Chương 15: Xác chết sống lại - đọc thuyết cương
Trong tác phẩm Thuyết cương, tôi đã từng dẫn chứng Kỳ Quân và Chu Tác Nhân, nói xác chết di động có hai loại. Trong chương trước mới chỉ nói về loại thứ hai, chưa nói loại thứ nhất, tức “người mới chết chưa liệm, bỗng nhiên bật dậy tóm lấy người”, Liêu trai chí dị gọi đó là “xác chết sống lại”.
Xác chết sống lại trong Liêu trai chí dị thực ra chính là “sạ thi” mà người miền Bắc Trung Quốc thường nói. Nói một cách chung chung, xác chết di động chính là một thể dị biến của thi thể người vừa mới chết, nó vốn là tên gọi chung của mấy loại “hiện tượng”, “sạ thi” chỉ là một loại trong số đó. Nói cụ thể hơn, xác chết di động nên chia làm hai loại, một loại hung (xấu), xác chết đi lại, nhảy múa… một loại cát (tốt), thi thể người chết bỗng tỏa ra một mùi thơm kỳ lạ hoặc cơ thể mềm ra chứ không cứng đơ. Những xác chết di động “cát - tốt”, tức khi sống sắc mặt vàng vọt, lúc này bỗng trở nên hồng hào lạ thường, nhưng cũng không thể đặt ở đó ọi người tới tham quan được, cuối cùng vẫn phải đưa đi mai táng. Quả thật loại xác chết này cũng không hấp dẫn. Vì thế, ở đây tôi chỉ nói về loại xác chết di động mà mọi người hứng thú hơn, đó tất nhiên là loại xác hung rồi.
1
Miền Bắc trong giai đoạn gần đây, nói là gần đây nhưng thực chất cũng đã cách thời điểm hiện tại đến bốn, năm chục năm rồi, mỗi lần có việc tang, thế hệ người già, đặc biệt là những cụ già đã làm nghề “khiêng đòn” trong đám tang, họ ngồi lại với nhau bàn về những quy định trong tang lễ, và ở đó không thể không nhắc tới “xác chết sống lại”, ý để chỉ phải đề phòng nếu xảy ra, nhưng lũ trẻ con chúng tôi lại đón nghe chúng như những câu chuyện ma. Đại khái nói là có người chết nhưng chưa liệm, thi thể được đặt trên linh sàng (đối với các gia đình bình thường thì linh sàng cũng chỉ là một tấm gỗ được mua với giá hai tệ hoặc đôi khi chỉ là tấm cưa gỗ), thi thoảng vì một nguyên nhân nào đó mà xác chết bỗng nhiên đứng bật dậy, hơn nữa có trường hợp còn lao về phía người sống. Thế là cần có một số điều cấm kỵ, liên quan đến nguyên nhân mà xác chết sống lại được. Có người nói đó là do lôi chấn, tia điện tử sấm sét truyền qua xác chết, có người lại nói đó là sự cảm ứng của chó và mèo, cụ thể là nếu có chó nằm dưới xác chết, mà phía trên lại có con mèo nhảy qua xác chết, gây ra hiện tượng hai luồng khí âm dương giao nhau qua xác chết. Có lẽ còn có những nguyên nhân khác, đáng tiếc các cụ không còn nhớ rõ được. Tóm lại, đó là sự phát huy “của hai luồng năng lượng giữa thần và quỷ”, kết quả dẫn tới xác chết xảy ra sự biến dị, bỗng nhiên có thể hoạt động, thậm chí ngồi dậy, nhảy xuống, thậm chí còn đuổi theo người sống. Người sống không nên sỡ hãi khi thấy xác chết cử động, bởi phần đầu của xác chết đã bị cương cứng, không thể hoạt động được nữa, vì thế, nếu gặp phải trường hợp này bạn chỉ cần đi vòng, như vậy xác chết sẽ bị mất mục tiêu, hoặc bạn cũng có thể tránh vào phía sau những đồ dùng gia đình như bàn ghế, như vậy xác chết sẽ bị kẹt ở một bên, chỉ có thể ở một chỗ cử động mà thôi. Nhưng trò chơi đuổi bắt hay đứng đối diện với xác chết mà nhìn nhau như vậy cũng không có gì thú vị, vì thế cách tốt nhất là “xử lý” nó. Nếu gan bạn lớn, có thể dùng một chiếc gậy, linh nghiệm nhất là dùng một cán chổi hạ gục nó, khi đã bị ngã gục xuống thì nó không thể đứng dậy được nữa, lúc đó nó cứng đờ trên mặt đất, sự việc coi như đã được xử lý xong[1].
[1] Khi đối phó với xác chết di động, cái khiến người ta khâm phục nhất chính là sự dũng cảm, to gan của người đó, nghe nói đó là sự việc xảy ra tại trường đại học Sơn Đông vào thời Dân Quốc. Một sinh viên bị bệnh rồi chết đột ngột, do người nhà chưa tới, nên xác của cậu sinh viên đó chưa được liệm, bốn người bạn học thay nhau trông chừng linh cữu của cậu. Nửa đêm, bốn người bạn chơi mạt chược để giết thời gian, người ngồi quay lưng lại với xác chết muốn hút thuốc mà không có diêm. Một sinh viên nói, trên linh sàng (giường đặt xác chết) có diêm. Cậu sinh viên kia đi lấy diêm châm thuốc, rồi lại ngồi về vị trí cũ. Bỗng xác chết kia ngồi dậy, đứng ngay phía sau cậu sinh viên đang hút thuốc. Cậu sinh viên ngồi đối diện nhìn thấy, vội hô lớn: “Xác chết sống lại rồi, cậu đừng động đậy!” Nói rồi cậu ta bảo hai người bạn ngồi bên trái và bên phải nhấc chiếc bàn lên để người kia chui xuống gầm bàn sang phía bên này, rồi lại đặt bàn xuống, còn xác chết kia đã ngã rạp trên mặt bàn.
Các cụ già truyền lại cho chúng tôi những câu chuyện ma này, đó cũng là những kinh nghiệm cuộc đời của họ, làm chúng tôi chú ý khi trông coi linh cữu người ta không được cho chó mèo đi vào linh đường, nhỡ đâu không cẩn thận, khi xuất hiện xác chết sống lại cũng còn có kế sách ứng phó. Nhưng việc này giống như thuật bắt rồng vậy, ngàn năm mới có một cơ hội để thực hiện, mà nếu gặp phải rồi, thì lại không biết có linh nghiệm hay không. Khi các bậc đại sư huynh Nghĩa Hòa Đoàn phò Thanh phản Dương (Tây phương), đã từng đem thủ thuật đó truyền lại cho nhân dân, dùng nó để đối phó với liên quân tám nước, nào ngờ, cái không thể cử động được chỉ là viên đạn của súng tây, còn đám quỷ tây dương kia vẫn biết quay người di chuyển.
Trong dân gian truyền lại, những xác chết sống lại đa phần đều đã mất ý thức, còn trong các câu chuyện ma, chúng lại trở thành những con quỷ đi quấy nhiễu cuộc sống của con người. Trong đó đáng sợ nhất phải thuộc về chương Xác chết sống lại trong Liêu trai. Nhưng chương này hình như không phải của Bồ Tùng Linh, mà nó là câu chuyện trong dân gian, bởi những câu chuyện với các tình tiết tương tự đã xuất hiện không ít trong những tác phẩm bút ký khác, ví như chương Xác chết bật dậy trong Đàm thị bút thừa - U minh của Đàm Thiên, người đời Minh: “Huyện Lạc Xuyên có một người nọ qua đời, họ hàng trông coi linh cữu qua đêm, từng người luân phiên ngủ. Bỗng nhiên xác chết bật dậy, hít dương khí từ miệng người đang canh. Người này sợ hãi chạy vào nhà trong, xác chết chạy theo, xác chết và người kia cách nhau một cánh cửa. Sáng sớm tất cả mọi người tập trung lại, tạt máu chó vào xác chết, xác chết ngã rạp xuống, chưa đầy một tháng sau, người bị xác chết hít dương khí từ miệng cũng qua đời.” Đây có thể là phiên bản gốc mà Bồ Tùng Linh dựa theo, tuy ông chuyển việc hít dương khí thành thổi âm khí cho người sống, nhưng đạo lý âm khắc dương là như nhau. Muộn hơn so với Bồ Tùng Linh là Dung Nột, cư sĩ với tác phẩm Chỉ văn lục, trong đó, ở quyển ba có chương u Dương Giả lại một lần nữa mang đến cho người đọc những nội dung cũ rích, chỉ là ngoài thổi âm khí vào người sống, người đó sẽ chết, mà còn bị xác chết cắn vào đầu, sau đó hút mất não. Chi tiết này được pha trộn từ tình tiết “la sát mỵ” trong những câu chuyện bút ký thời Đường. Rồi cuối cùng là chi tiết xác chết đuổi người cũng có chút khác biệt, trong Liêu trai, xác chết sau khi nghe thấy tiếng gà kêu sẽ tự ôm gỗ mà chết thực sự, còn trong Chỉ văn lục nó được sửa thành khi xác chết gặp một ông lão râu tóc bạc phơ đưa tay chỉ vào xác chết, xác chết lập tức quay đầu chạy trở về. Tự nhiên lại xuất hiện một lão thần tiên cứu mạng, không những không sợ hãi như trong Liêu trai mà cách chiến đấu giữa thần tiên và xác chết sống lại cũng thật buồn cười.
Rất rõ ràng, nguyên nhân tâm lý khi sáng tác những câu chuyện ma quỷ chính là sự kinh hãi của bản than đối với xác chết. Một xác chết chắn ngang đường đi, dù anh ta có là Nhiếp Chính hay Đậu Nga cũng đều khiến người thường cảm thấy kinh hãi, đặc biệt là lúc đêm hôm vắng vẻ. Nhưng xác chết sống lại cũng không hoàn toàn là những điều bịa đặt vô căn cứ. Người sau khi chết, xác được đặt trên giường, do cơ thịt và các dây thần kinh xuất hiện sự co giật, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện những động tác nhỏ như “cử động ngón chân ngón tay”, những chuyện này là có thực.
Tôi đã từng hỏi một cụ già làm nghề “khiêng đòn” đã mấy chục năm, rốt cuộc ông đã gặp trường hợp xác chết sống lại nào chưa. Ông nói chưa, nhưng có một lần, khi ông và người nhà của người chết đang trông linh cữu, thấy cánh tay của người chết bỗng nhiên co giật một cái, vị người nhà kia lập tức sợ hãi, chuẩn bị sẵn tư thế để chạy thật nhanh bất cứ lúc nào. Ông vội thì thầm: “Các anh đừng vội chạy, ai chạy càng nhanh thì nó càng đuổi theo người đó.” Một hiện tượng khác tương tự được ghi trên sách cổ, gần nhất là Quân lang ngẫu bút, quyển hạ của Tống Lạc, người đời Thanh, viết: “Giả Tĩnh Tử tiên sinh chết trên giường, rất nhiều người đến khóc ông, thấy tay tiên sinh khẽ động đậy vài lần, như muốn nói lời cảm ơn họ.” Càng thực tế hơn là trường hợp “xác chết sống lại” của hoàng đế Tống Anh Tông, Cường Chí, người Bắc Tống có viết Hàn trung hiến công di sự, trong đó từng ghi lại sự việc này:
Tống Anh Tông vừa mới băng hà, người ta vội vã triệu Thái tử tới (Tống Thần Tông là Thái tử lúc bấy giờ). Người chưa kịp tới, tay Anh Tông khẽ động đậy. Thầy tu (Tăng Công Lượng) thấy kinh ngạc, vội vàng bảo Hàn Kỳ ngăn việc triệu Thái tử đến. Hàn Kỳ không đồng ý mà rằng: “Tiên đế sống lại, thì vẫn là Thái thượng hoàng.” Sau đó giục người cho gọi Thái tử tới.
