy, khi đức Thế Tôn, bằng cách biết đúng như thật những pháp này với trí biết tương quan của các pháp, thì Ngài trở nên vô dục đối với chúng.
Khi tham dục nơi Ngài tàn tạ, khi Ngài được giải thoát, khi ấy ngài phá huỷ, hoàn toàn phá huỷ, vứt bỏ những cái căm của bánh xe sinh tử nói trên.Vì những căm xe đã bị phá huỷ, nên Ngài là một bậc đã hoàn tất công việc, gọi là arahanta, A-la-hán.Các căm xe sinh tử,Bị phá bằng gươm tuệDo vậy đấng cứu thếÐược gọi A-la-hán23. (4) Và Ngài xứng đáng (arahati) với những đồ cúng dường gồm y phục, v.v...!Và với sự tôn trọng, vì chính Ngài là Ðấng đáng dâng cúng nhất.
Vì khi một đấng toàn thiện ra đời, thì chư thiên và loài người không cung kính ai khác; Phạm thiên sahampati cúng dường Ngài một chuỗi ngọc lớn như núi Tu-di, và chư Thiên khác cũng cúng dường theo phương tiện của họ, cũng như những người như vua Bimbisàra xứ Magadha và vua xứ Kosala.
Và sau khi đức Thế Tôn bát Niết bàn, vua Asoka bỏ tài sản ra đến số chín mươi sáu triệu để dựng tám vạn bốn ngàn ngôi tháp khắp xứ Ấn.
Bởi thế, với tất cả những ví dụ này, cần gì nói đến những sự cúng dường của những người khác? - Vì xứng đáng với vật cúng, nên Ngài được gọi là A-la-hán.Ngài là đấng cứu thếÐáng cung kính cúng dườngCho nên bậc chiến thắngÐược gọi là A-la-hán24. (5) Và Ngài lại không hành động như những kẻ ngu ở đời đời tự khoe thông minh nhưng lại làm ác, mà còn thầm sợ mang tiếng xấu.
Vì Ngài không có ác hành bí mật (rahàva) nên gọi là A-la-hán.Bậc trí nhân cao cảKhông ác hành bí mật Nên xứng với danh xưngLà bậc A-la-hán25. Tóm lại, về mọi phương diện,Bậc thánh xa uế nhiễmChiến thắng giặc não phiềnCác căm xe phá huỷXứng đáng được cúng dườngKhông ác hành bí mậtVì năm lý do này Ngài có thể tuyên bốThành bậc A-la-hánChánh Ðẳng Giác26. Ngài là Bậc Chánh đẳng giác (Sammà sambhuda) vì Ngài đã biết (Buddha) mọi sự vật một cách chân chánh (Sammà) và do tự Ngài (Sàmam).
Quả vậy, mọi pháp đều được Ngài tự mình khám phá một cách chân chính, nghĩa là Ngài thắng tri các pháp cần phải thắng trí, tức bốn chân lý; liễu tri các pháp cần liễu tri, tức khổ đế, đoạn tận các pháp cần đoạn tận, tức tập đế, nguyên nhân khổ, chứng đắc các Pháp cần chứng đắc, tức diệt đế, tu tập các pháp cần tu tập, tức đạo đế.Cái gì cần được thắng tri đãÐược thắng tríCái gì cần được tu tập đãÐược tu tậpCái gì cần được từ bỏ đã được từ bỏ Cho nên, này Bà-la-môn,Ta là Bậc giác ngộ, (Sn.
558)27. Ngoài ra, Ngài đã tự mình tìm ra các pháp một cách chính xác theo từng bước nột như sau: Con mắt là chân lý về Khổ, khát ái đi trước phát sanh ra nó, là chân lý về tập khởi của khổ, sự không sinh khởi cả hai pháp ấy là là chân lý về Diệt khổ; con dường hay sự hiểu rõ Diệt là chân lý về đạo diệt khổ.
Ðối với thân khẩu ý cũng thế.28. Và các pháp sau đâ cũng gần được giải thích tương tự như trên.Sáu ngoại xứ khởi đầuBằng sắc do mắt nhận biết,Sáu nhóm thứcKhởi đầu nhận thứcSáu loại xúcKhởi đầu là nhãn xúc,Sáu loại thọ khởi đầuLà thọ do nhãn xúc sanh,Sáu loại tưởng về sắc,Sáu loại tư (volition: ý hành)Khởi đầu là tư duy về sắcSáu loại khát ái khởi đầu làKhát ái đối với sắc phápSáu loại tầm khởi đầuLà tầm về sắc phápSáu loại tứ khởi đầuLà tứ về sắc pháp,Năm uẩn khởi đầu là sắc uẩn,Mười biến xứ (kasinas)Mười niệm,Ba mươi hai khía cạnh củaThân thể khởi đầu là tócMười hai xứ,Mười tám giới,Chín loại hữuKhởi đầu là dục hữu,Bồn thiền khởi đầu là sơ thiền,Bốn vô lượng khởi đầuLà tu tập từ tâm,Bốn vô sắc,Những chi phần của 12 nhân duyên ngược chiều từ già chết, và thuận chiều khởi từ vô minh.
(Ch.
XX.
9)29.
Ðây là cách xây dựng một mệnh đề duy nhất trong mười hai nhân duyên, để ví dụ: Già chết là chân lý về khổ, sanh là chân lý về Tập, giải thoát cả hai là chân lý về Diệt khổ, con đường hay sự hiểu rõ khổ diệt, là chân lý về đạo diệt khổ.Bằng cách ấy Ngài đã tìm ra tuần, tự khám phá, triệt để khám phá vạn pháp một cách chính xác do tự mình, từng bước một.---o0o---.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...