Thái A Kiếm FULL


Tốt Hiểu Lam vừa dứt, hoà thượng râu bạc, hòa thượng râu bạc đã phi thân tới gần, giơ một chưởng lên chào và hỏi:
- Bần tăng là Pháp Dật, trưởng môn của phái Thiếu Lâm.

Thí chủ tuy võ học siêu tuyệt, nhưng cũng nên tự kiềm chế một chút, đừng ra tay bừa bãi mà phạm lẽ thiên hòa.

Bần tăng nhận thấy trong mi mắt của thí chủ ẩn rất nhiều sát khí xung lên.

Triệu chứng này, chỉ trong một thời gian gần đây thí chủ sẽ bị giam giữ hay bị giết cũng nên.

Nhưng… Lão hòa thượng nói đến đó cũng ngừng lời, đưa mắt nhìn Vân Nhạc luôn.

Vân Nhạc biết vị trưởng môn của phái Thiếu Lâm đã xem lầm cái mặt nạ da người, tưởng là mặt thật của mình nên chàng nghĩ:
- Cái mặt nạ da người này của tiên phụ giết một kẻ rất hung ác trong hắc đạo, rồi lột da chế thành.

Không hiểu tại sao đã lâu rồi mà Pháp Dật thượng nhân còn nhận có sát khí? Chàng rất phục vị Trưởng môn đó và cảm thấy ông ta thật xứng đáng là người lãnh tụ của võ lâm, liền cười, đáp:
- Có phải đại sư đoán tại hạ thể nào cũng chết? Vị trưởng môn của phái Thiếu Lâm lẩm bẩm nói:
- Lạ thật! lạ thật! Lão hòa thượng đang thắc mắc nên không để ý đến câu hỏi của Vân Nhạc.
Vân Nhạc không ngờ việc này lại đi trái ý mình như thế, nên chàng quay lại nói với Tốt Hiểu Lam:
- Tốt lão sư tuy không nhận ra tại hạ nhưng sự thật tại hạ đã gặp Tốt lão sư một lần rồi.
Tốt Hiểu Lam ngạc nhiên nhìn vào mặt chàng giây lát rồi hỏi:
- Lão chưa hề quen biết các hạ bao giờ, xin hỏi các hạ đã gặp lão ở đâu?
- Ở trong Chi Chi Am trên núi Vụ Vân, khi Tốt lão sư với Yến Sơn Thần Ni bị người ta đánh lén, nằm chết giấc ở trên Phật đường.

May thay, lúc ấy tại hạ có sẵn thuốc trong người, liền cứu tỉnh Tốt lão sư và Yến Sơn Thần Ni rồi tại hạ hấp tấp đi liền.
Tốt Hiểu Lam cả kinh, hỏi tiếp:
- Thì ra người đó là các hạ đây à? Nếu vậy, đánh lui Lương Khấu Kỳ cũng là các hạ phải không? Như vậy, trước mặt ân nhân đã cứu mình thoát chết, mà lão coi như kẻ thù, thật đáng chết lắm.
Trưởng môn của phái Thanh Thành, nghe Tốt Hiểu Lam nói vậy, liền tiến lên chắp tay chào và nói:
- Bần đạo không biết thiếu hiệp giá lâm, nên mới thất lễ như vậy, mong thiếu hiệp lượng thứ.
Vân Nhạc cả cười đáp:
- Quí trưởng môn quá lời, chớ tại hạ đâu dám thế.

Tại hạ chỉ mong quí phái đừng coi tại hạ là kẻ thù là tại hạ cảm ơn lắm rồi.
Thiên Diệp đạo nhân mặt đỏ bừng, vội đáp:
- Chúng tôi đâu dám.
Vân Nhạc bỗng chạy tới cạnh Hàn Trúc đạo nhân, đỡ đạo nhân dậy, tay trái khẽ búng vào chí dương huyệt một cái.

Hàn Trúc đạo nhân thở khì rồi từ từ tỉnh dậy, sắc măt đỏ dần, cổ tay phải cũng dần dần hết sưng.
Lúc ấy Pháp Dật thượng nhân Trưởng môn của phái Thiếu Lâm phất tay áo một cái, đã phi tới trước mặt Vân Nhạc hỏi:
- Dám hỏi thí chủ, chẳng hay mặt thí chủ có phải là mặt thật không? Vân Nhạc vừa cười vừa đáp:
- Đại sư là cao tăng của cửa phật, tất nhiên biết bộ mặt của tại hạ là hư ảo.

Vả lại Phật đã dạy Vô Tướng, Vô Sắc ngã tức thị ngã, như vậy hà tất đại sư phải hỏi tới bộ mặt của tại hạ hư, thật làm chi? Pháp Dật thượng nhân ngẩn người giât lát rồi nghĩ thầm:
- Thông minh trí tụê của người này quả thật hơn người.

Sau này sự thành tựu của y khôn lường và y tất sẽ đứng đầu võ lâm cũng nên.
Hàn Trúc đạo nhân vừa hồi tỉnh, hai mặt mở ra, lại quát lớn một tiếng, giơ mười ngón tay như một cái móc sắt, xông lại tấn công Vân Nhạc.
Chỉ nghe một tiếng bùng Hàn Trúc đạo nhân cảm thấy như đánh trúng phải một tấm da trâu và mười ngón tay mềm nhũn, không còn sức nữa.

Đồng thời, y cảm thấy có một tiềm lực vô hình lấn át tới.

Y lui về phía sau mười mấy bước, gượng mãi mới đứng vững được.
Trưởng môn của phái Thanh Thành sầm nét mặt lại nói: đâu.
- Sư đệ không được vô lễ, thí chủ đây không phải là người đến phá núi Hàn Trúc đạo nhân lẳng lặng nhưng trong lòng hậm hực vô cùng.
Tốt Hiểu Lam vội lên tiếng:
- Chẳng hay cái bị gai mà thiếu hiệp đeo trên lưng đựng gì thế? Sự thật, với tên tuổi của thiếu hiệp oai trấn võ lâm như vậy, tất không khi nào vô duyên vô cớ lại giết hại đệ tử của tệ giáo, Nhưng sự hiểu lầm là do cái bị gai trên lưng thiếu hiệp.

Vì tệ sơn vô cớ mất tích một người và đoán chắc xác của người đó đang nằm trong cái bị gai này.

Cũng vì thế, lại càng ngờ thiếu hiệp là người lên núi bữa nọ.
Vân Nhạc nghe nói, lớn tiếng cười đáp:
- Người trong bị gai này chính là hung thủ đã lên trên núi phá phách đấy.

Tên họ y là Hình Thiên Sinh, môn hạ Hoàng Sơn Thuỷ Tín Lão Nhân.
Thiên Diệp Đạo Nhân liền nhìn Tốt Hiểu Lam, mặt lộ vẻ kinh ngạc.

Hiểu Lam cau mày, ho mấy tiếng rồi tiếp:
- Lão đã hiểu rồi, chín năm trước đây, Thủy Tín lão nhân luyện võ với vị trưởng lão của tệ phái trên đỉnh Phong Thiên Đô, núi Hoàng Sơn, rồi hai người xung đột, kết quả giải tán một cách không vui vẻ chút nào.

Không ngờ Thủy Tín Lão Nhân lại hẹp lượng đến thế, trong lòng vẫn còn hậm hực.
Vân Nhạc nghe Hiểu Lam kể lại chuyện xưa, càng thấy không nên để Thiên Sinh ở lại đây, bằng không sẽ đem lại tai họa rất lớn cho phái Thanh Thành, nên chàng do dự giây lát liền đổi hơi nói ngay:
- Mục đích của tại hạ tới đây, chỉ cốt rửa sạch tiếng oan.

Bây giờ quí vị đã biết rõ sự thật rồi sự hiểu lầm của chúng ta cũng không còn tại hạ xin đem Thiên Sinh đi nơi khác rồi mới xử lí sau.

