Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1)

 
Không quay cóp thì không phải cuộc thi, nhưng người mà quay cóp thì sẽ có vương pháp xử lý nghiêm khắc. Thế nhưng, ma quay cóp thì lại là điều hợp tình hợp lý, bởi lẽ người ta lúc ấy đâu có bị c là “quay cóp” mà là đang báo ân đấy chứ! Lời dạy bảo lấy đức báo ân được ví như giọt nước tuôn chảy thành sông. Người Trung Quốc từ cổ chí kim đều xem việc báo ân là hành động nhận đức, cao đẹp. Vì thế sự xuất hiện của “ma báo ân” tự nhiên đã trở thành chương mục rõ ràng. Hồn ma đến trường thi để báo ân, thường là lúc gần đến Trung thu mà mang tặng hai hộp bánh Trung thu để làm thức ăn đêm thì quả thực chẳng có chút thành ý nào cả, vì vậy việc báo ân lúc này là giúp sĩ tử quay cóp. Mà cái sự quay cóp của ma so với của người trần cũng không khác nhau là mấy.
 
Vòng thứ nhất là vào mua đề. Trong Di kiên chi cảnh, tập ba, Tam sơn lục thương có ghi: “Truyền Trưởng người Duy Châu, Sơn Đông đến một ngôi chùa ở Ngô Giang, tình cờ gặp cảnh ma chay chôn cất người chết, liền hỏi tăng nhân. Sau khi biết được người nằm trong quan tài là Lục Thương, một vị khách ở quán trọ của tri huyện tiền nhiệm bị bệnh qua đời, do hoàn cảnh túng bấn mà không thể mai táng ở quê hương. Truyền Trưởng chạnh lòng thương xót, đã giúp di chuyển quan tài đến chôn cất tại phần mộ công. Vào tháng Bảy năm đó, Truyền Trưởng tham gia thi cử, nằm mộng thấy Lục Thương đến, nói hết đề của ba vòng thi cho anh ta biết. Đến lúc ứng thi, đề thi đúng như những gì hồn ma báo mộng, anh ta chỉ việc chép nguyên những thứ mình đã thuộc.” Khi có kết quả, anh ta đỗ cao cũng là lẽ tự nhiên.
 
Thứ hai là đánh dấu trên bài thi. Lã Đại Kính thời Nam Tống trong tập hai cuốn Hạc lâm ngọc lộ có đoạn viết: “Khi Vương Ngọc Sơn chủ trì việc thi cử, nhớ đến người bạn học thì nhiều lần nhưng không đậu, liền viết thư mời anh ta đến một ngôi miếu ở Phúc Dương, nói nhỏ với anh ta: “Trong phần thứ nhất của bài thi nhớ dùng ba chữ “cổ”, tôi sẽ biết đó chính là bài của ông.” Sau khi thi xong, Vương Ngọc Sơn tìm trong đống bài thi, quả nhiên có bài dùng ba chữ “cổ”, liền đặt lên phía trước. Nhưng khi đối chứng tên và số báo danh thì không phải bằng hữu của mình. Vài ngày sau người bạn đến tìm gặp, Ngọc Sơn liền quở trách, người bạn chỉ tay lên trời mà thề rằng: “Nếu không vì bị bệnh nặng suýt nữa mất mạng thì tôi đã không tự ý bỏ thi. Nhưng tôi thề có trời cao s xét không hề hé răng tiết lộ nửa lời.” Không lâu sau, người dùng ba chữ “cổ” mà trúng cử kia đến bái kiến. Vương Ngọc Sơn liền hỏi vì sao trong đoạn đầu lại dùng ba chữ “cổ”. Người này trả lời rằng: “Khi tôi đến ứng thi có ở nhờ trong miếu Phúc Dương. Tình cờ trông thấy một cỗ quan tài, hỏi tăng nhân thì được biết trong quan tài là một người con gái, chết đã mười năm nay mà không có ai chôn cất. Tối hôm đó, tôi liền nằm mộng gặp một người con gái, cô gái nói với tôi rằng, lần này thi, trong đoạn thứ nhất nếu dùng ba chữ “cổ”, nhất định sẽ đăng khoa, nhưng hy vọng sau này anh có thể chôn cất chu đáo đống tro cốt này. Tôi liền nghe lời cô gái và kết quả là đỗ đầu như ngày hôm này.” Đây là hồn ma trong miếu Phúc Dương vô tình biết được mấu chốt của câu chuyện, bèn tiện tay bán cho thi ân.[6]
 
[6] Bạch Thoại, người đời Minh, trong tiểu thuyết Thạch điểm đầu có một hồi “cảm ân quỷ tam cổ truyền thí chỉ” chính là diễn câu chuyện này.
 
Thứ ba là cướp trong trường thi, phần này có nhiều chuyện thú vị, và cũng là phần có thể thấy sự xảo quyệt, gian trá của con người. Trong Di kiên chí đinh, cuốn thứ hai, Ngô Canh đăng khoa kể lại: Trong thời kỳ Thiệu Hưng, có một năm tổ chức thi cử tại quê hương, Ngô Canh cũng tham gia ứng thi. Vốn không phải là người chăm chỉ học hành, lại đúng phải năm c thi với nguyên tắc “trong phòng thi không được quay trước ngó sau”, vì thế ý định quay cóp của Ngô Canh rất khó thực hiện. Đang trong tình cảnh khó khăn, bỗng nhiên như gặp được thầy Trương Viên ngồi bên nhắc nhở, Ngô Canh bèn lấy bài thi của Trương Viên sao chép lại một lượt. Mấy ngày liên tiếp sao chép toàn bộ, kết quả đỗ điểm cao. Sau khi thi xong, Ngô Canh đến nhà thầy Trương Viên cảm ơn thì mới biết Trương Viên không hề vào phòng thi. Lúc đó Trương Viên nói một câu: “Người ra tay giúp đỡ Ngô Canh không phải ai khác mà chính là hồn ma hiển linh báo ân. Đó cũng là vì tổ tiên có tấm lòng nhân đức mà có ngày được báo đền.”
 
Rõ ràng quay cóp trong thi cử là câu chuyện chẳng lấy gì làm tốt đẹp, vậy mà chỉ một câu “tổ tông âm đức”[7] là có thể lý giải cho hành động gian lận của con cháu, thật là điều khó có thể làm vừa lòng người ngay thẳng. Lương Cung Thìn, người đời Thanh, trong Bắc đông viên bút lục sơ biên, quyển thứ ba, Bạch quyển hoạch tuyển cũng dẫn ra một ví dụ điển hình: “Một sĩ tử trong kỳ thi không viết một chữ nào, ba lần nộp giấy trắng vẫn đỗ cao và sau này nhậm chức đường đường trở thành Thái huyện. Đương nhiên đây cũng là nhờ có ma quỷ đến báo ân mà có được. Trong câu chuyện, chính người viết cũng bất mãn mà cất tiếng than rằng: “Báo đáp công ơn mà cũng cần gian lận như vậy sao?” Báo đáp công ơn hay chỉ là cái cớ để che dấu sự gian trá? Quả thực điều này chỉ có ma quỷ mới biết được. Câu chuyện quay cóp nhiều uẩn khúc này xin không phí thời giờ bàn thêm ở đây nữa. Nhưng trong một tác phẩm khác như Liêu trai chí dị, đoạn Trữ sinh có kể chuyện ma quỷ gặp lại bằng hữu nên vào trường thi để giúp đỡ. Bồ lão tiên sinh có nói câu: “Kỳ chí kỳ hành, khả quan nhật nguyệt!” Cảm kích vì việc ma quỷ biết dùng đức để báo ân, vì tấm lòng được c là nhân đức ấy mà tôi quay cóp, gian lận trong thi cử, đến ngay cả bản thân lão tiên sinh còn như vậy, những người khác làm theo kể ra cũng không có gì để oán trách. Nhưng xét cho cùng thì quan niệm ràng buộc giữa tình nghĩa và pháp lý của người Trung Quốc vốn là như vậy, khó có thể lý giải được hơn!
 

[7] Nghĩa là: tổ tông làm công đức nơi trần gian.
 
Cuốn thứ mười ba trong Hữu đài tiên quản bút ký của Du Việt có viết, quỷ báo ân đến làm bài thi hộ người khác là một cách rất tự nhiên. Sau khi cậu con trai nhà phú hào vào trường thi, cầm bút suy nghĩ rất lâu nhưng cả buổi thi anh ta không viết được chữ nào. Bỗng nhiên có một cụ già đem bản phác thảo sẵn của mình đưa cho anh ta. Hai, ba môn thi đều như vậy, khi công bố bảng điểm, quả nhiên anh ta đã thi đỗ. Thì ra chàng thiếu niên này đã làm một việc tốt, đó là anh ta lấy một cô gái, sau khi thành hôn anh mới biết, cô gái này đã hứa hôn với con trai của lão nho. Sau khi lão nho mất, con trai ông rất nghèo, bố mẹ của cô gái liền hối hận không muốn gả cho người nghèo khó, nên đã gả cho chàng thiếu niên này. Và thế là chàng thiếu niên liền hỏi thăm đến nhà con trai của lão nho và anh c con trai lão nho như chính là người thân của mình. Sau đó còn giới thiệu, mối mai ột người con gái khác, rồi làm lễ thành hôn cho họ, không những vậy còn chuẩn bị đầy đủ lễ vật mang đến. Và đương nhiên lão ông trong phòng thi chính là hồn ma của lão nho hiển linh báo đáp.
 
Sự tri ơn, báo đáp quả nhiên là vô cùng khảng khái. Điều này thực sự làm cho các thí sinh không kìm nén được cảm xúc, vội vàng đi làm việc thiện, ít nhất thì cũng không được làm việc thất đức. Trong cuốn Thường đàm[8] của Lưu Thanh Viên, người đời Thanh, có kể lại một việc chính bản thân mình đã từng trải qua: “Vào mùa hè năm đó, các sĩ tử đang chờ thi, ngày dài nhàn nhã bèn ngồi lại với nhau tán chuyện về buồng the của một nhà nọ rất dâm loạn. Một người vội vàng ngăn lại: “Không được nói đến chuyện này, kỳ thi đang đến gần, tránh vạ miệng, đợi thi xong rồi hãy nói chuyện này, lúc ấy sẽ không sợ tai bay vạ gió.” Lưu Thanh Viên cảm khái nói: “Sĩ tập như vậy, có thể học là biết!” Có thể thấy những câu chuyện kiểu này cũng đã góp phần làm thay đổi phong tục vốn tồn tại lâu đời trong dân gian. Trong khi các sĩ tử cũng biết, nếu thực sự muốn nhận được sự báo đáp hậu hĩnh thì phải đầu tư vào các vị khảo quan, mà khảo quan thì có “ân quỷ” bảo hộ, người khác không cần phải nói ba bốn đạo nữa, chỉ cần tự xem xét bản thân và tổ tông của mình xem có làm việc tốt tích đức hay chưa mà thôi.
 
[8] Nghĩa là: nói chuyện hàng ngày.
 
Nếu muốn được “ân quỷ” báo đức thì điều trước tiên là phải mời được vị “ân quỷ” này tới đã. Và mời là việc của mời, nhưng cũng không được làm quá phô trương, vì từ trước tới nay, việc kêu cầu trong chiêu hồn đều không được làm quá um xùm, huyên náo. Hơn nữa, trong một cuộc thi cũng không được có quá nhiều “ân quỷ” cùng đến, nếu không thì đó chẳng phải là làm bài, đáp án của thí sinh mà lại là các vị “ân quỷ” dùng thủ đoạn làm giúp, đến lúc đó, vị “đại đầu quỷ” bí ẩn kia ắt sẽ xuất hiện.
 
3.
 
Loạt truyện “ân quỷ” báo ơn tuy xuất hiện không ít nhưng phần lớn đều rất khô khan và khó có thể làm người đọc cảm thấy hứng thú. Những loạt truyện như vậy, nói đi nói lại cũng chỉ có duy nhất một câu cửa miệng là “có ma” mà thôi. Vốn dĩ anh “đi cửa sau” may mắn thì công thành danh toại, còn giả sử không may gặp người khảng khái phẫn nộ không tiếp đãi, lúc ấy ai còn tin vào lời nói ma quỷ của anh nữa. Vì thế trong nhân gian lưu truyền câu chuyện kỳ quái nơi trường thi mục đích cũng chỉ để kể lại chuyện oan hồn báo ân báo oán. Có những trường hợp, một người nào đó vốn thông tường kinh sử, khi vào trường thi hào hứng làm bài, thế nhưng trước khi rời phòng thi lại nộp giấy trắng, hoặc làm bài xong rồi đột nhiên bị đổ mực đầy trang giấy, đó là những việc thường tình. Sợ nhất là vào phải phòng thi mà có người tự nhiên phát điên, nhảy nhót, hò hét ầm ĩ, năm bảy lính cũng không đối phó nổi. Còn có chuyện có người trong phòng thi vất một sợi dây thừng lên xà nhà định tự sát. Đương nhiên đây không phải việc làm quậy phá từ phía giám thị, cho nên người ta thoái thác trách nhiệm cho những oan hồn về báo thù, mà trách nhiệm đó sau cùng lại trút lên đầu thí sinh hoặc tổ tông của họ đã từng làm chuyện thất đức, hại người.

 
Ghi chép chuyện chiêu hồn ma về, sớm nhất là vào thời Minh - Thanh, trong tác phẩm Tam cương thức lược của Tế Nhân Đổng, sau đó là ở Dạ đàm tùy lục của Nhân Trai Thị và Bắc đông viên bút sơ biên của Lương Cung Thìn. Mặc dù việc chiêu hồn ma về không chính thức được c là một tập tục tế lễ bắt buộc, nhưng với các sĩ tử việc làm ấy đã trở thành một điều không thể thiếu trong các khoa thi. Cho nên, khi tuần phủ Giang Tô, chủ thí là Trương Bác Hành không tiến hành chiêu gọi hai hồn ma, việc làm ấy đã được tác giả Tiền Vịnh của Lý viên thần thoại cho đó là hào kiệt. Trong Gia đại nhân của Lương Cung Thìn cũng kể lại một câu chuyện tương tự ở Quảng Tây, khi Lương Chương Cự là chủ thí cũng không cho chiêu gọi hai hồn ma. Ở Tiền Vịnh, khi Trương Bác Hành làm chủ thí được người đời nhắc đến và cho đó là dị số bởi trong trường thi không những có thi sinh bị bệnh hoặc phát điên mà chuyện chết người cũng thường xuyên xảy ra.
 
Trước khi nói về chuyện chết người, có lẽ chúng ta cũng không nên ngần ngại mà bỏ qua việc tìm hiểu một chút về tình hình trường thi. Cận Nhân Mã trong tác phẩm Thạch ốc tục trầm mạnh dạn đưa ra những so sánh rất cụ thể, đối với những miêu tả quý giá này, tôi tiến hành đối chiếu chúng với những tài liệu khác dưới đây:
 
Các tỉnh tổ chức thi tại trấn phủ của mình được gọi là Cống viện. Cống viện là một khu vực rộng lớn, nghe nói Cống viện Giang Nam được c là lớn nhất (đó là một mảnh đất rộng ở sau miếu phu tử Nam Kinh, giờ đã trở thành chợ văn hóa cổ), có thể tụ họp hơn hai mươi nghìn thí sinh. Ở Cống viện này xây lên từng hàng, từng hàng những dãy nhà đơn sơ, có đến trăm dãy nhà san sát nhau như vậy, mỗi dãy đánh số tới một trăm và được sắp xếp theo thứ tự “Thiên tự văn”, “Thiên địa huyền hoàng”… Ví dụ như chữ “thiên” là số một, cứ thế đánh số thứ tự nối tiếp nhau đến hết. Mỗi phòng nhỏ này được gọi là trường ốc, cũng gọi là phòng thi, có cái gọi là phòng số, đặt số phòng ở nhà tù cũng cùng một suy luận đó. Mà có tất cả bao nhiêu phòng? Chiều cao chỉ bằng đầu người, chiều rộng thì chỉ cần anh thò chân ra một chút là đụng đến tường đối diện, kích thước chiều sâu thì nhiều hơn một chút, bên trong có thể dựng được một chiếc giường làm theo lối phương Bắc, đã là giường thì dùng để ngủ, tuy không rộng rãi lắm nhưng cũng có thể dựa đầu vào đó được, chân có thể duỗi thẳng ra, cũng có khi phải duỗi ra bên ngoài cửa phòng thi. Giường này dùng để ngồi khi làm bài thi, như thế cũng là rộng rãi lắm rồi. Nói tóm lại, nếu về phương diện xa hoa mà suy đoán, quy mô của những phòng thi này tương đương với phòng đơn thường gặp bây giờ. Phòng thi không có cửa, chỗ cửa vào có một miếng gỗ riêng biệt, nó được dùng để kê bài thi khi viết và cũng là bàn dùng để ăn cơm. Bên trong treo một tấm rèm nhỏ cũng nhằm mục đích giúp phân biệt là trong hay ngoài. Các thí sinh vẫn nói đùa với nhau rằng, đây là “nụy ốc phong quang”, trong đời phải may mắn lắm mới có dịp tá túc vài hôm.
 
Đến mùa thu tháng Tám hàng năm, nhân tài toàn tỉnh tập hợp đến đây thi ba đợt, mỗi đợt ba ngày. Trước ngày thi một ngày thí sinh được vào trường thi, sáng sớm hôm đó, thí sinh xem số thứ tự, mang hành lý, giống như hành khách chen chúc lên tàu trong dịp Tết, xếp hàng dài để đợi vào trường thi. Thường có câu “tú tài liễu kiến binh, hữu lý thuyết bất thanh”[9]. Bắt đầu ở khoảng thời gian ở Cống viện, đại đa số tú tài đều phải tìm cách khôn khéo mà kết giao với lính gác. Những lính gác đeo dao bên mình, dáng vẻ rất oai phong. Ngày thường, các cử nhân tú tài ngạo mạn, giờ đây trước mặt lính gác lại trở nên ngoan ngoãn chẳng khác gì đứa trẻ lên ba chỉ biết gật, lắc liên hồi, bơ phờ dưới cái nắng gay gắt, binh lính gọi họ đến uống nước, ngay cả buồn đánh hơi cũng chẳng dám. Cứ như thế, theo đúng quy trình kiểm tra. Các cử nhân tú tài bị khám xét hành lý từng người, từng người một. Và các binh lính cũng nhân cơ hội này để thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt đối với các tú tài, cố ý kiểm tra một cách tỉ mỉ, đến nỗi khám xét cả những chỗ riêng tư hay bắt cởi bỏ quần áo.
 
[9] Nghĩa là: tú tài gặp lính có lý cũng khó giải thích rõ ràng.
 
Trong lịch sử trường thi ở Nam Kinh có một câu chuyện có thật kể ra không khỏi khiến bạn đọc cười ra nước mắt. Có một khoa thi, một thí sinh bị đám lính tìm ta cái ví giấu cẩn thận ở dưới hậu môn. Khi bị phát hiện, anh ta đến chết cũng không chịu nhận, cố tình biện hộ rằng cái ví đó là do người ở đằng sau bỏ vào. Đám binh lính không hiểu sự tình, muốn tìm xem rốt cuộc đằng sau là người nào, cuối cùng người đằng sau cười lớn, đáp: “Phải, cứ cho là của ta để vào đó, nhưng sao nó không là để ở bên trên, hay bên dưới mà lại nhằm vào đúng chỗ đó mà để? Hơn nữa, tại sao nó lại cứ ở phần hậu môn mà mãi không chịu đi chỗ khác vậy?” Nói xong lại đắc chí cười ha ha. Lúc đó, đại đa số đám binh lính thích bỡn cợt vẫn không hiểu sự tình ra sao. Nhưng niềm vui đến với anh ta chưa được bao lâu thì phía sau lại tiến đến một nhóm khác, tiếp tục lục soát, làm một lúc họ cũng khiến cái phần giữa anh ta nhô lên cao như vậy. Đúng lúc đó, Tả Tông Đường đang làm trợ lý tại đó, dùng một chân đá cho tên chỉ huy của đám binh sĩ vốn cao to hơn ông ta lăn lộn trên mặt đất (có ghi chép khác cho rằng ông ta tát vào miệng tên chỉ huy đám binh sĩ một cái tát hoặc đá một cái rồi mắng thêm câu: “Đồ khốn nạn!” Có lẽ lúc đó trong thâm tâm ông Tả Tước gia kia còn mong muốn đá cho cả đám binh lính kia lăn lộn khắp nơi trên đất). Nhưng có điều lạ lùng là sao ông ta lại bực dọc và hận thù dữ dội đến vậy? Bây giờ nghĩ lại, tôi đoán rằng trong thời gian ứng thi trước kia, ông ta cũng từng chịu sự mắng mỏ, sỉ nhục ghê gớm của đám binh lính cho nên nay ngồi ở cương vị này, phải chứng kiến cảnh tượng trước mặt, ký ức bỗng chốc hiện về, mối thù xưa trỗi dậy sâu sắc đến nỗi quên hết cả địa vị và tư cách cao quý của mình. Nói tóm lại, chỉ sau khi kiểm tra đã đạt đủ tiêu chuẩn, các thí sinh mới được đưa đến vị trí của mình. Khi hoàng hôn buông xuống, thân thể tuy đã mệt nhoài, mặt mày ủ rũ, nhưng cũng phải cố cổ vũ mình lấy tinh thần chuẩn bị bước vào vòng thi cử. Bởi ngay tối hôm đó là phát đề thi, cũng có nghĩa là bắt đầu tính thời gian làm bài.

 
Thí sinh đã vào phòng thi thì phải ở đó làm một mạch đến hết ba ngày ba đêm, ăn ngủ, đại tiểu tiện cũng ở đó, cộng thêm cái nóng bức của tiết trời tháng Tám khiến cho phòng thi ở đây bốc mùi hôi thối. Đặc biệt là ở vùng nóng ẩm như Giang Nam, ban ngày ruồi muỗi bay loạn xạ, tối đến muỗi tấn công ào ào, không khí giống như chốn lao tù. Nhưng tù nhân trong tù đâu cần động não suy nghĩ để làm văn thơ, vì vậy cử nhân tú tài tương lai trên thực tế rất khổ và thậm chí còn khổ hơn cả tù nhân, vì không được quyền tự do tự tại.
 
Từ những bức ảnh cũ của Cống viện Bắc Kinh cho phép chúng ta hình dung rõ hơn về những căn phòng ẩm thấp này. Địa chỉ cũ của Cống viện Bắc Kinh là Học viện xã hội học Trung Quốc, bên cạnh có ngõ hẻm vẫn được bảo tồn và được đặt tên là “Cống viện”. Vị trí lúc bấy giờ là gần cửa phía đông hẻo lánh và hoang vắng, nhưng nay đã trở nên sầm uất, nhộn nhịp hơn rất nhiều. Xem những bức ảnh cũ được lưu giữ lại, những căn phòng nhỏ hẹp, ẩm thắp, sân nhỏ bẩn thỉu làm người ta khó có thể tưởng tưởng nổi đây là “long môn” một bước lên trời của các nhà trí thức. Cống viện ở nơi đô thành còn như thế, các trường thi ở tỉnh, phủ, châu, huyện chỉ xếp sau mà thôi. (Ghi chép của Giới Xuyên Long khi nhìn thấy hai nghìn sáu trăm phòng thi chi đặt ở một chỗ, “không những không mang lại cho người xem cảm giác tráng lệ, mà tương phản hoàn toàn, đó là sự lạnh lẽo, hoang mang đến rợn người”.) Từ hình ảnh này có thể suy đoán ra chế độ thi cử thời xưa “buồn tẻ”, “chán nản” đến mức nào. Nhà văn Nhật này hiểu về văn hóa Trung Quốc còn hơn cả tiền bối của Kanier. Cống viện Bắc Kinh vẫn còn chút lợi thế về điều kiện tự nhiên, đó là khí hậu mát mẻ, trừ khi gặp phải thời tiết nóng bức, ả của tháng Tám, cho nên ma quỷ ở đây xuất hiện nhiều nhất ở cửa ngõ phía nam.
 
Vào thời nhà Thanh, năm Đạo Quang thứ mười bảy, tức năm Đinh Dậu (1837) thi xã tại Phúc Kiến, thời tiết nóng bức, khắc nghiệt khác thường, trong ba vòng thi có nhiều sĩ tử mắc bệnh và bị ma ám. Quyển tam ký Li biêm hiên chất ngôn[10] của Đới Liên Phân có ghi chép lại câu chuyện thi Hương tại Nam Kinh vào năm Đinh Mão. Truyện kể rằng, vào đợt thi đó có một nửa số thí sinh bị say nắng và có hơn bốn mươi người bị chết trong phòng thi. Người chết nhiều như vậy nên trường thi này, chuyện ma quỷ hiện về đòi mạng đương nhiên là nhiều rồi.
 
[10] Nghĩa là: đặc tính chữa trị của kim li.
 
Cứ thi xong một môn người ta lại thấy xác của mấy thí sinh được khiêng ra từ Cống viện, cộng thêm mấy vị mắc chứng tâm thần cũng được dẫn ra theo. Tạm gác chuyện này qua một bên, phải điều tra nguyên nhân sự cố để còn có cái cớ dẹp tan mọi phẫn uất trong lòng người dân. Muốn giảm bớt những rắc rối này, họ bèn đưa ra lý do có sẵn là oan hồn báo oán hiển linh đòi mạng, lấy lý do ấy thì người dân còn biết nói gì đây? Nếu người nhà có hỏi tiếp, giải quyết không xong nữa thì đưa chuyện đó vào “cửa vi đoạt mệnh lục”, hoặc viết thành một đoạn kịch nhỏ, cũng có khi chuyển thể thành tiểu thuyết Mãn thôn thính thuyết Thái Trung Lang[11]. Song chuyện ma báo thù rốt cuộc cũng chỉ là cớ của quan phủ và quan trọng hơn nữa là mục đích xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng đối với việc vô tình bạc nghĩa ấy thôi.
 
[11] Nghĩa là: cả làng nghe truyện Thái Trung Lang.
 
 
4

 
Thi cử đối với những người trí thức chính là “long môn”, vượt qua được thì thân phận sẽ trở nên cao quý gấp bội lần, còn ở mức độ nhất định nào đó thì chế độ thi cử thực sự đem lại cho sĩ tử nghèo một cơ hội tốt để đổi đời. Chuyện những thư sinh nghèo sau khi đỗ đạt làm quan vô tình bạc nghĩa làm cho người khác rất chú ý. Đến trường thi xuất hiện ma báo thù, đại đa số hồn ma báo thù đều vì sự vô tình bạc nghĩa giữa vợ chồng, người yêu, bạn bè với nhau. Vào trường thi, bạn bè thân thích của hai thí sinh kỳ vọng anh ta bao nhiêu thì kẻ thù và oan gia của anh ta nguyền rủa sâu nặng bất nhiêu. Lấy chuyện của người để đoán chuyện ma, giờ đây, tự nhiên hồn ma và thí sinh có liên quan đến chuyện ân oán và hận thù, tình tiết này thực sự cũng vô cùng hấp dẫn. Trường thi lúc này lại là nơi lý tưởng cho việc trả thù hay báo ân, báo oán.
 
Nhưng việc báo ân, báo oán của ma cũng có giới hạn, nó không được vượt quá phạm vi cho phép xảy ra sự cố trên trường thi. Dựa theo nguyên tác này mà có mấy cách báo thù dưới đây. Cách thứ nhất, “trục trường”, nghĩa là tìm cách khiến cho thí sinh không thể làm bài một cách bình thường rồi bị đuổi giữa chừng. Có lẽ đây là hình thức trừng phạt nhẹ nhàng nhất. Trong đó, để thực hiện có một cách gọn nhẹ nhất thì oan hồn ma quỷ bất giác hiện hình trong lúc thi, khiến cho thí sinh chột dạ, sợ sệt mà tự hiểu rằng, nếu càng gắng gượng thì sẽ càng làm cho sự việc trở nên to tát, biết điều thì hãy tự mình rời khỏi trường thi. Thí sinh kín đáo trốn chạy như vậy mục đích để có thể tránh khỏi hình phạt nghiêm khắc hơn. Mà mục đích của oan hồn cũng chỉ mong cho kẻ thù không thành tài nên nếu mục đích đạt được rồi thì dễ dàng bỏ qua. Đó cũng là một cách trừng phạt khoan hồng, độ lượng nhất rồi.
 
Có trường hợp khác lại có chút dứt khoát hơn. Chưa gặp ma đã tính trước chuồn. Dực quynh bại biên của Thang Dụng Trung, quyển một, Khoa trường ẩn sự[12] có ghi chép lại nhiều điều lạ lùng xảy đến trong trường thi: “Khoa Canh Thân, thí sinh nọ ở Tô Châu vào phòng thi, quân hào hỏi anh ta họ gì, liền đáp họ Trương, quân hào vui mừng nói: “Tôi đoán chắc khoa thi năm nay ông nhất định sẽ đỗ đạt. Tối qua tôi nằm mơ thấy một người con gái cũng ngồi ở phòng này, tay cầm một cành hoa quế, tôi hỏi vì sao thì cô ta nói, đợi người đàn ông họ Trương đến. Nay ông mang họ Trương, lại ngồi đúng vào chỗ đó, nhất định sẽ đỗ điểm cao.” Trương mỗ nghe xong, vẻ mặt vô cùng hoảng hốt, sợ hãi chạy ra khỏi phòng thi.
 
[12] Nghĩa là: sự việc bí ẩn trong trường thi.
 
 
 
 
 
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui