Tránh xa thợ giày? Đây là ý gì?
Hiện tại trong thôn có hai người thợ đóng giày, một người là ngài Trần, người kia là ông lão lưng gù.
Rốt cuộc ông nội đang ám chỉ ai?
Tôi thấp giọng hỏi Vương Nhị Cẩu: “Ông tôi có nói tên thợ giày không?”
Vương Nhị Cẩu lắc đầu: “Bác Đình chỉ nói câu kia, cứ nói mãi một câu, không nói gì khác.”
Sau khi Vương Nhị Cẩu kể xong, gã ta liếc xung quanh, đảm bảo không ai có thể nghe thấy cuộc trò chuyện của chúng tôi mới thì thầm: “Tiểu Thiên, cậu xem, lần này tôi truyền lời cho ông nội cậu, giúp được chuyện lớn như vậy, có phải cậu nên có chút biểu hiện không?”
Nói xong, Vương Nhị Cẩu làm cử chỉ đếm tiền, tỏ vẻ muốn tôi đưa tiền cho gã ta.
Vương Nhị Cẩu là tên tham ăn biếng làm tiêu biểu, gần ba mươi tuổi đầu vẫn chưa có người yêu, cũng không làm việc, thường ngày có chút tiền tiêu vặt đều lấy mua rượu uống, không biết say đến té ngã biết bao nhiêu lần.
Đối với loại người hết ăn lại nằm này, tôi chẳng có chút thiện cảm nào.
Hơn nữa lúc trước gã ta còn cầm dao chém tôi, đến bây giờ nghĩ lại vẫn còn sợ, hiện tại muốn đòi tiền tôi, tôi mà tin thì đúng là đồ ngu!
Tôi lười phản bác, cứ thế đi thẳng tới chỗ mấy người bác hai, chỉ là trong đầu vẫn đang suy nghĩ rốt cuộc lời của Vương Nhị Cẩu là thật hay giả.
Không lâu sau, tôi đã rút ra kết luận trong lòng, là giả!
Dù sao nếu ông nội muốn báo mộng cho tôi thì cũng tiến vào giấc mơ của tôi, tự mình nói, sao lại báo mộng cho một người xa lạ? Thứ hai, sau khi Vương Nhị Cẩu nói xong thì đòi tiền, tôi thật sự rất nghi ngờ, rất khiến người ta thắc mắc liệu gã ta có bịa ra chuyện này, mục đích để lừa bịp chút tiền rượu không.
Thế nhưng nếu ông nội dặn tôi cách thợ đóng giày là ông lão lưng gù xa môt chút thì vừa vặn rất đúng.
Bởi vì ông lão lưng gù kia thật sự gây bất lợi cho tôi, hơn nữa còn có hứng thú với di vật ông nội để lại, nhất định phải tránh xa người này.
Nếu đúng như vậy thì có nghĩa là lời của Vương Nhị Cẩu không sai, gã ta không bịa đặt.
Tuy nhiên nếu Vương Nhị Cẩu không bịa ra, tại sao ông nội lại báo mộng cho gã ta thay vì tôi? Hoặc tại sao không cho báo cho bất cứ người nào trong gia đình tôi?
Tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu, kể từ khi ông nội qua đời, tôi càng ngày càng cảm thấy hành vi của ông nội đầy bí ẩn.
Tôi luôn cảm thấy dường như mọi việc ông cụ làm đều có mục đích nào đó, nhưng mục đích này là gì thì tôi không biết.
Hình như không ai biết, ngoại trừ chính ông cụ.
Vương Nhị Cẩu đi đến trước mặt bác hai và Vương Thanh Tùng, nói gã ta không muốn ở lại nơi này, muốn về nhà, kêu Vương Thanh Tùng tính toán tiền công cho gã ta.
Lúc trước đã nói rồi, một ngày năm mươi đồng.
Khi tôi bước tới, Vương Nhị Cẩu đang cò kè mặc cả với Vương Thanh Tùng.
Vương Nhị Cẩu bảo hai ngày gã ta hôn mê cũng phải tính tiền công, dù sao gã ta cũng vì việc này mới ngất đi.
Hơn nữa người gã ta vẫn luôn ở trong nhà thợ nề Trần, không đi chỗ khác, thậm chí còn không đi toa-lét, vì vậy không thể không nhận tiền công hai ngày này.
Vương Thanh Tùng không muốn đấu mồm mép với gã ta nên đành đồng ý, thế nhưng trên người ông ta không mang theo nhiều tiền như vậy, kêu Vương Nhị Cẩu ngày mai hãy đến tìm ông ta nhận tiền.
Vương Nhị Cẩu suy nghĩ một lát rồi đồng ý, bảo gã ta có chết cũng không muốn ở lại nơi này, gã ta muốn về nhà.
Dù sao tôi cũng không có một chút thiện cảm nào với Vương Nhị Cẩu, vì vậy gã ta muốn rời đi, tôi cũng không giữ lại.
Chẳng qua ngài Trần lại ngăn gã ta, hỏi: “Cậu còn nhớ ngày hôm kia là ai đã mang giày cho mình không?”
Vương Nhị Cẩu trả lời: “Đúng rồi, đôi giày của tôi đâu? Nói mau, có phải các người thừa dịp tôi ngất xỉu đã giấu đi rồi không? Tôi nói cho mấy người biết, đôi giày đó tôi phải bỏ ra một trăm đồng mới mua được đấy, hiện tại không thấy, mấy người phải bồi thường cho tôi.
Đều là bà con cùng quê, tôi cũng không đòi nhiều, chiết khấu cho mọi người, năm mươi đồng!”
Ngài Trần vỗ vai Vương Nhị Cẩu, động tác này của ông ta giống như đang phủi bụi trên vai gã ta nhưng đứng ở góc độ của tôi nhìn rất rõ, tay ngài Trần hoàn toàn không hề chạm vào vai Vương Nhị Cẩu.
Sau này tôi mới hiểu được, ngài Trần đang thổi ngọn lửa dương trên vai gã ta để nó cháy mạnh hơn một chút.
Ngài Trần phủi xong thì hỏi lại một lần nữa: “Cậu nhớ rõ người nào đã đưa đôi giày kia cho cậu vào hôm trước không?”
Lần này, vậy mà Vương Nhị Cẩu lại không nhắc đến chuyện tiền bạc mà nói thẳng: “Tôi nhặt được đôi giày kia trước cửa nhà.”
Ngài Trần lại hỏi: “Có nhớ tình hình lúc đó không? Nói cẩn thận.”
Hình như Vương Nhị Cẩu rất sợ ngài Trần, không hề quanh co lòng vòng với ông ta mà trả lời thẳng: “Sáng ngày kia, tôi vốn định tới chỗ thợ nề Trần giúp đỡ nhưng tìm cả buổi không thấy giàu đâu.
Lúc đầu tôi tưởng mình uống say, giày rơi xuống mương rồi nên không để ý, dù sao đi chân đất cũng không lạnh.
Kết quả lúc đi ra khỏi nhà lại thấy đôi giày kia đặt trước cửa, sau khi xác định không phải của người khác thì tôi mang vào.”
Ngài Trần vội vàng hỏi: “Đôi giày kia xoay mũi giày về phía nhà cậu hay là gót giày?”
Vương Nhị Cẩu suy nghĩ một lúc rồi nó: “Mũi giày quay về phía nhà tôi, sao thế?”
Ngài Trần bảo: “Không có chuyện gì, cậu trở về đi.”
Vừa nói ông ta vừa phủi phủi vai bên kia của gã ta.
Sau khi Vương Nhị Cẩu rời đi, ngài Trần mới xoay người lại giải thích cho chúng tôi: “Mũi giày chỉ về phía nhà sẽ dẫn quỷ vào nhà, hai ngọn lửa trên vai gã ta sắp tắt, hơn nữa khóe mắt khẽ nhếch lên.
Hừ, tôi đoán e rằng trong nhà Vương Nhị Cẩu có đồ không sạch sẽ.”
Nghe xong, Vương Thanh Tùng lập tức nóng nảy: “Ngài Trần, ông nhất định phải giúp đỡ chúng tôi, thợ nề Trần đã xuống đất rồi, ngàn vạn lần không thể xảy ra chuyện gì nữa.”
Ngài Trần nhìn thoáng Vương Thanh Tùng, hỏi ông ta: “Một mình chú canh giữ nơi này có thấy sợ không?”
Vương Thanh Tùng đáp: “Không phải có Khải Nam trông coi với tôi nữa à?” (Khải Nam là tên của bác hai tôi.)
Thật ra ông ta hơi sợ hãi, một mình túc trực bên linh cữu, dù là ai cũng thấy sợ.
Đặc biệt lúc trước thợ nề Trần còn gây ra chuyện như thế, ai không sợ chứ?
Ngài Trần lắc đầu: “Tôi cần ông ấy dẫn chúng tôi đến nhà Vương Nhị Cẩu.”
Vương Thanh Tùng chỉ tôi: “Tiểu Thiên từng đến nhà Vương Nhị Cẩu, kêu nó dẫn ông đi cũng như nhau.”
Ngài Trần nói: “Phải là bạn cũ tôi dẫn mới được, ông ấy là cảnh sát, trên người có sát khí, nếu không tôi và Tiểu Thiên không bao giờ đi tới nhà Vương Nhị Cẩu được.”
Vương Thanh Tùng và bác hai cùng hỏi: “Tại sao?”
Ngài Trần lại dùng kỹ năng nói một nửa, làm thế nào cũng không chịu giải thích, chỉ nói: “Nhất định phải là bác hai Tiểu Thiên dẫn đường, nếu không tôi và Tiểu Thiên đêm nay chỉ có thể ở lại đây thôi.”
Tôi hiểu ông ta đang lo lắng ông lão lưng gù sẽ ra ngoài bắt tôi.
Vươn Thanh Tùng do dự một lúc rồi hỏi: “Mọi người đi bao lâu?”
Ngài Trần bảo: “Có thể Khải Nam sẽ quay lại đây sau khi đưa chúng tôi đến nơi hoặc ông ấy có việc khác không thể quay lại cả đêm.
Bây giờ rất khó nói, còn phải phụ thuộc vào chuyện trong nhà Vương Nhị Cẩu có thứ gì, có dễ đối phó không.”
Vương Thanh Tùng giống như đã hạ quyết tâm, gần như nghiến răng nghiến lợi nói: “Được, ông đưa bọn họ đến đó đi, cố gắng trở về càng sớm càng tốt.”
Ngài Trần vỗ vai Vương Thanh Tùng: “Thật ra không có chuyện gì đâu, hiện tại thợ nề Trần đang bị nhốt trong quan tài, chỉ cần chú không cầm đôi giày trên đầu quan tài đi, ông ấy không ra ngoài được.
À đúng rồi, chú nhớ đừng nhìn di ảnh thợ nề Trần đấy.”
Tôi cảm thấy ngài Trần cố ý nói như vậy, đêm hôm khuya khoắt, nói câu này khác gì đang hù dọa người khác?
Quả nhiên, Vương Thanh Tùng kéo tay ngài Trần hỏi: “Tại sao không thể nhìn di ảnh của thợ nề Trần, có phải…”
Ngài Trần hất tay Vương Thanh Tùng ra: “Có cái rắm! Tôi sợ chú nhìn lâu quá hoa mắt, vốn không có chuyện gì, chú lại nhìn thành thợ nề Trần đang nháy mắt với mình, chú có sợ không? Vì vậy cách tốt nhất là đừng có nhìn.
Bạn học cũ, dẫn đường!”
Sau khi đi ra ngoài, bác hai tôi nói: “Ông không nên dọa bí thư, lá gan ông ta vốn đã nhỏ.
Nếu ông ta không phải là bí thư thì đã không đến trông coi bên linh cữu rồi.”
Ngài Trần bảo: “Tôi không hù dọa ông ta, tôi nói thật đấy.
Tuy thợ nề Trần đã bị nhốt vào trong quan tài nhưng di ảnh của ông ấy vẫn có chút vấn đề.
Ngày mai lúc chôn cất nhớ đốt di ảnh luôn, đừng giữ lại rồi gây tai vạ.”
Không lâu sau, chúng tôi đến nhà của Vương Nhị Cẩu, dọc đường đi rất thuận lợi.
Nhưng vấn đề là chúng tôi không hề tìm thấy Vương Nhị Cẩu trong nhà!
Đã trễ thế này, gã ta lại đi đâu?
“A!”
Một tiếng thét chói tai vang lên giữa thôn làng yên tĩnh giống như một quả bom nổ, vang vọng khắp thôn.
Tiếng hét đầy đau đớn kia hệt như muốn hét hết toàn bộ không khí trong phổi ra ngoài.
Là giọng của Vương Nhị Cẩu, phát ra từ chính giữa thôn.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...