Đến nơi, lão im lặng hồi lâu. Manh Bà thấy lạ bèn hỏi: "Lão Vương, đây là đâu?"
Lão thở dài đáp: "Càn Khôn Kính”
Mạnh Bà từng nghe bọn quỷ sai nhắc đến Càn Khôn Kính trên Cửu Trùng Thiên. Đây là nơi khi xưa chúng thượng thần viễn cổ dùng để nhìn thiên cơ, từ đó tính vận mệnh hưng vong của lục giới. Về sau, các vị thần phần lớn đều hôi phi yên diệt hoặc vũ hóa cùng đất trời, lại thêm Càn Khôn Kính linh khí dày đặc nên hiếm tiên nhân nào qua lại nơi đây. Mạnh Bà nghi hoặc. Lão Diêm Vương nhắm mắt, giọng lão cơ hồ mang theo tia day dứt:
"Mạnh Bà, ta không muốn thế này...nhưng Yêu Giới và Ma Giới sắp diệt vong. Ta sợ không kịp...Là lão nhân ta có lỗi với ngươi"
Mạnh Bà chưa kịp hiểu thì đã thấy lão bước lên đứng trước Càn Khôn Kính, sắc mặt tái nhợt. Lão lấy từ bên hông ra một mảnh tam sinh thạch, ném vào mặt hồ. Giữa mặt nước phẳng lặng hiện lên một cây tì bà cầm đỏ như máu, trên bề mặt chỉ có duy nhất một sợi dây đàn.
Mạnh bà nhìn chằm chằm cây cổ cầm, vô thức giơ tay về phía mặt hồ, ra lệnh: “Lại đây”
Cây tì bà cầm run lên như kích động vì đã tìm được chủ nhân. Lập tức bay về phía Mạnh Bà, nàng nắm tay ôm chặt thân đàn, ngón tay trắng như ngọc nổi bật giữa một màu đỏ thê lương.
Mạnh Bà chợt chao đảo. Càn Khôn Kính như một tấm gương chiếu thẳng vào nguyên thần đã ngủ quên suốt ba ngàn của nàng. Mọi thứ hiện ra trước mắt lại càng sáng tỏ, còn hơn cả cái lúc nàng tưởng mình tỉnh táo nhất. Vốn chẳng có Mạnh Bà nào cả? Vốn chẳng có cái gì gọi là đọa tiên? Mọi thứ vốn dĩ là như thế! Đáng lẽ ra phải là như thế!
Từ thuở hồng hoang, Bàn Cổ một búa khai thiên lập địa, phân định trời đất. Năm ấy Cộng Công húc đổ cột chống trời, nước Ngân Hà từ Cửu Trùng Thiên đổ thẳng xuống Hạ giới, gây nên một trận đại Hồng thủy, sinh linh diệt vong. Nữ oa nương nương luôn ở tại núi Ngọc Hư dùng thân mình luyện đá vá trời, cuối cùng vũ hóa. Hòn đá năm ấy Nữ Oa luyện hóa được gọi là Nữ ôa thạch, chứa giọt máu duy nhất nàng. Về sau trên Nữ Oa thạch mọc lên một đóa thất thiên hoa bảy cánh trong suốt. Lại qua trăm vạn năm, đóa thiên hoa tu luyện thành tiên thân. Được sinh ra từ thiên hoa của đất trời, lại được nuôi dưỡng bằng máu huyết của Nữ Oa, vừa có tiên thân đã khiến thiên địa biến sắc, vạn vật hồi sinh, trực tiếp phi thăng thành thượng thần. Tên chỉ có hai chữ Thiên Ngạn.
Vị thượng thần này quanh năm ở tại Bạch Hạc Trì. Trong Bạch Hạc Trì có một ngọn Ngạn Nhai, cũng chính là hòn đá năm xưa Nữ Oa dùng để vá trời. Từ trên nhìn xuống chỉ thấy một biển sắc đỏ rực rỡ của bỉ ngạn hoa.
Thiên Ngạn là thần thủ hộ Nữ Oa thạch, lại mang sức mạnh hồi sinh, vì vậy lục giới vẫn cung kính chỉ gọi hai tiếng thượng thần mà không dám gọi tên.
