Ngày hôm nay làm sao vậy?
Tất cả mọi bàn luận đều liên quan đến Tào Bằng.
Tuân Úc lấy ra mấy quyển công văn dâng lên trước mặt Tào Tháo:
- Đây là tấu sớ vừa nhận được từ quận Hà Tây, Hữu Học muốn thúc đẩy binh chế ở Hà Tây gồm binh nông hợp nhất, quân đội kết hợp chăn nuôi gọi là Phủ binh. Căn cứ vào tình hình của năm thị trấn ở Hà Tây hiện nay mà nói thì Phủ binh này rất thích hợp. Nhưng tự ý thay đổi nội quy quân đội là điều trọng đại, Hữu Học hình như cũng hơi do dự. Cho nên dâng tấu thỉnh cầu cho thi hành ở Hà Tây…. Chuyện này tại hạ cũng không dám quyết, đành xin Tư Không định đoạt.
Phủ binh!
Tào Tháo nhíu mày, cũng cảm thấy có chút khó xử.
Đây là nội quy quân đội được lập ra từ thời Hán, không phải tùy tiện là có thể thay đổi được.
Nếu sửa đổi không tốt, rất có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đúng như Tuân Úc đã nói, đây không phải là việc nhỏ! Nhưng vấn đề là, đang yên đang lành tại sao Tào Bằng lại muốn thay đổi nội quy quân đội? Ở đây có điều gì đó kỳ lạ… Nếu nói hắn có dã tâm thì chuyện thay đổi quy chế quân đội này đáng nhẽ phải lén lút tiến hành, nếu không có dã tâm, tại sao lại muốn thi hành chế độ Phủ binh ở Hà Tây?
Ở Hà Tây, thi hành chế độ Phủ binh không phải là vấn đề lớn.
Trên thực tế, mặc dù hiện tại Hà Tây đã là một quận độc lập nhưng trong ấn tượng của rất nhiều người thì không phải như vậy. Hà Tây vẫn luôn bị coi là một nơi hoang vu. Nếu không phải là Tào Bằng chủ động yêu cầu thì Tào Tháo cũng không để ý đến vùng đất này. Thi hành nội quy quân đội mới ở một nơi không ai quan tâm cũng không phải là điều gì to tát lắm. Tào Tháo cảm thấy nghi hoặc, không phải vì chế độ Phủ binh Tào Bằng nghĩ ra mà là mục đích của hắn.
Tào Tháo không nóng lòng xem nội dung chế độ Phủ binh mà ngẩng đầu hỏi:
- Còn có việc khác nữa sao?
Nếu là việc liên quan đến Hữu Học thì tấu trình luôn đi, chớ để ta phải đoán già đoán non nữa, tên tiểu tử này…
Tuân Úc nói:
- Còn một việc cũng liên quan tới Hữu Học.
Gã vừa nói vừa dâng lên một tấu sớ khác, gượng cười nói:
- Tiếp xúc với Hữu Học, tại hạ luôn cảm thấy hình như mình đã già rồi. Suy nghĩ của hắn rất cởi mở, khiến tại hạ khó theo kịp. Tấu sớ này, tại hạ cũng đã suy nghĩ rất lâu, dù chưa hiểu được dụng tâm của Hữu Học nhưng có thể nhận thấy tuyệt đối không đơn giản, Hữu Học dường như có ý tưởng lớn hơn.
- Có thể làm Văn Nhược bó tay, thật đúng là hiếm thấy.
Với tư cách là mưu chủ hàng đầu của Tào Tháo… Đúng vậy, chính là mưu chủ hàng đầu.
Trong lịch sử, trong năm mưu chủ chính của Tào Tháo, nếu nói quan trọng nhất thì không phải là Quách Gia, không phải Giả Hủ, thậm chí cũng không phải Trình Dục - người đầu tiên ủng hộ Tào Tháo và luôn kiên định hỗ trợ y, mà là người nhìn có vẻ nhu nhược đang đứng trước mặt…
Tuân Úc có ít kinh nghiệm chiến trận, trận chiến đặc sắc nhất e rằng chính là cuộc chiến Bộc Dương chống lại Lã Bố vào năm Hưng Bình Nguyên.
Nghe nói kế vườn không nhà trống của Gia Cát Lượng thật ra là bắt nguồn từ cuộc chiến Bộc Dương của Tuân Úc.
Còn Gia Cát Lượng cả đời cũng chưa hề sử dụng kế sách như vậy. Điều này dường như càng phù hợp với bản tính của Gia Cát Lượng, quân tử không đứng dưới bức tường sắp đổ! Cho dù trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Gia Cát Lượng phải dùng kế vườn không nhà trống là bắt đắc dĩ. Nhưng dù sao cũng là bịa đặt. Người thực sự sử dụng kế vườn không nhà trống chính là Tuân Úc, bậc trượng phu có nội tâm cực kỳ mạnh mẽ…
Sau cuộc chiến Bộc Dương, Tuân Úc từ quân sự dần chuyển sang nội chính.
Khi Tào Tháo chinh phạt thiên hạ, thông thường đều là Tuân Úc trấn thủ phía sau, tiếp viện tiền và lương thực, đảm bào quân lương của Tào Tháo không bị thiếu hụt.
Đó là một người giống như Tiêu Hà, mặc dù hắn ta luôn lắc lư giữa Hán Ngụy, nhưng lại là mưu thần được Tào Tháo tín nhiệm nhất.
Bây giờ Tuân Úc luôn cảm thấy khó xử, việc này cũng khiến Tào Tháo có chút hứng thú.
Y mở tấu sớ ra, cẩn thận đọc.
Sau một lát, y chợt nhíu mày lại, vẻ mặt mê hoặc. Nội dung tấu sớ thật này thật sự không đơn giản: Tào Bằng quyết định để y rút phần trong ngân lâu ra, xin phủ Tư Không tiếp nhận các công việc của ngân lâu.
Trên nền tảng duy trì công việc vốn có, Tào Bằng khẩn cầu Tào Tháo tăng cường quản lý tiền tệ.
Trong công văn, Tào Bằng một lần nữa trình bày lại đạo lý của giá trị đồng tiền, và gọi tiền tệ này là thể diện và tôn nghiêm của triều đình, là đại sự dân sinh. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, việc đầu tiên hắn ta làm là thống nhất tiền tệ để thúc đẩy lưu thông hàng hóa… Cho nên tiền là vũ khí hạng nặng của quốc gia, cần phải được triều đình nắm giữ và điều tiết!
Nội dung chủ yếu của sớ tấu là muốn Tào Tháo thay đổi tình hình hỗn loạn của thị trường tiền tệ hiện nay.
Những năm cuối thời Đông Hán, triều đình suy thoái, khiến cho tiền tệ trở nên hỗn loạn. Trước tiên có cuộc nổi loạn của Hoàng Cân làm cho chư hầu nổi dậy đề giành quyền đúc tiền; Sau là cuộc nổi loạn của Đổng Trác, tự do cấp phát tiền Vô Văn khiến thị trường tiền tệ thêm hỗn loạn, giá cả tăng lên, lạm phát xảy ra. Đến nay, các nơi tràn ngập tiền tự đúc, khiến tài chính quốc gia và thuế vụ ngày càng ít. Ý Tào Bằng muốn thông qua ngân lâu để thống nhất quản lý tiền tệ.
Đúc tiền, lưu thông phải xuất phát từ ngân lâu.
Như thế có thể từng bước tập trung kinh tế tài chính các nơi…
Tào Bằng không học kinh tế, nội dung tấu trương cũng chỉ là thu thập ý kiến thảo luận của nhiều người mà viết nên. Mặc dù có khả năng lớn nhất thích ứng với đặc điểm của thời đại này nhưng đọc lên cũng không tránh khỏi có phần trúc trắc và lộn xộn.
Tào Tháo đọc liền một mạch ba lần mới đại khái hiểu được ý của Tào Bằng.
Đây lại là một vấn đề vô cùng nhức nhối!
Tào Tháo từ sau khi nắm triều đình trong tay cũng đặc biệt coi trọng vấn đề tiền tệ. Qua nhiều năm cố gắng đưa giá cả Dự Châu từ mấy trăm tiền một đấu giảm còn hơn một trăm tiền như hiện nay, y còn khống chế thông qua việc điều chỉnh tiền tệ, dùng cách lấy tiền thật đào thải tiền giả. Tuy nhiên y có thể lấy tiền thật đào thải tiền giả thì các chư hầu cũng có thể thông qua tiền giả đào thài tiền thật để đối phó. Cứ như thế sẽ khiến cho tiền tệ trở nên hỗn loạn, tiền thật và tiền giả tràn ngập thị trường.
Cũng may, hành động của các chư hầu hiện nay phần lớn là tự điều chỉnh một cách không có ý thức chứ không phải đào thải có mục đích.
Nếu không, áp lực mà Tào Tháo phải chịu chắc chắn rất lớn.
Tào Bằng lần đầu tiên nêu lên chức năng riêng lẻ của tiền tệ, rõ ràng giúp Tào Tháo sáng tỏ thông suốt, như đã mở ra một cánh cửa.
Y ngẩng đầu nhìn về phía Tuân Úc, thấy Tuân Úc gật gật đầu.
Ý của gã là: cách này cũng không phải không thể thử…
Nhưng thay đổi chế độ tiền tệ cũng là một quá trình phức tạp, phải làm từ từ, cần tính toán và sắp xếp các phương diện, không thể giải quyết trong chốc lát.
- Văn Nhược thấy thế nào?
- Vẫn cần phải cân nhắc cẩn thận!
- Đã vậy, việc này giao cho ngươi xử lý.
À, sau này ngươi hãy nói chuyện với Trường Văn, bảo hắn triều đình muốn thu hồi tiền của ngân lâu trong tay hắn, xem hắn có đồng ý hay không. Việc này, ban đầu là do Trường Văn và Hữu Học đề xuất thì hãy để cho Trường Văn tạm nhận chức Thượng thư, Tư Không Chấn, tham gia quân sự… Văn Nhược, ngươi nói xem có cần triệu hồi Hữu Học về để hắn cũng tham gia vào việc này hay không?
- Việc này…
Tuân Úc nghe thế, do dự một lát rồilắc đầu tỏ vẻ không tán thành.
- Hiện nay chiến sự ở Lương Châu còn chưa ổn định.
Mã Đằng có chết cũng không cam tâm nên chưa chắc đã đồng ý bỏ qua như vậy. Tại hạ nghĩ chậm nhất là đến mùa thu năm sau, Mã Đằng sẽ phát động chiến sự để dành lợi ích lớn hơn nữa. Dù sao, hắn ta mất đi Võ Uy, căn cứ bị phá hủy, sao có thể nuốt giận?
Hữu Học mới bình định Võ Uy, lúc này thay người chỉ sợ chưa chắc có thể làm kinh hãi Tây Bắc… Hơn nữa, trước đây Hữu Học đã có tấu sớ, hiện giờ chắc hắn đã tới Để Trì gặp Tô Văn Sư và bàn bạc về vấn đề Tây Vực.
Nếu bây giờ triệu hồi hắn, Tô Văn Sư ắt sẽ có suy nghĩ khác, chẳng phải là kiếm củi ba năm thiêu một giờ sao? Ta nghĩ, chưa diệt được Mã Đằng thì không thể triệu Hữu Học trở về.
Tào Tháo nghe thế, liên tục gật đầu tỏ vẻ đồng ý.
- Lời của Văn Nhược cũng là ý của ta, vừa rồi chỉ là đùa vui thôi.
Y ngẫm nghĩ một lát, hạ giọng nói:
- Đã như thế, lúc trước miễn thuế mười năm cho Hà Tây có vẻ hơi nhỏ mọn… Lần này Hữu Học bị thiệt thòi lớn, hơn nữa cũng đóng góp rất nhiều công lao. Thế này, miễn thuế cho Hà Tây hai mươi năm để khen thưởng đi.
Hai mươi năm nghe có vẻ rất ưu đãi
Nhưng thực tế……
Lại chỉ là một lời hứa suông.
Ai biết được hai mươi năm sau, Hà Tây sẽ như thế nào?
Ít nhất trong ý nghĩa hiện giờ của Tào Tháo, Hà Tây vẫn là một nơi hoang dã và nghèo đói. Ở đó phía bắc giáp với Hung Nô và Tiên Ti, là nơi hay xẩy ra chiến tranh loạn lạc. Tiền thuế hai mươi năm là như thế nào? E rằng chẳng ai nói được rõ ràng.
Tuân Úc bàn bạc với Tào Tháo một lúc rồi xin cáo từ.
Còn Quách Gia vẫn không lên tiếng, chỉ lẳng lặng ngồi một bên cầm tấu trương về tiền tệ đó xem xét một lượt. Ánh mắt lóe lên tia sáng kỳ quái, hắn ta thầm gật đầu tán thưởng liên tục…
- Phụng Hiếu, ngươi thấy việc này thế nào?
Quách Gia ngẩng đầu, tỏ vẻ ngờ vực.
- Ta muốn nói về việc Hữu Học sửa đổi binh chế, bàn về chế độ tiền tệ.
Quách Gia bật cười:
- Nếu sửa binh chế thì ai sẽ là người có lợi?
- Hả?
- Còn đem phổ biến ra, ai sẽ là người chịu bêu danh?
Tào Tháo ngẩn ra, chợt bừng tỉnh.
Sửa đổi binh chế sẽ từng bước làm suy yếu ảnh hưởng của Hán thất, từ đó tăng cường lực khống chế của Tào Tháo đối với quân đội và triều đình.
Trong khi đó, người đề xuất sửa đổi binh chế sẽ hứng chịu sự công kích của đám thanh lưu kia.
Tào Bằng đề xuất thay đổi binh chế, còn người được lợi cuối cùng chính là Tào Tháo, trong khi đó hắn lại phải chịu sự phỉ báng thay cho Tào Tháo….
Ánh mắt Tào Tháo lập tức sáng bừng lên.
- Vậy chế độ tiền tệ này…
- Hữu Học nói, tiền giả đào thải tiền thật.
Đại thể ta có thể đoán ra dụng ý thật sự của hắn. À, tấu sớ này của Hữu Học đã nói rõ chế độ tiền tệ, thực mỗ Ba Thục. Hắn muốn Chủ công khống chế điều này… Ồ, chức năng tiền tệ có lẽ chính là cuộc phát động công kích của hắn với Ba Thục.
Tào Tháo bỗng nheo mắt lại.
Một lát sau, y đột nhiên nói:
- Phụng Hiếu giờ hãy đi tìm Văn Nhược đi, nói với hắn, việc chọn quan viên Trương Dịch ở Võ Uy tốt nhất vẫn nên để A Phúc tiến cử. Dù sao giờ hắn đang ở Tây Bắc, hiểu rõ hơn tình hình ở nơi đó.
Tào Tháo vô tình đã thay đổi cách xưng hô với Tào Bằng.
Từ việc gọi tên Tào Bằng, khôi phục lại cách gọi trước kia, kêu thẳng tên húy của hắn.
Đây cũng là một sự thay đổi tâm trạng, thể hiện Tào Tháo đã bớt cảnh giác Tào Bằng rất nhiều. Quách Gia vội vàng chắp tay tuân mệnh, trong lòng thầm nhủ:
- A Phúc ơi, A Phúc, chỉ mong ngươi một lòng vì việc công, nếu không đúng là đã phụ một phen khổ tâm khuyên giải này của ta… Không được, sau này phải nói với Thúc Tôn, để A Phúc ít gây khuấy động ở Lương Châu.
Từ lúc Quách Gia nhận Đặng Tắc làm đồng môn, y đã coi Tào Bằng là người một nhà.
Y hiểu rất rõ suy nghĩ của Tào Tháo, cũng biết Tào Tháo có chút băn khoăn về Tào Bằng. Vì thế, ngoài mặt y không hề nói đỡ cho Tào Bằng, nhưng ngấm ngầm làm suy giảm sự hoài nghi của Tào Tháo với Tào Bằng.
Nhìn từ tình hình hiện tại, hắn ta làm rất thành công.
Chỉ là có thể triệt để xóa bỏ mối lo ngại của Tào Tháo đối với Tào Bằng hay không?
Vẫn cần bản thân Tào Bằng chứng minh cho Tào Tháo thấy! Hai bản tấu sớ ngày hôm nay thật sự đến rất kịp thời…
Mùa thu tháng tám chính là lúc thời tiết sảng khoái nhất.
Nhược Thủy nằm ở quận Trương Dịch, thế nước chảy xiết, tuân trào liên tục. Nhược Thủy bắt nguồn từ núi Hợp Lê, là con sông chính của quận Trương Dịch. Trong 《 Thượng thư li cống 》đã có ghi lại. Trong 《 Tây Du ký 》 vốn được coi là một trong bốn tác phẩm nổi tiếng ở hậu thế cũng có một nơi tên là sông Lưu Sa. Con sông Lưu Sa này chính là bắt nguồn từ Nhược Thủy…
Tào Bằng nhận lời mời của Thái Thú Tửu Tuyền là Tô Tắc, dẫn Bạch gù binh qua Nhược Thủy vào tháng tám và tới Để Trì.
Tô Tắc đã chờ ở Để Trì từ lâu, sau khi thấy Tào Bằng cũng tỏ ra rất nhiệt tình, tối đó thiết yến khoản đãi ở trong huyện giải.
Tô Tắc có tên tự là Văn Sư, là người huyện Võ Công.
Người này còn trẻ nhưng nổi tiếng nhờ học thức và sự tài giỏi, vì thế được tiến cử làm Hiếu Liêm, sau đó là Mậu Tài. Năm Hưng Bình Nguyên, y nhậm chức Thái Thú của Tửu Tuyền cho đến nay. Tô Tắc trong lịch sử cũng lập nghiệp ở Tửu Tuyền, về sau tới An Định làm Thái Thú ở Võ Đô, nhờ uy danh để cai trị các nơi. Khi Tào Tháo chinh phạt Hán Trung, trên đường đi qua Võ Đô, thấy Tô Tắc liền cực kỳ vui mừng, lệnh cho hắn ta dẫn binh mã tấn công Hán Trung, đại phá Trương Lỗ. Sau đó lại lệnh cho Tô Tắc thông đạo ở Hà Tây, là Thái Thú vào thành. Tô Tắc đã dùng kế dụ dỗ, chiêu dụ Khương Hồ, sau khi có được trâu dê sẽ nuôi dưỡng những người già cô đơn, phân phát lương thực cho bách tính. Chưa được nửa tháng, lưu dân Lương Châu lần lượt quay về, hàng nghìn hộ nhân khẩu đều nằm trong quyền quản lý của Kim Thành.
Sau đó quay về Lũng Tây, Tô Tắc dẫn quân bao vây Khương Hồ, những kẻ mưu phản đều xin hàng hết.
Cuối cùng, Tô Tắc đã bình định loạn Khúc Diễn, được phong làm Giáo úy Khương Hồ, ban thưởng tước quan nội hầu…
Tô Tắc lúc sinh thời phần lớn ở Lương Châu, lần lượt bình định được vô số cuộc mưu loạn, thanh danh cực kỳ vang dội ở Lương Châu.
Sau khi Tào Phi đăng cơ đã từng đánh giá Tô Tắc là một quan thần ngay thẳng.
Trong Tam Quốc Chí, Tô Tắc cũng được nhắc đến riêng lẻ, gọi hắn ta là: dùng uy để dẹp loạn, vừa tinh thông chính sự lại anh dũng cương trực, xứng danh uy phong lẫm liệt.
Chẳng qua, trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tô Tắc còn chưa đăng đàn.
Cho nên Tào Bằng cũng hoàn toàn không ấn tượng với Tô Tắc.
Tô Tắc là một đại hán Quan Trung chuẩn mực, thân hình cao lớn, sức khỏe cường tráng.
Thử nghĩ xem, ở một nơi mà bọn Khương Hồ tàn sát bừa bãi ở Tửu Tuyền, môi trường gian khổ, nếu không có sức khỏe tốt, sao có thể làm nên đại sự? Ăn nói cũng phải có sự thẳng thắn của đại hán Tây Bắc, không hề có chút gượng ép…Tào Bằng bắt đầu có thiện cảm với Tô Tắc, còn Tô Tắc ư? Y cũng thầm khen ngợi Tào Bằng.
Lần này y mời Tào Bằng, một là muốn xác nhận chuyện của Trương Dịch.
Trâu Kỳ bị giết, Trương Dịch trở thành vô chủ. Theo ước định của Tô Tắc và Tào Bằng, Tào Bằng chỉ tới huyện Nhật Lặc, không dẫn binh qua Nhược Thủy. Các huyện khác đều do Tô Tắc quản lý. Đối với Tô Tắc mà nói, đây không phải là chuyện lớn gì, y chỉ muốn xác nhận một chút xem rốt cuộc Tào Bằng có dự định thế nào. Y lờ mờ có thể nhận ra sự coi trọng của Tào Bằng đối với hành lang Hà Tây. Còn Tô Tắc sống ở Tửu Tuyền đã lâu, đặc biệt hiểu rõ về Tây Vực, vì thế muốn trao đổi suy nghĩ với Tào Bằng.
Còn điểm thứ hai này, Tô Tắc muốn làm rõ kế hoạch tiếp theo của Tào Bằng.
- Tướng quân muốn mở con đường buôn bán ở Hà Tây, Kim Thành ắt phải kiên định mục tiêu.
Kim Thành không quản lý thương lộ Hà Tây không được. Ta biết quận Hà Tây của công tử, nhưng vẫn không đủ để khiến Tây Vực mở cửa ngõ.
Nói cách khác, việc mở ra con đường tơ lụa sẽ phát huy đầy đủ ưu thế của hành lang Hà Tây, quận Kim Thành có vị trí cực kỳ quan trọng.
Tào Bằng cũng rất tán thành quan điểm này của Tô Tắc. Chỉ dựa vào quận Hà Tây thì vẫn không thể phát huy hoàn toàn ưu thế của hành lang Hà Tây. Chỉ có triệt để kiểm soát Lương Châu, kết nối Sử Ti và hành lang Hà Tây thành một thể, mới có thể tái hiện lại con đường tơ lụa trước đây.
Có điều, kết nối Sử Ti và hành lang Hà Tây thành một thể không phải là chuyện dễ.
Tào Bằng trò chuyện vui vẻ với Tô Tắc, nhưng sau khi trở lại nơi ở, hắn lại chìm trong suy tư... Quận Kim Thành, Mã Đằng? Hắn viết năm chữ này trên giấy, ngón tay dồn dập gõ xuống bàn. Xem ra, đã đến lúc quyết phân thắng bại với Mã Đằng rồi!
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...