Quí phái cứ giả bộ không biết gì cả là xong.
Hiểu Lam vuốt râu cả cười nói:
- Thiếu hiệp coi rẻ tệ phái quá.

Lão đây có phải là người nhát gan sợ chết đâu? Bất cứ sao, thiếu hiệp nên để Thiên Sinh ở lại đây thì hơn.
Vân Nhạc liền cởi miệng cái bị và đổ Thiên Sinh ra.

Mọi người thấy Thiên Sinh vẫn còn mê man sắc mặt nhợt nhạt.

Vân Nhạc lẹ tay điểm vào hai bên hông và đánh một chưởng vào phía sau lưng của Thiên Sinh một cái.
Thế là, Thiên Sinh khạc ra một cục đờm, hai mắt mở to nhìn xung quanh một vòng.

Y thấy đã lọt vào tay phái Thanh Thành, biến sắc mặt, trong lòng hãi sợ vô cùng.
Một lát sau, Thiên Sinh tự trấn tĩnh, định đứng ngay dậy nhưng chân tay vừa cử động, y liền thấy khắp mình mẩy tê tái ngay, trong lòng kinh hãi thầm, thở dài một tiếng, mời lóp nhóp bò dậy.

Đến hoàn cảnh này mà Thiên Sinh còn muốn giở quỷ mưu ra, y nháy mắt mấy cái, quay lại nhìn Pháp Dật thượng nhân Trưởng môn của phái Thiếu Lâm rồi vừa cười vừa nói:
- Xin hỏi đại sư, tại hạ đang ở nơi nào thế? Pháp Dật thượng nhân liền đáp:
- Thanh Thành Thiên Sinh giả bộ kinh ngạc và nói:
- Tại hạ không cẩn thận, nên bị tên bạn bất nhân hãm hại, yên trí thế nào cũng chết, không ngờ lại được quí vị cứu giúp.

Tại hạ thật cảm ơn quí vị vô cùng.
Vân Nhạc cứ cười nhạt hoài, Hiểu Lam là người kiến thức rộng, liền lớn tiếng cười nói:
- Lão đi qua trước miếu Võ Hầu, ngẫu nhiên thấy ngài nằm gục ở giữa lối đi, nên mới đêm ngày về Thanh Thành đây cứu chữa.

Chẳng hay đại danh của ngài là chi? Thiên Sinh đáp:
- Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo, quả thật không sai chút nào.

Nếu tại hạ không vì việc của quí phái, thì không khi nào lại bị người bạn độc ác hãm hại như thế này.

Nhưng may mắn thay, bây giờ lại được quí phái giúp cho quả thật trời có mắt.

Tại hạ đây là Hình Thiên Sinh Hiểu Lam tỏ vẻ kinh ngạc hỏi:
- Ngài nói vậy, thì ra vì tệ phái mà bị bạn hại phải không? Thiên Sinh vừa cười vừa đáp:
- Chính thế! Tên Vân Nhạc tự thị võ công tuyệt luân, có dã tâm định gây nên mưa máu gió tanh trong giang hồ, để toại nguyện sau này tự lập môn phái và đứng đầu võ lâm nữa.

Cũng như cách đây không bao lâu, một mình y lên đây phá khuấy, dùng chưởng đánh năm đại đệ tử của quí phái, lấy trộm một cuốn bí kiếp… Y chưa nói dứt, Hiểu Lam đã tỏ vẻ hoài nghi, rồi hỏi tiếp:
- Tạ Vân Nhạc ư? Lão đã nghe tên đó rồi.


Nhưng tệ phái với y không có thù oán chi cả, tại sao y lại chọn tệ phái mà gây nên những việc như thế? Vậy không hiểu y định tâm như thế để làm gì? Lão lấy làm hoài nghi vô cùng.
Thiên Sinh mỉm cười đáp:
- Vừa rồi tại hạ chẳng nói rõ cho quí vị nghe là gì? Ấy là Vân Nhạc muốn thoả mãn dã tâm của y.

Gần đây, y còn tạo ra nhiều vụ án ác độc hơn thế nữa.

Quí phái bị như thế là còn may mắn lắm đấy, tại hạ hay biết việc này, khuyên răn mãi, bảo y không nên làm nhiều tội lỗi như thế, rồi sẽ bị lụy đến thân.

Nhưng y có chịu nghe lời của tại hạ đâu.

Không những y không nghe, mà còn coi tại hạ như kẻ thù, y giở độc thủ ra làm hại tại hạ Hiểu Lam lại tiếp:
- Chẳng hay ngài còn biết hắn đã tạo nên những tội ác ở đâu nữa? Thiên Sinh lắc đầu đáp:
- Đành để cho y bất nhân, chớ tại hạ không chịu là kẻ phụ nghĩa.

Sau này sẽ có một ngày thiên hạ nghe rõ sự phải trái ra sao, tại hạ không muốn phản bạn.
Vân Nhạc nghe nói tức giận khôn tả và nghĩ thầm:
- Để tên này sống trên đời, sau này y sẽ làm hại rất nhiều người Đoạn, chàng cười nhạt mấy tiếng và nói:
- Phải, mi nói thiện giả thiện báo, ác giả ác báo đúng thật, thì bây giờ ngươi phải chịu sự ác báo đó.
Thiên Sinh nghe tiếng nói của chàng rất quen, trong lòng hãi sợ vô cùng, vội quay lại nhìn, thấy một thiếu niên vẻ mặt lạnh lùng, hai mắt tia ra hai đạo ánh sáng rùng rợn và đang chăm chú nhìn mình.
Với giọng run run, y cất tiếng hỏi Vân Nhạc:
- Các hạ là ai thế? Vân Nhạc cười nhạt một tiếng, giơ tay giở cái mặt nạ da người ra liền lộ ngay mặt rất anh tuấn.

Ai nấy thấy mặt chàng, cũng tấm tắt khen ngợi.
Riêng có Thiên Sinh là hãi sợ, run lẩy bẩy, hai mắt tỏ vẻ hờn giận, cười khỉnh một tiếng và nói:
- Hình mỗ đã lọt vào tay ngươi, sống hay chết tùy nơi người định đoạt, nhưng Hình mỗ đã mạo danh của ngươi, tạo nên bốn vụ vô pháp vô biên thì dù ngươi có cố gắng đến thế nào, cũng không rửa sạch được những vết nhơ ấy.
Vân Nhạc tức giận đến mặt đỏ bừng, máu trong người sôi sùng sục từ từ giơ bàn tay phải ra ép hỏi Thiên Sinh, xem y đã tạo nên những vụ ác độc nào.
Đột nhiên đàng xa có mấy tiếng hú rất thanh thoát theo gió vọng tới.

Mọi người đều ngạc nhiên vô cùng, bỗng thấy dưới núi có mười mấy cái bóng đang nhanh chân chạy lên.

Chỉ thoáng cái, những người đó đến trước mặt, Vân Nhạc đã nhận ra Linh Phi, Cái Môn Tam Lão, Lôi Tiếu Thiên, Kình Phương với tám chín võ lâm cao thủ lạ mặt nữa.
Linh Phi vừa đi tới trước mặt mọi người, thấy Thiên Sinh vẫn còn sống, vội để tay lên trán mừng rỡ và nói:
- May mắn biết bao, tên giặc này chưa chết.

Tên giặc này đã gây nên bao tội ác, vụ nào y cũng mạo danh của thiếu hiệp.

Bây giờ Cái Môn Tam Lão đã mời được mấy vị lão sư là những nạn nhân trong những vụ đó tới đây để đối chứng và để rửa oan cho thiếu hiệp.
Lúc ấy, bọn Cái Môn Tam Lão đang bàn chuyện với các đạo nhân của phái Thanh Thành và trưởng môn của phái phái Thiếu Lâm.
Cửu Chỉ Thần Cái tung mình nhảy tới trước mặt Thiên Sinh và nói:
- Thủy Tín Lão Nhân có mắt như mù, thâu lầm tên đệ tử bất nhân gian ác.

