Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1)

 
Lục Trường Xuân, người thời nhà Thanh, trong Hương ẩm lầu binh đàm, cuốn ba có kể lại một sự việc xảy ra ở Quảng Châu, khu thương mại phát triển nhất đất nước thời kỳ đó. Có một người tử quê lên, mang theo một chiếc ô vào thành, trong lúc buồn đi vệ sinh gấp, nhìn thấy bên cạnh có một chiếc đầu lâu, liền diễn lại kỹ thuật như trong câu chuyện của Hà tham quân, lại còn diễn kịch và hỏi: “Mùi vị tốt chứ?” Chiếc đầu lâu đó há miệng ra đấp lại: “Tốt!” Người nhà quê vô cùng sợ hãi, cầm lấy cái ô và cắm đầu cắm cổ mà chạy. Không ngờ ở đằng sau cũng như có người đuổi theo, vừa chạy vừa kêu “Tốt! Tốt! Tốt!” Anh ta sợ quá liền chốn vào miếu Thành Hoàng, ở đó ma quỷ không vào được. Rất lâu sau anh ta nghĩ rằng cái vị nói “Tốt! Tốt! Tốt!” đó đã đi khỏi đây rồi, nhưng khi vừa bước ra khỏi cửa miếu những tiếng “Tốt! Tốt!” lại tiếp tục đuổi theo anh ta. Người nhà quê ở Quảng Châu đều là những thương gia tài giỏi trong tương lai, và điều tự nhiên là họ rất thông minh, trong đầu bỗng nghĩ ra kế thoát thân. Anh ta liền chạy đến một cửa hàng gần đó mua đồ. Thương lượng giá cả xong, lại nói là quên không mang theo tiền, liền để lại chiếc ô làm vật làm tin, nói là đợi tôi đi lấy tiền rồi sẽ quay lại. Anh ta ra khỏi cửa liền chạy thật nhanh, quả nhiên không còn thấy tiếng kêu “Tốt! Tốt!” đuổi theo nữa. Chủ quán đợi đến khi trời tối mịt mà vẫn không thất người nhà quê đó đâu, chỉ còn biết đóng cửa hàng, nhưng đêm hôm đó quỷ bắt đầu làm loạn. Con quỷ “Tốt! Tốt!” đó không kêu “Tốt! Tốt!” nữa, mà nhập vào người ta rồi lý luận: “Hắn dựa vào đâu mà dám đại tiện lung tung vào miệng ta? Hắn đi rồi, nhưng lại để chiếc ô ở quán nhà ngươi, ta đến tìm ngươi tính sổ!” Chủ quán và ma lý luận đến nửa ngày, xem ra đây cũng là sự tinh ranh trong giới thương trường, đem vật đến để đặt làm tin. Cuối cùng, chủ quán chỉ còn cách bày tiệc rượu, hóa tiền giấy, lại còn mời thêm mấy vị hòa thượng tới tụng kinh mới tiễn được quỷ “Tốt! Tốt!” này đi khỏi. (Câu chuyện cũng tương tự như trong Quyển tám, Quỷ quai quai trong Tử bất ngữ của Viên Mai.)
 
Câu chuyện cuối cùng càng không thể không nói ra, bởi vì câu chuyện này tuy nằm trong Nhĩ thực lục của Lạc Quân rồi nhưng đây lại là chuyện đại danh nhân La Sính vẽ quỷ kể lại, mà địa điểm xảy ra lại ở Dương Châu, nơi ở của một tay ranh mãnh, khôi hài, chuyên ngấm ngầm giở trò mà mãnh, Vi Tiểu Bảo.
 
