Ở hậu thế có rất nhiều người nghĩ rằng khi người xưa quyết chiến, hai quân đối đầu sau đó đánh giết để quyết phân thắng bại.
Nhưng còn trên thực tế?
Đoạn đầu binh pháp Tôn Tử có nói: chưa chiến mà tính thắng thì phải tính nhiều, chưa chiến mà tính không thắng là do tính ít. Tính nhiều thắng, tính ít không thắng, huống hồ không tính? Ta xem lần này thắng bại đã rõ.
Buổi tối, Giả Hủ và nghĩa tử Giả Tinh ngồi ở sau phủ Chấp Kim Ngô, nhìn cảnh tuyết rơi trong viện, uống rượu, trò chuyện với nhau. Tuyết trắng khiến cho đêm càng yên tĩnh. Gió không mạnh mà có phần dịu dàng. Trong tiểu đình, có một cái lư đang hâm nóng bình rượu. Hương thơm của rượu bay tứ phía khiến người phải thèm thuồng. Giả Hủ rất thích cảnh này, càng thích hơn là được nói chuyện trên trời dưới đất với hài tử.
Giả Mục không ở nhà. Từ khi Giả Hủ quy phục Tào Tháo thì Tào Tháo cực kỳ coi trọng cha con Giả thị. Không những Giả Hủ được làm Chấp Kim Ngô, Đô Đình Hậu mà Giả Mục còn được đảm nhiệm chức đình úy, làm trợ thủ cho Mãn Sủng. Mãn Sủng là người điên cuồng làm việc, thường xuyên làm việc cho đến hơn nửa đêm. Mà Giả Mục khi mới tới Hứa Đô cũng muốn có chút sự nghiệp nên cũng rất chăm chỉ làm việc. Cũng vì vậy mà Giả Mục nhanh chóng được Mãn Sủng xem trọng. Hai người làm việc quên hết tất cả, quên cả thời gian.
Giả Hủ đành phải kéo Giả Tinh ngồi uống rượu trong đình.
-Nay Tào công chưa khai chiến, chúng ta nên trù tính cho kỹ. Thử nhẩm lại cũng biết. Bắt đầu từ năm ngoái, y đã liên tục xuất binh đánh Trương Tú, Lã Bố, đốc phủ Quan Trung, chẳng ngoài mục đích là trận quyết chiến ngày hôm nay. Trương Bá Loan quy thuận càng giúp cho Tào công bớt đi một cái gai, có thể toàn lực đối phó với Viên Thiệu. Chỉ nhìn lại lúc đầu khi công phạt Hà Nội là đủ biết y đã an bài toàn bộ cục diện. Tang Phách xuất binh đến Bắc Hải, Đông An và Tề Quận, còn Trương Văn Viễn đóng binh ở Xạ Khuyển, chẳng khác nào như chặt đứt hai cánh tay của Viên Thiệu. Như vậy, ưu thế về binh lực vốn có của Viên Thiệu cũng không còn nữa.
-Nhưng mà…
Giả Tinh có vẻ hơi lo lắng một chút, lời nói tới miệng lại không bật ra được. Giả Hủ khẽ mỉm cười, hạ giọng nói:
-Thối Chi, cứ nói đừng ngại.
-Nhưng như vậy thì binh lực của Tào công không phải cũng bị phân tán sao?
-Đúng vậy.
Giả Hủ có phần khen ngợi khi nhìn Giả Tinh, trong lòng thầm thở dài một tiếng. Giả Mục giỏi pháp luật. Giả Phóng thích chiến sự. Nhưng bày mưu tính kế vốn là sở học của Giả Hủ lại không có người kế thừa. Hắn thật không nghĩ tới việc con nuôi của mình lại thích việc bày mưu tính kế, lại thường xuyên xin chỉ giáo khiến Giả Hủ cảm thấy an ủi vô cùng.