Năm ấy, khi đến An Nhàn Động bên Cung Nam Hải gặp Quan Âm, định xin một dải lục lăng trên đỉnh Vu Sơn về kết tua ngọc bội, Quan Âm bảo nàng: “Thượng thần, Phật Tổ nhắn ta nói với người, câu hỏi lần trước ngài hỏi, nhân sinh trên thế gian vốn không ai tỏ tường. Mỗi kẻ lại có một cách để tìm câu trả lời cho riêng mình”
Quan Âm nói xong còn mỉm cười đưa cho Thiên Ngạn một dải quang lục sắc, lại lấy một nhành dương liễu trong bình Cam lộ, nói là khi trở về ghé qua Kiếp Vân Điện, chuyển cho Ti Mệnh giúp nàng ấy.
Thiên Ngạn thu cành dương liễu và lục lăng vào tay áo, còn không sợ mất mặt xin Quan m thêm vài bình Ngọc Cốt Hương dưới giếng Tử Đàn. Dùng nước này mà ủ rượu thì thật là thơm!
Lại nhớ, một lần tình cờ đến Tây Trúc nghe giảng đạo, Thiên Ngạn gặp vị đệ tử thứ hai của Phật Tổ là Kim Thiền Tử. Do một lần giảng kinh tỏ ý coi thường đạo giáo mà bị đày xuống hạ giới tu hành lại, nay đã thành chính quả, được phong hiệu Vô Lượng Công Đức Phật. Sau khi nghe vị Vô Lượng kia kể về quá trình thỉnh kinh, chứng tam quả, nàng hỏi Phật Tổ: “Như Lai, ngài nói xem, Tình là gì? Là gì mà vị Tây Lương Nữ Vương kia nguyện ý buông bỏ, chấp nhận cho người mình yêu trở thành phật tử?”
Phật Tổ chỉ cười không đáp.
Nhưng về sau, khi nhớ lại nàng vẫn thấy hổ thẹn vì câu hỏi đó. Bởi thực ra cái thứ chia cắt đôi uyên ương ấy lại là Phá Chú mà nàng làm cho Nguyệt Lão. Cũng bởi lão cứ chạy đến trước Thất Đoạn Kiều gào khóc thảm thiết kêu hắn lỡ nối nhầm nhân duyên cho đệ tử Phật Tổ với một nữ đế dưới phàm giới, ỉ ôi xin Phá chú để chặt đứt mối lương duyên này. Thiên Ngạn đau đầu nên mới làm cho lão vài lá, hóa ra lại hại người ta không nên duyên cầm nguyệt được. Vừa hổ thẹn lại không biết mình có gặp báo ứng không?
Thiên Ngạn đến điện Kiếp Vân nhưng không thấy Ti Mệnh, nàng để nhành dương liễu lại rồi bắt quyết gọi mây bay về Bach Hạc Trì.
Hồng thạch là một tảng đá đỏ rất đẹp mắt. Thiên Ngạn nhặt được khi trồng thêm mấy đóa bỉ ngạn dưới chân núi. Thần tiên hay yêu ma đều không thể tự ý vào trong Bạch Hạc Trì, vậy hẳn hòn đá này từ trước giờ vẫn ở đây, lại bị màu đỏ của hoa che khuất. Nàng trích một giọt máu nhỏ lên mặt hồng thạch. Biết đâu trăm ngàn năm sau, Bỉ Ngạn Hạc lại có thêm một tiểu tiên nữ. Có lẽ khi ấy nàng sẽ không còn cô đơn nữa. Thiên Ngạn đem dải lục lăng ra, kết thành một cái tua Ngọc bội rồi đem hồng thạch đeo bên hông. Nhìn trông cũng thấy vui mắt.
Về sau, mấy tiên nga bên Cửu Trùng Thiên ai cũng đeo một mảnh ngọc bội bên hông, nói là cho có phong phạm tiên nhân. Thiên Ngạn khóc không ra nước mắt, khi ấy nàng chỉ là đeo cho vui thôi mà!
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...