Ở những vùng đất hoang ngoại thành Dương Châu có rất nhiều đầu lâu, nếu như có người khinh thường những cái đầu lâu đó, nặng thì bị ám, nhẹ thì bị mắng. Bị mắng cũng chẳng phải việc gì to tát lắm, nhưng nếu bị một chiếc đầu lâu mắng thì chắc hẳn phải cảm thấy rấy xúi quẩy rồi. Hôm đó, có một người đàn ông ngông cuồng đi cùng vài người bạn ra khỏi thành. Những người bạn cẩn thận dặn dò nhau những điều cấm kỵ, mọi người đều không muốn gây rắc rối với những chiếc đầu lâu kia, nhưng người đàn ông ngông cuồng này lại muốn trổ tài, liền đi về phía một chiếc đầu lâu, bắt đầu “tưới”, và còn luôn miệng nói: “Hay để ta mời ông uống rượu nhé!” Không ngờ chiếc đầu lâu này lại là một ma men, nghe thấy có rượu uống cũng không để ý những lời tục tĩu vừa rồi nữa, liền chạy theo đòi rượu uống. Người đàn ông ngông cuồng biết là có trốn cũng không được, chỉ còn cách là cùng mấy người bạn quay về thành, vào một quán rượu. Chiếc đầu lâu tuy không đi cùng nhưng linh hồn đã lên lầu từ rất sớm rồi. Mọi người ngồi vào bàn, sắp xếp một chỗ ngồi trống, cũng bày bát đũa lên, đấy là chỗ của chiếc đầu lâu ma men đó. Mọi người mỗi lần uống một chén đều phải hướng về nơi hư không đó rót một chén, và cũng không biết là đã cho vị ma men đầu lâu đó uống bao nhiêu rượu rồi, rượu đó đã thấm qua các tấm gỗ, chảy cả xuống tầng dưới. Khi tất cả mọi người đều cảm thấy đủ rồi, liền hỏi: “Lão huynh say rồi sao?” Không ngờ, chiếc đầu lâu này lại có khí phách của Phàn tướng quân, kiền đáp: “Chết cũng như cây gỗ mục, rượu kia mới chỉ đến chân tôi thôi, làm sao đã được?” Chiếc đầu lâu này đã uống đến mức không còn biết trời đất là gì nữa, những người cùng uống đã không chịu nổi, đều tìm cách đi mất, còn tên ngông cuồng kia thì khó mà thoát thân. Cuối cùng, hắn cũng lấy lý do đi vệ sinh, xuống tầng dưới đặt ngân lượng lên quầy tính tiền rồi chạy mất. Tiểu nhị của quán nghe trên tầng hai vẫn còn người kêu mang rượu lên, khi lên nhìn không thấy có một bóng người, chỉ nghe trong hư không có tiếng người nói: “Mang rượu lên đây”, trong phút chốc tiểu nhị bị giật mình đến suýt chết.
 
Lã Lương Phong thích đem những chuyện nhân tình thế thái của nhân gian họa vào tranh vẽ. Câu chuyện trên đây thực tế là anh ta mượn đầu lâu mắng ma men, trong các câu chuyện về đầu lâu cũng không có chủ tâm gì khác.
 

Chỉ cần có rượu, chết cũng không có gì đáng sợ cả, đổ lên một đống phân cũng không sao cả! Vào thời đó cũng có thể được gọi là anh hùng trong thế giới của tửu, nhưng nếu như bây giờ, e rằng sẽ khiến mọi người phải dương mắt nhìn. Tất nhiên, cũng không tránh được “hậu sinh khả úy”.
 
Đầu lâu và ma thuật của thầy mo
 
Sự hài hước của đầu lâu ngẫm lại còn có sự cay đắng, xót xa vô cùng, nhưng điều đó với họ vẫn chưa là gì, bởi trong cuộc sống đôi khi họ còn phải chịu nhiều cái không may hơn thế. Bởi vì bản thân mỗi chiếc đầu lâu đều có linh tính nên chúng thường xuyên bị quái nhân, quái vật lợi dụng, trở thành công cụ làm hại dân sinh, đó mới là điều đáng buồn nhất.
 
Cũng như việc con người cho rằng đầu chính là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể, đầu lâu làm thi hài cũng là điều tự nhiên. Một khi xương cốt của người chết phân tán tứ phía thì vong hồn của họ cũng cần phải có chỗ để nhập vào, nhưng nhập vào bộ phận nào đây, bất kể là người hay ma nếu lựa chọn, thì e rằng họ chỉ chọn đầu lâu, mà nếu đầu lâu cũng bị vỡ nát, phân tán khắp nơi, vậy thì bộ phận quan trọng nhất lúc này chính là xương đỉnh đầu. Các câu chuyện ở trên đã nói về việc đầu lâu có thể giống như trái bóng, càng nhảy càng cao, có thể giống như chiếc bánh xe lăn đi lăn lại đuổi theo người, một điều rất rõ ràng là, chỉ có đầu lâu mới có thể làm được như vậy, xương cốt của các bộ phận khác không làm được việc này. Tuy có linh tính, nhung lại là chiếc xương khô không thể tự chủ được, vì thế cho nên, vào thời cổ đại, đầu lâu và xương đỉnh đầu mới được cả thầy mo và những người luyện yêu thuật rất coi trọng, bởi nó chính là nguyên liệu luyện yêu pháp của họ.
 
Trong tiểu thuyết chí quái thời Minh - Thanh thường nhắc đến yêu quái hồ ly “bái nguyệt luyện hình”, trên đầu phải có một chiếc xương đỉnh đầu hoặc đầu lâu của con người, đó là điều mà độc giả đã biết rõ rồi. Nói về xuất xứ thì cũng rất sớm, như trong Dậu dương tạp trở của Đoàn Thành Thức người đời Đường có nhắc đến hồ ly hoang dã đầu đeo đầu lâu bái Bắc Đẩu, chỉ cần đầu lâu rơi xuống thì lập tức có thể hóa thành hình người. Điều này trong Tập dị ký của Tiết Dung Nhược được viết lại cụ thể, rõ ràng hơn:

 
Đột nhiên có yêu quái lảo đảo đi tới, với lấy đầu lâu và đặt lên đầu, lắc đi lắc lại, nó rơi xuống đất, yêu quái không để ý đến nữa, bởi vì còn có sự lựa chọn khác. Không bốn thì năm, chọn được một cái, khâu thành hình ngọn núi cao vút. Vén lên và ngắt lá cây, hoa có thể che lấp hình thể, phải để ý nhìn trước ngó sau rồi tạo thành cái áo. Trong chốc lát đã hóa thành một người phụ nữ, yểu điệu bước đi.
 
Không chỉ có hồ ly, tất cả những yêu quái quấy phá, làm hại đều phải mượn đầu lâu làm phép. Quyển hai mươi, Hoàng Tư Thâm trong Di kiên đinh chí của Hồng Mại dẫn ra một đoạn: “Có một con chó mẹ đeo lên chiếc đầu lâu thì có thể hóa thành người phụ nữ, hấp dẫn những kẻ háo sắc.” Không chỉ có vậy, đáng sợ nhất là ma không đầu cũng muốn mượn đầu lâu để làm trò quậy phá, tình tiết kinh khủng đó còn ghê tởm hơn việc ác quỷ họa bì trong Liêu trai. Ví như quyển chín trong Mộng am tạp trước của Du Giao người đời Thanh có viết về một câu chuyện, nói về một thư sinh yêu mê hồn một mỹ nữ, nhưng đó lại là một con ma không đầu, đoạn sau của câu chuyện như sau:
 
Vào một đêm trăng sáng, bỗng nhiên cây liễu lung lay, một người trèo từ trên cây xuống, thân chưa đầy thước, nhìn thấy hai chân mà không nhìn thấy đầu. Một lát sau, hình hài đó móc dưới dòng nước lên chín cái đầu lâu liên kết lại với nhau làm thành chiếc mũ đội lên đầu, sau đó biến thành người con gái xinh đẹp. Người con gái đó dùng hai tay vén mái tóc dài chấm đất, nhẹ nhàng đi lại dụ dỗ người qua đường.
 
Một chiếc đầu lâu còn có linh khí như vậy, giả dụ đem một trăm linh tám cái luồn vào với nhau, rồi đội lên trên đỉnh đầu, có khi sẽ trở thành Minh Vương Bồ Tát mất. Vì vậy linh khí của đầu lâu tất nhiên sẽ được các thầy mo trong dân gian chú ý và biến nó trở thành một nhân tố quan trọng trong tà thuật. Trong Thiên đài bồ tát giới sơ từng nhắc đến việc “người phương Tây đánh vào xương đầu của người khác, đó là nguyên nhân chính để gây cái chết”. Thủ thuật dùng đầu lâu để gieo quẻ, ở các nước phương Tây có và người Trung Quốc cũng có, ở đây, phương thức ấy được gọi là “thần đầu lâu”. Vị thần đầu lâu này cũng giống như thần Chương Liễu (thần cây long não), nhưng cơ sở ban đầu của nó không phải là dùng đầu gỗ có linh khí, mà là dùng đầu lâu của người rồi cho nhập hồn vào đó.

 
Cuốn Hồ hải tân văn Di kiên kế chí của Kim Thiết Danh có một đoạn ghi lại sự việc xảy ra vào năm Lý Tông Gia Hy, thời Nam Tống. Câu chuyện liên quan đến quá trình “chế tạo” thần đầu lâu. Công đoạn này vô cùng tàn nhẫn, đến nỗi làm cho người ta ghê tởm.
 
Hằng ngày đều rót giấm từ trên đỉnh đầu xuống gót chân, xương khớp, tĩnh mạch đều bị đóng đinh, vô cùng tàn khốc. Đợi đến khi chết đi sẽ thu những xương khô này lại, bốc lấy hồn ma và gọi là thần đầu lâu.
 
Trong cuốn sách này có đoạn viết: “Hôm nay người ta nói tới điều lành, dữ, bắt cóc con trai nhà người về làm pháp thuật.” Nhưng đây cũng chỉ là một cách nhìn nhận về việc yêu quái lừa gạt, làm hại trẻ con được lưu truyền trong dân gian. Thực tế thì phần lớn cũng chỉ là truyền thuyết mà thôi, không chắc chắn chuyện này là có thật hoặc sự việc nghiêm trọng đến như vậy. Vì thế, có một cách lý giải khác về thần đầu lâu, tuy vẫn gắn liền với hình ảnh những thầy mo nhưng có vẻ đáng tin hơn một chút. Trong Đông Pha tiên sinh vật loại tương cảm chí của Thích Tán Ninh, người đời Tống, quyển sau có trích dẫn:
 
Những chiếc đầu lâu được dùng cỏ bồng xuyên qua để kết lại với nhau, ban đêm có thể cùng nhau chuyện trò, trước khi ra trận không được đến hỏi, lần đầu dùng thì dùng nước thơm để rửa, vẫn dùng cây cỏ xuyên vào, làm cho khó chịu, sau đó hỏi: hoặc là chôn vùi xuống đất, trồng cây đậu, đêm đến hỏi việc cát hung (bản này có thể có chữ sai, nhưng đại ý thì không sai).
 
Lấy một cái đầu lâu, dùng nắm cỏ kích thích vào những lỗ hổng như mắt, thậm chí có người còn đem đầu lâu này làm chậu hoa, trồng cây lên, làm cho rễ cây ở bên trong mọc lung tung, do việc này có thể ép đầu lâu phải dự báo cát hung, chủ ý này quả thực rất tàn nhẫn. Bởi vì theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, xương khô trong những ngôi mộ sợ nhất là bị giày vò. Trong Thuật dị ký của Hoàn Trung Chi có nói đến một hồn ma báo mộng cho người, nói là trong mắt mình có vật gì đó đâm vào, làm ơn hãy rút nó ra. Người này tìm được thi thể của hồn ma, quả nhiên là ở đầu lâu có mọc lên cây cỏ. Trong Quảng dị ký của Đới Phú viết về việc thi thể của hồn ma bị rễ của cây mang làm hỏng, hồn ma thấy vô cùng đau đớn. Lại có một câu chuyện khác cũng kể về việc hồn ma kêu khổ: “Thân xác tôi bị rễ cây mọc qua, vô cùng đau đớn, không thể chịu đựng được nữa rồi!” Vì vậy, việc dùng cỏ đâm vào đầu lâu để hỏi cát hung cũng chẳng khác nào việc dùng cực hình để ép cung trong các nhà tù thuở xa xưa.

 
Kiểu thầy mo dùng pháp thuật tà ma như vậy chưa phải đã hoàn toàn thất truyền, thậm chí còn phát triển hơn nữa. Giống như tiểu thuyết Hải du ký đời Thanh có viết về việc luyện thần Chương Liễu, dùng xương đỉnh đầu của nam, nữ chia ra làm bốn mươi chín mảnh, có thể biến hóa thành một cái gì đó, ít ra thì cũng để thần Đầu Lâu và thần Chương Liễu hợp lại làm một. Từ thời Nam Tống, trong dân gian đã có những hồn ma không có xương đỉnh đầu, không có xương đỉnh đầu nên không thể chuyển kiếp được (xem Di kiên giáp chí, quyển mười bảy, Giải tam nương). Xương đầu là bộ phận quan trọng nhất của đầu lâu, đối với người chết khi chôn cất, tuyệt đối không được quên xương đỉnh đầu, cách nói này tuy là dựa vào tính quan trọng của đầu lâu, nhưng cũng không có ai thử đem vứt ra nơi hoang dã để người khác khinh thường hoặc bị đối xử tàn ác.
 
Nhưng cái đáng sợ nhất của các thủ thuật này không phải là tà thuật của thầy mo, mà chính là thuật dùng “ngự nhân” của các bậc Đế vương ngày trước. Đối với đầu lâu thì chính là cách dùng linh hồn người chết để trừng trị người sống. Đương nhiên đó phải là những đầu lâu tinh anh, được Đế vương đội ở trên đầu, thậm chí còn làm quầng sáng, nhưng hoàn cảnh của họ so với bị người vô lại ngồi lên còn khó coi hơn rất nhiều lần. Bởi đã là những tinh anh, thì họ sẽ coi trọng tính độc lập hơn cả tính mạng của mình, lúc sinh thời họ có thể từ chối bất cứ những gì cố cho thêm vào như giấy hồ, hoặc là mũ quan giấy, nhưng một khi đầu lâu trở thành đồ trang trí của Đế vương sẽ bị mấy đi quyền được nói chuyện, chỉ là để họ tự bày biện, tùy hứng đánh phấn lên, nếu như đầu lâu linh thiêng, sâu thẳm trong con tim sẽ vô cùng đau đớn.
 
Tần vương Doanh Chính đọc thư Côi phẫn, Ngũ đố của Hàn Phi, liền nói: “Nếu quả nhân được gặp người này và cùng viễn du, thì chết cũng không hối hận!” Đấy là do lầm tưởng Hàn Phi là cổ nhân đã chết, vì thế bỏ đi sự tôn trọng của bậc đế vương để làm học sinh. Nhưng một khi Hàn Phi còn sống đi đến trước mặt thì lại là một chuyện khác. Hàn Phi viết một bài Thuyết nan, nói: “Rồng có vẩy cá ngược, nếu bị xúc phạm thì nhất định sẽ giết người. Người có vẩy cá ngược nói có thể là chủ nhân của vảy cá ngược!”, đã biết là khó, vậy có thể “không” nói không? Hàn Phi không thể không nói, bởi vì ông ta không phải là đầu lâu, mà ông ta bị mắc bệnh nói lắp, lại không biết hát lời nịnh nọt, bởi ông không đồng ý làm trò hề, làm những bài văn nịnh bợ. Vậy kết quả của “thuyết” thì mọi người đều biết, đó là bị giam trong ngục tù, và chết thảm ở đó.
 
Thái sử công viết Hàn Phi truyện, có đến bảy mươi phần trăm các bài thi có dẫn cứ nguyên văn từ Thuyết nan, cuối cùng ông than rằng: “Dư độc bi thương Hàn Tử vì Thuyết nan mà không thể tự mình thoát khỏi tai ương.” Đây là thương xót cho Hàn Phi hay thương xót cho chính bản thân mình? Là “dư thừa tâm sức có thể trừng phạt” hay là “chết xuống cửu tuyền cũng không hối hận”? Vì vậy, trong lịch sử tuy không ghi chép về nguyên nhân cái chết của ông nhưng có vài nhà sử học cho rằng, cuối cùng ông chết dưới tay Hán Vũ Đế, và điều này có thể được coi là điều tất yếu sẽ xảy ra.
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận