Một ngày nào đó, khi tôi trở thành tỉ phú, tôi sẽ mua một khu đất rộng thiệt là rộng nằm ở khu vực hoang vu lạnh lẽo thuộc phía bắc Yukon và sẽ xây trên đó một tòa nhà to thiệt là to có kiến trúc vô cùng xấu xí. Tôi sẽ không thèm làm đường để đi vào khu đất đó. Tôi cũng ứ thèm trang bị bất kỳ một thứ tiện ích nào sất. Không luôn với cả hệ thống sưởi. Và tôi sẽ thuê lèo tèo vài mống người để duy trì cả khối kiến trúc to đùng ấy. Và rồi, tôi sẽ đặt tên cho nó là, "Đài Danh Vọng Của Những Quyết Định Tồi."
Nghe thật hoàn hảo. Bởi vì bản thân cái đài danh vọng ấy đã là một quyết định tồi rồi, nhưng bất kỳ ai cố công đến đấy tham quan thì rõ ràng là cũng đã đưa ra một quyết định tồi không kém.
Bên trong đài danh vọng của tôi, tôi sẽ trưng bày toàn bộ những quyết định dấm dớ nhất từng được thực hiện trên cõi đời này. Dĩ nhiên, sẽ có hẳn một chỗ trang trọng dành cho hãng Kodak, mặc dù chiếm đến 90% thị phần của nền công nghiệp máy ảnh và đã phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số, lại đưa ra quyết định là không bán nó và phải đi đến kết cục phá sản. Rồi sẽ có cả một chỗ dành cho Decca Records vì cái quyết định không ký hợp đồng với The Beatles bởi vì họ cho rằng "các ban nhạc chơi guitar đã hết thời." Sẽ có hẳn một khu dành riêng cho mấy vị lãnh đạo quân sự ngu ngốc vì nỗ lực xâm lược nước Nga của họ. Và ta sẽ có một khu đặc biệt mang tên "Tiger Woods" – nơi mà ta sẽ luân phiên triển lãm những gương mặt nổi tiếng đã phá hỏng sự nghiệp của mình vì làm những điều cực kỳ ngu ngốc.
Như thế hẳn là sẽ rất tuyệt.
Và tôi đoán là, khi mọi người tới thăm quan, chúng tôi sẽ bật loa lên và thực hiện các buổi tọa đàm về việc làm thế nào để không đưa ra những quyết định kinh khủng. Ở đó sẽ có một vài nguyên tắc về việc làm thế nào để đưa ra những quyết định tốt hơn trong cuộc sống.
Có lẽ là một buổi tọa đàm như vậy sẽ có nội dung như sau:
1. Hiểu Rõ Giá Trị Và Xu Hướng
Tất cả những quyết định khó khăn về cơ bản nằm ở việc đánh giá các giá trị. Ở đây ta có giá trị về mặt tài chính, giá trị cảm xúc, giá trị xã hội, giá trị trí tuệ, và vân vân. Bạn cần phải cân nhắc về tất cả những điều đó, cân đo chúng một cách hợp tình hợp lý. Và không chỉ là trong ngắn hạn thôi đâu, mà còn phải ở trong cả dài hạn nữa.
Cái việc "cân đo" các giá trị này là cực kỳ khó, phần lớn là bởi vì ta thường khó có thể nhìn nhận sự việc một cách sáng suốt.
Như là một nguyên tắc chung, tất cả chúng ta đều hoàn toàn thiên về những lợi ích ngắn hạn và những giá trị cảm xúc. Chúng ta thiên về phía những niềm tin có sẵn của mình và bảo vệ danh tiếng của ta. Và chúng ta cũng rất kém cỏi trong việc nhìn ra những lợi ích về mặt dài hạn bởi vì thật khó để có thể vượt qua những sợ hãi và lo lắng hiện tại của bản thân. Cảm xúc của chúng ta làm lu mờ mọi điều mà ta có thể nhìn thấy.
how-to-make-better-decisions-me-on-payday-barbie
Chế độ ra quyết định "mặc định" của chúng ta cũng khiến cho việc từ bỏ điều mà ta đã cố công thực hiện bấy lâu nay, hay cân nhắc đến khía cạnh rằng có thể ta đã sai lầm suốt nhiều năm qua trở nên vô cùng đau đớn.
Thực tế là, tất cả chúng ta đều đã sai lầm trong suốt nhiều năm. Ta đều đã sai về sự ước tính giá trị của mình. Và cho tới khi mà ta chưa thể thành thật với bản thân về việc ta đã sai lầm nhường nào trong quá khứ, ta sẽ chẳng thể học được cách để đưa ra những đánh giá có giá trị tốt hơn cho tương lai.
Cơ chế ra quyết định "mặc định" của chúng ta cũng khuyến khích ta lảng tránh những sai lầm hay thất bại ngắn hạn, cho dù điều ấy đồng nghĩa với việc không thể đi đến thành công trong dài hạn đi chăng nữa.
Không, điều hay ho của việc ra quyết định nằm ở chỗ tìm kiếm những thất bại trong ngắn hại mà cho phép sự thành công lớn trong dài hạn có thể diễn ra ngay từ đầu. Bởi vì đây là điều mà hầu hết mọi người đều dở ẹc. Và bởi vì mọi người rất kém ở khoản này, nên đó chính là nơi mà những cơ hội tồn tại...
2. Thua có chủ đích (Đôi khi thôi)
Bạn đã bao giờ nghe đến câu chuyện về các nhà khởi nghiệp thành công với những dự án điên rồ và việc họ, ừm, đã thất bại những 23 lần trước khi đi tới thành công hay chưa?
Bài học mà tất cả chúng ta cần rút ra ở đây là sự kiên trì và chăm chỉ là chìa khóa để dẫn tới thành công phi thường.
Và chắc chắn, bất cứ điều gì...
Thường thì, ta không thể không nhìn vào họ và nghĩ rằng họ mới "may mắn" làm sao. Ý tôi là, hãy nhìn vào Amazon kìa! Ai mà biết được kia chứ?!
Điều mà chúng ta không hề xét tới là trong số hàng chục những ý tưởng kinh doanh không thành công, không bán được kia – tất cả đều là những vụ cá cược với mức cược hạn chế ở cửa dưới và cực kỳ cao ở cửa trên. Nghĩa là, nếu có thua, thì họ thua rất ít. Và nếu thắng, thì họ được rất nhiều.
Giả dụ tôi đưa cho bạn một cặp súc sắc và bảo với bạn rằng nếu bạn đổ ra hai con một, tôi sẽ cho bạn $10.000. Nhưng mỗi một lần đổ súc sắc bạn sẽ mất phí là $10. Vậy thì bạn sẽ đổ mấy lần?
Nếu như bạn không dốt toán, bạn sẽ biết rằng bạn nên bỏ ra toàn bộ số tiền mình có để đổ mấy cái con súc sắc chết tiệt ấy.
how-to-make-better-decisions-rolling-dice-780x520
Hầu hết mọi người đều coi mỗi quyết định như là một lần đổ súc sắc duy nhất. Họ không nghĩ đến thực tế rằng cuộc sống là một chuỗi những lần đổ đổ súc sắc không bao giờ dứt. Và một chiến lược khiến ta bị thua rất nhiều trong một lần đổ thực ra lại có thể dẫn đến một vụ thắng lớn trong dài hạn.
Đúng, số lần bạn thua trong trò chơi đổ súc sắc này sẽ nhiều hơn số lần mà bạn giành chiến thắng. Nhưng khi mà bạn thắng, chiến thắng của bạn sẽ vượt xa những lỗ lã, khiến cho nó trở thành một cuộc chơi đáng giá.
Bạn cũng có thể áp dụng thái độ "mạo hiểm" này vào cuộc sống của mình để đạt được những kết quả tối ưu hơn trong dài hạn:
Đưa ra những ý tưởng "trên cung trăng" ở trong công việc dù biết rằng 90% trong số đó sẽ bị bác bỏ, nhưng nếu chỉ một ý tưởng được chấp nhận thì đó sẽ là một bước chuyển lớn trong sự nghiệp của bạn.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...