Chẳng hay mi có thù hận bất cộng đái thiên gì với Vân Nhạc mà mi mạo danh hại người như thế? Thiên Sinh là kẻ âm thầm mà xảo quyệt vô cùng, vừa thấy bọn Cái Môn Tam Lão với mấy vị sư chủ phi tới, biết ngay khó mà thoát chết.

Lúc ấy y mới hối hận là vừa rồi đã trót nhận hết sự thật trước mặt Vân Nhạc, muốn cứu vãn chỉ còn một cách là chối hết mọi việc, đổ hết tội lỗi cho Vân Nhạc.

Y suy tính như vậy, yên trí các người thế nào cũng không dám giết y trước mặt các đạo nhân của phái Thanh Thành có thù với sư phụ y, thể nào phái đó cũng không dám để cho mọi người giết y ở trên núi này, mà mang họa lây.

Nên y cười nhạt và thủng thẳng trả lời:
- Muốn vu tội cho ai, đặt điều gì chẳng được.

Ta là Hình Thiên Sinh đây, cũng là đệ tử của danh môn chánh phái đã làm việc gì, thì tự nhận chịu hà tất mạo danh của ai? Vân Nhạc biết mình không được các nhân vật võ lâm dung thứ cho, đã không tiếc thủ đoạn ty tiện, hãm hại tại hạ chết.

Dù có chết, tại hạ vẫn không tiếc thân chút nào, nhưng chỉ e từ nay trở đi, quí vị khó mà ăn ngon ngủ yên.
Y vừa nói vừa ứa nước mắt có vẻ khẳng khái, không tỏ vẻ sợ hãi gì cả.
Trưởng môn của phái Thiếu Lâm và các đạo nhân của phái Thanh Thành nghe Thiên Sinh nói vậy, ngơ ngác nhìn nhau, đều nhận là tên đó quả thật xảo trá đa mưu.

Tới giờ phút này mà y còn không thừa nhận, nếu không có người đối chứng thì không làm gì nổi y.
Thương Tỷ nghe vậy, ngẩn người, không biết nói sao.

Vân Nhạc đã lẹ chân lướt tới trước mặt Thiên Sinh trầm giọng nói:
- Sự thiện ác, cách nhau có một sợi tóc.

Xưa nay Vân Nhạc hành sự như chém đinh chặt sắt không hề sợ trước ngại sau, chỉ cần việc làm của mình không trái với lương tâm thôi, cũng không sợ ai dị nghị không ngờ mi là kẻ tham sống sợ chết đến thế, dám nhận là đệ tử của danh môn chánh phái, khiến các vị có mặt tại đây nghi kỵ, không dám xử trí với ngươi, nhưng ngươi có biết đâu Vân Nhạc này không bao giờ e sợ những điều đó.

Còn ngươi, ta thử xem ngươi có chịu nổi thủ pháp Thất Nhật Tảo Âm Đoạn Hồn của ta không? Quần hùng đều giật mình, vì môn thủ pháp đó thất truyền trong võ lâm đã lâu, tại sao Vân Nhạc lại biết được? Vân Nhạc vừa nói dứt, đã vận chưởng như bay, điểm luôn mười ba chỉ vào ngực Thiên Sinh.
Thấy Vân Nhạc giở thủ pháp ác độc đó ra đối xử với mình, Thiên Sinh kinh hãi vô cùng nhưng võ công đã mất hết, muốn tránh cũng không được, chỉ cảm thấy mười ba nơi trên ngực, bụng có một sức mạnh lạnh lùng kỳ lạ xuyên thấu vào trong người khiến mình mẩy mềm nhũn, y nằm gục xuống chỉ trong giây lát, thần sắc thay đổi khác thường, chân tay co rúm, xương cốt kêu lách cách mồm kêu la những tiếng rất khó nghe, hai con ngươi lòi ra ngoài, đôi mắt ảm đạm, không có chút tinh thần.

Tiếng kêu rú của y tựa như dê kêu, lọt vào tai quần hùng, ai nấy đều kinh hãi.
Pháp Dật thượng nhân lớn tiếng niệm phật, định khuyên Vân Nhạc giãi cứu cho Thiên Sinh nhưng bỗng thấy hai mắt Vân Nhạc lộ đầy sát khí, lão hòa thượng biết không thể khuyên bảo được, chỉ thở dài một tiếng, rồi lùi bước ngay.

Một lát sau, mọi người đã thấy Thiên Sinh ôm mặt la lớn:
- Tạ huynh…tiểu đệ đã lầm, hẹp lượng phụ nghĩa…quả thật đáng chết, tiểu đệ tự biết không còn mặt mũi nào…sống sót…xin ban cho đệ một chưởng…để đệ chết ngay khỏi bị đau đớn thế này.
Nói đoạn, y càng gào thét, da thịt bị nứt nẻ, máu tươi rỉ ra khắp người, trông rất thảm thương.

Mọi người quay mặt đi không dám nhìn.
Vân Nhạc cười nhạt nói:
- Thủ pháp Thất Nhật Tảo Âm Đoạn Hồn của ta đã phát ra, không sao thâu lại được nữa.

Bây giờ ta chỉ có thể cho người giảm bớt đau khổ, nhưng rốt cuộc cũng phải chết.

Nếu ngươi muốn chết một cách nhanh chóng, thì phải nhận hết tội lỗi trước mặt quần hùng đây.
Nói xong chàng phi ra hai chỉ điểm vào Tỉnh Thác Huyệt của Thiên Sinh.

Thiên Sinh cảm thấy bớt đau nhưng trong người hình như có mấy vạn con kiến và hàng nghìn con rắn bò quanh.

Lúc này y không còn ý niệm độc ác gì nữa, chỉ mong sớm được giải thoát sự đau khổ và y tự biết, không thú tội không được.

Y liền kể hết những tội lỗi đã gây ra cho mọi người nghe.
Mặt trời đã lên tới đỉnh đầu, Thiên Sinh đã kể xong tội lỗi: cướp, trộm, hãm hiếp, giết chóc.

Vân Nhạc tức giận khôn tả, hai hàm răng nghiến cồm cộp, liền phi ra một chưởng, đè vào ngực tên gian ác.

Thiên Sinh mồm hộc máu đen, gào rú một hồi rồi tắt thở.
Sự thể đã được minh bạch, Vân Nhạc mới đỡ tức giận.

Sau đó Trưởng môn của phái Thiếu Lâm và phái Thanh Thành cưong quyết mời chàng cùng quần hùng lên Thiên Sơn động dùng trà.

Ai nấy không thể nào từ chối được, đành phải theo vị Trưởng môn lên trên núi.
Vừa đi, Kinh Phương vừa rỉ tai Vân Nhạc:
- Hiền điệt, chúng ta lên núi Thiên Sơn động ngồi chốc lát rồi cáo để đi tới núi Nga My ngay nhé? Vân Nhạc kinh ngạc vô cùng, vội hỏi:
- Có việc gì thế? Kinh Phương đưa mắt nhìn chàng, lắc đầu thở dài một tiếng, định trả lời, thì Thương Tỷ đã nói trước:
- Kinh lão sư, bây giờ có nói ra, chỉ làm rồi loạn thiếu hiệp thôi.

Chi bằng để xuống núi, rồi hãy bàn đến chuyện đối phó sau.
Ải Phương Sóc Kinh Phương chớp mắt mấy cái, rồi ngừng lời ngay.

Vân Nhạc đoán chắc là vì việc Cánh Trường Tu, Kim Đỉnh Thượng Nhân bênh vực đồ đệ, định kiếm mình để hỏi tội cũng nên.

