Tâm Lí Học Tổng Hợp
1. Đúng là bất kỳ kẻ nào soi mình vào mặt gương của nước sẽ thấy trước tiên là khuôn mặt y. Bất kỳ kẻ nào tìm về tự ngã đều đứng trước rủi ro phải đối mặt với chính y.
Tấm gương không biết phỉnh phờ, nó trung thực bày ra bất cứ điều gì soi vào trong nó; cụ thể ở đây là khuôn mặt mà ta chẳng bao giờ trưng ra trước thế giới và ta giấu nó đi dưới persona, mặt nạ của kẻ đứng diễn. Nhưng tấm gương lại ở đằng sau chiếc mặt nạ ấy và trưng ra khuôn mặt thật.
2. Sự đối mặt này là bài kiểm tra lòng dũng cảm đầu tiên trên con đường hướng vào bên trong, một bài kiểm tra đủ để làm khiếp nhược gần như tấy thảy vì cuộc gặp với tự ngã thuộc về những điều khó chịu hơn mà ta có thể tránh được miễn là ta có thể phóng chiếu thảy những gì tiêu cực vào môi trường.
Nhưng nếu ta có thể nhìn thấy bóng âm của chính mình và có thể chịu được sự biết về nó, thì khi đó một phần nhỏ của vấn đề đã được giải quyết: chúng ta chí ít đã đưa được vô thức cá nhân lên.
Bóng âm là phần sống của nhân cách, và do đó muốn sống với nó ở dạng thức nào đó. Người ta không thể lập luận hô biến nó hoặc biện luận nó thành vô hại. Vấn đề này quá sức khó khăn, bởi vì nó không chỉ thách thức con người toàn thể, mà còn nhắc cho y cùng lúc nhớ về sự vô dụng và kém cỏi của mình.
Những bản tính mạnh mẽ – hay ta có nên chăng gọi chúng là yếu nhược? – không ưa bị nhắc nhớ đến điều đó, ấy nhưng lại thích coi mình như những bậc anh hùng đã vượt ra khỏi bờ thiện ác, và cắt được nút thắt Gordias, thay vì tháo mở nó.
Tuy nhiên, câu chuyện không sớm thì muộn cũng phải được ngã ngũ. Cuối cùng, ta phải thừa nhận rằng có những vấn đề mà ta đơn giản không thể tự mình giải quyết. Một sự thừa nhận như vậy có ưu điểm là trung thực, thành thật và thống nhất với thực tại, và điều này chuẩn bị cơ sở cho phản ứng bồi hoàn từ vô thức tập thể: giờ đây ta có xu hướng chú ý hơn đến trực giác hay ý niệm hữu ích, hoặc để ý đến những ý nghĩ không được phép cất lời trước đó.
Có thể, ta sẽ chú ý đến những giấc mơ ghé đến thăm ta vào những khoảnh khắc như vậy, hoặc sẽ phản ánh những sự biến nội tại, ngoại tại nhất định diễn ra đúng thời điểm đó.
Nếu ta có một thái độ thuộc kiểu này, thì khi đó những cường lực hữu ích đang say ngủ ở tầng sâu hơn của bản tính con người có thể thức dậy và can thiệp, vì cảm giác vô dụng và yếu nhược là trải nghiệm ngoại thân và là vấn đề ngoại thân của nhân loại. Cũng có lời giải ngoại thân cho vấn đề này, nếu không nhân loại ta hẳn đã xong đời từ lâu.
Khi ta làm mọi thứ có thể khả dĩ thực hiện, thứ duy nhất còn lại là những gì ta có thể làm nếu như ta biết đến nó. Nhưng ta biết được bao nhiêu về chính ta? Ít ỏi vô cùng, nếu xét từ kinh nghiệm.
Vậy nên vẫn còn đó khoảng không rộng lớn chừa lại cho vô thức. Cầu nguyện, như chúng ta biết, triệu ở nơi ta thái độ tương tự, và do đó có tác dụng đúng như vậy.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...