Thánh Gióng Tại Tu Chân Giới
Hùng vương và quân đội Văn Lang vốn theo sau Thánh Gióng vào chiến trường nhưng không thể theo kịp dấu chân của Thần tuấn, dọc đường đi tới họ chỉ thấy những dấu chân ngựa lớn như những chiếc ao nhỏ nối dài, cây cối thì đổ rạp xuống hai bên vệ hình thành một con đường.
Khung cảnh hùng tráng hơn cả chính là nơi giao tranh, cả một vệt rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy và những xác giặc ân bị thiêu khói vẫn còn bốc lên vị khét của thịt đã chín tới. Rừng tre nơi Thánh Gióng nhổ tre để làm vũ khí bị lửa đốt lá xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm.
Khắp nơi là một mảnh hoang tàn, xác giặc rải rác khắp một miền núi, máu người vung vẩy khắp nơi những có những nơi trũng máu dồn nhau lại như những chiếc am nhỏ màu đỏ sóng sánh.
Những tên giặc còn sót lại thì đều đang quỳ áp mặt xuống đất không động đậy như những tín đồ chung thành của một giáo phái nào đang chờ Thánh lệnh trên ban. Hùng vương phất tay với vị lạc tướng phía sau nói:
- trói tất cả lại đem về xử lý sau.
Vị lạc tướng tuỳ tùng khom người thưa:
- Vâng thưa bệ hạ.
Đang toan người đi thì nghe lại nghe Hùng Vương nói:
- hỏi xem Thần nhân đâu rồi?
Lạc tướng thúc ngựa về phía sau kêu gọi một toán lính lấy dây thừng chạy lại trói tù binh lại rồi hỏi han tin tức, biết rằng Thánh Gióng đã đi về phía núi sóc sơn.
Ông quay lại thông báo lại với Hùng Vương và đợi lệnh ban, cũng trong lúc này người dân từ tứ phương tám hướng đều đã đổ về đây nhìn ngó xung quanh, ai nấy đều vui mừng với ánh mắt cuồng nhiệt tìm kiếm vị thần quân dũng mãnh. Hùng vương ra lệnh cho một nhóm quân dẫn tù binh về thành rồi, cùng những binh lính khác và người dân đi theo hướng Sóc sơn.
Lại nói tới Thánh gióng sau khi thắng trận. Gióng thúc ngựa chạy đến núi Sóc trên đường đi chàng dừng lại cột ngựa sắt vào hai cột đá lớn nghỉ ngơi, hai cột đá này cao khoảng ba thước vòng rộng vòng rộng sáu tấc, xâu thẳng xuống một bệ đá tự nhiên hình bầu dục. Ngựa sắt mệt quá sủi bọt mép thành một bãi cát trắng xóa lấp lánh dưới ánh mặt trời. Gióng nhìn ngắm khung cảnh quê hương, nơi đây thật đẹp nhưng đôi mắt đâu đó có một chút thất lạc không nỡ.
Nghỉ ngơi xong Thành gióng lại thúc ngựa đi tiếp, Người đi qua một ngôi làng nhỏ nhưng lúc này khung cảnh có đôi chút hiu quạnh không thấy một bóng người. Bất chợt Gióng thấy ở góc nhỏ phía xa có một bà lão đang ngồi bán nước.
Thánh Gióng tiến về phía bà lão rồi nhảy xuống ngựa đi lại gần bà nói:
- bà ơi! Mọi người trong làng đâu hết rồi? Sao bà lại ở một mình thế này?
Bà lão nhìn thanh niên mặc giáp sắt trước mặt mỉm cười hiền hậu nói:
- hài tử ngoan, Làng đi tránh giặc hết rồi, già một thân một mình đã lâu, lại không muốn xa quê chạy loạn nên ở lại dù có chết ở nơi này ta cũng cam lòng. Còn con, con đi đâu vậy?
Thánh Gióng nhìn bà lão bất chợt đến người mẹ của mình, mẹ tuổi cũng đã già rồi nếu như Ân Vương và quân giặc đến có lẽ mẹ cũng như bà vậy không nỡ rời xa quê hương.
Gióng mỉm cười nói:
- con đi đánh giặc bà ạ! Nhưng đến đây thì khát nước quá, bà cho con xin một bát nước nhé!
Bà lão khẽ đưa đôi tay nhăn nhúm của mình nắm lấy đôi tay to lớn của Gióng rồi nói:
- tốt, tốt không hổ là hài tử Văn Lang ta! Lão bán nước nhưng giờ nước chưa kịp sôi. Chỉ có bầu rượu này con có đam uống không chàng trai trẻ?
Gióng cười dài:
- hahaha trăm vạn đại quân Ân con còn không sợ, sợ gì một bầu rượu.
Uống xong Thánh Gióng ngồi nói chuyện rôm rả bà với bà kể với bà những câu chuyện trong cuộc đời bà, kể về đất nước này về làng của bà kể về những khó khăn trong vụ mùa, rồi bà mong Gióng đặt cho ngôi làng một cái tên. Gióng cảm ơn lòng tốt của bà, gióng ngồi suy nghĩ nhìn về bầu rượu trên tay mình mỉm cười đặt tên làng là làng Bầu. Gióng dặn bà khi nào hạn hán thì dân làng cho phép cầu mưa thì Sẽ linh nghiệm.
Thánh Gióng từ biệt bà lão giản dị rồi nhảy lên ngựa tiếp tục đi lên núi Sóc sơn. đến đây Gióng cởi bỏ áo giáp, mũ trụ lại rồi cưỡi ngựa lên đỉnh núi. Đang đi Gióng nghe thây tiếng bước chân rầm rập ở dưới núi vọng lại, Gióng quay người nhìn thì thấy một đội quân và những người dân đang đi về phía mình. Người đi đầu cất tiếng gọi:
- Thần tướng xin dừng bước.
Những người này tiến lại gần Gióng nhận ra người đi đầu là Hùng Vương, trong đó còn có mẹ Gióng, bà con trong làng những người đã đưa đồ ăn, vật dụng đến cho mình, có bà lão làng Bầu
Mọi người dừng bước trước Thánh Gióng một khoảng rộng rồi đồng loạt quỳ xuống hô to:
- Bái kiến thần tướng.
Thánh Gióng vội chạy lại đỡ Hùng vương cùng mẹ mình trước khi họ kịp quỳ xuống với nói mọi người:
- Mọi người đừng làm vậy, Gióng ta chỉ làm những việc mình cần làm, Đại lễ này ta không thể nhận.
Hùng Vương nhìn Thánh Gióng nói:
- công của thần tướng không gì có thể kể hết, xin Thần Tướng dời giá về kinh để toàn thể dân Văn Lang được cảm tạ người.
Thánh Gióng cung kính hướng về phía trời xanh và nói với Hùng Vương rằng:
- Gióng làm những điều trong khả năng của mình hơn nữa Gióng cũng là người Văn Lang ta đó là việc bất cứ người con Đất Việt nào cũng phải làm và nên làm. Hơn nữa còn là phụng lệnh trên hành sự mà thôi!
Hùng Vương biết không thể giữ người lại nên đành thôi. Thánh Gióng nhìn tất cả mọi người nhìn về mẹ của mình, tóc mẹ dường như già thêm, đôi lưng dường như còng thêm một chút. Đôi mắt mẹ nhạt nhoà những giọt nước mắt. Gióng đi đến trước mặt mẹ và Hùng Vương quỳ xuống và nói:
- mẹ ơn dưỡng dục, sinh thành con không thể nào nói hết biết nói cảm tạ người, dù đi đâu con vẫn luôn là con của mẹ. Bệ Hạ những ngày qua cảm tạ sự quan tâm của người.
Mẹ gióng gạt đi những giọt nước mắt trên đôi mắt của mình rồi nói:
- Gióng con của ta, ta tự hào vì con.
Nói rồi bà nắm lấy đôi tay con trai và nâng dậy.
Thánh Gióng đứng dậy rồi nhìn về những khuôn mặt quen thuộc xung quanh mình rồi chắp tay nói:
- cám ơn tất cả mọi người đã yêu quý Gióng. Giờ Gióng phải đi rồi, từ biệt mọi người tại đây.
Nói rồi Thánh Gióng quay người lại nhảy lên ngựa. Ngựa sắt phì ra một cột lửa nóng rồi hí dài đạp thẳng từng bước lên trời.
Hùng Vương nhìn Thánh Gióng cưỡi ngựa đạp gió về trời mà nắm tay cúi người hô to:
- cung tiễn thiên tướng về trời.
Người dân và quân lính xung quanh đều quỳ cúi rạp người xuống đồng thanh hô theo:
- cung tiễn thiên tướng về trời.
Tiếng hô vang vọng khắp cả núi rừng mãi đến khi hình bóng của vị Thiên tướng khuất hẳn trong mây trời mới chấm dứt. Rồi mọi người mới lục tục đứng dậy để trở về, nhưng thi thoảng vẫn ngoái lại nhìn đỉnh núi ấy. Đỉnh núi sóc sơn nơi thiên tướng về trời. Nó và câu chuyện vị Thiên tướng Văn Lang Sẽ mãi lưu truyền.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...