Cho nên chàng chỉ cười nhạt một tiếng không hỏi gì nữa.
Quần hùng đang đi, bỗng thấy Pháp Dật Thượng Nhân ngừng bước quay lại nói với Vân Nhạc:
- Bần tăng suýt quên mất một việc, xin hỏi thiếu hiệp, có phải thiếu hiệp là người đã lấy lại cuốn Vô tướng kim cương chưởng kinh cho chúng tôi đấy không? Vân Nhạc mỉm cười đáp:

- Chuyện nhỏ mọn ấy, quí Trưởng môn hà tất phải nhắc nhở đến làm chi? Pháp Dật Thượng Nhân tỏ vẻ cảm động nói:
- Bần tăng bế quan ba năm, không nghĩ đến việc ngoài, sau Pháp Hoa sư đệ kể cho bần tăng nghe câu chuyện đó và khen ngợi thiếu hiệp mãi, bần tăng xưa nay vẫn có tánh hay quên, vừa rồi mới nghĩ tới chuyện này, xin thiếu hiệp thứ lỗi cho bần tăng nhé? Vân Nhạc đáp:
- Quí Trưởng môn đức cao, vọng trọng còn tại hạ là kẻ mạt học trong võ lâm, đâu đáng quí Trưởng môn khen ngợi như thế.
Pháp Dật Thượng Nhân lại tiếp:
- Thiếu hiệp thần thanh, khí tú, làm việc gì cũng được toại nguyện, tuy hơi vất vả một chút nhưng đều gặp hung hóa cát.

Có một điều bần tăng mong thiếu hiệp nên ít tạo sát nghiệp, có thể khoan thứ được ai, thì nên khoan thứ.

Thiếu hiệp nên rõ, cõi đời mênh mông, đâu đâu cũng có những kẻ nham hiểu xảo trá, phàm việc gì, thiếu hiệp cũng nên nghĩ cho chính đính thì hơn.
Vân Nhạc nghe xong, cung kính đáp:
- Quí Trưởng môn dạy bảo như vậy, tại hạ xin ghi nhớ trong lòng.
Quần hùng qua cầu Thanh Thành, phải leo dốc, tuy khinh công của các người rất cao siêu nhưng ai nấy cũng thấy mệt nhọc vô cùng.
Cảnh vật của Thanh Thành quả thật tuyệt đẹp, quần hùng vừa đi vừa thưởng thức, chẳng bao lâu đã thấy một góc tường đỏ ở phía trước mặt và khi tới nơi, mới hay đó là Thiên Sư động.
Trưởng môn của phái Thanh Thành là Thiên Diệp đạo nhân đã vội tiến lên trước quần hùng và đứng ở trước của động nghênh đón quí khách.
Thiên Sư động là Điện Miếu lớn nhất của phái Thanh Thành, xây dựng hồi đời nhà Tùy, nguyên danh là Diêu Khánh Quan.

Đến đời nhà Tống lại đổi tên là Siêu Khánh Quan nên đến cuối nhà Thanh đổi thành Trường Đạo Quan tên tục là Thiên Sư động.

Ngôi miếu này, xây dựng trên một sườn núi cao chót vót.

Phía sau quan là sườn núi cao trăm trượng, phía trước là vực thẳm sâu vạn trượng, hai bên là có Hắc Hổ và Thanh Long chầu cạnh.

Hai suối Hải Đường và Bạch Vân chảy cạnh hai khe núi đó.

Trước mặt quan lại có mấy trăm cây trầm cao chót vót, cảnh trí đẹp vô cùng.
Vân Nhạc liền khen ngợi Thiên Diệp đạo nhân rằng:
- Phong cảnh Thanh Thành quả thật đẹp nhứt thiên hạ, nếu không đến tận nơi thưởng thức thì không biết được cái đẹp tuyệt vời của nó.
Thiên Diệp đạo nhân lớn tiếng cả cười và nói:
- Từ giờ cho tới trọn đời, Tạ thiếu hiệp là tân khách quý nhứt của phái Thanh Thành chúng tôi.

Từ nay trở đi, nếu thiếu hiệp không chê nơi đây, thì tùy ý thiếu hiệp, muốn tới lúc nào cũng được.
Vân Nhạc mỉm cười đáp:
- Quí Trưởng môn đã coi trọng tại hạ như vậy, tại hạ sẽ tới đây luôn luôn.

Trương đạo quan Thiên Sư động kiến trúc rất tráng lệ.

Thiên Diệp đạo nhân tiến dẫn mọi người vào trong đạo quan, xuyên qua Tam Thanh đại điện, đi thẳng vào hoàng đế từ ở phía sau điện, nơi đây thanh nhã lạ thường.
Dưới lầu bên trái là khách đường, Thiên Diệp đạo nhân mời khách vào khách đường, đã thấy có bày sẵn mấy mâm cơm chay để tiếp khách.
Quần hùng ăn uống xong đang vui vẻ, bỗng có một đạo nhân…tuổi trạc trung niên, vẻ mặt hoảng hốt, hấp tấp chạy vào.

Thiên Diệp đạo nhân thấy cử chỉ của đạo nhân đó thất thường, liền cau mày lại trầm giọng hỏi:
- Diệu Hành, đồ đệ có việc gì thế? Diệu Hành chạy đến trước mặt Thiên Diệp vái chào và trả lời:
- Bẩm Trưởng môn, đệ tử trực nhựt tuần sơn, khi tới Thanh Long Phong bỗng thấy có hai người đang lẹ như bay phi tới.

Đệ tử vội liền nghinh đón, mới hay hai người đó là một ông già và một thiếu nữ, tự xưng là Hồ Cương và Hồ Cốc Lan, tới đây định yết kiến Tạ Vân Nhạc.

Đệ tử liền dẫn hai người tới đây, không ngờ lại gặp thiếu đảo chủ của Ngọc Chung Đảo là Lương Khấu Kỳ, Lương Thiếu Đảo Chủ ăn nói ngông cuồng vô cùng.

Y bảo sẽ đạp bằng núi Thanh Thành, nên Hồ thí chủ mới cải vả với y rồi hai người đấu với nhau… Tên đạo nhân ấy chưa nói dứt lời, Tốt Hiểu Lam đã đứng dậy quát hỏi:
- Hiện giờ hai người ấy ở đâu? Diệu Hành đáp:
- Trên Thanh Long Phong, cách đây không xa.
Hiểu Lam không chờ y nói dứt, đã tung mình đi luôn, nhanh như điện chớp.

Vân Nhạc cũng tựa như mũi tên bay, vội vàng đuổi theo… Trên núi Thanh Long Phong, Hồ Cương đang kịch chiến với Khấu Kỳ, Hồ Cốc Lan đứng cạnh đó, thấy trận đấu khốc liệt cũng cau mày lo âu.

Nàng thấy cha mình đã dùng Nhứt Nguyên Khí đấu với đối phương, mà không sao đẩy lùi Khấu Kỳ một bước.

Trái lại, hai tay của Lương Khấu Kỳ, cứ nhắm các yếu huyệt của Hồ Cương mà đánh tới tấp.
Cốc Lan không sao xen tay vào được, nóng lòng sốt ruột vô cùng, đưa mắt nhìn xung quanh, không thấy Vân Nhạc đâu cả.

Nàng còn đang lo âu, bỗng thấy hai bóng người phi đến, vẻ mặt bỗng hớn hở vô cùng.

Vân Nhạc và Tốt Hiểu Lam đã lên tới đỉnh núi.

Vân Nhạc vội kéo tay Hiểu Lam và khẽ nói:
- Tốt lão sư, xin hãy đứng ngoài lượt trận, để tại hạ thử xem tên Lương Khấu Kỳ này có tuyệt kĩ gì mà dám táo gan đến đây phá phách? Nếu tại hạ địch không nổi, xin Tốt lão sư ra tay giúp đỡ.
Hiểu Lam biết chàng có ý muốn bảo tồn tánh mạng cho mình, trong lòng cảm động vô cùng.

Vân Nhạc nói xong vội lướt tới cạnh Hồ Cốc Lan lên tiếng nói:
- Hồ cô nương vẫn mạnh đấy chớ? Chàng nói dứt câu đó, đã nhảy tới cạnh hai người đang kịch chiến, giở song chưởng ra đẩy mạnh một cái.
Khấu Kỳ bỗng cảm thấy có một sức mạnh phá tan chân khí hộ thân của mình, trước ngực bị đè nén, khí huyết đảo lộn, biết ngay kẻ vừa tới là một cường địch, nên rùng mình kinh hãi, vội nhảy ra bên ngoài tránh né.

Rồi y định thần nhìn kỹ, mới hay thiếu niên đó là người rất đẹp trai.

Y vừa ghen vừa giận, quát hỏi:
- Ngươi là ai? Mà dám xen vào việc của Thiếu Đảo Chủ.
Vân Nhạc nhẹ nhàng tiến lên hai bước, lớn tiếng cười và đáp:
- Ngươi thật không biết sỉ nhục, lần trước ở Vụ Linh Phong, ta đã tha chết cho rồi, chẳng qua vì thấy mi nhứt thời quá si mê.

Ta đã cảnh cáo rằng ngươi còn bước vào Trung Nguyên này, ta sẽ chặt hai chân của ngươi.
Lương Khấu Kỳ nghe nói, kinh hãi vô cùng, lùi lại một bước, hai mắt trợn trừng nhìn Vân Nhạc và hỏi:
- Đêm hôm đó, ngươi đã thừa cơ ám toán ta, thế ngươi là Tạ Vân Nhạc đấy à? Vân Nhạc trầm giọng đáp:
- Phải, chính ta.

Nhưng đêm hôm đó người địch không lại ta chớ có phải ta thừa cơ ám hại đâu? Khấu Kỳ đỏ bừng mặt, hai mắt nộ lửa, hai tay buông xuôi xuống, hai vai rung động, thoáng trông đã biết ngay y đang vận hơi lấy sức.
Lúc ấy quần hùng đã lần lượt tới cả Thanh Long Phong, đều im hơi lặng tiếng, đứng cạnh đó xem.
Mọi người đều biết Vân Nhạc và Khấu Kỳ cùng là hai tay võ công siêu tuyệt nổi tiếng trong võ lâm nên họ đoán chắc trận đấu này kịch liệt lắm.
Tạ Vân Nhạc vẫn ung dung như thường, vừa cười vừa nói tiếp:
- Lương Khấu Kỳ, nếu trận đấu này người không thắng được ta thì ngươi tránh không khỏi sỉ nhục bị chặt chân đâu.
Khấu Kỳ càng tức giận, cả cười và đáp:
- Ngươi đừng tự phụ vội, hiện giờ người yêu của ngươi đã bị Thiếu Đảo Chủ này giam giữ trên Ngọc Chung Đảo rồi, chỉ chờ đến đêm Tết Trung Thu là nàng sẽ kết hôn với Thiếu Đảo Chủ.

Ngươi đừng giở thái độ ngông cuồng ra trước mặt Thiếu Đảo Chủ nữa.

Ngươi phải biết với Phong Vân Bát Chảo, môn tuyệt học của bản đảo, đã xưng hùng xưng bá trong võ lâm và hải ngoại.

Thiếu Đảo Chủ sẽ cho ngươi tàn phế suốt đời, rồi bắt ngươi đem về Ngọc Chung Đảo đày đoạ cho đến chết thì ta mới nguôi cơn giận.
Vân Nhạc nghe nói, lạnh lùng hỏi:
- Người mà ngươi vừa nói đó, có phải là Uyển Lan không? Vẫn thái độ ngông cuồng, Khấu Kỳ đáp:
- Phải, chính là Nghệ Uyển Lan đấy.
- Còn Lăng Ngọc Sương đâu?
- Cũng bị giam nốt.
- Yến Sơn Thần Ni và Du Tứ Cô?
- Vân Nhạc, ngươi hỏi quá nhiều.

Nhưng Thiếu Đảo Chủ đây cũng không hẹp lượng nói cho mi biết.


Gia phụ đưa thiếp mới Yến Sơn Thần Ni đến Ngọc Chung Đảo.

để bàn chuyện hôn nhân của Thiếu Đảo Chủ với Lăng Ngọc Sương.

Nếu Yến Sơn Thần Ni không chịu đi thì gia phụ sẽ vào Trung Nguyên này.

Yến Sơn Thần Ni sợ gia phụ vào tới Trung Nguyên thì không có ai địch nổi, nên mới phải đi ra Ngọc Chung Đảo.

Bà ta cùng mấy người cùng đi và đã bị gia phụ giam giữ trong Thiên Xu Thạch Phủ rồi.
Tạ Vân Nhạc lớn tiếng cả cười một hồi nói:
- Lương Khấu Kỳ, ta không lấy tánh mạng ngươi, chỉ chặt hai chân ngươi thôi rồi đưa về Ngọc Chung Đảo buộc cha ngươi thả mấy người kia ra.
Chàng chưa nói dứt lời, Khấu Kỳ đã giơ năm ngón tay ra tấn công.

Thủ pháp của y kỳ ảo vô cùng.
Quần hùng đứng cạnh xem, giật mình kinh hãi vì ai nấy cũng thấy thủ pháp của Khấu Kỳ huyền ảo vô cùng, không ai biết thủ pháp ấy tên là gì, nên đều lo ngại thầm cho Vân Nhạc.

Nhất là Hiểu Lam và các đạo nhân của phái Thanh Thành, lại càng đau lòng bởi Phong Vân Bát Chảo của Khấu Kỳ vốn dĩ là môn tuyệt học của phái Thanh Thành, nhưng phái Thanh Thành lại để sách quí trên lầu tàng kinh, bụi bặm, mạng nhện giăng đầy, thế mà không biểt đem ra dùng.

Sau Ngọc Chung Đảo Chủ lấy trộm về luyện tập môn võ này bỗng trở thành võ học trấn đảo của Ngọc Chung Đảo.

Lúc ấy Vân Nhạc đã lẹ làng nhảy tránh sang bên, thoát khỏi cái chộp của Khấu Kỳ.

Tức giận vô cùng, Khấu Kỳ quát lớn một tiếng:
- Ngươi hãy tiếp thử thế Bạch Vân Ảo Vũ (mây trắng múa một cách hiểu ảo) của ta xem sao.
Y liền biến đổi thế võ, múa song chưởng lên, như trăm nghìn cái bóng bàn tay, phất phơ phi tới bao vây lấy người Vân Nhạc, tựa như bốn mặt tám phương đều có chưởng lực tấn công tới, khiến Vân Nhạc không sao tránh khỏi.
Mọi người chỉ nghe Vân Nhạc cả cười một hồi, thân mình đã xuyên qua những bóng thiên chưởng đó mà ra khỏi rồi.

Thì ra chàng đã dùng Huyền Thiên Thất Tinh Bộ lướt ra ngoài vòng chưởng lực của đối phương.

Khinh công tuyệt học của Vân Nhạc vừa xử dụng thì dù có Ngọc Chung Đảo Chủ thân hành tới đây, cũng không đả thương nỗi Vân Nhạc, huống hồ là Khấu Kỳ.
Khấu Kỳ chỉ thấy hình bóng của Vân Nhạc biến mất, rồi bỗng nghe phía sau lưng có tiếng cười nhạt và nói:
- Nếu ngươi chưa giở hết năm thế Bạch Vân ra, tuyệt nhiên ta không ra tay đánh lại.

Ta chờ tới khi nào người đánh nốt ba thế lợi hại nữa mới ra tay chế ngự ngươi.
Khấu Kỳ nghe Vân Nhạc nói vậy giật mình kinh hãi.

Đột nhiên y lộn người trở lại, hai tay giương mười ngón ra, nhanh như luồng gió xông đến tấn công.

Không ngờ thế công đó lại đánh hụt và cũng không thấy hình bóng đối phương đâu cả.

Vì vậy, y biến sắc mặt hãi sợ vô cùng.

Bỗng y nghe tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, vội quay mình lại, liền thấy một lão tăng gầy gò, bé nhỏ, đôi mắt rất tinh, râu tóc bạc phơ đang đứng trước mặt còn Vân Nhạc thì đứng cách xa hai trượng, đang nhìn mình.

Lão tăng mặt nghiêm trang lên tiếng nói:
- Bần tăng là Pháp Dật, trưởng môn của phái Thiếu Lâm.

