Trời về khuya, gió bấc thổi càng lạnh. Tiếng trống cầm canh rời rạc, khiến cho thành Duyện Châu trở nên yên tĩnh lạ thường.
Tào Mạnh Đức bước lên mặt thành. Bóng đêm lặng lẽ trùm lên tất cả.
- Chúa công, xin ngài đi nghỉ. - Tuân Úc tha thiết nói.
Như không nghe thấy Tuân Úc nói gì, Tào Tháo đang mải nghĩ: sáu năm đã trôi qua, kể từ lúc đánh Đổng Trác đến nay, lập nghiệp trong gian khổ, đủ mùi chua xót khi thấại, mừng rỡ ngày thắng lợi, và những nỗi kinh hoàng không cận kề bên cái chết... Ngày nay, đã có chút thảnh thơi! Nhưng Tào Tháo lại nghĩ tiếp: đâu đâu cũng cảnh tang thương, dân biết nhờ đâu mà sống, xã tắc cậy ai mà tồn tại, đến ngày nào trăm họ mới được yên ổn! Tào Mạnh Đức lại thở dài.
- Chúa công, ngài đã có cảm hứng thơ rồi! - Tuân Úc vừa nói vừa khoác lên người Tào Tháo một chiếc áo rét bằng lông cừu.
Tào Mạnh Đức nới rộng cổ chiếc áo lông, rồi quay lại hỏi Tuân Úc:
- Tuân Úc cảm thấy thơ của ta như thế nào?
Tuân Úc không trả lời ngay. Nhiều năm, trước sau ở bên Tào Tháo, Tuân Úc hiểu rằng, mỗi khi hỏi ai điều gì, Tào Tháo sẵn có đáp án trong lòng.
- Một câu hỏi đơn giản như vậy, tại sao lại không trả lời? - Tào Tháo hỏi tiếp.
Mọi người cho Tuân Úc là một mưu sĩ hiểu Tào Tháo hơn ai hết. Nhưng lúc này không có thì giờ suy nghĩ nhiều, ông đành trả lời một vài câu cho xuôi tai:
- Trong toàn quân ai mà không biết tài thơ, phú của chúa công.
Tào Mạnh Đức hoàn toàn không hài lòng với câu trả lời đó. Nhìn vào bóng đêm đen kịt, Tào Mạnh Đức lại thở dài:
- Nếu như ta chỉ biết ngâm, vịnh thì hay biết bao!
Tuân Úc hiểu rõ Tào Mạnh Đức đã suy nghĩ những gì
Lúc đó, Đinh phu nhân cùng Tào Nhân, Hạ Hầu Đôn và Mãn Sủng cũng bước lên mặt thành.
- Xin chúa công về phủ nghỉ ngơi! - Đinh phu nhân đứng ngay sát cạnh Tào Mạnh Đức.
Đinh thị là vợ cả của Tào Mạnh Đức, năm nay đã hơn ba mươi tuổi. Trước sau, nàng vẫn không sao hiểu được chồng mình. Có thể vì cuộc sống nơi chiến trường gian khổ, và chém giết, khiến người chồng trở nên lạnh lùng. Đối với nàng, Tào Mạnh Đức không có nhiều tình cảm đằm thắm. Nàng là người thuộc sách Kinh Thư, hiểu điều lễ nghĩa, xuất thân từ nơi gia phong, thế tộc. Nàng yêu nồng nàn Tào Mạnh Đức, hết lòng quan tâm, chăm sóc. Đổi lại nàng chỉ nhận được sự đối xử ngày càng lạnh nhạt.
Tào Mạnh Đức là người đàn ông khác thường, ác cảm với những phụ nữ chỉ biết phụ thuộc vào chồng, muốn giữ rịt lấy chồng trong đôi tay của mình. Đối với Đinh thị, Tào Mạnh Đức chỉ kính phục mà không yêu.
- Nàng về phủ đi, đêm nay ta ở trên tường thành Duyện Châu này sắp xếp những việc lớn trong thiên hạ. - Tào Mạnh Đức thản nhiên trả lời như vậy.
- Đêm lạnh như băng, chúa công phải giữ gìn sức khoẻ. - Đinh phu nhân nói nhỏ nhẹ, nghe thật ai oán.
Tào Mạnh Đức đưa mắt nhìn vào khoảng trời mênh mông, không trăng không sao, chẳng buồn quay lại.
Tào Mạnh Đức như đang đắm chìm trong bầu tâm sự của mình:
- So với Đổng Trác, Vương Doãn, Viên Thiệu, Lưu Biểu thì Tào Mạnh Đức ta như thế nào?
Bàn về những người này, Tuân Úc thường thao thao bất tuyệt, thật là hùng biện.
- Đổng Trác ức hiếp Hiến đế, không ngại dã tâm tiếm quyền kế vị, làm tên hôn quân. Về tình về lý chỉ là một tên nghịch tặc trong thiên hạ. Vương Doãn mượn tay Lã Bố giết giặc Đổng. Bề ngoài coi như là thuận ý dân, một nhà chính trị tầm cỡ. Nhưng đáng tiếc là quá độc ác, không hiểu được điều người xưa đã dạy: "Thời loạn coi trọng lòng khoan dung". Vì thế ngày càng bị cô lập, khiến cho Lý Thôi và quân Tây Lương có cơ làm cho Hiến đế rơi vào tay bọn lang sói. Còn như bọn Viên Thiệu, Lưu Biểu, quân nhiều lương đủ, nhưng là loại thiển cận, lại nhu nhược, khiến sự nghiệp có nhiều cơ nguy. Bọn họ không thuộc loại người kinh bang tế thế.
Đoạn kết lời hùng biện của Tuân Úc làm cho Tào Mạnh Đức cảm thấy thú vị. Thực ra, Tào Mạnh Đức muốn mượn lời của Tuân Úc nói lên tâm sự của mình, hoặc ít ra cũng là kiểm nghiệm lại những ý kiến của mình khi đánh giá Đổng, Vương, Viên và bọn họ Lưu.
Tào Mạnh Đức còn nhớ lời nói nổi tiếng của Mạnh Tử: "Thiên tướng là người, trước hết có tâm trí, phải làm việc cật lực, chịu thương chịu khó...", và cảm thấy như có một sức mạnh to lớn, Tào Mạnh Đức thích đọc Mạnh Tử. Đó là những triết lý sâu sắc, những lời hùng biện không thể bác bỏ. Từ nhỏ, Tào Mạnh Đức đã có những tình cảm sâu nặng đối với lời văn của Mạnh Tử, nhưng chưa bao giờ Tào Mạnh Đức hiểu được lời bàn về nhân nghĩa của Mạnh Tử
- Cha à! Thế nào gọi là "nhân"? - Năm mười bốn tuổi Tào Mạnh Đức đã hỏi cha như vậy.
Tào Tung vuốt râu, cười nói:
- Không nhẫn tâm với người khác là "nhân", "nhân" tức là thiện.
- Vua Trụ, Tần Thuỷ Hoàng, Cao Tổ người nào "nhân" nhất?
- Cao Tổ có nhân, người đời đều phục. Vua Trụ, Thuỷ Hoàng vô đạo, khiến người đời mãi mãi trách cứ.
- Cha à! Con nghĩ chữ "nhân" của Khổng Mạnh tuy tốt thật, nó giống như bông hoa trong gương, mặt trăng dưới nước, chỉ có thể nhìn mà không lấy được. Một đấng quân vương thâu tóm thiên hạ, chỉ bằng nhân, nghĩa để cai trị thì e không được. Lúc đầu Cao Tổ ở cùng Hạng Vũ. Khi thời cơ chín muồi, chỉ cần một hành động là thôn tính xong Tây Sở, thật là trí dũng cơ mưu!
Tào Tung vuốt râu cười lớn. Không ngờ con trai mới có mười bốn tuổi đã nhận xét về những điều trị quốc như vậy.
Tuân Úc nhìn thấy Tào Mạnh Đức đang đăm chiêu suy nghĩ. Phương thức tư duy của Tào Tháo cũng đặc biệt. Nghĩ một vấn đề nào đó đã xong, không bao giờ nói ý kiến của mình. Để người dưới nói trước, nếu nói đúng thì Tào Tháo yên lặng thừa nhận. Tào Tháo nói:
- Tuân Úc, "nhân chính" so với "bạo chính" cao thấp thế nào chưa rõ? Ta muốn nghe ý kiến của ông về nhân chính.
Tuân Úc đáp:
- Xưa Mạnh Kha chủ trương nhân chính: bớt hình phạt nhẹ thuế má, chăm chỉ làm lụng. Dạy điều nhân nghĩa thương yêu cha mẹ, quý trọng người trên.
Tào Mạnh Đức hỏi tiếp:
- Vậy thì sau nhân chính, viễn cảnh như thế nào?
- Làm ruộng, trồng dâu, nhà nhà giầu có. Trăm họ an cư lạc nghiệp, tôn thờ quân vương.
Tuân Úc trả lời vậy. Nhưng luồng suy nghĩ của Tào Mạnh Đức đã chuyển sang một không gian khác. Đúng vậy, dân lấy miếng ăn làm chính. Quân vương lấy đức để lôi kéo người khác. Đó là lẽ thường có tự ngàn xưa, ai ai cũng hiểu. Như Trần Thắng, Ngô Quảng, chặt gỗ làm quân, vót que làm cờ, hoặc như những người nông dân đầu chít khăn vàng kia, chỉ vì miếng cơm manh áo, họ đâu có muốn làm loạn! Nghĩ tới đây, Tào Mạnh Đức cảm thấy như chính mình có lỗi. Năm hai mươi tám tuổi được Triều đình bổ nhiệm chức Điển quân Tướng uý, dưới vó ngựa của mình đã có bao nhiêu oan hồn, vì miếng cơm manh áo bị vùi thây nơi hoang sơn cùng cốc vùng Dĩnh Châu.
Nghĩ lại bỗng Tào Mạnh Đức cảm thấy rùng mình.
"An cư lạc nghiệp, có trách nhiệm với thiên hạ, làm ruộng, trồng dâu, nhà nhà giầu có..."
Tất cả như những lời ngạn ngữ, vang lên trong đêm khuya thanh vắng.
Tào Tháoại lời Mao Giới cách đây ba năm, "Tướng quân! Trong tình thế hiện nay, nên phụng mệnh Thiên tử, tiến đánh những chư hầu không thuần phục. Ra sức phát triển nông nghiệp, tăng cường sức chiến đấu, giành lấy nghiệp bá".
Ba năm đã trôi qua, tình hình diễn ra như thế nào? Những người phụng mệnh Thiên tử kế tiếp nhau, là Đổng Trác rồi đến Vương Doãn. Sau khi quân Tây Lương giết chết Vương Doãn, Giả Hủ hiến kế: "phụng mệnh Hoàng đế chỉnh đốn thiên hạ". Kết quả là hết quân Tây Lương cướp bóc và chém giết lại đến quân Quan Trung vơ vét, khiến cho kinh tế của nhân dân hoàn toàn phá sản, nguồn thu bằng tiền thuế của Triều đình không còn nữa. Sau đấy, Thứ sử Kinh Châu Mã Đằng nhìn thấy Lý Thôi bá chiếm công việc triều chính, nhưng không hề có phản ứng nào với quân Tây Lương. Chỉ sau mấy lần cử sứ giả đến giao thiệp, Lý Thôi vẫn không chịu phân chia quyền lợi, Mã Đằng mới kết hợp với Hàn Toại, lãnh tụ người Khương, mượn danh nghĩa cần vương tiến đánh Quan Trung. Lý Thôi cho Phàn Trù dẫn quân đánh trả. Hồi còn ở Lương Châu, Phàn Trù và Hàn Toại thân tình với nhau, nên Phàn Trù cố ý để lộ quân cơ, khiến Mã Đằng vào được Lương Châu. Lý Thôi bèn tìm cách ám hại Phàn Trù. Từ đó quân Tây Lương, quân Quan Trung xâu xé lẫn nhau. Quách Dĩ nghi Lý Thôi có tâm địa khác bèn tấn công Lý Thôi trước tiên. Thành Trường An rơi vào cảnh binh khói. Để có địa vị hợp pháp, Quách Dĩ định đánh vào cung, buộc Hiến đế về doanh trại của mình. Lý Thôi nghe tin đưa hàng ngàn quân đến bao vây hoàng cung ép Hiến đế theo mình.
Có đến mấy năm, người ta thường diễn vở cướp Hoàng đế. Thật hết sức khôi hài. Tào Mạnh Đức lấy làm khó chịu vì những động cơ giành giật ông vua của tướng lĩnh các nước chư hầu. "Uy hiếp thiên tử, sai khiến chư hầu" là sự sống còn của bọn chư hầu. Ai mạnh người đó sẽ có địa vị hợp pháp. Sức mạnh cộng với thiên tử, trở thành cái gọi là nghiệp
Dưới ánh đèn lồng treo trên tường thành, có thể nhìn thấy nụ cười hiếm hoi trên khuôn mặt gầy guộc của Tào Mạnh Đức, kể từ ngày tranh giành Duyện Châu đến nay. Phương đông hửng sáng. Tào Mạnh Đức xoa đôi mắt tỉnh táo định thần chốc lát, rồi tay cầm bút uốn lượn như rồng:
Vằng vặc như trăng, bao giờ thô vụng?
Lo ở bên trong, chẳng nỡ dứt ngưng.
Vượt núi băng sông, uổng sức đều còn.
Luận bàn ngang dọc, ân nghĩa cũ càng
Trăng tỏ sao mờ, chim tước nam bay.
Ba vòng quanh cây, nào đâu cành đỗ?
Núi chẳng ngại cao, sông chẳng e sâu
Chu công thổ bọt, thiên hạ quay đầu.
(Cung Khắc Lược dịch)
Đó là một đêm đặc biệt. Một đêm Tào Mạnh Đức không ngủ định ra những quyết sách vĩ đại. Đấy không phải là nhiệt huyết ngẫu nhiên mà là những suy nghĩ chất chứa lâu ngày, nay bột phát. Không phải là linh cảm, mà là những mưu sâu, kế xa. Những điều các chư hầu đều muốn làm, có điều làm không nổi.
° ° °
Thời cuộc biến hoá đến chóng mặt. Sau khi Đổng Trác ở Quan Trung chết. Quân Tây Lương nội chiến kéo dài, khiến lực lượng nhanh chóng suy yếu. Lãnh tụ quân Quan Đông khu bắc là Viên Thiệu, trước đây từng bị Công Tôn Toản và Viên Thuật cùng tấn công, nguy khốn vô cùng, nhưng sau nhiều lần giao chiến đã có thể chuyển bại thành thắng. Trước mắt Thiệu vẫn còn tranh chấp với Công Tôn Toản ở U châu, nhưng đã có ưu thế cao. Chẳng bao lâu sẽ thành bá chủ ở vùng bắc sông Hoàng Hà, hoặc có đủ thực lực thống nhất thiên hạ. Lực lượng của Viên Thuật, lãnh tụ liên minh chống Đổng Trác ở phía nam khu Quan Đông vốn rất mạnh, nhưng trong trận chiến ở Khuông Đình với Tào Mạnh Đức đã bị thua hoàn toàn. Hiện Viên Thuật đang luyện quân ở Thọ Xuân. Còn Tào Mạnh Đức suýt nữa trắng tay vì bị Trương Mặc làm phản, may nhờ có Tuân Úc, Trình Dục mưu lược mới lấy lại được Duyện Châu.
Đứng trước tình thế đó, Tào Mạnh Đức tránh sao khỏi bồn chồn lo lắng. Đấy là nguyên do làm Tháo đắn đo suy nghĩ suất đêm trên mặt tường thành. Trong một thời gian dài, Tào Mạnh Đức vì thế mà biếng ăn nhác uống, không gần gũi phụ nữ. Trong doanh trại có người hầu gái tên là Thu cũng đầu mày cuối mắt, nhưng Tào Mạnh Đức vẫn chẳng thích thú gì. Hơn nữa lại bị bệnh đau nửa đầu, nên suốt ngày cứ âm thầm chịu đựng.
Sáng nay, Tào Mạnh Đức dậy sớm hơn mọi ngày. Chờ cho cô Thu sửa sang quần áo xong, thì Tào Mạnh Đức đã múa được mấy bài kiếm.
- Chúa công! Đã đến giờ uống nước sen rồi? - Thị nữ đưa chiếc khăn lau trước.
Tào Mạnh Đức mồ hôi nhễ nhại, tay bưng bát nước sen nóng hổi, và uống một hơi hết ngay, cảm thấy rất dễ chịu.
- Đã lâu lắm rồi, hôm nay mới thấy chúa công ngủ một giấc ngon lành! - Cô Thu đang ở sát bên Tào Mạnh Đức.
- Vì có cô ở bên cạnh ta mà.- Tào Mạnh Đức cầm tay cô Thu vừa vuốt ve vừa nói nhẹ nhàng.
- Trước đây tiện nữ ở cạnh ngài, nhưng ngài có... - cô Thu vừa dễ thương vừa nũng nịu. Tất cả những cái đó đều không có ở Đinh thị. Tào Mạnh Đức không yêu Đinh thị. Tuy rằng nàng có phủ riêng của mình ở Duyện Châu, song đã lâu rồi nàng chưa hề được nhòm ngó tới!
- Cô thông minh lắm! - Tào Mạnh Đức hôn lên khuôn mặt vừa tròn vừa mỡ màng của cô Thu, giọng nói trở nên nghiêm nghị hơn: - Đàn ông có việc của đàn ông. Trong lòng người đàn bà chỉ cần chứa đựng hình bóng của một người đàn ông là đủ rồi. Trong lòng người đàn ông chứa mọi việc của thiên hạ. Cô hiểu không?
Cô Thu gật đầu, nửa như hiểu nửa như chưa hiểu.
Tào Mạnh Đức coi trọng việc yêu thương một người phụ nữ. Tào Mạnh Đức cho rằng nhờ có phụ nữ con người mới điều tiết được âm dương, không mất thăng bằng. Nam giới như một dòng sông, nữ giới như những hạt nước trong dòng chảy. Ầm ĩ vì một ngư̖ thậm chí phải dùng đến vũ lực, người trượng phu không bao giờ làm thế!
Vào năm mất mùa, Duyện Châu trải qua nhiều tai hoạ cũng lâm vào cảnh đói kém. Hai hôm trước, Tào Mạnh Đức đã lệnh mở kho trong phủ phát chẩn cho dân. Tuy không bị triết học nhân ái của đạo Nho ảnh hưởng nhiều song Tào Mạnh Đức cũng hiểu rõ chủ trương chính trị của Mạnh Tử "Dân là quí nhất, mới đến xã tắc, quân vương". Bởi vậy từ lâu Tào Mạnh Đức đã nhìn xa hơn, nhìn khắp non sông đất nước. Câu nói "phải có trách nhiệm với non sông đất nước", như một ngọn lửa bùng cháy làm nóng bỏng trái tim Mạnh Đức.
Hôm nay là ngày cuối năm.
Các tướng lĩnh, các nhân vật quan trọng ở Duyện Châu đều có mặt ở phủ Tào Mạnh Đức.
Sau khi phân tích sơ qua về thời cuộc, Tào Mạnh Đức yêu cầu mọi người có ý kiến về việc nghênh đón Thiên tử.
Trình Dục nói trước:
- Theo tin mới nhất, Hiến đế đã rời Quan Trung, dưới sức ép của Dương Phụng và Đổng Thừa đến An Ấp. Nếu nhân cơ hội này nghênh đón sẽ có nhiều ưu thế.
Tuân Úc nói ngay:
- Hiện nay chúng ta đã khống chế được nửa phần đất đai Dự Châu. Nếu nghênh đón Hoàng thượng, cũng không hơn gì Lạc Dương và Hứa Xương. Bởi vậy cần phải nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng khác ở Dự Châu.
Mãnh tướng Tào Nhân có ý kiến khác:
- Tuy là thế lực của Trương Mạc còn, nhưng Lã Bố, Trần Cung vẫn hùng cứ ở Từ Châu, câu kết với Viên Thuật, luôn luôn uy hiếp Duyện Châu. Nên thuộc hạ cho rằng cần phải ổn định chiến tuyến phía đông, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng của Viên Thuật, Lã Bố, sau đó hãy tính đến Dự Châu.
Tuân Úc ngồi chống cằm, trầm tư hồi lâu, mới thủng thẳng nói:
- Đơn thuần về mặt quân sự, Dự Châu gần khu Tư Lệ và Kinh Châu. Hiện nay có bộ phận đang xung đột nhỏ với các toán quân của Viên Thuật và Lưu Biểu, làm cho áp lực của họ đối với quân ta có dịu đi. Nếu đánh Dự Châu chúng ta sẽ rơi vào vòng vây tầng tầng, lớp lớp của Viên Thuật ở phía bắc, Lã Bố ở phía đông, Lưu Biểu ở phía nam, các đoàn quân Tây Lương ở phía tây và khu Tư Lệ. Như vậy thì thật bất lợi.
Tào Mạnh Đức không ngừng gõ ngón tay xuống mặt bàn, chờ cho Tuân Úc phát biểu xong mới nói như không nhìn thấy những người ở xung quanh.
- Các vị đã phát biểu ý kiến, còn bây giờ thì xin vui vẻ, tự nhiên ăn tết.
Một câu nói như vậy, làm cho không khí nhẹ nhõm hẳn đi.
Tào Nhân nói rõ ràng hơn:
- Nghênh đón Thiên tử chưa hẳn đã có lợi. Đổng Trác đã trở thành kẻ thù của mọi người. Với thực lực hiện có của chúng ta, nghênh đón Thiên tử chắc gì các chư hầu đã nghe theo. Và nếu không chắc tay thì từ cái lợi sẽ trở thành cái hại.
nhủ thầm, sao lại có thể xem Đổng Trác ngang bằng với Tào Công! Tuân Úc không muốn nói lý với họ, bởi vì ông đã đoán được chủ trương của Tào Mạnh Đức.
Tào Nhân lại nói:
- Điều quan trọng đầu tiên là phải theo dõi mọi động tĩnh của Viên Thiệu. Về việc nghênh đón Thiên tử thì Viên Thiệu là người có thực lực nhất. Nếu bây giờ chúng ta gây sự với Viên Thiệu, chắc sẽ có nhiều nguy hiểm.
Cuối cùng Tào Mạnh Đức lên tiếng:
- Tin tức từ phủ Ký Châu cho hay, ý kiến nghênh đón Thiên tử trong đại bản doanh Viên Thiệu không thống nhất. Các bậc nguyên lão phản đối hoàn toàn. Vì thế Thiệu cũng không thích thú lắm. Hơn nữa, cuộc chiến giữa Viên Thiệu và Công Tôn Toản đang hồi gay cấn. Như vậy, nếu chúng ta nghênh đón Thiên tử chắc Viên Thiệu sẽ không có ý kiến gì!
Tuân Úc không tự kiềm chế được nữa, bèn lớn tiếng nói:
- Việc nghênh đón Thiên tử không đơn thuần chỉ vì công lợi. Trước kia Cao Tổ đánh Hạng Vũ ở phía đông là để báo thù cho Nghĩa đế. Bởi vậy các chư hầu trong thiên hạ đều hưởng ứng. Thời Đổng Trác làm loạn, Thiên tử phải lưu vong đến Quan Trung. Tướng quân là người khởi xướng nghĩa quân cần vương. Tiếc rằng Sơn Đông hỗn loạn, mới khiến chúng ta chưa lấy được Quan Trung. Tuy chiến tranh liên miên, nhưng tôi tin rằng tướng quân vẫn một lòng với vương thất, lấy việc bình định thiên hạ làm nhiệm vụ của mình! Ngày nay Hoàng thượng đã thoát khỏi bàn tay của quân Tây Lương, đây là thời cơ tốt đẹp, ủng hộ Hoàng đế hợp với lòng dân, đó là điều đại thuận. Làm theo đạo lý trong thiên hạ sẽ thu phục được hào kiệt, đấy l đại lược. Kiên trì giữ đại nghĩa, chiêu tập hiền sĩ, đó là điều đại đức. Ai nấy đều chuẩn bị, thì dù hiện nay lực lượng cua ta đang mỏng, cũng có thể thành thế chẻ tre. Nếu cứ chần chừ, để người khác làm trước sẽ lỡ mất cơ hội. Lúc ấy, lấy danh nghĩa gì để dấy binh đánh những kẻ vô đạo khác.
Không khí trong phòng trở nên sôi động hẳn. Tiếng bàn luận của mọi người át hẳn tiếng người đang nói.
Trong tiếng tranh luận ồn ào không dứt, Tào Mạnh Đức nhớ lại câu chuyện với Viên Thiệu hôm thành lập liên minh chống Đổng Trác mấy năm trước.
Viên Thiệu hỏi:
- Mạnh Đức! Lần xuất quân này mà thất bại, thì chúng ta chọn cứ điểm ở đâu là thích hợp nhất?
Tào Mạnh Đức hỏi lại:
- Ý kiến ngài như thế nào?
Viên Thiệu nói:
- Chúng ta nên chọn cứ điểm ở vùng núi Ký Châu, phía bắc sông Hoàng. Hà. Chúng ta sẽ được sự giúp đỡ của các dị tộc phương bắc, để giành bá quyền ở phương nam.
Nghe Viên Thiệu nói Tào Tháo chỉ cười. Trong thâm tâm, Tào Tháo xem thường năng lực chính trị của Viên Thiệu. Loại người này chỉ có đánh đấm vài trận thì còn được chứ tầm nhìn hạn hẹp, tính tình nhu nhược như vậy, thì nói gì đến trị quốc, bình thiên hạ. Tào Mạnh Đức hiểu sâu sắc một nguyên tắc bất di bất dịch "thiên thời địa là quan trọng, nhưng thành trì dù kiên cố đến đâu cũng có lúc bị công phá. Vậy cái quan trọng nhất phải là lòng người. Khi đã thu phục được lòng người thì đã đánh là phải thắng.
Tình thực thì Tào Mạnh Đức đã hiểu hết những phân tích đầy tình lý của Tuân Úc. Đúng như Tuân Úc đã nói, từ lâu Hán Hiến đế chỉ có danh mà không có thực, nhưng trong thời buổi khủng hoảng hỗn loạn này thì Hiến đế vẫn là người mà nhân dân còn ngưỡng vọng.
Tào Mạnh Đức không nén nổi xúc động trong lòng nên vùng đứng dậy, lấy tay vê vào không trung một hình cánh cung, và bằng một giọng nói không cho ai tranh cãi:
- Ta đã nghe hết ý kiến của các vị. Mấy hôm nay ta cũng thường nghĩ về chuyện này. Hôm nay là lúc chúng ta quyết định một việc lớn. Nghênh đón Hiến đế là cách làm hay nhất.
Với nét mặt nghiêm túc, và một khẩu khí kiên định khác thường của Tào Mạnh Đức, ai nấy đều yên lặng.
° ° °
Đã lâu lắm Tào Mạnh Đức không trở về phủ của mình. Mấy đứa con đều ở trong quân. Đương nhiên là tình cảm lưu luyến gia đình của họ Tào không tha thiết lắm. Tào Tháo không có tình cảm lắm với bà vợ cả là Đinh phu nhân và mấy bà vợ thứ là Lưu thị, Biện thị, và Trương thị... Phải chăng Đinh phu nhân không đẹp? Ngay đến Tào Mạnh Đức cũng không thể phủ nhận được dáng dấp bên ngoài của Đinh thị. Bá quan văn võ, thuộc hạ đều trầm trồ với nhau, họ là một cặp vợ chồng trai tài, gái sắc tuyệt vời. Còn mấy bà khác cũng không phải vì tuổi nhiều, sắc kém mà vì quá hiền thục. Nếu không vì tình cảm với những đứa con gái thì có lẽ Tào Mạnh Đức đã quên họ từ lâu rồi. Có lần trong tiệc rượu Tuân Úc nói với Tào Mạnh Đức, có mặt Đinh phu nhân:
- Chúa công, số ngài thật đào hoa, tìm được phu nhân đây vừa nhan sắc vừa trí tuệ.
Đó không phải là lời nịnh bợ, mà là lời nói chân thành của Tuân Úc. Nghe xong, Tháo cười, nói:
- Nói sai rồi! Sai rồi! Cứ đẹp thì ai cũng thích hay sao?
Tuân Úc nhìn thấy một nét buồn khó phân biệt thoáng qua trên khuôn mặt Đinh phu nhân.
- Chúa công uống quá nhiều rồi!
Đinh phu nhân vừa nói, vừa giơ những ngón tay ngọc ngà lấy mất chén rượu của Tào Mạnh Đức. Trong ánh mắt của Tào Mạnh Đức lộ vẻ không vui, nhưng lại tươi tỉnh ngay và nói:
- Ông xem, người đàn bà này thật đáng ghét, ngay đến rượu cũng không được thoải mái.
Còn Đinh phu nhân thì đi vòng qua chiếu rượu đến rót cho Tuân Úc đầy một chén và nói:
- Ông thì không cần phải hạn chế. Thày thuốc dặn không được để chúa công quá chén, ngộ nhỡ bệnh đau nửa đầu lại tái phát.
Tất cả những việc diễn ra nơi chiếu rượu của vợ chồng họ Tào không qua được con mắt tinh tường của Tuân Úc. Một mặt Tuân Úc hiểu được tâm trạng của Tào Mạnh Đức, mặt kháchiểu rõ những yếu tố phức tạp trong tính cách của Tào Mạnh Đức. Bởi vậy, hai câu nói đánh giá người phụ nữ của Tào Mạnh Đức lại như rất mới mẻ.
Đó là câu chuyện của rất nhiều năm về trước.
Đúng như Tào Mạnh Đức nói, "cứ đẹp thì ai cũng thích hay sao?". Tài mạo tuyệt vời như Đinh phu nhân, mãi mãi khó lòng hiểu được mảnh đất nội tâm của người chồng mà vẻ ngoài hết sức bình thường. Đấy là nỗi bi ai lớn đối với những người phụ nữ mỹ miều muốn chế ngự người chồng của mình.
° ° °
Chạng vạng hôm đó, sau khi đã có quyết sách lớn lao, Tào Mạnh Đức có một tình cảm mơ hồ xui khiến đi dần đến phủ của mình, mà đã lâu không về!
Phủ Tào công nằm ở phía bắc thành Phùng Châu, nguyên là trang viên của một đại địa chủ. Theo sự thế biến động, phủ đường cũng thay đổi nhiều chủ. Từ trang viên có thể nhìn về hai hướng bắc nam. Trước cổng lớn có một đôi sư tử bằng đá, trông thật uy nghiêm. Trang viên không đến nỗi âm u, sâu thẳm. ánh nắng có thể chiếu vào tận ngôi nhà lớn. Ngôi nhà lớn đã trải qua nhiều năm tháng, một số cây cột đã xiêu xiêu. Những cọng cỏ, những cây hoang trên mái ngói cũng vật vờ trước gió. Gió bấc thổi về lạnh lẽo, cây lá trong phủ cũng xào xạc tạo nên một không khí thật hợp điệu với thành Duyện Châu trải qua nhiều năm tháng chiến tranh.
Cái đáng nhắc tới ở phủ Tào công là một cái hồ nhỏ được xây dựng ở sau phủ. Trên hồ là một hòn núi nhỏễu rủ quanh hồ. Những cành liễu hồng hồng với đủ hình dáng, cùng hình quả núi nhỏ đổ bóng xuống mặt nước lung linh, tạo thành một bức tranh thuỷ mặc trông thật sinh động. Cách hàng liễu ba, bốn bước có một chiếc ghế đá bóng loáng, trước đây Tào Mạnh Đức thường ngồi đọc "Tôn Tử binh pháp", đọc Quản Xúc, đọc Mạnh Tử, đọc Hàn Phi.
- Phu nhân, chúa công đã về. - Thị nữ Hồng Đàn nhanh như chim sẻ, đến báo với phu nhân.
Đinh thị đang ngồi nói chuyện phiếm với mấy thị nữ, nghe Hồng Đàn vào báo, liền ra tận cửa nghênh đón. Nhìn thấy bộ mặt kém vui của Đinh thị, tự nhiên Tào Mạnh Đức cảm thấy xót xa. Cái chết của Tào Ngang để cứu cha trong cuộc phản loạn của Trương Tú là nỗi nhớ thương suốt đời của Tào Mạnh Đức. Một người đàn ông như Tào Mạnh Đức có thể cắn răng vượt qua nỗi đau khổ khi mất con. Còn đối với người mẹ, nỗi đau khổ mất con sẽ dằn vặt mãi mãi. Dù cho Đinh thị không phải là người sinh ra Tào Ngang. Mẹ Tào Ngang là Lưu thị đã mất sớm. Có thể vì Đinh thị vô sinh, nên đã nuôi dưỡng Tào Ngang chẳng khác gì ruột thịt của mình. Tào Ngang chết, tính cách của Đinh thị trở nên cô đơn, trầm mặc. Tào Phi, Tào Thực lại không ở bên cạnh. Hơn nữa giữa họ và Đinh thị lại không có mấy tình cảm. Bởi vậy Đinh thị trải qua những năm tháng thật nặng nề.
Sau mấy câu thăm hỏi sức khoẻ lẫn nhau, hai người gần như không còn chuyện gì để nói nữa, họ lặng lẽ dạo quanh ven hồ.
Cuối cùng thì Đinh thị nói với một giọng nghiêm trang:
- Còn mấy hôm nửa là đến tết. Ở đây thật bộn bề, có lẽ mình phải cho người đến dọn dẹp mới
Tào Mạnh Đức nghe xong cảm thấy khó chịu. Với một chút tình cảm xót thương, Tào Mạnh Đức về phủ. Những tưởng nhờ sự dịu dàng của người vợ, để nguôi đi nhiều nỗi phiền muộn trong lòng, để được nhẹ nhàng bước vào trận mới, thực hiện quyết sách lớn lao, nghênh đón Thiên tử. Nào ngờ Đinh thị lại vô tình, trở nên gay gắt, khiến cho ngọn lửa tình cảm vừa nhen nhóm lên trong lòng Tào Mạnh Đức bỗng lại tan biến như không có gì cả.
Câu nói của Tào Mạnh Đức như giội một gáo nước lạnh vào Đinh thị:
- Đại trượng phu không lo việc thiên hạ, chỉ chú ý đến mấy việc vặt vãnh trong gia đình, khiến mọi người chê cười!
Tiếp đó, họ nói với nhau những việc chẳng đâu vào đâu. Một người hỏi, một người trả lời. Những câu đối thoại thiếu tình cảm, khiến Tào Mạnh Đức cảm thấy nhạt nhẽo.
Đêm hôm đó, Đinh thị có dịu dàng hơn. Còn Tào Mạnh Đức thì vội vã làm xong trách nhiệm của một người chồng. Một thời gian dài, Đinh thị vốn sống trong cảnh phòng không, trong lòng suy nhĩ rất nhiều về sự lạnh nhạt của chồng, nên những đòi hỏi về mặt sinh lý vẫn mãnh liệt hơn. Tào Mạnh Đức sẵn có chút tình cảm thương xót, do vậy cũng dễ dàng hoà hợp với vợ. Sau đó, Đinh thị nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon lành.
Tào Mạnh Đức tỉnh táo, lặng lẽ nhìn lên trần nhà.
° ° °
Trăng đã khuất. Phủ đường chìm vào bóng đêm. Đôi khi có những tiếng động rất khẽ khàng, đó là tiếng gặm cỏ của lũ cá con ở dưới hồ. Ban ngày chúng không dám ra, vì sợ những con cá to ăn tươi nuốt sống. Trong cái thế giới cỏn con đó, đồng loại cũng sẵn sàng ăn thịt lẫn nhau.
Tào Mạnh Đức khoác lên người chiếc áo lông cừu và đi lén ra hồ ngồi trên chiếc ghế đá lạnh như băng, để dòng suy tư của mình phiêu bạt trong bóng đêm.
Xưa kia Văn Vương trên bờ sông Vị Thuỷ gặp được Khương Thượng hơn tám mươi tuổi dấy binh đánh Trụ. Chẳng bao lâu lập nên chính quyền Tây Chu. Còn ta phải đến bao giờ mới dẹp được loạn, lập nên cơ nghiệp như Hán Cao Tổ xưa kia. "Ngày tháng trôi nhanh, xuân thu kế tiếp", Tào Mạnh Đức bỗng cảm thấy đời người thật ngắn ngủi, thật vô vị. "A Man là văn nhân, ngâm thơ, vẽ tranh thì quá dễ. Cần phải nắm được bản lĩnh an bang trị quốc, mới có thể trở thành những đại phu tên tuổi". Lại như có một âm thanh khác vẳng bên tai Tào Mạnh Đức. Đó có lẽ là những lý luận của cha là Tào Tung đã thấm dần vào tâm trí Tào Mạnh Đức từ khi mới biết chữ.
"Thiên hạ sự tri kỳ bất khả vi nhi vi chi", việc trong thiên hạ biết không làm được nhưng vẫn cứ làm. Khuất đại phu tức Khuất Nguyên, một bậc thư sinh không sợ chết để giảng giải về đại nghĩa ở khắp nước Sở. Khổng Phu Tử, một bậc hủ nho, đã chu du khắp cả nước, truyền bá tư tưởng giúp nước bằng lòng nhân nghĩa. Thực là kỳ công và gian khổ? Còn Tào Mạnh Đức ta, lưng đeo ba tấc kiếm, chiêu hiền nạp sĩ lẽ nào không bằng một bậc hủ nho hay sao?
Tào Mạnh Đức nhặt một hòn đá ném mạnh xuống hồ, một tiếng động nhỏ vang lên, phá tan sự yên ắng của thành Duyện Châu. Nhưng chỉ trong chốt lát cảnh vật lại tĩnh mịch như cũ.
Tết đến. Dân chúng vui vẻ, tạm thời được no ấm. Còn cuộc sống từ nay sẽ ra sao? "Thóc gạo đầy đủ thì biết lễ nghĩa, dân thiếu thốn sẽ khó trị, từ xưa đến nay thường là như vậy". Lời nói trên của Quản Trọng thật sâu sắc.
Những người nông dân từ đời này qua đời khác, mặt nhìn đất, lưng đội trời, có đòi hỏi gì quá nhiều đâu! Ăn uống qua ngày, thờ cúng tổ tiên, thế là đủ rồi! Một khi họ không còn đất đai, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, họ sẽ cầm liềm, cầm cuốc đi tìm những người thống trị để tính nợ.
Lúc này, dòng tư tưởng của Tào Mạnh Đức lại trở về với thành Duyện Châu.
Năm đó, có một tiểu đầu mục quân Khăn vàng, gọi là Trương Nhị Cẩu, đang bị trói trước doanh trại của Tào Mạnh Đức.
Tào Tháo hỏi:
- Tại sao lại dám phạm thượng, làm loạn? Ai là kẻ chủ mưu?
- Chúng tôi là bọn người dân ngu, khu đen, một nửa chữ cũng không biết, không hề muốn chống lại Triều đình. Triều đình muốn chúng tôi giữ gìn lễ nghĩa và pháp luật, nhưng chúng tôi không thể đói bụng, ở trần để nói chuyện lễ nghĩa và pháp luật! Chẳng có ai là người chủ mưu. Nếu có thì đó là tất cả những người bụng rỗng!
Trương Nhị Cẩu ngẩng đầu nhìn Tào Mạnh Đức bằng con mắt oán hận.
Tào Mạnh Đức nhìn người thanh niên nông dân đói ăn gầy gò, nét mặt vàng vọt, lại được nghe những lời anh ta nói, liền động lòng trắc ẩn. Nhưng vẫn phải bằng một giọng nghiêm khắc, Tào Mạnh Đức quát lớn:
- Mang đi chém đầu cho ta. - Nhưng tiếp đó Tào Mạnh Đức lại vẫy tay nói "khoan đã" và đi đến trước mặt Trương Nhị Cẩu, tự mình cởi trói rồi dặn tả hữu:
- Cho hắn ăn cơm thật no. Không vinh dự gì khi phải giết một thằng chết đói.
Trương Nhị Cẩu ăn ngấu nghiến hết hai bát cơm, rồi quì xuống, khóc nức nở trước mặt Tào Mạnh Đức:
- Đa tạ đại nhân đã cho tôi ăn một bữa no. Trương Nhị Cẩu tôi sẽ báo đền ân đức đại nhân.
Tào Mạnh Đức quay đi phẩy mạnh tay, giọng như lạc hẳn đi:
- Chém!
Tào Mạnh Đức đã cho chém đầu không biết bao nhiêu quân Khăn vàng, như chém những quả dưa. Có thể nói mỗi mảnh đất ở Duyện Châu đều âm vang từ "chém" do miệng Tào Mạnh Đức ra lệnh. Duy chỉ có người thanh niên nông dân có tên là Trương Nhị Cẩu để lại một ấn tượng thật sâu sắc trong ký ức của Tào Mạnh Đức. Từ cái đêm chém đầu Trương Nhị Cẩu, Tào Mạnh Đức đã bị những cơn ác mộng đến giày vò. Tào Mạnh Đức mơ thấy từng đoàn nông dân cụt đầu đi vào phủ, họ ăn cơm, họ lôi kéo những đứa con của Tào Mạnh Đức. Kể từ hôm đó, lại tái phát.
° ° °
- Chúa công, lâu ngày mới về phủ, sao không ở cùng phu nhân, lại ra đây ngồi một mình, trăng sao không có, bầu trời đen kịt.
Tào Mạnh Đức giật mình sợ hãi. Mãi khi nghe rõ tiếng Hồng Đàn mới thấy yên tâm.
- Đêm khuya yên tĩnh Hồng Đàn cũng không ngủ được hay sao?
- Tiện nữ nghe thấy có tiếng động ở hồ, nghĩ là có kẻ trộm, nên chạy ra xem...
Tào Mạnh Đức thu nhặt Hồng Đàn từ Dĩnh Châu. Cô gái vốn họ Trương, Hồng Đàn là tên từ bé. Cha cô là một thầy giáo, có tham gia vào nhóm quân Khăn vàng nên đã bị giết. Đinh thị nhìn thấy cô bé Hồng Đàn dễ coi, lại thông minh, mồm mép nhanh nhẩu ngọt ngào, bèn giữ lại ở bên mình. Hồng Đàn nhanh nhẹn, ngoan ngoãn. Hồng Đàn đánh đàn, đọc sách đều rất khá, khiến Đinh thị rất thích thú. Quan hệ chủ tớ trở nên thắm thiết và không câu nệ.
Mới chỉ có mấy năm, Hồng Đàn đã trở thành một cô gái như hoa như ngọc. Lời ăn tiếng nói, như một cô gái đã thành thục. Chẳng trách về đến nhà, nhìn mãi mà TàoÂ� Mạnh Đức vẫn không nhận ra.
Cha Hồng Đàn thường kể chuyện các anh hùng hào kiệt, danh nhân chí sĩ trong lịch sử cho cô nghe, như chuyện về Mao Toại, Kinh Kha, Lưu Bang, Hạng Vũ, Tiêu Hà, Hàn Tín. Những câu chuyện đó đã cuốn hút cô "gió nổi mây trôi, dũng sĩ đi bốn phương" những câu ca này, vào năm bảy, t tuổi Hồng Đàn đã có thể kể lại ọi người nghe. Cái tên Tào Mạnh Đức từ lâu đã vẳng đến tai cô như một tiếng sấm. Cô ngưỡng mộ con người tài hoa ấy. Cô không ngờ khi cha chết ở thành Dĩnh Châu, cô lại được con người đó cứu giúp.
Mấy hôm trước, khi đưa Đinh thị đi dạo chơi ở thành Duyện Châu, cứ nghe ở ngoài đường người ta nhắc đến ba chữ "Tào Mạnh Đức". Có người nói Tào Mạnh Đức là anh hùng hào kiệt, có thể làm chủ được thiên hạ hỗn loạn này; có người nói Tào Mạnh Đức biết thương trăm họ, mở kho cứu tế, là một hành động nhân đức, là Chu Văn Vương sống lại. Nghe như vậy, Hồng Đàn lấy làm sung sướng. Bởi vậy, Hồng Đàn luôn miệng hỏi Đinh thị về Tào Mạnh Đức. Đinh thị cũng chẳng buồn trả lời. Bị hỏi nhiều quá, Đinh thị liền giận và không vui.
Đôi khi Hồng Đàn có ý nghĩ thật kỳ quặc: giá như mình cũng như phu nhân, có một người chồng danh vọng tiếng tăm, tâm chí cao xa, thì thật thoả mãn!
Hồng Đàn biết chúa công lao tâm khổ tứ vì công việc trong thiên hạ. Những người đàn ông bình thường không thể rời khỏi chăn đệm và người phụ nữ ấm áp, nhất là vào những đêm rét buốt như thế này. Ở vào cái tuổi dậy thì như hôm nay, Hồng Đàn miên man nghĩ ngợi rất nhiều.
Và cứ thế, không biết từ lúc nào, Hồng Đàn đã mê mê hoặc hoặc, tựa hẳn vào vai Tào Mạnh Đức. Tào Mạnh Đức đã cảm nhận được mùi thơm từ cơ thể của cô gái. Qua làn tóc mềm mại, mùi thơm đó thấm dần vào máu, lan ra toàn thân.
Tào Mạnh Đức kéo cô ta vào lòng, như điên như cuồng hôn vào đôi môi hé nở, hôn bộ ngực trẻ trung căng đầy, và không ngần ngại gì sờ vào cả những nơi thầm kín của Hồng Đàn
Hồng Đàn hổn hển và nỉ non. Bóng đêm không làm cho cô gái hiến thân phải e lệ. Không đơn thuần là sự e lệ, có cả sự kính trọng, yêu thương và ngưỡng mộ.
Tào Mạnh Đức tìm thấy một cảm giác hoàn toàn mới lạ từ trên cơ thể của Hồng Đàn. Cảm giác ấy không bồng bột như ở cô Thu, không máy móc, cứng đơ như ở Đinh thị. Nó mượt mà, mềm mại, nóng bỏng và trong suốt...
Bỗng Tào Mạnh Đức có ý nghĩ cưới Hồng Đàn làm thiếp. Nhưng đấy chỉ là ý nghĩa, phút chốc đã tan biến.
° ° °
Mùng một tết. Từ sáng sớm, Tào Mạnh Đức đã ời Tuân Úc, Tào Nhân và một số quan văn võ đến phủ. Chỉ mới mấy ngày không gặp, mà Tào Mạnh Đức như tươi và trẻ trung hẳn ra. Mọi người không hiểu chúa công đã có điều gì cực kỳ vui vẻ. Hạ Hầu Đôn hỏi trước:
- Năm mới vừa đến, không hiểu chúa công triệu tập chúng tôi đến đây để bàn chuyện gì?
Tào Mạnh Đức nói luôn:
- Ta định mời các vị đi săn ở Thọ Sơn. Ta không có gan như Tôn Quyền, bắn hổ để tiếng anh hùng được truyền tụng. Ta có thể săn được mấy con thỏ hoang, mấy con gà rừng. Trên đường đi có thể ngắm nhìn phong cảnh đồng ruộng, vườn tược của trăm họ. Không biết các vị có thích như vậy không
Tào Nhân nói:
- Mùng một đầu năm đã đi bắn, giết, e rằng...
Từ mấy chữ "phong cảnh đồng ruộng, vườn tược", Tuân Úc đã nhìn thấy một ý khác nữa của Tào Mạnh Đức. Vùng Thọ Sơn là vùng đói kém, người người cắn xé lẫn nhau, còn có gì gọi là phong cảnh. Tuân Úc đã suy nghĩ về vấn đề này. Muốn củng cố hậu phương, phải ưu tiên phát triền sản xuất. Nhưng làm thế nào để có thể củng cố và phát triển nông nghiệp thì còn phải suy nghĩ thêm. Bởi vậy Chúa công nói là đi săn, không bằng nói là đi quan sát thực địa những vùng nông thôn, tìm hiểu ý dân về vấn đề đại nghiệp. Đó là những điều thường thấy ở những người anh hùng, cho nên Tuân Úc nói:
- Chúa công nghĩ rất hay. Ngày đông tháng giá, thỏ hoang và gà rừng hoạt động kém, không phải bắn giết, có thể đuổi bắt được.
Tào Nhân làu bàu:
- Đi thì đi. Chỉ sợ thỏ và gà cũng chết đói hết rồi!
Tào Mạnh Đức nhìn Tào Nhân rồi lại nhìn Tuân Úc đang suy nghĩ, vuốt râu cười lớn...
° ° °
Cánh đồng mênh mông, đồi núi chập chùng, những cảnh hoang tàn sau chiến tranh, thôn xóm tiêu điều ngập chìm trong tuyết trắng. Đâu đó có tiếng chó sủa từ một xóm nhỏ hoang vắng làm cho cảnh vật càng thêm thê
Gót sắt của thần chiến tranh đi qua đâu, thì nơi đó làm gì còn có không khí của ngày tết.
Đoàn người của Tào Mạnh Đức ngồi trên mình ngựa, đi trên tuyết và băng, phát ra những tiếng lạo xạo.
- Tuân Úc, ta nghe Trình Dục nói có một người tên là Quách Gia, tự là Phụng Hiếu, Viên Thuật không thích nên cho làm chân thư lại. Ông ta không phục, hai cha con bỏ về ở ẩn tại miền Đông Hà này. Nghe nói người đó văn thao vũ lược, thân tình với Trình Dục, coi nhau như tri kỷ. Có được người này, chúng ta như hổ thêm vuốt.
Tuân Úc nói:
- Suýt nữa tôi quên mất việc đó. Trí nhớ của chúa công thật là siêu việt. Chúng ta nên xuống ngựa dò tìm xem sao.
Vùng Đông Hà nằm trong phạm vi hàng mười dặm, xóm làng thưa thớt, người chết đã chết, kẻ bỏ đi đã đi, tìm kiếm một người đâu có dễ!
Tuân Úc nói:
- Người kỳ tài bao giờ cũng có cái đặc biệt, có thể chúng ta sẽ tìm thấy.
Tào Mạnh Đức xuống ngựa trước, và dặn mọi người đưa ngựa vào một chiếc tàu ngựa đã bỏ không, nhờ một bà nông dân gần đấy trông giúp và biếu tiền bà. Sau đó đoàn người đi trên tuyết thẳng tới một căn nhà ở phía xa. Một cái sân thật rộng. Ngày mùng một tết mà không thấy có một thứ gì ngoài một ông già đang lặng lẽ quét dọn những đống t
- Chào cụ, xin chúc cụ một năm mới khoẻ mạnh.
Tuân Úc đi lên trước chào hỏi.
Cụ già vẫn quét dọn tuyết. Có thể cụ điếc, cũng có thể cụ giả vờ như không nghe thấy.
Tào Nhân nói:
- Xin cụ cho nấu nhờ một ít cháo, hoặc một ít canh để chúng tôi ăn với lương khô. Xin biếu cụ vài lạng bạc.
- Cháo thì không có. Canh thì nấu được.
Cụ già không cầm tiền trước. Cụ đến chỗ chái nhà lấy một ít hạt tiêu rồi đi vào phòng. Tào Mạnh Đức đi theo sau. Cụ già mở vung một chiếc nồi ra. Mùi cỏ mục khó ngửi tràn ngập căn phòng.
Ai nấy cố nhìn xem, thấy trong nồi chỉ có vỏ và lá cây. Hạ Hầu Đôn bịt mũi quay đi. Duy có Tào Mạnh Đức và Tuân Úc thì chăm chú nhìn.
Cụ già múc vỏ cây và rau dại cho vào bát gỗ, chuẩn bị rắc hạt tiêu.
Tào Mạnh Đức bảo Tào Nhân lấy lương khô ra, và tự tay bỏ một gói lương khô vào trong nồi và nói:
- Xin cụ từ từ. Hôm nay chúng ta cùng ăn tết cho vui.
Không nói một lời nào, cụ già đậy vung lại và đi lấy thêm một ít củi khô cho vào l
Tuân Úc nhìn khắp lượt, và để ý đến một cây đàn cổ để trên một chiếc bàn cũ kỹ. Chiếc đàn tuy đã cũ, nhưng lại rất sạch, mặt đàn bóng nhoáng. Tuân Úc bỗng nghĩ: có thể là...
Trong lúc Tuân Úc đang chăm chú nhìn chiếc đàn, thì cụ già cũng lén nhìn những vị khách đến thăm nhà vào hôm mùng một này. Cụ già chú ý đặc biệt người khách đã đứng tuổi, vừa lùn vừa bé nhỏ, có đôi mắt sáng và khuôn mặt vuông vức. Cụ già suy nghĩ, ở cái thành Duyện Châu hàng mấy ngàn dặm, hết toán lính này đi qua, thì toán lính kia lại đến. Chúng tha hồ đốt, giết, cướp và hãm hiếp. Còn những người khách có dáng dấp quân nhân này cử chỉ lại hết sức lễ độ. Nhất là vị khách bỏ lương khô vào nồi có vẻ khang khác mọi người. Năm ngoái cụ già có vào thành Duyện Châu, đâu đâu người ta cũng nhắc đến nghĩa cử của Tào đô uý mở cửa kho phát gạo cho dân. Lẽ nào ông ta lại là... không, không phải! Cụ già lại tự phủ nhận những nhận xét của mình. Tào A Man là người đã từng giết hại bao nhiêu nghĩa quân ở Dĩnh Châu, Thanh Châu, không thể lại là con người hiền hậu này. Ông cụ còn nhớ rất rõ những câu chuyện người ta kể về Tào A Man khi còn nhỏ. Ngày nhỏ Tào A Man hay chơi bời quá độ, thích ca múa và gái đẹp. Đối với mọi người hay trí trá, lòng dạ không ngay thẳng. Một hôm ông chú đã mách với Tào Tung, cha của Tào A Man, những chuyện không hay của cậu. Khi bị cha mắng, cậu liền đảo mắt nghĩ ngay ra một quỷ kế. Một hôm thấy chú đến, Tào Mạnh Đức giả bộ ngã xuống đất, kiểu như người trúng gió. Chờ cho chú đi khỏi, Tào Mạnh Đức lại khoẻ mạnh như thường. Tào Tung nói: "Chú bảo con trúng phong, bây giờ đã khoẻ rồi sao? "Tào Mạnh Đức nói: "Có bao giờ .con bị như vậy đâu. Có điều là chú ghét, chú mới bảo con như vậy". Quả nhiên, Tào Tung tin lời con, nên bỏ ngoài tai những lời ông chú nói. Vì thế, Tào Mạnh Đức ngày càng phóng túng. Bấy giờ có người tên là Kiều Huyền nói với Tháo:
- Thiên hạ sắp loạn, phi có tay tài giỏi hơn đời thì không sao dẹp được loạn. Làm được như thế có lẽ chỉ có cậu!
Tào Mạnh Đức cho rằng Kiều Huyền châm chọc mình, nhưng không giận. Tào Mạnh Đức lén đến Nhữ Nam, tìm gặp Hứa Thiệu được coi là "thần bói" lúc bấy giờ. Tào Mạnh Đức hỏi:
- Như tôi là người thế nào?
Hứa Thiệu nhìn một lát từ đầu đến chân Tào Mạnh Đức rồi nói:
- Cậu là năng thần của đời trị và gian hùng của đời loạn!
Câu chuyện này làm cho hình tượng của Tào Mạnh Đức dần dần mờ nhạt trong tâm trí cụ già.
- Chúa công, chuẩn bị ăn thôi. - Hạ Hầu Đôn nói to để còn thức tỉnh cụ già và Tuân Úc đang suy nghĩ điều gì đó.
Tào Mạnh Đức xới một bát cơm thật đầy đưa đến tận tay cụ già. Cụ không từ chối và bắt đầu ăn ngay.
- Cụ thích đánh đàn phải không? - Tuân Úc bắt đầu gợi chuyện.
Cụ già thấy những người này không giống bọn người hay cướp phá. Họ thường giữ lễ với nhau, nên cụ yên tâm trò chuyện.
- Đàn là của con tôi, bỏ không đã lâu. - Cụ già trả lời.
Tuân Úc đã hiểu được ít nhiều nên không hỏi gì nữa
- Xin hỏi tướng quân là ai? Để sau này có thể đền đáp.
Tào Mạnh Đức đáp lễ rồi mới nói:
- Bỉ nhân họ Tào, tên là Tháo, tự Mạnh Đức, lúc nhỏ gọi là A Man.
Bát cơm trong tay cụ già rơi xuống. Lát sau, cụ quì trước mặt Tào Mạnh Đức mà nói:
- Lão phu có mắt như mù, làm phiền đến tướng quân, thật đáng tội.
- Miễn lễ, xin cụ đứng dậy. - Tào Mạnh Đức vội vàng đỡ cụ già dậy.
- Cha à! Hôm nay con gặp may, lúc đào rễ cây lại vớ được con thỏ đang bị rét cóng. Cũng làm được một bữa đây.
Lời nói vừa dứt, ở ngoài cửa đã xuất hiện một người thanh niên khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, dáng người thanh tú, quần áo tuy có phần rách cũ nhưng trông vẫn khác hẳn những người thường. Cử chỉ tỏ ra nhanh nhẹn và dứt khoát, nhất là giữa hai hàng mi lộ ra một cái gì đó thông minh khác thường.
Không để cụ già kịp nói chuyện với người thanh niên. Tuân Úc đã đi lên trước.
- Mùng một đầu năm, đệ có nên tấu một khúc đàn để được may mắn không?
Người thanh niên thủng thẳng đ
- Tiên sinh cũng biết Bá Nha không còn nữa nên lâu nay đệ không muốn cầm đàn.
Tào Mạnh Đức, Tào Nhân và Hạ Hầu Đôn đều ngẩn người vì câu trả lời đơn giản của chàng thanh niên.
- Bá Nha chưa chết. Ông đang phò tá cho người cứu nguy xã tắc, dân sinh.
Câu nói của Tuân Úc có nhiều ẩn ý.
Tào Mạnh Đức hiểu được những lời nói đó.
- Con không đến chào Tào tướng quân đi. - Lúc này cụ già mới kịp lên tiếng.
Người thanh niên nhìn kỹ Tào Mạnh Đức đang vuốt râu, cười, rồi mới đi đến trước mặt lễ phép nói:
- Tiểu nhân không biết có đại tướng quân đến thăm, xin nhận của Quách Gia này một lạy!
Tào Mạnh Đức đi lên trước đỡ Quách Gia dậy và nói:
- Quách hiền sĩ, Tào Mạnh Đức ta từ lâu đã mong được gặp mặt.
- Tào tướng quân, Trình Dục huynh vì sao không đến?
- Trước đây, Trình hiền sĩ có theo ta đi đánh Viên Thuật và Lã Bố, mệt mỏi quá sức, nên đang điều dưỡng ở trong thành Duyện Châu.
Tuân Úc nói:
- Tào tướng quân đang trên đường hỏi thăm, may mắn được gặp Quách hiền sĩ ở đây. Thật là không uổng công. Không hiểu là Quách hiền sĩ có chịu ra giúp Tào tướng quân hoàn thành công cuộc hưng quốc an bang, lập đại nghiệp cho đời sau không?
Quách Gia nói:
- Cho tôi được mạo muội hỏi Tào Tướng quân về tình trạng hiện nay.
Tuân Úc nói:
- Cách đây mấy hôm, tướng quân đã có quyết sách lớn nghênh đón Thiên tử. Nhưng hiện nay Hoàng thượng còn ở trong tay bọn Lý Thôi, Quách Dĩ. Phần nữa, chiến tranh liên miên, dân tình điêu đứng, kho tàng rỗng không, quân lương thiếu thốn, còn có khó khăn.
Quách Gia nói:
- May mắn được Tào tướng quân yêu mến! Tôi hiểu được lời nói của Khổng phu tử: "Bất sĩ vô lễ" 1. Loài nấm biết chọn gỗ mà sinh sản, người hiền tài phải chọn chủ mà làm việc. Những việc mà Trình huynh làm được, Quách Gia này chắc cũng làm được.
Những lời tâm huyết đó, khiến Tào Mạnh Đức cảm động không nói nên lời, mãi về sau mới run run cầm lấy tay Quách Gia nói nghẹn ngào:
- Thật là lòng trời sắp đặt. Trời đã không phụ ta. Xã tắc còn có hy vọng, còn có hy vọng.
Quách Gia nói:
- Xin các vị cử đi trước. Sắp xếp xong công việc của cha tôi, tôi sẽ đến Duyện Châu.
Tuân Úc nói:
- Cũng được. Chờ cho Tào tướng quân săn bắn ở Thọ Sơn về, chúng tôi sẽ đi Duyện Châu trước.
° ° °
Trời đã quá trưa. Những bông tuyết cuối cùng đã hết. Mặt trời đã ở tận đỉnh đầu không biết tự bao giờ. Tuyết ở miền Đông Hà đã tan dần. Cha con Quách Gia ra tiễn Tào Mạnh Đức cùng đoàn người đi đã xa, mãi đến lúc họ khuất bóng vào trong hẻm núi.
Nhờ được ăn no, ngựa lại khoẻ, nên chẳng mấy chốc đoàn người đến chân núi phía nam Thọ Sơn.
Một hòn sơn môn chắn mất lối đi vào Thọ Sơn. Thiên nhiên tạo nên hai con suối rất sâu hai bên sơn môn. Hai cánh núi thật hùng vĩ. Có một chiếc thang cũ, dài và cao nối với con đường rất hẹp đi vào trong núi.
- Một người khép lại, trăm người không mở ra được! - Tào Mạnh Đức nói như vậy.
Dưới chân phía nam Thọ Sơn, những sườn đồi thoai thoải ở phía đông cũng như ở phía tây đều có mầu hồng. Tuyết đã tan. Cảnh vật, dưới những tia nắng mùa đông, dìu dịu và ấm áp, trông thật thích mắt.
Phía trong sơn môn là những khoảnh đất rộng rãi, cây cỏ xanh tươi, khác hẳn với những cánh đồng hoang trơ trụi, cây cỏ lơ thơ ở bên ngoài dãy núi. Xung quanh những khoảnh đất màu xanh ấy là những lều trại, khác hẳn với những căn nhà của người nông dân.
- Thật là một thế giới khác lạ. Lẽ nào lại có người ở trong sơn môn này. - Tuân Úc cảm thấy buồn bã. Ngọn lửa chiến tranh đã đi qua mảnh đất này, nếu không phải là những người sống sót sau các cuộc tàn sát, cướp bóc vừa qua, thì hẳn là những binh sĩ từ đâu đến đây sinh sống.
Tào Mạnh Đức và những người cùng đi buộc ngựa nơi lùm cây phía ngoài sơn môn, để mấy tên lính theo hầu ở lại trông nom, sau đó đi về phía sơn môn. Tào Mạnh Đức dặn mọi người phải hết sức cẩn thận, tuỳ cơ mà dùng cung tên hay đao kiếm.
Sơn môn đóng chặt. Đây là lối đi duy nhất dẫn đến chân núi phía nam Thọ Sơn. Hạ Hầu Đôn nói:
- Chúa công, chúng ta nên quay về phủ. Ở đây địa hình phức tạp, dân tình hỗn loạn, đói kém, đến nỗi phải ăn thịt người họ cũng không từ.
- Khi còn nhỏ ta đã đi săn, không mấy khi có được dịp như thế này, làm sao có thể bỏ về được!
Tào Mạnh Đức đến gõ vào sơn môn.
Một sự yên lặng đến kỳ cục. Trong sơn môn không có một tiếng động nào cả. Tào Nhân nóng nảy, bước nhanh tới sơn môn và đấm mạnh bằng cả nắm đấm của mình. S môn rung lên một chút, rồi lại yên tĩnh như cũ.
Mọi người đang chưa biết làm cách nào, thì trong sơn môn đã có tiếng động, tiếng va chạm của dao, kích và gậy gộc.
Tào Mạnh Đức kinh ngạc, lùi xuống mấy bậc đá. Hạ Hầu Đôn vội lên đứng chắn ngang trước mặt.
Riêng Tào Nhân thì không né tránh gì cả, vẫn đứng như một cột thép ngay ở cửa sơn môn.
Sau một tiếng hô nào đấy, một lũ người tay cầm dao, kích và gậy gộc xông ra. Cầm đầu là một người tay cầm dao to, rắn chắc hơn Tào Nhân, sau chiếc áo rét là những cơ bắp nổi lên cuồn cuộn.
- Bọn cướp ở đâu dám đến đây gõ cửa sơn môn mạnh như vậy? - Giọng người đó vang như chuông.
Tuân Úc chạy lên trước đáp lễ và nói:
- Tráng sĩ, chúng tôi từ xa tới. Nghe nói săn bắn ở đây rất tốt. Không ngờ làm kinh động đến các vị. Vậy xin tráng sĩ bớt giận!
Tráng sĩ khịt một tiếng như có sấm ở trong mũi rồi nói:
- Sơn môn này chỉ mở cho những ai đi lấy vỏ cây, đi đào rễ cây. Xem ra các người không phải là đám nông dân nghèo khổ. Chắc là sung sướng quá rồi, tìm đến đây để tiêu khiển! Mau mau nộp ra đây vài lạng bạc rồi hẵng nói chuyện.
Tào Nhân đã nổi nóng, nên giọng nói rất nghiêm
- Là nhân sĩ ở vùng nào? Sao không ở nhà cày cấy làm ăn, mà lại đến đây chiếm núi xưng vương.
- Ta không bao giờ phải giấu giếm, ta là Hứa Chử, người nước Bái. Quan quân bức hại chúng ta phải đến đây. Ta không muốn lừa dối mọi người, chỉ muốn mượn mảnh đất này để nuôi sống những anh em cùng cảnh như ta. Nhà ngươi thì khỏi phải nói, ngay cả Tào Mạnh Đức có đánh đến đây ta cũng sẽ đánh cho không còn một mảnh giáp.
Hứa Chử làm bộ như không có ai dám động đến mình.
Tào Nhân không chịu được nữa, rút kiếm ra ngay.
Hứa Chử cười như điên:
- Hứa Chử ta đã lâu không được chém giết. Giết hết lũ quan kẻ cướp chúng mày để ăn tết cho vui.
Nói chưa dứt Hứa Chử đã vung dao khai chiến.
- Hứa đại ca, đại ca, đừng tay đã!
Quách Gia hét lớn từ trên lưng ngựa và nhanh chóng nhảy xuống, lên mấy bậc đá, đứng vào giữa Tào Nhân và Hứa Chử:
- Hứa đại ca, suýt nữa đại ca gây ra tai hoạ lớn. Đây chính là người mấy hôm trước, vất vả đi hàng trăm dặm đường truyền tin Tào tướng quân mở cửa kho phát chẩn cho dân.
Quách Gia dẫn Hứa Chử đNớc mặt Tào Mạnh Đức. Hứa Chử cúi đầu bái lạy:
- Hứa Chủ này là người thô lỗ, không biết là Tào tướng quân đến thăm. Xin nhận của đệ một lạy.
Tào Mạnh Đức cầm cánh tay trơn bóng của Hứa Chử và nói:
- Tráng sĩ không phải bối rối. Thật khó có được một người anh vũ như thế này. Xin hãy đứng dậy!
Quách Gia nói:
- Đệ đã nghĩ đến đại ca, sợ đại ca kinh động tướng quân, nên mới phóng ngựa ra đây, nếu chậm một chút nữa, e đại ca đã gây ra hoạ lớn.
Hứa Chử ngập ngừng:
- Làm sao mà biết được...
- Đệ có ý lo mọi việc cho cha xong, sẽ theo Tào tướng quân về Duyện Châu cùng lo việc lớn. Không biết Hứa đại ca nghĩ như thế nào?
Hứa Chử có phần do dự.
Quách Gia lại nói:
- Chiếm núi xưng vương không phải là ý nguyện của người đại trượng phu. Trước đây đệ không nghe huynh dọn vào trong núi cũng vì lẽ đó. Huynh xem, chiếc đàn cổ của đệ đã ở trên lưng ngựa. Huynh trưởng Trình Dục đã theo Tào tướng quân trước chúng ta rồi. Huynh còn do dự gì nữa. Tào tướng quân là anh tài cái thế. Huynh làm gì cũng dứt khoát, nhanh nhẹn, hôm nay làm sao cứ như cô dâu về nhà chồng vậy!
Hứa Chử nghe biết một người như Trình Dục cũng đã đi theo Tào Mạnh Đức, giờ lại nghe lời khuyên có tình có lý của Quách Gia nên vội nói luôn:
- Hiền đệ khỏi phải nói nữa, ta về núi thu xếp, ngày mai sẽ đưa mấy trăm anh em về Duyện Châu.
Hứa Chử, Quách Gia đi trước mở đường dẫn Tào Mạnh Đức và những người khác vào trong núi.
Tào Mạnh Đức nói nhỏ với Tuân Úc.
- Cuộc săn lần này thế nào?
Tuân Úc chỉ cười.
° ° °
Mấy ngày tết trôi qua rất nhanh.
Theo ý Tuân Úc và Trình Dục lập đô ở Hứa Xương là tốt nhất. Hứa Xương ở về phía đông nam thành Lạc Dương, thuộc vùng Dự Châu. Một năm làm cho Hiến đế thoát khỏi ảnh hưởng của quân khu Tư Lệ, quân Tây Lương. Mặt khác Hứa Xương rất gần huyện Tiêu, quê hương của Tào Mạnh Đức. Ở đây con người thật thà chất phác, Tào Mạnh Đức dễ dàng gần gũi với bà con. Nhưng điều kiện tiên quyết là phải tiêu diệt bằng hết thế lực các đoàn quân khác ở phía nam Dự Châu, nhất là các quận huyện thân Viên Thuật.
Ngày mười lăm đầu năm, Tào Mạnh Đức dẫn quân đóng đồn ở Vũ Bình. Trần Quận thừa tướng Viên Tự, thân Viên Thuật, phái hai viên đại tướng Từ Kiệt và Trương Cảm ra nghênh chiến. Hứa Chử chẳng khó khăn gì đã chém giết hai viên tướng đó. Tào Mạnh Đức ban thưởng Hứa Chử, phong làm Vạn kỵ tướng quân. Viên Tự mất hết khí thế, nghĩ rằng tình cảnh Viên Thuật cũng chẳng còn bao lâu, nên đã đưa quân đầu hàng Tào Mạnh Đức. Tào Mạnh Đức lệnh cho Tuân Úc giữ Thành Duyện Châu, phái Tào Hồng dẫn ba nghìn quân đến An Ấp nghênh đón Hán Hiến đế, chuẩn bị tiến vào Hứa Xương. Và bản thân Tào Mạnh Đức cùng Quách Gia, Hứa Chử, Hạ Hầu Đôn bố trí lực lượng ở vùng Trần Quận, chuẩn bị đối phó với các đạo quân thân Viên Thuật ở vùng Nhữ Nam, Dĩnh Châu.
- Quách Gia, ta bố trí quân như thế nào? Hiện nay, quân của Lưu Tích và Hoàng Thiệu tuy mạnh nhưng lại phân tán, không kịp kết thành một sợi dây thừng, chúng ta tập trung lực lượng tiêu diệt từng anh một.
- Chúa công nói rất đúng. Cần phải vận dụng linh hoạt như trong binh pháp của Tôn Tử.
- Phụng Hiếu đã nói quá lời, chỉ là tài mọn có đáng kể chi.
Mới có nửa tháng, Tào Mạnh Đức đã quét sạch binh lính của Lưu Tích và Hoàng Thiệu. Hà Nghị, Hà Mạn và một số toán quân nhỏ cũng lần lượt xin hàng. Tào Mạnh Đức đối đãi khoan dung, chỉnh đốn lại hàng ngũ, từng người đóng quân tại chỗ, đề phòng quân của Viên Thuật, Lưu Biểu xâm nhập.
Đồng thời với việc đó, các lực lượng khác ở gần Hứa Xương đã bị quét sạch. Tào Mạnh Đức lệnh cho Tuân Úc chuẩn bị dời đô về Hứa Xương, và đổi tên Hứa Xương thành Hứa Đô.
° ° °
Trong lịch sử, cứ mười vị Hoàng đế thì có đến chín vị bất hạnh. Có thể Hán Hiến đế là một trong các vị đó. Hơn mười tuổi đã phải khoác lên mình tấm áo hoàng bào, nhưng chưa một lần có quyền thực sự. Chủ tể thiên hạ là Đổng Trác. Đến khi Vương Doãn giết Đổng Trác, những tưởng tình thế sẽ đổi thay, nào ngờ lại rơi vào tay bọn Lý Thôi, Quách Dĩ. Hiện nay bọn Đổng Thừa lại đang làm chủ. Hán Hiến đế từ lâu đã nghe danh Tào Mạnh Đức ở Dĩnh Châu. Gần đây mới nhận được mật thư của Tào Mạnh Đức từ Duyện Châu gửi tới: "Dân không thể một ngày vắng chủ - Ngày nay trong nước loạn lạc. Thần vô cùng lo lắng. Phò trợ thánh chủ, vỗ yên thiên hạ là nguyện ước của Mạnh Đức này. Xin Hoàng thượng giữ gìn long thể, không quá ưu lo. Chờ khi Mạnh Đức bình định quân giặc ở Dự Châu sẽ chọn ngày lành tháng tốt, thân đến nghênh đón xa giá". Đọc xong thư mật, Hán Hiến đế cảm kích khôn nguôi. Quý hoá quá, thật là quý hoá! Trong lúc sơn hà điêu đứng, thật khó có một nhân tài, chí khí cao xa, yêu nước , thương dân như thế này.
Một buổi sáng tháng hai, trong thành Lạc Dương tiêu điều và lạnh lẽo, Hán Hiến đế được Đổng Thừa đưa lên mặt thành. Ở đây từng khóm mẫu đơn đang đâm chồi nẩy lộc xanh tốt. Lẫn trong gió xuân dìu dịu một mùi thơm thoang thoảng. Mẫu đơn Lạc Dương là nhất thiên hạ. Mùa hè đến, thành Lạc Dương là vương quốc của mẫu đơn. Hán Hiến đế nhìn những đàn chim én, lướt qua mặt thành, bay về phương nam mà lòng đầy cảm khái. Người không phải là thảo mộc, đó là nhân tính bình thường nhất. Làm một vị đế vương những lúc hô phong hoán vũ thật là oai phong. Nhưng hễ bước chân xuống khỏi điện Kim Loan là gặp ngay những điều bất trắc. Muốn sống một ngày như người dân thường cũng không được. Ở đây, anh cướp, tôi đoạư một khối thịt biết đi, chẳng có suy nghĩ và cũng chẳng có tự do. Nếu được tái sinh nhất định ta sẽ là một thứ dân. Cho dù cuộc sống có khốn khó, hoang dã bao nhiêu đi nữa, vẫn hơn cuộc sống của ta hiện nay rất nhiều. Và khi phóng tầm mắt vượt qua núi non trùng điệp, nhìn về hướng Hứa Xương, trong lòng Hiến đế như có một luồng ánh sáng mới mẻ, hình như bầu trời nơi Hứa Đô kia cũng sáng láng hơn, xinh đẹp hơn.
Lúc bấy giờ, lòng dạ Hiến đế chỉ có một mong muốn: ngày mà quân Tào dẹp yên thiên hạ chóng đến hơn. Ngày vui ca khúc thanh bình cũng chóng đến hơn.
Thái uý Dương Bưu tiến lên trước tâu với Hiến đế.
- Tào Mạnh Đức ở Sơn Đông là người có thực lực hùng mạnh, có thể truyền gọi về triều phò tá vương thất.
Hiến đế mừng rỡ nói:
- Ta sẽ giáng chiếu, truyền Tào tướng quân vào cung bàn bạc việc nước. Dương Bưu lo liệu việc này ngay.
° ° °
Viên Thiệu tự thấy lực lượng của mình mạnh hơn bên Tào Mạnh Đức nhiều lần, nên rất không hài lòng việc Tào Mạnh Đức nghênh đón Hoàng thượng. Nhiều lần gửi thư cho Tào Mạnh Đức, trong thư chỉ gọi là A Man, và có lời lẽ ác động, nhục mạ. Tào Mạnh Đức nói: "Chim sẻ đòi có ý chí của hồng hạc!". Không phải bận tâm. Tào Mạnh Đức tuy không thèm đọc thư của Viên Thiệu, nhưng trong lòng vẫn có điều gì đó không yên. Vào buổi hoàng hôn hôm đó, Tào Mạnh Đức ời Quách Gia đến để thổ lộ những nỗi khổ tâm của mình.
- Ta rất muốn cho anh chàng vô phép tắc đó một bài học, nhưng hiềm vì lực lượng của chúng ta còn yếu, làm thế nào bây giờ?
Từ sau khi theo Tào Mạnh Đức, Quách Gia cảm thấy thích thú. Con người này tuy bé nhỏ, lùn nhưng cường tráng, tư duy vô cùng nhạy bén. Có lần Quách Gia đã vui vẻ nói với Trình Dục:
- Đó mới thực sự là một ông chủ để đệ phù trợ.
Quách Gia nói với Mạnh Đức:
- Hàn Tín chịu được cái nhục chui qua háng, mấy câu chửi mắng đó có nghĩa lý gì! Chúa công như biển cả dung nạp được hàng trăm con sông. Viên Thiệu nhỏ mọn chỉ là một kẻ tiểu nhân. Trong lòng chúa công chứa cả thiên hạ, việc gì phải đối đáp với một kẻ hèn như vậy.
Tào Mạnh Đức rót thêm cho Quách Gia một chén rượu. Quách Gia lại nói:
- Về mặt lực lượng Lưu Bang thua xa Hạng Vũ. Chúa công biết rõ điều đó. Nhưng về mặt trí tuệ Lưu Bang hơn hẳn Hạng Vũ. Cho nên Hạng Vũ tuy mạnh nhưng rốt cuộc cũng phải bỏ mình ở Ô Giang. Sau khi quan sát tỉ mỉ tình hình giữa chúa công và Viên Thiệu, tôi nghĩ hai người cũng giống như Lưu Bang và Hạng Vũ. Viên Thiệu có mười phần bại, chúa công có mười phần thắng. Bề ngoài Viên Thiệu có vẻ mạnh, nhưng hoàn toàn không phải là đối thủ của chúa công.
Tào Mạnh Đức nghe xong cảm thấy thú vị. Song Tào Mạnh Đức lại rất muốn biết những điều phân tích của Quách Gia có gì khác với sự đánh giá của mình. Tào Mạnh Đức ngửa cổ uống một hơi hết chén rượu và hỏi dồn:
- Thế theo cách nhìn của ngài, ta có cái gì gọi là mười phần thắng và Viên Thiệu có mười phần thua là ở chỗ nào?
Quách Gia vừa đi lại vừa phân tích:
- Viên Thiệu xử sự khách khí với người khác, chuộng cái bề ngoài, lễ nghĩa phiền phức, khiến cho những người tài hoa khó chịu. Tào công chân thành và tự nhiên đối với mọi người, không chuộng hình thức, "đạo" như vậy là thắng. Viên Thiệu cắt đất xưng hùng, coi mình là nhất. Tào công nghênh đón Thiên tử, hợp với lòng người, "nghĩa" như vậy là thắng. Từ hai đời vua Hoàn, Linh đế đến nay, quyền lực nhà nước suy yếu, trật tự xã hội đảo lộn, Viên Thiệu xem thường pháp luật, thích làm những việc có lợi. Tào công thì chỉnh đốn pháp luật, giành lại quyền lực cho nhà nước, như vậy là thắng về "trị". Viên Thiệu đối ngoại tỏ ra khoan dung, đối nội thì ghen tỵ, nghi hoặc, bởi vậy, trong chính trường gồm toàn thân thích và anh em. Tào công dung nạp nhân tài, dùng người không kể huyết thống xa gần, như vậy là thắng về "độ". Viên Thiệu tuy đa mưu, nhưng việc làm không quyết đoán, thua xa Tào công biết ứng biến, trong thiên biến vạn hoá công việc vẫn có hiệu quả, "mưu" như vậy là thắng. Viên Thiệu thích bàn luận những điều viển vông, chuộng hư danh, thích thú và tin dùng những kẻ tràng ba khoát bẩy. Trái lại Tào công luôn là người chân thành, xem thường hư vinh, trọng người hiền tài, như vậy là thắng về "đức". Viên Thiệu nhìn thấy người cơ hàn, khổ cực thì động lòng ngay. Nhưng Thiệu không nhìn thấy những nỗi khốn khổ của trăm họ. Tào công không bị ảnh hưởng vì những việc nhỏ trước mắt, luôn nắm việc lớn của thiên hạ, có ơn với mọi người, thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, như vậy là thắng về "nhân". Viên Thiệu hốt hoảng khi nhìn thấy cảnh các đại thần trong triều tranh giành cướp đoạt. Tào công có nhận thức độc đáo và toàn diện đối vớiệc cục bộ, "minh" như vậy là thắng...
Quách Gia thao thao bất tuyệt. Tào Mạnh Đức càng nghe càng hiểu thêm nhiều điều.
Đã xong ba tuần rượu. Nét mặt Quách Gia hồng hào trông càng nho nhã, tuấn tú.
- Quách hiền sĩ năm nay bao nhiêu tuổi?
- Đã hai mươi tám tuổi.
- Việc hôn nhân thế nào?
- Trước đây bốn biển là nhà, chưa có dịp nghĩ tới chuyện đó.
Tào Mạnh Đức thuận miệng nói luôn:
- Ta có một đứa con nuôi tên là Hồng Đàn, cầm, kỳ, thi, hoạ đều thông. Phu nhân thường coi như khuê nữ. Nếu được cùng Quách hiền sĩ cầm sắt, xướng hoà, khiến lòng ta cũng đỡ day dứt, không biết ý hiền sĩ thế nào?
Quách Gia chối từ nói:
- Tào công đã hậu tình với tôi, tôi không dám nhận thêm ân lớn ấy nữa.
Tào Mạnh Đức nói:
- Giai lấy vợ, gái gả chồng là chuyện thường tình. Sao phải...
Quách Gia nói rõ thêm:
- X đừng quá bận tâm. Tôi chỉ là một hàn sĩ, đến một tấc đất cắm dùi cũng chưa có, chỉ sợ làm thương tổn đến danh vọng của Tướng công.
Tào Mạnh Đức nói:
- Ban nãy Quách Gia vừa tán dương ta biết xử nhân với người dưới, ăn ở không phân biệt sang, hèn. Vả Quách hiền sĩ tiền đồ còn rộng lớn.
Quách Gia đã bị bức đến không còn đường rút lui nên đành nói:
- Chúa công đối xử như vậy, Quách Gia tôi có phải đến mười lần chết vì Tướng công cũng cam lòng. Nhưng hiện nay công danh chưa thành, nên chưa dám nhận ân lớn đó. Chờ sau này mọi việc thay đổi, sẽ nói tới chuyện ấy cũng chưa muộn!
Tào Mạnh Đức bỗng cảm thấy ngỡ ngàng khi nói ra những điều như vậy. Qua ý kiến của Quách Gia, Tào Mạnh Đức bỗng chuyển hướng câu chuyện:
- Một người có nhân phẩm như Quách hiền sĩ thật là khó hiếm. Đã nói vậy thì ta cũng không ép buộc. Hơn nữa ta cũng chưa nói chuyện này với Hồng Đàn. Người con gái ấy cũng có những nhận thức độc đáo về con trai, chưa chắc là... Nào, nâng cốc! Chuyện vừa rồi coi như là chuyện nói vui!
Quách Gia lặng lẽ nâng cốc rượu.
Sau khi thiên cung về Lạc Dương, Hán Hiến đế xuống chiếu đổi hiệu Hưng Bình thành Kiến An năm đầu. Đúng vào năm mất mùa, thành trì phồn hoa xưa kia gồm mấy trăm hộ dân, nay đều rơi vào cảnh đói kém. Người người bỏ ra ngoài thành đào rễ cây, nhặt rau dại về ăn qua ngày.
Tào Mạnh Đức nghe nói Hán Hiến đế đã định cung ở thành Lạc Dương, bèn cùng với Tuân Úc bàn chuyện nghênh giá. Tuân Úc nói:
- Thời cơ không nên để mất, thời gian không chờ đợi chúng ta. Trước kia Tấn Văn Công thu nạp Chu Văn Vương, chư hầu bái phục, Hán Cao Tổ phát tang Nghĩa đế, thiên hạ qui tâm. Ngày nay Thiên tử gặp cảnh lao đao, tướng quân không ngại nguy hiểm, khởi xướng nghĩa binh phù hợp lòng người. Nay thời cơ đến mà không quyết, e người khác sẽ giành mất.
Tào Mạnh Đức nói:
- Nhanh chóng tiến về Lạc Dương tiếp giá!
° ° °
Lúc này, Lý Thôi, Quách Dĩ chẳng mấy chốc sẽ đuổi đến Lạc Dương. Đổng Thừa bàn với Hiến đế đi tránh nạn ở Sơn Đông. Đoàn người cùng Thiên tử mới đi khỏi Lạc Dương một hai dặm thì trước mặt đã có đại quân. Đó là Hạ Hầu Đôn dẫn đại quân đến trước. Thấy vậy Hiến đế mới yên tâm. Giờ đại quân của Lý Thôi, Quách Dĩ cũng kịp đến ngoài thành Lạc Dương. Hạ Hầu Đôn và Tào Nhân chia quân thành hai đạo kẹp lại, quân lính của Lý Thôi, Quách Dĩ bị đánh tan tác. Thiên tử trở về Lạc Dương. Ngày hôm sau, Tào Mạnh Đức dẫn quân về thành Lạc Dương. Sau khi cắt đặt xong xuôi mới vào thành gặp Hiến đế.
- Thần trước nay chịu ơn mưa móc của Hoàng thượng, ngày nay mới có cơ hội tốt lành. Thần đã dẫn quân dẹp yên lũ nghịch tử, gian thần khắp nơi. Mong bệ hạ coi x tắc làm trọng, giữ gìn long thể.
Hiến đế thấy Tào Mạnh Đức tuy lùn, nhỏ, nhưng cử chỉ và lời nói dứt khoát, minh mẫn, cho rằng người này về sau sẽ làm nên nghiệp lớn, nên phong Tào Mạnh Đức làm Tư Lệ Hiệu uý.
Ngay hôm đó Tào Mạnh Đức và thuộc hạ mật bàn về chuyện dời đô. Sau đấy có người đến triệu Tào Mạnh Đức vào cung bàn việc. Tào Mạnh Đức thấy người đó mi dài, mắt đẹp, sắc mặt hồng hào, tinh thần phấn chấn, liền nghĩ thầm: quan lại, quân dân ở Lạc Dương ai ai cũng vàng võ vì thiếu ăn, người này liệu có cách điều dưỡng gì mà được như thế? Tào Mạnh hỏi vui:
- Ngày nay trời làm đói kém, từ quân đến thứ dân, ai ai cũng có vẻ đói. Trông ngài thật khoẻ mạnh, xin dám hỏi điều dưỡng thế nào mà được như vậy?
Người đó đáp:
- Thưa tôi cũng không có phép gì lạ cho lắm, vốn chỉ ăn nhạt ba mươi năm nay.
Thế rồi Tào Mạnh Đức cùng người ấy bàn về những chuyện lớn trong thiên hạ. Người đó trình bày rõ những ý kiến riêng của mình. Anh ta tên là Đổng Chiêu, người ở Định Đào, Lạc Dương. Trước đây làm việc ở chỗ Viên Thiệu. Về sau nghe nói Thiên tử đã dời đô, bèn tìm đến Triều đình và được phong Chính nghị lang.
Đổng Chiêu nói:
- Các chư tướng trong triều nhiều người nhiều ý, chắc gì đã phục tùng việc dấy binh trừ bạo của ngài. Nên việc di giá về Hứa Đô là kế sách vẹn
Nghe Đổng Chiêu nói, Tào Mạnh Đức càng quyết tâm, nên ngày hôm sau vào cung tâu với Hiến Đế.
- Đông đô Lạc Dương hoang phế. Việc vận chuyển lương thực quá khó khăn. Hứa Đô của Lỗ Dương thành quách, cung thất, tiền bạc vật dụng, tất tất đầy đủ, nên thần cầu xin Hoàng thượng cho dời cung về Hứa Đô.
Hiến đế từng sai Thi Trung thái sử lịch là Vương Lập tính toán về đường trời đất xem sao. Vương Lập nói:
- Mệnh trời đã định, nhà Hán lấy mệnh hoả của vua, Hứa Đô thuộc thổ. Thay hoả là thổ, thay nhà Hán có lẽ là ở đất Nguỵ.
Hiến đế đồng ý. Trời đã định thế, còn nói gì nữa!
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...