-Binh lực của Tào công quả thực là phân tán. Nhưng mặc dù Viên Thiệu có trăm vạn hùng binh cũng không thể huy động toàn bộ được. Gã nhất định sẽ phải qua sông từ Duyện Châu đến thẳng Hứa Đô. Mà trên đường đến Hứa Đô, ở Trần Lưu có Hạ Hầu Uyên trấn giữ, Tế Dương lại có Vu Cấm nắm giữ. Đại quân của Viên Thiệu lại chỉ có Diên Tân, Bạch Mã, Toan Tảo tới Hứa Đô. Vì vậy, binh lực hùng hậu của gã khó mà triển khai ưu thế được. Cho nên, Tào Công và Viên Thiệu một khi đã quyết chiến thì nhất định sẽ là một cuộc chiến trường kỳ, không phải một sớm một chiều là có thể chấm dứt được.
Nhưng Tào Công từ lâu đã hoàn thành bố cục, còn Viên Thiệu dấy binh có phần tùy ý khiến cho binh lực của gã vốn có ưu thế lại bị yếu đi. Theo ta thấy, trong trận chiến này, Tào Công và Viên Thiệu năm ăn năm thua. Ai có thể nắm được thời cơ trước thì người đó có thể giành được thắng lợi. Phải xem mưu trí và con mắt tinh tường của bọn họ thế nào đã.
Giả Tinh như thoáng chút suy nghĩ.
-Thối Chi, nếu như con là Viên Thiệu, khi chiến sự bước vào lúc căng thẳng thì con sẽ làm thế nào?
Giả Tinh ngẫm nghĩ một lúc rồi cười khổ lắc đầu.
-Con xin phụ thân chỉ giáo cho.
Giả Hủ trầm tư.
-Nếu như ta là Viên Thiệu thì nhất định sẽ cắt đứt đường lương thảo của Tào công.
-Hả?
-Đường lương thảo mà bị cắt thì sĩ khí tự nhiên sẽ loạn. Một khi lương thảo xảy ra vấn đề thì thắng thua sẽ rõ ràng.
-Phụ thân, ý người có phải là…
Khuôn mặt Giả Hủ chợt biến đổi thành hung dữ, hắn nói:
-Ta muốn cho tên Tào Hữu Học kia gặp rắc rối một phen.
-A?
Giả Tinh hơi sửng sốt, rồi chợt hiểu rõ ý Giả Hủ.
Vốn dĩ ban đầu, Giả Hủ định khi đến Hứa Đô sẽ giấu tài, khiêm tốn làm việc. Nào ngờ đâu một câu nói của Tào Bằng lại khiến cho Tào Tháo chú ý đến Giả Hủ hơn vài phần. Buổi nói chuyện trong bữa tiệc rượu đón tiếp kia càng khiến cho rất nhiều ngườibất mãn. Ví như Quách Gia đã nói thẳng là muốn xin Giả Hủ chỉ bảo cho. Giả Hủ lui cũng không được mà tiến cũng không xong, vô cùng nhức đầu. Mà tất cả cũng chỉ vì một câu nói của Tào Bằng kia. Hai ngày nay, Tào Tháo thường xuyên gọi Giả Hủ đến để hỏi kế sách.
Giả Hủ nghĩ muốn giấu dốt cũng phải nhìn người. Ở trước mặt Tào Tháo, hắn thật sự không thể giấu dốt. Vì ánh mắt Tào Tháo rất nham hiểm. Nếu chẳng may hắn bị Tào Tháo phát hiện ra thì sẽ sinh lòng ngờ vực. "Ta coi trọng ngươi mà ngươi còn muốn giấu dốt sao? Chẳng lẽ ý của ngươi là ta không đáng để được ngươi phò tá, hay là ngươi có tính toán riêng?"
Vì thế, khi Tào Tháo hỏi kế sách thì Giả Hủ phải cố mà trả lời cho tốt. Nhưng hắn càng không giấu tài thì sẽ càng khiến những người khác chú ý. Giả Hủ cũng không dám đụng chạm Tào Tháo, vì thế Tào Bằng trở thành nơi trút giận cho hắn.
Giả Tinh mỉm cười nói:
-Không biết phụ thân tính trừng trị Tào Hữu Học thế nào?
-Hừ!
Giả Hủ cười lạnh một tiếng, nâng chén rượu lên, uống một hơi cạn sạch.
Ngày hôm sau, Giả Hủ chủ động cầu kiến Tào Tháo.
-Chủ công, hai ngày nay Hủ xem xét mưu đồ của chủ công thì phát hiện ra một chỗ sơ hở.
-Ồ?
Tào Tháo nghe được thì tức khắc có hứng thú, có phần tò mò nhìn Giả Hủ.
Giả Hủ nói:
-Ta thấy cuộc chiến của chủ công với Viên Thiệu thế nào cũng kéo dài. Nếu như giằng co lâu ngày khó tránh Viên Thiệu không sinh quỷ kế.
-Quỷ kế gì?
-Nếu như ta là Viên Thiệu thì ta sẽ cắt đường lương thảo của chủ công.
Trong lòng Tào Tháo hồi hộp, đột nhiên toàn thân toát mồ hôi lạnh. Trong sách sử nói, Tào Tháo giỏi cướp lương của người khác cho nên đối với chính lương thảo của mình cũng hết sức coi trọng. Giả Hủ nhắc nhở khiến Tào Tháo không khỏi có chút hoảng sợ. Nếu đại chiến nổ ra, nếu nói Viên Thiệu thật sự phái người cướp lương thì bản thân y phải ứng phó thế nào đây? Đó cũng là vấn đề.
-Lời Văn Hòa nói rất đúng.
Y ngẫm nghĩ một chút:
-Không biết ngươi có diệu kế gì?
-Ta xem qua kế hoạch của chủ công thì cũng biết được nơi quyết chiến với Viên Thiệu.
-Hả?
Tào Tháo cười:
-Văn Hòa dựa vào đâu mà khẳng định như thế?
Nếu không thể giấu dốt thì đành phải thể hiện tài hoa. Nếu Giả Hủ đã quyết vậy thì nhất định sẽ không suy nghĩ nữa. Vì thế hắn chậm rãi nói:
- Viên Thiệu binh nhiều mà chủ công binh ít, đây là tình thế bất lợi. Sông Hoàng Hà dài ngàn dặm có bao nhiêu bến đò. Nếu như chia quân ra thủ thì khó mà đề phòng được. Chẳng những không thể ngăn cản Viên Thiệu mà ngược lại binh lực của chủ công sẽ càng thêm phân tán. Mà lúc này, Tuyên Cao đang chiếm giữ Tề Quận là mặt đông của chủ công. Trương Văn Viễn đóng quân Xạ Khuyển có thể kìm chân binh mã Tịnh Châu. Quan Trung có Vệ Khải và Chung Diêu, đủ để chủ công không phải lo loạn địch ở phía tây. Cho nên người khiến chủ công lo nghĩ chính là Viên Thiệu ở mặt chính diện. Chủ công lệnh Lưu Diên thủ vững Đông Quận e rằng chỉ là để kéo dài thời gian. Mà nơi quyết chiến thật sự chắc chắn là ở Quan Độ. Nơi này nằm trên thượng du Hồng Câu, kế bên rừng Biện Thủy.
Phía tây Hồng Câu là Hổ Lao và Củng Huyện, phía đông tiếp giáp Hoài Tứ, giáp với mặt bắc của Hứa Đô. Mặt đông có thể thành lá chắn, hiểm trở nhưng lại dễ thủ. Nếu Viên Thiệu đánh chiếm Hứa Đô thì nhất định sẽ qua Quan Độ. Chủ công cũng có thể dựa theo kế khiêu binh của Viên Thiệu mà quyết chiến. Hơn nữa, Quan Độ không cách xa Hứa Đô lắm, có thể đảm bảo đường lương thảo thông suốt.
Tào Tháo hít một hơi khí lạnh, ngạc nhiên nhìn Giả Hủ. Nếu nói trước kia y xem trọng Giả Hủ chỉ vì lời Tào Bằng nói thì bây giờ y bắt đầu cảm thấy vui mừng và may mắn vì cuối cùng Giả Hủ đã quy thuận. Nếu như Giả Hủ quy thuận Viên Thiệu thì kế sách tâm huyết bao năm, vất vả chuẩn bị của y sẽ bị người này liếc mắt là hiểu thấu được.
Nghĩ đến đây, Tào Tháo không dám khinh thường nữa, liền đứng dậy thi lễ với Giả Hủ:
-Xin Văn Hòa cứu ta.
Giả Hủ nói:
-Chủ công hà cớ gì phải lo lắng. Theo Hủ thấy, nếu Viên Thiệu muốn cắt đường lương thảo của chủ công thì cũng không có khả năng phái đại quân đi. Chủ công chỉ cần tuyển một người tâm phúc đóng giữ ở Mai Sơn là có thể bảo đảm đường lương thảo không bị đứt đoạn.Mai Sơn nằm ở phía tây nam của Trịnh châu. Thời Thanh triều, nơi đây từng được xưng là một trong tám cảnh đẹp nhất của Trịnh châu. Từ Hứa Đô vận chuyển lương tới Quan Độ nhất định phải đi qua Mai Sơn, đồng thời cũng là nơi dễ gặp phải mai phục nhất.
Mắt Tào Tháo sáng lên, liên tục gật đầu.
-Văn Hòa có nghĩ đến người nào có thể đóng giữ Mai Sơn không?
-Người này cần dũng cảm mà thận trọng, có khả năng ứng biến. Hơn nữa, người này cần được Trọng Đức tán thành, nếu không thì khi đến đó chưa chắc được ủng hộ. Thứ ba, người này còn phải được chủ công tín nhiệm. Hủ xem dưới trướng của chủ công, người có thể đảm nhiệm được việc này không ai khác ngoài Đặng Thúc Tôn ở Hải Tây.
-Hả?
-Ta nghe nói trước kia Đặng Thúc Tôn bình định Hải Tây, còn khiến cho Hải Tây trở thànhchốn giàu có đông đúc của Hoài Bắc. Ngoài ra, em vợ y là Tào Bằng cũng được chủ công yêu quý. Vốn ban đầu, ta muốn tiến cử Tào Hữu Học. Nhưng về sau lại nghĩ, hắn tuy rằng có khả năng nhưng tuổi tác còn nhỏ. Việc này quan hệ trọng đại, chỉ sợ là có người khôngn phục. Nhưng Đặng Thúc Tôn cũng là một sự lựa chọn tốt.
Tào Tháo có phần dao động nhưng vẫn còn do dự. Đặng Tắc ở Hải Tây làm việc không tệ, hơn nữa đồn điền có thành quả rất xuất sắc. Tào Tháo vốn đã dự định sang năm bắt đầu phổ biến chính sách đồn điền ở Hoài Nam. Đến lúc đó, y sẽ cho Đặng Tắc quản lý đồn điền ở Lưỡng Hoài.
Nhưng đồng thời trong lòng Tào Tháo cũng có nỗi băn khoăn. Tính toán thời gian thì Đặng Tắc tiếp quản Hải Tây vào năm Kiến An thứ hai, bây giờ đã gần đến năm Kiến An thứ năm. Uy tín của Đặng Tắc ở Lưỡng Hoài càng ngày càng cao nên Tào Tháo có chút e dè. Lúc này điều Đặng Tắc từ Hải Tây đi thì chắc chắn là thời cơ tốt nhất. Nhưng nếu điều Đặng Tắc đi thì ai sẽ tiếp tục kế hoạch đồn điền? Đây cũng là một vấn đề.
Sau khi tiễn chân Giả Hủ, Tào Tháo ở trong phòng, suy nghĩ. Một lát sau, y đột nhiên dừng chân:
-Quân Minh!
-Có!
-Lập tức phái người chạy đến Tiếu Huyện gọi Hữu Học về ngay.
-Vâng.
Nếu nói hiểu biết Hải Tây thì có lẽ không ai so được với Tào Bằng. Tào Tháo cảm thấy lúc này y cần phải hỏi ý kiến của Tào Bằng. Còn về chuyện quy tông nhận tổ, có thể để Tào Cấp ở lại Tiếu Huyện lo liệu.
Tháng mười hai năm Kiến An thứ tư, Giang Đông xảy ra một chuyện lớn.
Ngô hầu Tôn Sách đóng binh ở Bành Trạch. Khi chuẩn bị qua sông ở Sài Tang, trên đường đi gặp Chu Du, hắn gặp phải mười mấy tên thích khách mai phục.
Bành Trạch thuộc địa phận cai trị của Tôn Sách. Sau khi Tôn Sách bình định sáu quận Giang Đông đến nay thì tình hình trị an vẫn rất tốt, hầu như không thấy đạo tặc xuất hiện. Thêm vào đó, Sài Tang là nơi trú quân của thủy quân Đông Ngô nên càng thêm an toàn.
Mà Tôn Sách võ nghệ cao cường nên hắn cũng không quá đề phòng, chỉ dẫn theo mấy chục người hầu xuất phát. Nhưng không ngờ đối phương lại được trang bị cung nỏ, hơn mười người cùng nhất loạt bắn tên. Những kẻ này rõ ràng không giống bọn đầu đường xó chợ tầm thường, ngược lại mỗi người đều tranh lên trước, dũng mãnh, không sợ chết.
Tôn Sách mặc dù dũng mãnh nhưng cũng bị trúng tên. Tình trạng vết thương rất nghiêm trọng. Nhưng dù vậy, Tôn Sách vẫn chém chết hơn hai mươi người. Sau cùng hắn không thể chống đỡ nổi nữa, ngã xuống đất.
May là Chu Du nghe được tin, kịp thời tới cứu, đưa Tôn Sách trở về. Tuy nhiên khi đưa về thì Tôn Sách đã hấp hối.
Đại phu chẩn trị Tôn Sách bị trúng tên kịch độc, căn bản không thể cứu sống. Chu Du nổi trận lôi đình nhưng cũng không còn cách nào khác.
Ngày mồng mười tháng mười hai, Tôn Sách chết ở Sài Tang, hưởng thọ hai mươi lăm tuổi.
Tôn lang chết, Dương Châu mất.
Nhất thời, lời đồn nổi lên bốn phía khiến cho con cháu Giang Đông đều lâm vào cảnh sợ hãi.
Sau khi Chu Du hộ tống thi hài Tôn Sách về Ngô Quận liền bàn bạc với đám người Trương Chiêu, quyết định tôn em của Tôn Sách là Tôn Quyền lên kế nhiệm chức Ngô hầu, quản lý Giang Đông, đồng thời sai người về Hứa Đô báo tang, xin Tôn Quyền tiếp quản.
Tuy nhiên, Tôn Quyền dù sao chỉ mới mười bảy tuổi. Một đứa trẻ mười bảy tuổi tiếp nhận Giang Đông ư? Hắn không võ dũng như Tôn Sách, lại càng không có thanh danh như Tôn Sách thì làm sao có thể khiến mọi người phục đây? Chu Du và Trương Chiêu lại thảo luận lần nữa, khuyên Tôn Quyền tự mình dâng thư, tỏ vẻ thần phục Tào Tháo. Lúc này, nhất định phải ổn định cục diện trước tiên. Nếu như Tôn Quyền không thể giành được chức hiệu Ngô hầu, Giang Đông ắt sẽ loạn.
Tôn Quyền bằng lòng, nhờ thái thú Dự Chương là Hoa Hâm làm sứ giả đi Hứa Đô. Còn chuyện hung thủ giết Tôn Sách, sau khi điều tra, đã phát hiện ra con trai của thái thú Ngô Quận là Hứa Cống cùng gia thần của Hứa
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...