Chẳng hay Thiếu Đảo Chủ có biết năm mươi mốt năm trước đây, lệnh tôn dùng Phong Vân Bát Chảo tuyệt học, so tài với trưởng môn đời trước của chúng tôi, chỉ còn có một thế nữa là nguời trưởng môn của chúng tôi có thể khắc chế được Phong Vân Bát Chảo không? Khấu Kỳ lạnh lùng nói:
- Tại hạ có nghe gia phụ nói lại, thế đó là Thiên Phật Hóa Thân (Nghìn phật biến hóa thân ảnh) nhưng bây giờ gia phụ đã nghĩ ra được một thế hóa giải thế Thiên Phật Hoá Thân rồi.

Vì gia phụ tuổi đã cao và coi nhẹ sự đời, suốt ngày chỉ thích cảnh non xanh nước biếc, chớ có phải hãi sợ phái Thiếu Lâm mà không dám tới Trung Nguyên này đâu.
Pháp Dật thượng nhân là một vị cao tăng của cửa phật, nghe Khấu Kỳ nói vậy, không giận chút nào.

Chỉ mỉm cười và tiếp:
- Bần tăng chỉ hỏi qua Thiếu Đảo Chủ thôi, nếu lệnh tôn đã không có ý tranh danh đoạt lợi thì bần tăng đây cũng tứ đại giai không, có muốn dính líu vào trần tục đâu? Lão hòa thượng vừa nói xong, đã lẹ chân lui về phía sau.

Vân Nhạc lại lướt mình tới trước mặt kẻ địch.

Khấu Kỳ không đợi chàng đứng vững, đã múa hai tay ra tấn công liền.

Một luồng gió lốc cuồn cuộn tới, khiến không khí xung quanh mười trượng đều đảo lộn, những lá thông và trúc cạnh đó rơi như mưa trút.
Vân Nhạc đối phó sự biến chuyển nhanh vô cùng, chỉ thấy chàng giơ tả chưởng lên, dùng bí quyết chữ Xá của Di Lặc thần công và giơ năm ngón tay phải, chộp luôn cổ tay trái của đối thú vừa phi tới.
Khấu Kỳ cũng lanh mắt, lanh tay, vội lộn ngữa bàn tay trái lên định bắt lấy cổ tay của Vân Nhạc.

Ngờ đâu thủ pháp Hiên Viên Thập Bát Giải kì ảo khôn lường, chỉ thoáng cái biến hóa vô cùng.

Khấu Kỳ chưa kịp lật ngữa bàn tay trái, đã thấy cố tay như bị năm cái móc gan kềm chặt, cắm sau vào tận xương.

Y thất thanh kêu ối chà và đã cảm thấy sức lực trong người bị mất hết.
Vân Nhạc nắm được cổ tay bèn thuận thế nhấc bổng thân hình của Lương Thiếu Đảo Chủ lên cao, hai chân đưa tới trước mặt đối thủ.

Vân Nhạc giơ tay trái tựa như một cái búa, chém thẳng vào hai cổ chân của địch.

Chỉ nghe trên cao có tiếng kêu rú rất thảm khốc, thì ra hai chân của Khấu Kỳ đã bị chặt gãy liền.
Mọi người chỉ thấy Vân Nhạc phẩy tay một cái và đã thấy Khấu Kỳ tựa như chiếc diều đứt dây, bắn ra đằng xa năm sáu trượng, máu tươi tung toé khắp bãi cỏ.
Quần hùng thấy vậy đều kinh hãi vô cùng đồng thời cũng tỏ vẻ kính ngưỡng Vân Nhạc.
Tuy bị gãy hai chân, Khấu Kỳ vẫn chưa mê sảng, y cảm thấy đau như cắt ruột và mồm hộc ra một đống máu tươi, y đưa mắt nhìn xuống phía dưới mới hay hai chân đã gãy chán nản vô cùng, không muốn sống nữa.

Y liền giơ chưởng lên, đánh mạnh vào sau ót, nghe kêu bụp một tiếng, sọ của y vỡ tan, máu và óc phọt ra, y nằm gục xuống tắt thở.
Pháp Dật thượng nhân liền niệm A Di Đà Phật và nói:
- Thiếu hiệp đã tạo cho võ lâm Trung Nguyên một hiểm họa vô biên.

Vân Nhạc ngẫn người ra giây lát rồi mới đáp:
- Quí trưởng môn khỏi phải lo âu, tại hạ sẽ thân hành đi ra Ngọc Chung Đảo, kiếm Lương Đảo Chủ để giải quyết mối thù.

Nhưng câu chuyện hôm nay, mong quí vị hãy tạm giữ bí mật cho.
Lúc ấy Lôi Tiếu Thiên đã tới trước mặt Vân Nhạc và nói:
- Tam đệ biết tôi với tam đệ cần phải đi ngay Thiên Sơn, nhưng hiện giờ có hai việc rất khẩn cấp, cần có tam đệ giải quyết, chớ Lôi lão nhị này vô kế khả thi.

Bây giờ ngu huynh hỏi tam đệ nên xử trí ra sao? Vân Nhạc ngạc nhiên, định hỏi lại Tiếu Thiên, đã nghe Thương Tỷ ho một tiếng, cau mày trầm giọng xen vào nói:
- Có việc gì, để xuống dưới núi đã rồi hãy bàn sau.
Nói xong, lão ăn mày liền quay lại vái chào và cáo từ hai người trưởng lão của phái Thanh Thành và Thiếu Lâm.
Thiên Diệp đạo nhân không tiện giữ mọi người ở lại, bèn tiễn đưa xuống tận chân núi, rồi cùng nhau chia tay ở trước Trường Sinh Cung.

Trước khi từ biệt, Vân Nhạc nói với Thiên Diệp đạo nhân:
- Tại hạ đi Ngọc Chung Đảo, thể nào cũng lấy lại được cuốn bí kiếp Phong Vân Bát Chảo, đem về trả cho quí phái.
Hiểu Lam liền lên tiếng:
- Khi nào thiếu hiệp đi Ngọc Chung Đảo, mong báo tin cho lão hay, để lão được đi cùng, chẳng hay thiếu hiệp có bằng lòng không? Vân Nhạc nhận lời một cách khẳng khái, quần hùng liền chào Thiên Diệp đạo nhân và rời khỏi Thanh Thành ngay.
Trong lúc đi đường, Tiếu Thiên nói với Vân Nhạc:
- Diệu Thủ Côn Luân Tề Hồng cũng đến đây, vì trước khi đi tu, y đã kết oán với phái Thanh Thành nên y không tiện cùng đi với ngu huynh.

Hiện giờ y đang đợi chờ chúng ta ở Nhị Vương miếu.
Vân Nhạc chỉ lắng tai nghe chớ không trả lời, vì lúc này chàng đang đăm chiêu nghĩ ngợi.

Nhờ có đập nước, Huyện Quan ở thành đô trở nên một huyện giàu có nhứt vùng Tây Nam Trung Hoa và phong cảnh cũng tuyệt đẹp.

Dân cư nơi đó, nhớ ơn cha con Lý Băng đã xây đập nước, liền lập miếu thờ.

Miếu ấy tên là Nhị Vương trông rất tráng lệ, hùng vĩ.
Quần hùng đang ngồi trong khách đường ở Nhị Vương miếu, nghe Tiếu Thiên nói chuyện:
- Lão tam đã lặng lặng rời khỏi đầm Vân Mộng.

Vì vậy Dao Hồng, Tương Mai, Khương Tôn Diệu và Đông Phương Ngọc Côn bị Kim Đỉnh thượng nhân bắt buộc phải về núi Nga Mi chịu tội.

Tại sao Kim Đỉnh thượng nhân lại giở thủ đoạn ấy? Là vì, chú đã hạ độc thủ hủy bộ mặt Cánh Trường Tu đi.

Đồng thời, y còn phao ngôn rằng, nếu chú không thân chinh lên núi Nga Mi tạ tội, thì y cũng sẽ hủy bộ mặt của Dao Hồng, để cho chú không cưới được nàng… Vân Nhạc nghe nói, trợn trừng hai mắt, tức giận vô cùng và định lên tiếng, nhưng Tiếu Thiên đã xua tay cản ngăn:
- Cũng vì thế mà Triệu, Châu, Cố Phó bốn tệ muội mới vội đi Nga Mi yêu cầu Mạng ân sư ra tay cứu Dao Hồng.

Nhưng Mạng ân sư nể Kim Đỉnh thượng nhân là trưởng môn nên đành bó tay… Một việc chưa xong, thêm một việc khác nữa là Nghệ Uyển Lan tệ muội bị giam giữ ở Ngọc Chung Đảo cũng đang đợi chờ chú cứu, và ngu huynh biết chú mùng một tháng tám này thế nào cũng có mặt trên núi Thiên Sơn, vậy chú có một thân một mình thì làm sao mà chia ra làm đôi, mà để đi những nơi đó cũng một lúc? Đấy chú thử nghĩ xem ngu huynh biết xử trí ra sao cho phải.
Vân Nhạc nghe nói, trong lòng xúc động vô cùng.

Một lát sau, chàng mới định tâm được và nghĩ ngợi một hồi rồi đáp:
- Nếu đệ không khéo định đoạt, thì chỉ làm cho chỉ thêm rối thôi.

Lệnh của sư phụ, thì tiểu đệ không sao dám trái, nên hai nơi kia, đệ không sao xả thân ra mà đi được.

Bây giờ đệ định nhờ bác Kinh Phương và Tề lão sư đi hộ núi Nga Mi một phen.


Bác giở thủ đoạn trộm cắp ra, lấy tín phù của trưởng môn phái đó, để Kim Đỉnh thượng nhân tạm thời không sao thi hành chức quyền trưởng môn được.

Sau khi hai vị lấy trộm được tín phù đó, quay trở về Nhị Vuơng miếu này đợi chờ tiểu đệ.
Kinh Phương ha hả cả cười nói:
- Vì tâm nguyện của thế điệt, lão đây không quản ngại lên núi Nga Mi giở trò trộm cắp một phen.
Vân Nhạc mặt đỏ bừng và nói tiếp:
- Chẳng hay Thương đại ca có thể giúp đệ đi Ngọc Chung Đảo một phen không? Cửu Chỉ Thần Cái mỉm cười đáp:
- Việc của đệ cũng như việc của ngu huynh, hà tất hiền đệ nói đến hai tiếng nhờ vả làm gì? Thế nào ngu huynh cũng đi.
Vân Nhạc cảm động vô cùng và tiếp:
- Đại ca với Lôi nhị ca đi Ngọc Chung Đảo.

Khi tới nơi, hai huynh tùy cơ ứng biến.

Hai huynh ra tay cứu Yến Sơn Thần Ni và các người kia ra khỏi ngục thất, nhưng hai anh đừng có hiện thân khinh địch, chỉ ngấm ngầm ra tay thôi.
Hồ Cưong bỗng xen lời:
- Lão với tiểu nữ cũng theo Thương lão sư.
Thế rồi mọi người bàn tán xong, liến chia tay…
-oOo-
Trên Bắc Thiên Sơn quanh năm phủ đầy tuyểt trắng gió lạnh buốt xương, thỉnh thoảng mây và sương mù che lấp, không sao phân biệt đâu là trời đâu là đất.
Lúc ấy là cuối tháng bảy, Vân Nhạc một mình đi tới dưới chân núi, tiết trời lạnh vô cùng.

Cũng may chàng đã mua một cái áo lông ở Định Châu nên đỡ rét.

Chàng liền giở khinh công ra leo lên những vách núi cao chót vót.

Khi chàng lên tới trên đỉnh núi cao, thì bỗng thấy có một bóng trắng thấp thoáng và chàng nghe có tiếng người hỏi:
- Có phải Vân Nhi đấy không? Tiếng người đó nhỏ như tiếng muỗi kêu, nhưng Vân Nhạc đã nhận ra tiếng của Minh Lương Đại Sư, liền cả mừng và trả lời:
- Thưa ân sư, chính con đây.
Trong mưa tuyết mịt mù, chàng chỉ thấy một bàn tay nắm lấy cổ tay phải của mình và cảm thấy thân mình bị sức mạnh đó kéo về phía trước.
Một lát sau, chàng đã thấy mưa tuyết ngừng hẳn và thấy mình đang ở trong một thạch thất ấm áp, như đang sống giữa mùa xuân.
Chàng ngẩng đầu lên, thấy Minh Lương Đại Sư vẻ mặt già hơn trước nhiều, nhưng thái độ rất nghiêm nghị.

Chàng hơi cảm động, vội quì quay xuống bái lạy, nước mắt nhỏ ròng, nghẹn ngào không thốt nên lời.
Minh Lương đại sư vẻ mặt hiền từ, đỡ Vân Nhạc dậy rồi mỉm cười nói:
- Vân Nhi, trong nữa năm nay, con đã kinh lịch những gì? Vân Nhạc bèn đem những việc đã làm bẩm cho sư phụ rõ và chàng cũng kể cả chuyện sẽ đi núi Nga Mi và Ngọc Chung Đảo.
Minh Lương đại sư nghe chàng kể xong, liền mỉm cười nói:
- Mừng cho con đã trả được thù lớn và an ủi được linh hồn của song thân con.

Còn hai việc đi Nga Mi và Ngọc Chung Đảo không còn thế nào cứu vãn được, sư phụ cũng không trách cứ con làm chi.

Chỉ mong con nên thuận lòng trời, chớ có tạo nhiều sát nghiệp và đừng theo gương cha con thì sư phụ mừng lắm rồi.
Vân Nhạc liền thưa:
- Đồ đệ xin tuân lịnh.
Nói xong, chàng đưa mắt nhìn xung quanh, không thấy Vô Lượng thượng nhân, trong lòng hoài nghi vô cùng, liền lên tiếng hỏi:
- Thưa sư phụ, sư thúc tổ của con hiện ở đâu? Minh Lương đại sư tỏ vẻ lo âu, thở dài một tiếng rồi đáp:
- Ta đem sư thúc tổ con về tháp Vân Nhai này, chữa trị nữa năm liền mới khỏi.

May thay, trong nữa năm đó sư thúc tổ của con đã thay đổi tâm tánh và đã biết hối lỗi.

Không bao lâu, sư thúc tổ và ta bỗng kiếm ra một tờ thủ dụ của sư tổ để lại, có nói:” Bần tăng (đây là lời xưng hô của Vô Vị thuợng nhân) đã đánh phục được Tuyết Sơn Nhân Ma Vị Cấn, mất ba năm trời mới giam giữ được tên Nhân Ma đó trong hầm, phía sau động của tháp Vân Nhai này.

Vi Cấn võ công cao siêu không thể tưởng tượng nên bần tăng đã cặn dặn y, trong trăm năm không được ra khỏi hầm ấy, nếu y không nghe lời mà ra khỏi hầm đất, tất phải chết ngay.

Sỡ dĩ bần tăng bắt y phải chờ đợi lâu như vậy là mong trong thời gian đó y hiểu thấu Phật lý, biết giác ngộ, hối cải thì tới kì hẹn trăm năm đó dù y có ra khỏi hầm đất cũng không làm nguy, giết hại người như trước nữa.

Vô Lượng sư đệ tuy đã tu luyện đến mức khá cao, nhưng phải nỗi bản chất quá hung ác, suốt đời bần tăng đã khuyên bảo, mà Vô Lượng sư đệ vẫn không biết hối cải, tuy nhiên bần tăng vẫn mong y sẽ có ngày giác ngộ, nên mới dặn y tới ngày rằm tháng bảy, làm thế nào để chế ngự Vi Cấn, không làm cho y ra khỏi hầm đất.

Họa phúc là do ta gây nên, mong sư đệ hiểu thấu triết lý đó.” Lúc sư phụ với sư thúc tổ tìm thấy tờ thủ dụ ấy, là buổi sáng hôm mười lăm tháng bảy bỗng nghe phía sau có tiếng chấn động rất mạnh, sư thúc tổ với ta vội chạy tới xem thì thấy một tảng đá lớn ở trên mặt đã bay tung mất, để lộ ra một cái lỗ lớn.

Ta định xuống dưới hầm đó, ngăn chặn Vi Cấn không cho y lên khỏi mặt đất liền bị sư thúc tố con cản lại và nói:
- Vô Vi sư huynh đã có di chúc dặn bảo ta phải xuống hầm ngăn Vi Cấn.
Ta không dám trái lệnh, sư thúc tổ con liền chui xuống dưới hầm ấy ngay.

Ba ngày sau, trong hầm vẫn yên lặng như tờ.

Ta lo ngại cho sư thúc tổ con, liền phi thân xuống dưới hầm thì thấy Vi Cấn và sư thúc tổ con đang ngồi đối diện và đang dùng chưởng đánh trống không.

Cả hai giở hết bình sinh chân lực ra, không ai dám phân thần chút nào cả.

Vì hễ sơ xuất một tí là bị bại trận và bị thương nặng ngay.

Ta thấy hai người đấu như vậy, chỉ e hai người sẽ đi tới chỗ cùng bại và cùng bị thương nặng.
Tạ Vân Nhạc nghe nói ngạc nhiên vô cùng, liền hỏi:
- Thưa sư phụ, như vậy cho tới ngày này, hai người đã đấu hơn nữa tháng rồi, chẳng lẽ vẫn chưa thắng bại hay sao? Sao sư phụ không xuống dưới hầm giúp sư thúc tổ con một tay? Minh Lương đại sư lắc đầu thở dài đáp:
- Tại sao sư phụ không nghĩ tới vấn đề đó? Nhưng chưởng lực của hai người mạnh không thể tưởng tượng, xung quanh hai người trong phạm vi hai trượng vuông, tựa như có một bức tường bằng gang phủ kín ta không sao xông vào được để giúp sư thúc tổ con và ta cũng sợ nếu ta ra tay trợ giúp thì tất nhiên Vi Cấn phải mất mạng mà cả sư thúc tổ con cũng không bảo toàn được tánh mạng.

Nên ta mới vô kế khả thi, ngày nào ta cũng xuống dưới hầm ba lần, xem coi có sự biến đổi gì không? Và chờ dịp may đến ta sẽ xông vào giúp sư thúc tổ con.

Nhưng lần nào ta cũng lắc đầu rút lui.
Thấy Minh Lương đại sư có vẻ lo âu, Vân Nhạc nghĩ ngợi giây lát liền nói:
- Chẳng hay sư phụ có cho phép đồ đệ xuống dưới hầm để xem có cách gì diệt trừ Vi Cấn không? Minh Lương đại sư ngẫm nghĩ hồi lâu rồi đáp:
- Cũng được.

Để ta dẫn con xuống, nhưng con phải cẩn thận đừng ra tay bừa, lỡ trúng phải sư thúc tổ con thì nguy.
Vân Nhạc vâng dạ, thế rồi hai người ra phía sau động và đi tới cửa hầm.

Vân Nhạc đứng trên miệng hầm, cúi đầu nhìn xuống, thấy bên dưới tối đen như mực, liền ngẫng đầu hỏi Minh Lương đại sư:
- Thưa sư phụ, từ đây xuống đáy hầm bao sâu? Minh Lương đại sư đáp:
- Sâu chừng hai mươi trượng, nhưng với công lực con hiện giờ, ra vào không khó khăn chi cả.

Chính ra Vi Cấn ra khỏi cái hầm này rất dễ nhưng y khiếp sợ lời cảnh cáo của sư tổ con, không dám ra khỏi nơi đây, nên mới bỏ dịp may rồi y bị sư thúc tổ con kềm chân luôn.
Nói xong, Minh Lương dắt tay Vân Nhạc song song đi xuống dưới hầm, chỉ thoáng cái đã tới dưới đáy.

Vân Nhạc ngước lên nhìn, thấy hai cái bóng đen lờ mờ, đang ngồi yên như hai khúc tượng gỗ.

Đứng yên giây lát, chàng đã thấy rõ mặt Vi Cấn.

Y bị giam giữ trong hầm này lâu năm lông tóc mọc dài, tựa như con vượn, hai mắt tia ra những ánh sáng xanh, trông rất khủng khiếp.

Hai chưởng y giơ lên tới ngực và cứ khẽ đẩy về phía trước hoài.
Chàng lại nhìn Vô Lượng thượng nhân, thấy cũng giơ hai chưởng lên cũng đẩy như Vi Cấn vậy, hai mắt nhắm nghiền trong rất trịnh trọng.
Vân Nhạc đưa tay ra thử đẩy về phía trước, liền cảm thấy một sức phản chấn rất mạnh, vội rút tay lại, rồi đứng yên nghĩ ngợi để tìm cách hóa giải.

Chàng cảm thấy việc này khó khó nhứt trong đời mình là vì phải giết Vi Cấn nhưng đồng thời phải bảo toàn tính mạng của Vô Lượng thượng nhân.
Minh Lương đại sư đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng đang trầm ngâm liền để yên cho chàng nghĩ ngợi.
Bỗng chàng nghĩ ra một kế:
- Sao ta không giở Bồ Đề Bối Diệp Thiềm Công ra, vô hình vô tướng cứu người, đả thương kẻ địch tùy theo ý muốn của mình? Đoạn, chàng liền ngồi xếp bằng tròn miệng lấm bẩm đọc khẩu quyết rồi từ từ giơ hai chưởng lên.
Minh Lương đại sư thấy Vân Nhạc cử động như vậy thì ngạc nhiên vô cùng, nhưng đại sư thấy Vân Nhạc đã ra tay rồi, không thể nào ngăn cản kịp nữa, đành đứng yên lặng mà xem.
Lúc ấy Vi Cấn bỗng cảm thấy một luồng gió mềm mại thổi tới, trong lòng kinh hãi thầm.

Luồng gió ấy, càng lúc càng bó chặt thân mình y, càng thổi tới càng nặng nề.

Một lát sau y đã cảm thấy khí huyết đảo lộn càng kinh hãi, vội mở mắt nhìn thì thấy một thiếu niên ngồi phía trước đang nhắm mình đẩy chưởng lia lịa.

Y hãi sợ khôn tả, tự biết nếu không chống lại thì sẽ bó tay chịu chết.

Y bỗng nghĩ tới một ý niệm rất độc ác là cả hai cùng chết một thể.

Đoạn y quát lớn một tiếng, tăng mười hai thành công lực vào bàn tay phải đẩy mạnh vào mình Vô Lượng thượng nhân một cái, rồi xoay tả chưởng nhắm Vân Nhạc đánh luôn.
Vân Nhạc bỗng thấy thân mình rung động mấy cái, nhưng chàng vẫn ngồi yên như cũ tuy cảm thấy sức mạnh của đối phương chỉ có tăng ra chớ không hề thuyên giảm chút nào.
Còn Vi Cấn lại càng kinh hãi hơn, vì y thấy chưởng lực của Vân Nhạc quá mạnh, không sao chịu nổi nên y đành phải thâu hữu chưởng lại, không tấn công Vô Lượng thượng nhân nữa, và dùng cả hai chưởng để phản công Vân Nhạc.
Hai mắt của Vân Nhạc đột nhiên tia ra hai luồng ánh sáng kì lạ và thân ảnh của chàng nhảy lên cao, rồi chàng giơ chưởng đánh mạnh vào người Vi Cấn liền.
Lúc ấy trong động tựa như có trận cuồng phong bảo lớn, tiếp theo đó có một tiếng chấn động rất mạnh.

Vi Cấn rú mấy tiếng và ngã lộn về sau.

Vân Nhạc cũng bị y đánh bay lên trên cao rồi mới rơi xuống..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui