Chó độ Đổng Bình cải ác làm lành
Rượu thịt về chùa cợt đùa Tăng chúng
Có Thơ rằng:
Sanh ở chỗ này chết ở đây
Mấy ai ngờ nghệch mấy ai hay
Nửa đêm mặt sắt tư duy lại
Bất tử trường sinh bỏ dạ này.
Đổng Bình thấy con chó nhìn mình nước mắt chảy ròng, ngạc nhiên hồi lâu, tự
nghĩ: "Con chó còn biết thân nó từ đâu sinh ra, huống chi ta là con
người ử". Nghĩ thế rồi cắt dây mở thả hai con chó ra, nói:
- Thôi, tao không giết mày nữa, mẹ con mày có muốn ở lại đây thì tao sẵn lòng nuôi, còn không muốn ở thì đi đâu mặc ý.
Hắn vào trong nhà, quỳ trước mẹ, nói:
- Từ trước đến nay, con đối xử với mẹ có nhiều điều vô lễ, tội đáng muôn thác!
Người mẹ nói:
- Chỉ cần con đối với mẹ hết lòng hiếu thảo, vợ chồng con sẽ được nhiều phước lành!
Đổng Bình nói:
Hôm nay con bán hết gánh thịt chó này, ngày mai xin đổi nghề khác buôn bán
sanh nhai, còn nghề buôn bán máu tanh này thôi không làm nữa.
Nói rồi gánh thịt chó đi bán. Mọi hôm, gánh ra bán một loáng là hết. Hôm
nay gánh đi qua hơn mười con đường lớn ở Tiền Đường, trước bức vách
tường đối diện với Ngọc Hoàng các, cảm thấy trong bụng quặn đau, bèn để
gánh thịt chó bên đường, đi đại tiện. Ngồi thấy Hòa thượng từ bên kia
đường đi lại hỏi: "Thịt chó này của ai?". Đổng Bình cũng không trả lời,
nghĩ: "Hôm qua ông lấy không của mình hai miếng thịt rồi, hôm nay lại
đến hỏi nữa, mình không trả lời, xem ông ấy làm sao?"
Tế điên
thấy mặt Đổng Bình lộ sắc đen, bèn án linh quang xét biết hắn ta là
người con hiếu bậc nhất trên thế gian, nếu không cứu hắn thì lôi thần
đánh chết.
Đổng Bình tại sao được gọi là người con hiếu bậc nhất? Xét trong thiên thư có nói: Ví có người kia đã làm nửa đời người việc
lành, bỗng một hôm đổi tánh, làm một việc ác, sách ấy ghi chú: Ấy là
người ác bậc nhất, công lao nửa đời làm lành coi như không có. Trái lại, nếu người nửa đời làm việc ác, bỗng nhiên tự biết mình sai quấy, cần
phải sửa đổi, nếu không sẽ gặp ác báo! Nhất định cải ác làm lành, thật
tình ăn năn lỗi trước, nhờ đó cái ác trước được tiêu ma, trong sách ghi
là người lành bậc nhất. Lư phụ thất tiết không bằng đĩ già hoàn lương là thế. Đổng Bình tuy bất hiếu với mẹ, bỗng nhiên biết cải hối, hứa trước
mẹ hết lòng hiếu thảo, tấc lòng chí thành không chút dối trá, chính là
người con hiếu bậc nhất vậy.
Tế Điên bảo: Gánh thịt chó này của ai đây?
Hỏi liên tiếp hai lần không ai trả lời, bèn kê vai gánh thịt chó rảo bước.
Đổng Bình ngó thấy, gấp quá, lật đật đứng dậy, tay xách quần chạy theo. Vừa
chạy được mấy bước thì ở phía sau ầm lên một tiếng lớn, vách tường chỗ
ngồi ban nãy đã sập quá nửa.
Đổng Bình sợ quá, mắt mở trừng
trừng, trong bụng nghĩ: "Nếu không có ông Hòa thượng đó gánh gánh thịt
của ta thì giờ này ta bị tường đè chết rồi, thiệt là ghê quá, ghê quá!".
Tế Điên nói: "Lôi thần đánh chết", nhưng tại sao bị đất đè chết lại cho là bị lôi kiếp ư? Ngạn ngữ nói: "Trời gầm sấm chớp ngũ lôi đánh". Như vậy
có nghĩa là năm thứ sấm chớp ngũ lôi đánh xuống đâu. Thực sự kim, mộc,
thủy, hỏa, thổ gọi là ngũ lôi. Dao chém chết gọi là kim lôi, cây gậy
đánh chết gọi là mộc lôi, nước dìm chết gọi là thủy lôi, lửa đốt chết
gọi là hỏa lôi, đất tường đè chết gọi là thổ lôi. Nếu bị thiên lôi đánh, đó là người cực đại ác mới xui nên.
Đổng Bình nghĩ: "Ta phải đi
tìm Hòa thượng đòi gánh lại và cám ơn ông ấy mới được". Nghĩ rồi tiếp
tục đi về phía trước. Nào ngờ Tế Điên gánh gánh thịt rồi đi về hướng
đường đông người, thả gánh xuống, cầm dao cắt thịt chó. Cắt xong chỉ một cái, những miếng thịt chó ấy biến ra nặng mỗi miếng một cân.
Tế Điên rao: Một miếng sáu xu đây.
Người đi đường ở khoảng đó, còn đàng xa nghe mùi thịt chó bay nực mùi. Những
người chưa ăn bao giờ nghe mùi thịt chó cũng muốn muạ Thấy chỗ thịt vừa
lớn vừa thơm lại vừa rẻ, người này mua ba miếng, người nọ mua năm miếng, người kia mua mười miếng, kẻ tám miếng. Trong chớp mắt bán được một
đống tiền. Thịt đã bán xong, còn chừa lại mấy miếng. Tế Điên không bán
nữa. Người mua không được thịt chó, tiếc rẻ:
- Đáng tiếc là thịt chó rẻ như vậy mà mình tới không kịp để mua, tiếc thật.
Có một người mua được bốn miếng thịt, trong bụng mừng lắm, mới nghĩ: -
Đúng như lời tục có nói: "Thịt rẻ mũi đánh mùi". Trong bụng lại nghĩ:
"Về nhà đưa cho mẹ con nó hai miếng, còn lại hai miếng rủ anh em lại
chén một bữa bằng thích!". Nghĩ rồi lại đưa lên ngửi nửa.
Đi vài
bước lại giở ra xem, chỗ thịt đã mua mỗi miếng còn hơn nửa cân, lại nghĩ thầm: "Lạ vậy, mình đâu có hoa mắt, hồi nãy thấy mỗi miếng một cân mà". Trong lòng lại sinh ra buồn buồn. Đi một vài bước lại giở ra coi lần
nữa: bốn miếng thịt cũng không còn là bốn lượng nữa.
Người mua thịt chó nghĩ: "Hôm nay mình bị Ông Hòa thượng hại rồi", tức giận trở về nhà.
Tế Điên bán thịt chó vừa xong, được một đống tiền, vừa hay Đổng Bình tìm đến nói:
- Này Hòa thượng, gánh thịt chó ấy là của tôi đó. Tôi tới đây nói cho ông rõ: Hôm nay nếu ông không cướp gánh thịt của tôi, thì tôi chắc bị tường sập đè chết rồi, tôi trái lại phải xin cám ơn ông nhiều lắm lắm!
Tế Điên nhướng một mắt, nói:
- Bữa nay sáng dậy, ngươi không cải lộn với má phải không?
Đổng Bình nghe nói thế lấylàm ngạc nhiên, vội hỏi:
- Hòa thượng, ông ở chùa nào vậy?
Tế Điên như thế như thế nói rõ và bảo Đổng Bình:
- Ngươi đem tiền bán được này về làm vốn buôn bán.
Đổng Bình nói:
- Từ ngày mai tôi đổi nghề khác, không làm nghề buôn bán sát sanh nữa, tôi sẽ đi buôn bán trái cây.
Tế Điên nói:
- Ngươi đem gánh và tiền này về đi, để lại mấy miếng thịt chó này cho ta.
Đổng Bình cám ơn Hòa thượng rồi đem gánh về. Tế Điên xách mấy miếng thịt chó thuận đường Tô Đê ở Tây Hồ đi tới. Vừa đi vừa buột miệng ca:
Chăn đơn một mình đắp
Ngủ say giấc thêm nồng
Mộng thấy mình thi đỗ
Vua ban ân sủng nhiều
Làm quan đến cực phẩm
Cha mẹ được chiếu khen
Áo gấm về làng cũ
Mừng bạn, tế tổ tiên.
Nào hay sực tỉnh giấc hòe
Vẫn là màn cũ giường tre thuở nào
Tiếng gà văng vẳng lao xao
Bên cây từng cổ dế rào nỉ non.
Thế nhân quá rộn ràng
Đâu biết mình trong mộng
Cũng mộng là hàn sĩ
Cũng mộng vai phú ông
Cũng mộng Đào chu sang
Cũng mộng Phạm Thúc nghèo
Cũng mộng văn chương hiển đạt
Cũng mộng buôn bán kinh doanh
Cũng mộng ngôi cao tước ca?
Cũng mộng chấp chưởng binh quyền
Ly hợp cùng bi hoan
Thọ yểu với cùng thông
Kỹ càng xem xét lại
Thảy đều tại mộng trung
Mới biết: mẹ cha cùng con, vơ.
Cháu chắt với anh em
Đều là hợp nhau trong cảnh mộng
Dù cho áo gấm đai vàng
Tán che lọng rước đầy đàng
Nam kha một giấc cũng dường ấy thôi.
Tế Điên vừa đi vừa hát bài cuồng ca, qua Lãnh Tuyền đình, đến ngọn Phi
Lai, ngoài cổng chùa Linh Ẩn. Hòa thượng gác cổng là Tịnh Minh, Tịnh An
hỏi:
- Tế sư phó, cầm cái gì trong tay đó?
Tế Điên đáp: ta cầm thịt chó đây, hai vị có ăn không?
Không được đâu! Hai chúng tôi ăn chay, sư phó cũng không thể đem vào chùa
được vì chùa của chúng ta ăn chay, đồ rượu thịt chẳng được vào, rập chim lưới cá cũng không được mang vào, sư phó dù có gan bằng trời cũng không thể mang vào chùa được, mau liệng bỏ đi, sư phó đã phạm giới rồi đó!
- Ta đâu có biết, trên mình nghe ngứa ngáy, chắc là ghẻ (giới) lại mọc (phạm) rồi.
Nói rồi, Tế Điên cúi xuống tìm xem trên người.
- Không phải giới là ghẻ mọc trên người đâu, mà là phạm thanh quy giới
luật của người tu hành chúng ta đó. Đã xuất gia làm Hòa thượng phải học
hiểu tam quy ngũ giới chớ.
- Thế nào là tam quy, sao gọi là ngũ giới, ngươi nói ta nghe thử!
- Đáng tiếc sư phó là Hòa thượng mà cả tam quy ngũ giới lại không rành!
Chúng ta xuất gia làm Hòa thượng thì tam quy là quy y Phật, quy y Pháp,
quy y Tăng. Ngũ giới là: kiêng sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ và
uống rượu. Sư phó mau mau liệng thịt chó đi. Đem nó vào chùa, cả hai
chúng tôi đều mắc tội không tra xét. Việc này bị bắt gặp, Giám thị tăng
cũng mắc tội nữa.
- Hai ông mà biết cái gì? Đừng ngăn trở cao hứng của ta, ta mang thịt chó vào chùa cho Giám tự ăn đây.
Hai ông tăng giữ cửa cũng không dám cản ngăn, để cho Tế Điên đi mặc tình.
Tế Điên đi vào chùa, đến trước cửa Đại Hùng bửu điện để xâu thịt chó
xuống rồi ngồi kế bên nói:
- Ai mua thịt chó lại đây mua.
Chúng Tăng nhân có mười mấy vị đến, những vị Hòa thượng thiện tâm đều nói:
- Tế sư phó, đừng bán thứ này nữa, nếu lão Hòa thượng Giám tự biết được sẽ trị tội sư phó đấy.
Tế Điên nói: Các ông đừng có lo!
Có Hòa thượng vốn ghét Tế Điên, nói: Ông cứ bán đi, ai mà dám lo cho ông?
Tế Điên cũng không cần điếm xỉa tới.
Một lát, Giám tự Quảng Lượng từ đâu đi tới, nói:
- Tế Điên, ông bán thịt chó, ta cũng để thây kệ Ông, ông giết một lúc hai con chó, ta cũng để thây kệ Ông. Ta chỉ hỏi ông một câu: Hôm nay là
ngày gì? Từ hôm lửa cháy lầu Đại Bi, ta phái ông đi hóa duyên, ta thử
hỏi ông, công trình hóa duyên một muôn lượng bạc chỉ có mấy miếng thịt
chó này hay sao?
Tế Điên đáp:
- Một muôn tôi chẳng có, tôi chỉ có chín ngàn.
Quảng Lượng nói:
- Ta không nói chuyện tầm phào với ông đâu nhé, ta đưa ông vào ra mắt lão Hòa thượng mới được.
Tế Điên nói:
- Vội chi! Hồi cháy lầu Đại Bi, tôi hẹn với sư huynh là đúng ngọ hôm nay
bây giờ còn sớm, còn một giờ nữa mới đến mà. Lát nữa đúng ngọ không có
một muôn lượng bạc, tôi với sư huynh vào ra mắt Phương trượng chớ vội
gì.
Quảng Lượng nghe thế, nói:
- Được ông đợi thêm một giờ nữa, coi ông lấy đâu ra một muôn lượng bạc cho biết.
Quảng Lượng vừa định bỏ đi thì có hai ông Tăng gác cửa đi vào ra dấu ngăn lại, nói:
- Thưa Quảng sư phụ, bên ngoài xảy ra một việc rất là kỳ lạ. Hai chúng
tôi đang ngồi trước cổng chùa, thấy từ đại lộ Ở Tây Hồ có hơn một trăm
người đi lại trong đó quan thân phú hộ cũng có, lái buôn cũng có. Dẫn
đầu là hai vị viên ngoại cưỡi ngựa, áo quần rất sang trọng, một vị mặt
trắng râu dài, một vị rất thân kỳ cổ quái, mỗi vị đều mang theo hai, ba
mươi gia nhân. Đến ngoài cổng chùa, họ kêu hai chúng tôi lạ hỏi Đây có
phảichùa Linh Ẩn không? Chúng tôi trả lời là phải. Hai vị ấy hỏi Có ngài Phật sống ở trong chùa không? Chúng tôi trả lời chùa chúng tôi không có Phật ống. Hai vị viên ngoại lại hỏi: Đức La Hán có ở chùa không? Tôi
nói: Trong chùa, nơi La Hán đường có 500 vị kim thân La Hán, không biết
hai vị muốn đốt hương lễ vị La Hán nào? Hai vị viên ngoại nói: Không
phải chúng tôi tìm tượng đất mà là tìm đức Phật La Hán sống kìa. Chúng
tôi đáp là không có. Hai vị ấy nói: Rất tiếc là duyên lành không hợp,
thôi chúng ta đi cúng chùa khác. Chúng tôi nói: Hai vị khoan đi đã! Vị
Phật sống đó tên là gì? Hai vị ấy nói: Không được, nếu nói ra tên của vị Phật sống, phải tổn thọ hết mười năm sao? Chúng tôi nói: Viên ngoại cứ
nói đi, hai chúng tôi xin chịu tổn thọ thay chọ Hai vị ấy chắp tay cúi
đầu rồi sau mới nói. Hai đứa tôi tổn hết 30 tuổi thọ rồi đó. Quảng sư
phụ thấy như thế có khổ không?
Giám tự nói:
- Phật sống là vị nào thế? Hai ông nói không rõ làm sao ta biết?
Tịnh Minh nói:
- Không được đâu, hai đứa tôi không thể nói được. Theo cách viết tám chữ
để đoán số mạng thì tôi chỉ sống có 53 tuổi thôi. Năm nay tôi 22 tuổi
rồi, vừa rồi bị tổn hết 30 tuổi, sớm chiều lật bật, sang năm phải chết
rồi. Bây giờ nói nữa hết để giảm rồi chắc phải chết ngay quá.
Giám tự nói:
- Không hề chi, hai ông cứ nói đi, ta xin chịu tổn thọ thay hai ông 10 năm.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...