“….Tân nương mới gả
Tân nương mới gả
Trên kiệu đỏ là tân nương
Nước mắt lưng tròng, qua núi đồi
Dưới chiếc khăn voan,
Đừng mỉm cười…” (1)
Bài đồng dao trên vốn là do bà nội hay hát cho tôi nghe hồi tôi còn nhỏ, bà bảo đó gọi là tục ‘Minh hôn’, tức là tân nương sẽ được gả cho một người đã mất làm vợ, khi đó bà còn cười đùa bảo tôi rằng thể chất tôi đặc biệt, chưa biết chừng sau này sẽ bị bắt đi minh hôn cho người ta.
Đương nhiên là lúc đó tôi còn nhỏ, chưa hiểu minh hôn nghĩa là gì, thấy bà cười cho nên cũng cười theo.
Sau này bà mất, tôi cũng không còn nghe lại về câu chuyện đó nữa.
Tôi cứ tưởng rằng, cái gọi là ‘minh hôn’ chỉ là do những người già bịa ra để dọa lũ trẻ con chúng tôi khi đó, nào ngờ, sau này chuyện đó thật sự xảy ra với tôi.
Tôi bị bắt cóc!
Bắt đi minh hôn!
Tôi tự cảm thấy bản thân mình không phải loại quốc sắc thiên hương gì, thế nhưng vẫn không thoát khỏi tầm ngắm của bọn buôn người.
Khi nãy trên đường đi làm về, bỗng dưng tôi thấy trời đất tối sầm, khi tỉnh lại thì đã ở trên kiệu hoa này, trên người mặc bộ hỷ phục đỏ thẫm, đầu đội khăn voan, bên tai còn văng vẳng tiếng hát của bà mối:
“…Mười tám tháng giêng
Ngày lành tháng tốt
Nhấc cao lương
Vai gánh hồng trang
Mỗi thước là một nỗi hận
Vội vã cắt đoạn
Bỏ chàng ra đi
Chẳng biết sao quay về, giả vờ vui vẻ
Phách đã gõ vang,
Nói thật vui vẻ….” (2)
Bỗng dưng tôi thấy rùng mình, đây rõ ràng là bài hát mà bà nội hay hát cho tôi nghe lúc còn nhỏ, bà bảo bài hát này dùng để đưa tiễn tân nương khi sắp bị chôn sống.
Tôi khóc không ra nước mắt, không phải bà bảo trước khi đưa đi chôn thì phải bái đường cùng động phòng trước sao? Sao tôi còn chưa bái đường mà đã đem tôi đi chôn thế này? Chẳng lẽ đã bái đường lúc tôi hôn mê rồi?
Đúng lúc này, kiệu hoa dừng lại, tôi thầm than ‘không tốt’ một tiếng, không phải tới chỗ chôn cất rồi đấy chứ!
Hai tay tôi bị buộc lại bằng một sợi dây đỏ, chân cũng bị trói lại, miệng thì bị nhét vải, giống hệt như khi bị bắt cóc, chỉ là lần bắt cóc này không phải là đưa tôi đi tới nơi khác mà là trực tiếp tiễn tôi sang thế giới bên kia luôn.
Tôi nghiêng đầu dựa vào kiệu hoa, trong lòng thầm nhủ, thật là có lỗi với bà nội, trước khi chết bà đã dặn dò tôi là cho dù có chết cũng không được dùng tới thứ đó, lúc đó có lẽ bà nghĩ rằng tôi sẽ an nhàn sống cả một đời cho nên mới không chút để ý mà dặn dò như vậy, nhưng hiện tại nếu như mà không dùng thứ đó nữa thì chắc tôi sẽ gặp lại bà vào buổi tối luôn mất.
Nhưng chờ khoảng mười phút vẫn chưa thấy động tĩnh gì, tôi lấy hai tay bị trói khẽ nâng tấm rèm cửa sổ kiệu hoa lên xem thử, nhưng bên ngoài làm gì có ai?
Lúc này tôi mới phát hiện, tôi đang ở lưng núi, xung quanh yên lặng tới mức tôi có thể nghe được tiếng thở nhẹ nhàng của mình, đêm đen tối mịt đưa tay không thấy được năm ngón, phải mất gần mười phút tôi mới quen dần với bóng tối, tôi đảo mắt xung quanh, cảm thấy kỳ lạ, không phải khi nãy còn người khiêng kiệu hoa, bà mối đang hát sao? Đâu mất rồi?
Tôi ngược lại cũng không để tâm chuyện này nhiều, dù sao họ không có ở đây thì càng tiện cho tôi chạy trốn.
Tôi đưa tay lên miệng cắn đứt sợi dây đỏ, nhưng kỳ lại cắn thế nào cũng không đứt, sau một lúc loay hoay, cuối cùng tôi cũng từ bỏ việc cởi trói cho tay, sợi dây này căn bản không thể cắn đứt.
Tôi lại tiếp tục lấy chân cọ vào thành ghế, cũng may thành ghế gỗ khá nhọn, chỉ cọ ba bốn lần sợi dây đã đứt.
Sau khi sợi dây thừng trói chân được tháo, tôi đứng dậy định vén rèm kiệu hoa đi ra ngoài.
“A...”
Rèm vừa mới vén lên được một nửa, tôi đã run rẩy bò vào trong kiệu.
Bên ngoài không hề có một bóng người, chỉ có một đám hình nhân bằng giấy đang bay lượn, khóe miệng của đám hình nhân đó đỏ lòm, kéo dài tới tận mang tai, lúc nhìn thấy tôi bọn chúng quay đầu lại, nở nụ cười quỷ dị.
Tôi lạnh hết cả sống lưng, thế này là thế nào.
Không phải là bảo đem đi chôn sao, đám hình nhân này lại xuất hiện.
Câu chuyện về đám hình nhân này tôi có nghe kể, bọn chúng là quỷ dẫn đường, dẫn đường cho người dương gian đi xuống âm phủ, nghe nói loại người giấy cao cấp nhất còn có thể mở ra con đường âm dương mà người thường không nhìn thấy.
Người ta bảo rằng người nhìn thấy thứ này chưa một ai còn sống trở về cả.
Tôi không khỏi cảm thấy sợ hãi, không lẽ hôm nay tôi sẽ phải chôn xác ở nơi khỉ ho cò gáy này?
Cùng lúc đó, kiệu hoa lại được nâng lên thêm một lần nữa, lúc này tôi mới biết, hóa ra thứ khiêng kiệu hoa từ nãy tới giờ đâu phải là người, mà là quỷ.
Tưởng tượng tới bên ngoài có một đám quỷ đang loay hoay đi lại, tôi cảm thấy mình còn chưa ngất đúng là một kỳ tích!
“….Tân nương mới gả,
Tân nương mới gả
Trên kiệu đỏ là tân nương
Nước mắt lưng tròng, qua núi đồi
Dưới chiếc khăn voan,
Đừng mỉm cười…” (1)
Đúng lúc này, một tiếng cười ‘khặc khặc’ vang lên, kèm theo đó là tiếng trẻ con non nớt đi hát lại bài đồng dao mà tôi nghe hồi nhỏ.
Tôi rợn hết cả tóc gáy.
Bởi vì tôi phát hiện, môi của mình không ngừng nhếch lên, dù cho tôi gấp tới độ sắp khóc tới nơi, thì nó vẫn nở nụ cười như cũ.
Tôi bỗng thấy tay của mình bỏng rát, cúi đầu xuống, mới nhìn thấy cái vòng ngọc tôi đeo từ lúc còn nhỏ đang sáng lên, nóng tới bỏng tay.
Đây là cái vòng mà bà xin từ một vị cao tăng trên chùa về cho tôi, bảo là có tác dụng trừ quỷ tà.
Tôi nắm chặt cái vòng, mặc kệ nó bỏng rát thế nào cũng không buông ra, miệng không ngừng lẩm bẩm ‘a di đà phật’.
Sau một khoảng thời gian, cái vòng lạnh dần đi, tôi không còn nghe tiếng cười hát đó nữa, lúc này bàn tay của tôi đã sớm ướt mồ hôi, sau lưng ướt đẫm.
Chiếc kiệu hoa lúc này cũng dừng lại, từng cơn gió lạnh thổi qua, tôi lạnh tới run người, không ngừng co lại một góc, tôi bỗng dưng nổi hết cả da gà, bởi vì tôi nghe loáng thoáng có người gọi tên mình trong đêm, “Hoài Thục, Hoài Thục….”
Đây là tên cúng cơm của tôi!
Bà tôi từng bảo là khi đi vào rừng sâu, khi nghe thấy có người gọi tên mình thì nhất định không được quay lại, nếu không hồn phách sẽ bị quỷ câu đi mất.
Tôi rõ ràng vẫn nhớ rõ lời bà nói, thế nhưng khi nghe tiếng kêu da diết ấy, tôi không tài nào kiểm soát được bản thân mình, đầu dần dần quay về phía sau…
…..
“Mợ hai đã được đón về nhà chưa?”
“Thưa phu nhân, con đã cho gia đinh đi đón rồi ạ?”
“Ừ, mợ hai tên gì ấy nhỉ?”
“Là Hoài Thục, Minh Hoài Thục ạ.”
“Hoài Thục à Hoài Thục, từ nay hương khói của cậu Nghị Minh em phải chăm lo rồi.” Người phụ nữ lắc đầu cười, mặt dần dẫn thả lỏng, ba năm, bà đã trông hương khói cho cậu Nghị Minh ba năm rồi, cuối cùng cũng có thể giao cho người em dâu này rồi.
Nhà họ Nghị ở trấn Xuyên là một nhà giàu có tiếng, nghe nói tổ tiên đã từng làm quan trong triều, làm tới chức tướng quân, sau này dần dần lụi bại, nhưng trong mắt những người dân bình thường, thì vẫn là một gia đình danh gia vọng tộc.
Có lẽ là trước kia từng làm tướng quân, tạo không ít sát nghiệp, cho nên duyên con cháu của nhà họ Nghị rất mỏng, mỗi đời cũng chỉ có một mụn con, nếu không phải ốm yếu thì là chết sớm, mãi tới đời của ông Nghị Xuân, mới có thể có ba người con trai, cậu cả Nghị Văn, cậu hai Nghị Minh, cậu út Nghị Hoàng.
Thế nhưng cậu hai cũng đã sớm chết trong một lần bị dịch đậu mùa từ ba năm trước, cho nên chỉ còn hai người đó là cậu cả Nghị Văn và cậu út Nghị Minh.
Nghe nói, thật ra, nhà họ Nghị đời này có bốn người con trai, cậu Nghị Minh vốn còn một người anh, nhưng người anh ấy nghe nói đã mất tích từ ba năm trước rồi, còn có phải mất tích thật hay không thì ai mà biết được…
---------
(1) Trích từ bài đồng dao trong Thiên Quan Tứ Phúc
(2) Trích từ bài Hỉ
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...