3.
Rốt cuộc là phải xuất phát từ một trải nghiệm cuộc sống như thế nào mà con người lại có thể sáng tạo ra hình tượng trành quỷ, một loại hồn ma đặc biệt đến như vậy? Thiết nghĩ, ngoài một vài nguyên nhân xã hội đã nói ở trên, còn phải kể đến một hiện tượng kỳ lạ có thể cũng có sự tác động tương tự, đó chính là sau khi thân thể những người xấu số trở thành miếng mồi ngon trong miệng hổ, thường vẫn thấy quần áo, y phục còn sót lại bao giờ cùng được gấp cẩn thận, gọn gàng. Do đó có thể tưởng tượng lão hổ trước khi ăn thịt người, đã lột bỏ hết tư trang, quần áo của người đó ra và còn gấp lại cho thật chỉnh tề, ngay ngắn. Đối với chúng ta đây quả thực không phải là một việc làm khó khăn, nhưng đối với loài hổ thì ngược lại, không thể làm được như thế. Vậy sự vệc này cần phải giải thích ra sao? Chắc chắn chỉ có một cách là nhờ người khác giúp đỡ, mà “người” ở đây không ai khác, chỉ có thể là hồn ma của người đó.
Đoạn Thành Thức, văn sĩ thời Đường, trong Tây dương tạp trở, quyển mười tám cho rằng đó là do trành quỷ đã sai khiến linh hồn người chết làm: “Lão hổ giết người, lại có thể ra lệnh cho linh hồn người chết tự trút bỏ quần áo, gấp lại gọn gàng, rồi mới ăn thịt.” Nạn nhân sau khi bị cắn xé cho tới chết, linh hồn của anh ta lại phải tự cởi bỏ y phục, rồi gấp lại ngay ngắn, chỉnh tề, sự việc này cũng ám chỉ lúc đó anh ta đã trở thành trành quỷ, phải chịu mọi sự sai khiến, chỉ bảo của lão hổ. Hoàng Phủ Thị, thời Đường, tác giả Nguyên hóa ký, cũng đưa ra những kiến giải tương tự, có điều ông miêu tả một cách tinh tế hơn, khiến những điều xảy ra càng trở nên đáng sợ: Huyện úy Phiêu Thủy, Tuyên Châu nổi tiếng chính trực, luôn sống rất đạm bạc, không màng danh lợi cho tới khi mãn nhiệm. Trước khi cáo lui khỏi chốn quan trương, ông có tiến cử Trương Sĩ, vốn là trang khách trước kia của ông, dẫn theo gia đình đến Phiêu Thủy nhậm chức. Khi đang khởi hành giữa đêm khuya, thê tử của Trương Sĩ bị rớt sau họ mười bước chân, trong nháy mắt đã bị hổ ăn thịt. Trương Sĩ thề rằng nhất định sẽ báo thù cho vợ.
Cánh tay kẹp hai mũi tên, dắt theo cây cung sau lưng, ông một mình ra đi giữa lúc đêm khuya. Đi được khoảng ba mươi dặm, lạc sâu vào chốn rừng rú âm u, biết bao nguy hiểm rình rập. Sau đó, lại đi tới một sơn cốc gần đó, có hàng trăm cây đại thụ bao quanh sào huyệt của lão hổ, trên khuôn mặt thanh tú đẹp đẽ ánh lên nỗi hoài nghi, dò xét ẩn nấp sau mỗi tán cây. Đúng lúc đó, nhìn sâu xuống chân núi, dường như có một vật gì đó đang trong tư thế phủ phục, dò xét với ánh mắt đầy ham muốn, vật đó chính là lão hổ. Người vợ yêu quý của mình bị hổ ăn thịt chết thảm thương, thi thể không còn lành lặn, món nợ này hôm nay sẽ tính toán hết với nhau. Lão hổ từ trong sào huyệt của mình dẫn ra bốn con hổ con, đều to như một con cáo ngoe nguẩy cái đuôi của mình mà cười cợt, nhạo báng. Lão hổ dùng lưỡi liếm láp khắp thi thể người chết, rồi cả thay lao vào giành giật nhau từng miếng ăn.
Kết quả, vì báo thù cho vợ, Trương Sĩ cũng chết một cách thảm thương dưới nanh vuốt của năm con hổ lớn nhỏ.
Chuyện này còn tồn tại đến tận triều nhà Thanh. Du Thừa Đức, một văn sĩ thời nhà Thanh trong tác phẩm Cao tân nghiễn trai tạp trước có ghi lại câu chuyện:
Có người một lần du hành đến một tỉnh nọ, vào ngày mưa một mình đi trong đêm khuya và bị lạc vào rừng sâu, bất ngờ nhìn thấy lão hổ, vội vàng rảo bước thật nhanh nấp vào một ngôi chùa hoang gần đó. Một lúc sau, lão hổ trong miệng ngậm chặt một người đặt trên mặt đất, chân còn động đậy, con hổ quay lại, người đó đột nhiên đứng dậy, cởi bỏ quần áo đang mặc trên người, lão hổ vừa ngoe nguẩy đuôi vừa thưởng thức bữa tiệc ngon lành trong niềm hân hoan vui sướng, từng dòng máu tươi đỏ au rỉ ra từ mỗi miếng thịt, thấm ướt một khoảnh đất rộng.
Du Giao, một văn nhân khác thời nhà Thanh trong tác phẩm Mộng xưởng tạp trước, quyển tám, Trành quỷ ký có ghi chép lại một truyền thuyết khác: “Trành quỷ vui cười theo sau giúp cởi bỏ quần áo và gấp lại gọn gàng, lão hổ chỉ việc chờ đợi miếng mồi ngon của mình trần trụi không còn mảnh vải che thân rồi từ từ thưởng thức.” Như vậy, quần áo trên người nạn nhân không phải do người chết tự cởi, mà trước đó trành quỷ đã ra tay cởi bỏ. Điều này cũng cho thấy nạn nhân bị cắn chết, linh hồn đã trở thành đầy tớ phục dịch lão hổ, và trành quỷ, người tiền nhiệm trước đó lúc này đã được giải thoát, có thể đầu thai chuyển kiếp, hoặc đứng trên một cương vị hoàn toàn khác.
Nhưng chúng ta có thể nhận thấy sự hình thành của trành quỷ rất có thể có liên quan tới những bí ẩn xung quanh chuyện cởi bỏ y phục trên người nạn nhân. Trành quỷ tự nhiên không thể làm được điều này, cũng không thể có nạn nhân nào bị lão hổ cắn chết mà vẫn tự mình làm được cái chuyện kỳ lạ kia. Nhưng tôi nghĩ, chuyện y phục được gấp lại gọn gàng, ngay ngắn kia chưa hẳn đã là chuyện bịa đặt, chỉ là quần áo đó không thể là người chết tự gấp lại mà thôi. Vì hầu hết những người bị hổ ăn thịt là những lữ khách độc hành qua núi, trên người họ ắt phải mang theo một vài bộ quần áo để mặc thay đổi. Có người bị hổ rượt đuổi, quần áo trong tay nải rơi xuống đất, đó cũng là đoạn đường mà trành quỷ thường vứt quần áo, đồ vật hòng dụ dỗ người qua đường mà đoạn trên có nói tới. Nạn nhân bị hổ đuổi bắt, trên đường tháo chạy vướng víu đầy những bụi rậm, những lùm cây gai góc, quần áo mặc trên người bị rơi rách, đến khi nằm trọn trong móng vuốt của hổ thì chỉ còn lại tấm thân trần trụi mà thôi. Viên Mai trong Viết tiếp Tử bất ngữ, quyển bảy, Liệt Hộ nói chuyện hổ có viết:
Tương truyền câu chuyện hổ tấn công người đều do trành quỷ ra tay cởi bỏ y phục trên người nạn nhân cho hổ dễ bề ăn thịt. Lại có người nói rằng lão hổ có khả năng lệnh cho thi thể người chết tự mình cởi bỏ quần áo trên người, điều này quả thực là trái với tự nhiên. Trên thực tế, không ai nhìn thấy hổ trong thời điểm đó, vì thế, những suy luận trên chỉ là những suy đoán theo cảm tính mà thôi. Trịnh Liệt Hộ cho rằng: “Hổ bắt người, dùng hàm răng sắc nhọn cắn mạnh vào cổ, nạn nhân vô cùng đau đớn, ra sức chống cự, dồn sức vùng vẫy hòng thoát ra, quần áo trên người tự rơi xuống.”
Tình cảnh được nói tới trên đây thật hiếm có người nào được tận mắt chứng kiến. Những điều mà Trịnh Liệt Hộ nói tới có thể cũng chỉ là một sự lý giải bằng cách suy luận mà thôi. Bản chất của vấn đề “thoát y” này có thể dẫn dắt chúng ta đến nhiều sự liên tưởng khác nhau. Đầu tiên là thi thể nạn nhân tự mình cởi bỏ quần áo trên người, sau đó quần áo lại được gấp ngay ngắn, chỉnh tề trên mặt đất. Hai việc này lão hổ đều không thể thực hiện được, có khả năng làm những việc này chỉ có thể là một người nào đó. Câu chuyện tự mình lột sạch quần áo trên cơ thể, thậm chí làm một cách thuần thục rồi nằm lên cái mâm tự nguyện dâng hiến cho kẻ cường quyền, trong dân gian quả thực không phải là rất hiếm gặp. Cho nên, hình tượng trành quỷ xuất hiện ở đây cũng chẳng cần phải dùng trí tưởng tượng quá nhiều cũng có thể hiểu ra nghĩa hàm ẩn sâu xa của nó.
Nhưng điều này cũng góp phần hé mở một số phận “đáng thương” của trành quỷ.
4.
Trành quỷ vốn dĩ là một kẻ rất đáng ghét, đáng khinh, nhưng nếu suy xét lại một cách thấu đáo, con người ấy lại khiến ta cảm thấy có gì đó đáng thương vô cùng.
Điều khiến ta thương cảm cho số phận của họ, trước hết vì chính họ vốn là những người không may mắn bị lão hổ ăn thịt đầu tiên. Nếu như “ải quỷ” và “nịch quỷ” có một số là tự mình tìm đến cái chết, thì trành quỷ hoàn toàn ngược lại, luôn rơi vào tình thế hiểm nguy một cách bị động. Trong thâm tâm họ không hề mong muốn sẽ làm mồi cho hổ dữ, và cũng không bao giờ ngờ tới có một ngày mình lại trở thành miếng mồi ngon trong nanh vuốt hổ quỷ. Cho nên khi họ bị hổ vồ, không chỉ đơn giản là do bản năng thích ăn thịt người của loài ác thú mà kèm theo đó là cả một câu chuyện duy tâm về cái gọi là “thiên ý”, do ý trời sắp đặt. Mặt khác, cái gọi là “thiên ý” dị thường ấy cũng chẳng phải một cách sắp đặt tự nhiên của tạo hóa, bởi lẽ “thiên ý” thì cũng chỉ dám lựa chọn những kẻ yếu đuối chốn nhân gian mà đẩy vào miệng hổ, trong đó phụ nữa và trẻ em là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Những đối tượng này không những không đủ sức phản kháng mà đến sức lực chạy trốn cũng không có. Qủa thực họ đều là những nạn nhân thuần khiết và vô tội. Mặc dù yếu đuối chưa hẳn đã là nguyên nhân chủ yếu khiến họ trở thành người bị nạn, nhưng nói như Kỳ Vân trong Việt vi thảo đường bút ký thì mãnh hổ chỉ “ăn thịt những kẻ thiên lương”. Câu nói ấy quả có chút cảm tính, nhưng nhìn ở góc độ khác cũng phản ánh đúng một phần thực tế. Trên đây đã nhắc tới phụ nữ và trẻ em, vấn đề này thiết nghĩ cũng cần chỉ rõ một vài điểm đặc biệt. Thông thường, trong các câu chuyện về “trành quỷ”, đa số đều miêu tả dáng vẻ trành quỷ mang hình hài của một đứa trẻ con. Ví như trong Quảng dị ký có đoạn viết: “Vô tình gặp phải trành quỷ hình hài trông giống một đứa trẻ bảy, tám tuổi, trên người không một miếng vải che thân, cơ thể toát lên màu xanh ngọc bích kỳ quái.” Lại có đoạn viết: “Ở Khê Nam Thạch có một đạo sĩ Y Châu Y, có hai thanh y đồng tử đứng hầu hạ bên cạnh”, vị đạo sĩ đó chính là mãnh hổ biến thành, mà hai đồng tử đứng bên cạnh không ai khác chính là “trành quỷ”. Nguyên hóa ký cũng ghi lại câu chuyện về trành quỷ, thân cao hơn thước, hình dạng như con khỉ ma các. Trong Di kiên bính chí, quyển ba, Hoành hoa trành quỷ cũng nói “có một đứa trẻ mặc áo màu xanh, lớn hơn thước, sắc mặt xám đen”. Cuốn thứ mười hai, Sư cô sơn hổ trong tập Di kiên chi mậu viết: “Vào ban đêm, có một phụ nữ trong thôn nằm mộng thấy bị hổ ăn thịt, kể lại: “Tôi phải nằm rạp xuống đất, cố bò vào rừng để tránh nạn, nhưng lại có hai đứa trẻ nhỏ túm lấy chân lôi lại, nên không thể tiến lên phía trước. Lúc ấy vì quá hoảng sợ, tôi ra sức kêu cứu mong ông trời rủ lòng thương mà giữ lấy tính mạng ình, nhưng bỗng chốc mãnh hổ đã ở bên cạnh, rồi lao vào ăn thịt.” Câu chuyện mãnh hổ vồ người cũng xuất hiện ở cuốn thứ tư, Tầm dương liệt nhân trong Di kiên chí (bổ sung) trong đó ghi: “Có một con ma nhỏ bé mặc áo màu xanh, tóc dài đến lông mày.” Việc các câu chuyện nói trành quỷ mang hình dáng một đứa trẻ như đã dẫn ra trên đây còn xuất phát từ thực tế rằng mãnh hổ ăn thịt một đứa trẻ là một việc quá đơn giản và dễ dàng. Do đó, trong các câu chuyện ma quỷ, những đứa trẻ bị hổ ăn thịt hóa thành trành quỷ nhỏ tuổi luôn tạo được nỗi cảm thương, xót xa nơi người đọc, đó cũng là nguyên nhân để tôi đưa hai chữ “ai trành” làm đề mục trên đây.
Tất nhiên, đó cũng là lý do thứ hai cho ta thấy loài trành quỷ chết trong tay mãnh hổ là vô cùng đáng thương. Chúng chết trong đau đớn, tủi hờn, đến khi chết rồi lại buộc phải làm tay sai cho loài cầm thú từng hành hạ mình. Đây là điều bất đắc dĩ, là kết cục không ai mong muốn, cũng chẳng ai có thể ngờ tới. Làm tay sai cho kẻ thù, nỗi đau trong họ một lần nữa bị giày xéo, xót xa hơn bội phần.
Sau khi con người bị hổ ăn thịt, hồn ma của họ nhất định phải tìm được người thay thế thì mới có thể siêu thoát. Lý do thực sự ở đây cũng giống như ma chết đuối, ma ngã xuống sườn dốc, ma cỏ rậm… đều nhằm mục đích cảnh báo con người hãy tránh xa những nơi nguy hiểm đó. Nhưng cái được gọi là “cảnh báo” mặc dù nhằm bảo vệ mạng sống của con người, nhưng đối với những hồn ma đã sa vào vòng tội lỗi, đây thực sự là một “quy tắc” cực kỳ tàn khốc. “Lăn lộn dưới đất”, cái này hình như vẫn có thể chấp nhận được, chỉ cần đứng dậy là xong, ngay cả khi bị đánh chết, hai mươi năm sau có thể lại trở thành một đấng hảo hán, nhưng nếu lại bị giẫm đạp lên cả nghìn vạn vết chân thì “vĩnh viễn không được đầu thai chuyển thế”, “quy tắc” ấy làm cho người ta chỉ nghĩ đến thôi đã không khỏi rùng mình kinh hãi. Chúng ta có lẽ không thể đưa ra những yêu cầu quá cao đối với trành quỷ, đặc biệt là những trành quỷ nhỏ bé đáng thương như thế. Thử nghĩ xem, ngay cả Bolcheviques của Bukharin hễ một chút là lại ăn năn, cầu xin sự tha thứ, ai cũng như thế thì chắc hẳn chúng ta đã chẳng còn gì để nói. Họ không sợ lưỡi dao đồ tể sắc nhọn của Sa Hoàng, bởi họ tin rằng, ngay cả khi bản thân họ bị giết thì cũng chỉ là một giây phút bất ngờ “ngã xuống đất” mà thôi, thế gian này sẽ hiểu được họ, và khi ấy họ sẽ trở thành anh hùng, mãi mãi về sau họ sẽ được người đời tưởng nhớ đến. Còn nếu như ở trên “pháp đình của nhân dân”, tất cả những âm mưu, những hành động vu cáo, hãm hại, tàn sát người khác đều núp sau cái bóng của mỹ từ “vì danh nghĩa của cách mạng”, thì tiếng tăm ấy, sự xấu xa ấy đến nghìn đời sau cũng không rửa sạch. Đó chính là hình phạt thích đáng ột số những phần tử phản động phải chịu cực hình “mãi mãi không được đổi đời”. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh việc mãnh hổ bạo loạn cũng giống như bạo loạn chính trị vậy, “vĩnh viễn không được siêu sinh” và “vĩnh viễn không được đổi đời” đối với trành quỷ hay kẻ phản động kia cũng chẳng khác nhau là mấy. Một khi đã làm hồn ma dưới móng vuốt của mãnh hổ, thì sẽ không còn người thân thích ruột thịt hay bạn bè, chỉ có chủ nhân của nó - người đã đem nó làm đồ điểm tâm, bóc lột và sai khiến nó, bức ép nó phải giết người vô tội, hay một bài răn dạy: ngươi chỉ có bán rẻ đồng loại của mình mới thể hiện được sự trung thành, nếu làm tốt thì đến một lúc nào đó, chủ nhân sẽ khai ân giải thoát hợp đồng làm nô lệ cho nhà ngươi. Loại yêu ma chước quỷ như vậy nếu không có cái thần thái và tâm hồn băng giá từ cõi “âm tàn” thì không thể có khẩu khí khôn ngoan, quỷ quyệt như thế!
Từ đó xuất hiện lý do thứ ba khiến loài trành quỷ trở nên đáng thương vô cùng. Nó không chỉ phải chịu sự áp bức tàn bạo của lũ hổ quỷ mà còn bị lừa gạt vào cái thuyết siêu sinh mù quáng do mãnh hổ vạch ra. Những lời phỉnh nịnh như vậy chẳng qua chỉ là một sự lừa bịp mà thôi. Ngay sau khi họ lôi kéo, dụ dỗ được một vài người đến làm mồi cho hổ, tự bản thân họ chưa chắc đã nhận được sự giải thoát thực sự. Thử nhìn lại hình ảnh trành quỷ ở những phần trước ắt sẽ thấy tự do với chúng rõ ràng là điều không tưởng, đương nhiên cái mà chúng nhận được lúc này là thế lực mỗi lúc một đông hơn, không còn đơn độc như trước, mà có tới mấy người, mười mấy người thậm chí là ba mươi, năm mươi người cùng kết bạn làm tay chân, làm “ma đưa lối quỷ dẫn đường” ãnh hổ. Có thể thấy, ngay cả khi bán rẻ đồng loại của mình, thì những cơn ác mộng triền miên của trành quỷ cũng không hề có điểm kết thúc. Mãnh hổ không buông tha cho nó, hơn nữa còn tiếp tục kiểm tra sự trung thành của nó, đẩy nó lún sâu vào con đường tội lỗi, cho đến khi nhân tính trong nó hoàn toàn biến mất. Con đường tội lỗi ấy thật đáng giận mà cũng thật đáng thương. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt như trong Hà gian phụ của Liễu Tống Nguyên đã dẫn: “Từ một con người bị ức hiếp, mất đi danh tiết, nạn nhân bỗng trở thành một kẻ bất cần, sãn sàng mở đường cho cái ác để cuối cùng tự nguyện thành trành quỷ, đồng đảng của mãnh hổ.” Những loài trành quỷ như vậy thực không đáng để người ta thương và hơn nữa, sự đắc ý của chúng trên thực tế cũng đâu đếm xỉa gì đến lòng xót xa, thương cảm của con người.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...