‘Những sự kiện trọng đại trong ba mươi sáu năm Sùng An’, tác giả là Thu Hành An, một học sĩ trong Cục Hoằng Văn được lệnh hoàng đế Kiền Tuế biên soạn.
Hoàng đế Kiền Tuế là con trai của hoàng đế Sùng An, cuốn sách được soạn xong là lúc Kiền Tuế năm thứ mười hai.
Trong đó tổng hợp rất nhiều tư liệu vô cùng có giá trị.
Bao gồm bút kí ghi lại cuộc sống thường ngày và tình hình thời ấy, cũng gồm nhiều văn tập, truyện ký, bài luận của các tác giả nổi tiếng.
Thu Hành An vốn là quan hai triều, đại nho đương thời, bỏ thô lấy tinh, tuyển chọn tới lui, cho nên đây là một bộ sách có giá trị to lớn đối với giới sử học.
Mặc dù ‘Những sự kiện trọng đại trong ba mươi sáu năm Sùng An’ chỉ ghi lại những sự kiện lớn, nhưng vì thời Sùng An rất dài nên sự kiện nhiều hơn các thời khác rất nhiều, mới phân thành một bộ sách độc lập.
Ba mươi sáu năm ý chỉ từ Sùng An năm thứ năm tới Sùng An năm bốn mươi mốt, cơ bản xem như toàn bộ thời Sùng An.
Đào Thanh Phong tìm được miêu tả cặn kẽ về Yến Đạm Sinh ở trong đó.
Hai mươi hai tuổi, Yến Đạm Sinh đổi tên thành Yến Đạm, không nói rõ lý do.
Mặc khác, điều khiến Đào Thanh Phong kinh ngạc là: Yến Đạm, không để lại cho đời sau bất kỳ văn thư gì.
Ngay cả bản ghi chép của học sinh những lời phu tử nói cũng không có.
Thu Hành An chú thích rõ ràng: tiếc hận Yến công tài cao, lại không để lại cho đời sau bất kỳ văn thư gì.
Nghe thấy từng soạn ba trăm cuốn sách giấu trong kho.
Lúc mang bệnh, Yến công lệnh: đốt đi.
Cũng không cho phép học trò ghi chép lại bất kỳ lời nào của mình.
Soạn ba trăm cuốn rồi đốt đi… Mặc dù chỉ nghe nói, không tận mắt nhìn thấy Đào Thanh Phong cũng khiếp sợ không thôi, tiếc hận vô cùng.
Vì sao Yến Đạm phải làm như vậy? Cả đời người đọc sách, làm tới chức Thiếu sư của thái tử, ngay cả một đoạn văn cũng không chịu để lại cho đời sau? Thậm chí còn bảo đệ tử không được ghi chép bất cứ lời nào của mình.
Hay là nói, Đào Thanh Phong nghĩ thầm, Yến Đạm chức cao, cẩn thận không muốn để lại sách là vì sợ bị công kích chính trị?!
Dù vậy, lúc cuối đời cần gì boăn khoăn những thứ ấy nữa, hay vì tránh liên lụy cho đời sau mới phải đốt hết văn chương của mình đi?!
Truyện ký của Yến Đạm có sử dụng tư liệu từ ‘Quách Yến khuất lưu hà liệt truyện’, mỗi dòng họ có nhiều nhân vật tiêu biểu, nếu cùng tộc cùng tông sẽ xếp cùng một chỗ.
Trong dòng họ Yến, trừ Yến Đạm Sinh còn hai vị huynh trưởng đồng tộc là Yến Phóng Sinh và Yến Vũ Sinh, một thăng tới Binh bộ thượng thư, một tới Trung Thư Tỉnh mới từ quan.
Con cháu của hai người này có xuất hiện, nhưng con cháu của Yến Đạm Sinh hình như không xuất hiện trong liệt truyện.
Vừa rồi
.