Cường Chí từng vào thăm phủ mộ của Hàn Kỳ, việc này là việc lớn, không ai dám bịa đặt linh tinh, vì thế sự việc này đã được Từ Can Học, người đời Thanh ghi chép vào Tư trị thông giám hậu biên. Xem ra xác chết sống lại cũng chỉ có vậy, xin nói một câu xin lỗi tới Lão Thao, nó na ná với món “cá sống chua ngọt”, chạm vào mang thì đuôi động đậy mà thôi, chứ nó không thể ngoe nguẩy bơi trong nước được nữa rồi. Ví von như vậy cũng không có gì là bất kính đối với những xác chết tác oai tác quái, nhưng lại không thể để các bậc Vạn tuế gia biết được. Nếu những nhân vật đế vương có hứng thú “làm thực nghiệm” thì đó mới là đáng sợ nhất, có người từng chặt cẳng chân của con người để nghiên cứu tủy xương như thế nào, có người mổ bụng phụ nữ mang thai để nghiên cứu về phôi thai, nếu các bậc đế vương muốn cảm nhận sự giãy giụa của con cá sốt chua ngọt, từ đó liên tưởng đến việc người sống chưa thử thì chưa thể sốt chua ngọt đoýc, vậy chẳng phải là hỏng bét sao? Cái hỏng ở đây không chỉ là ở nỗi đau và cái chết của người bị đem ra làm thí nghiệm, mà nó còn hỏng hơn nữa nếu thí nghiệm thành công, sau khi thử nghiệm ông ta có thể lại nhảy ra từ trong quan tài. Hàn Ngụy Công nói rất nhẹ nhàng: “Dù có sống lại thì cũng chỉ có thể để ngài làm Thái thượng hoàng”. Chỉ dựa vào câu nói này ông ta có thể bị chu di cửu tộc, nếu hoàng thượng nhảy ra từ trong quan tài, anh chỉ cho ông ta làm Thái thượng hoàng liệu ông ta có chịu không? Vì thế kết quả chỉ có thể là, nếu không muốn xác chết này sống lại, hãy lấy một cán chổi cán ông ta trở lại vị trí cũ.
2
Những ghi chép nói về xác chết sống lại ta đã bắt gặp rất nhiều. Có người cho rằng xác chết sống lại được ghi lại sớm nhất là trong Sử ký - khốc lại liệt truyện: “Y Tề là người tàn tác nhưng thanh liêm, khi còn sống ông đảm nhiệm chức Đô úy Hoắc Dương, ra tay rất nặng với bọn cường hào địa phương, đã từng giết không ít người trong số chúng. Ông qua đời tại nơi mình nhậm chức, tất cả những kẻ thù của ông đều muốn thiêu cháy xác ông, nhưng xác ông đã chạy trốn khỏi nơi an táng.” Một cách nói khác, sau khi Y Tề chết, ông biết rõ kẻ thù sẽ không bỏ qua ình, nên “sợ kẻ thù tới đốt, nên xác ông đã bay đi.” Từ Hoắc Dương, An Huy đến quê nhà Trang Bình, Sơn Đông cách nhau mấy trăm dặm, dù là bay hay đi thì xác chết cũng đều khiến người khác thấy sợ. Nhưng tôi đoán rằng, chân tướng sự việc chẳng qua chỉ là Y Tề đoán được sau khi mình chết sẽ bị báo thù, nên ông đã căn dặn người than của mình trước, kẻ thù chưa kịp ra tay thì xác ông đã được nhanh chóng chuyển về quê nhà. Nhưng sự việc một khi đã bị lan truyền thì nó đã trở thành câu chuyện đầu tiên ghi chép về xác chết di động. Nếu xác chết của Y Tề thực sự có thể nhảy ra từ trong quan tài, vậy chẳng phải “Gia Cát đã chết vẫn đánh đuổi được Trọng Đạt đang sống” sao? Kẻ thù có dọa thì bản thân cũng đã chết rồi, hà tất phải chạy trốn về quê làm gì?[2]
[2] Tác phẩm Nhật tri lục của Cố Đình Lâm tiên sinh là một trong số những tác phẩm kinh điển được nhiều người yêu thích, nhưng những đoạn cãi bừa của ông cũng rất gây cười. Trong truyện Hỏa táng, để chứng minh quan điểm cho rằng hỏa táng là vô nhân đạo của mình, ông một mực cho rằng Y Tề tuy chết rồi nhưng vẫn rất linh, khi nghe kẻ thù nói muốn đốt xác ông, đã khiến ông sợ hãi mà bay đi mất.
Nhưng ngoài chính sử ra, những câu chuyện ghi chép về xác chết sống lại thực sự không nhiều, hơn nữa, nếu có cũng thường được viết với những tình tiết khác nhau. Dưới đây tôi xin giới thiệu vài loại dựa theo mức độ nghiêm trọng khác nhau của chúng.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...