Thông thường áp lực, căng thẳng xuất hiện hoặc gia tăng do thái độ của chúng ta đối với tình huống phải đối mặt hoặc sự thay đổi bắt đầu diễn ra. Chúng ta có thể lo lắng về việc mình thiếu kỹ năng giải quyết công việc và có thể gây ra lỗi nghiêm trọng.
Tác giả cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm- Dale Carnegie cho rằng có nhiều cách khiến con người bớt lo lắng, giảm áp lực cuộc sống. Một trong những ách đầu tiên chính là kiểm soát thái độ.
Dale Carnegie cảnh báo: "Chúng ta có thể hài lòng để sống với thời gian duy nhất mà chúng ta có thể có: ngày hôm nay". Thật vậy, nhiều nỗi lo hàng ngày bắt nguồn từ sự sợ hãi phi lý cho những sự việc có thể không xảy ra. Nếu điều lo sợ không có khả năng xảy ra, chúng ta hãy giúp đỡ chính mình bằng cách dẹp nỗi lo qua một bên và tiến bước.
1. HÃY LÀ CHÍNH MÌNH
Thông thường, khi cảm thấy không chắc chắn, chúng ta bắt đầu bắt chước người khác. Đó là khi chúng ta đối mặt với một loạt sự kiện không may xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta không thể là người khác. Chúng ta không thể hiểu sếp theo cách giống như hiểu cộng sự của mình. Chúng ta không thể giành được một thương vụ giống như sếp đã làm vào năm ngoái.
Thay vì vậy, hãy xem xét cách người khác xử lý tình huống và biến nó thành bản năng của mình. Hãy lắng nghe lời khuyên, nhưng cần vận dụng nó theo cách hợp lý đối với chúng ta. Chúng ta nên vượt trội trong khi là chính mình. Hãy phân tích sai lầm và tự phê bình theo cách mang tính xây dựng. Hãy cố gắng tìm hiểu tại sao chúng ta mắc lỗi và sau đó đưa ra kế hoạch để khắc phục sự cố.
Để giảm căng thẳng, chúng ta nên kiểm tra lại chất lượng cuộc sống của mình. Chúng ta không phải leo lên đỉnh của từng ngọn núi. Và nếu không muốn một công việc có áp lực cao, thì chúng ta nên tìm kiếm công việc khác với ít áp lực hơn.
2. KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HỢP LÝ
Đảm nhận nhiều công việc vượt quá khả năng của mình chắc chắn sẽ gây nhiều áp lực, căng thẳng. Nếu cảm thấy sếp đòi hỏi quá nhiều và phi lý, hãy thảo luận vấn đề này với sếp và cố gắng đạt tới một giải pháp hợp lý.
3. HÀI LÒNG VỚI ĐIỀU MÌNH CÓ
Chúng ta nên hài lòng với những gì mình đã có. Trong thế giới đầy rẫy chiến sự, nạn đói, bệnh tật, thảm họa thiên nhiên, sự thất bại trong công việc không phải là chuyện quá nghiêm trọng. Hãy giữ một danh sách những điều may mắn của chúng ta trong túi xách hoặc bóp tiền, trong đó có gia đình, bạn bè, sức khỏe, tài năng của mình...
Khi cảm thấy bị áp lực, căng thẳng hoặc thất bại, hãy lấy nó ra xem và cảm ơn cuộc đời vì đã may mắn có được các món quà vô giá này và những lợi thế khác. Trong quá khứ, có những lúc chúng ta đã thành công. Chúng ta sẽ không cảm thấy tốt hơn khi chú ý quá nhiều vào những việc tồi tệ hoặc những thứ mà mình không có.
4. ĐÁNH GIÁ CAO NGƯỜI KHÁC
Một cách khác nữa để giảm căng thẳng là hãy quan tâm tới người khác, thay vì chỉ nghĩ tới mình. Khi bị áp lực đè nặng, hãy tạm dừng công việc, nói chuyện và bày tỏ sự cảm kích các cộng sự của mình. Đôi khi chúng ta thật sự không đánh giá cao ai đó trong công sở vì họ cũng như chúng ta nên không có gì đặc biệt.
Tuy nhiên, sự đa dạng về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, cách làm việc giữa các nhân viên làm cho nơi làm việc trở nên hứng thú và sinh động hơn. Hãy đánh giá cao những sở trường độc đáo của người khác.
5. GIỮ THÓI QUEN LÀM VIỆC TỐT
Việc giữ thói quen làm việc tốt giúp chúng ta dễ tập trung vào những vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự chú ý. Dọn dẹp bàn làm việc gọn gàng và chỉ để lại những giấy tờ, tài liệu liên quan tới vấn đề trước mắt. Sau đó, hãy làm một danh sách công việc mỗi buổi sáng, bao gồm các hoạt động ưu tiên trong ngày đó với những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trên cùng.
Khi trục trặc phát sinh, nếu có thể, hãy giải quyết nó ngay lập tức. Nếu chưa đủ dữ liệu để có thể quyết định, hãy hoãn nó cho tới một ngày cụ thể khi có đủ dữ liệu hoặc ủy quyền cho người khác thu thập đủ dữ liệu. Nguyên tắc này hướng tới một thói quen làm việc tốt khác. Thay vì tạm hoãn quyết định hay hành động, chúng ta vẫn có thể hứng thú bắt tay vào theo một hướng khác mà không phải mất thời gian chờ đợi. Do đó, chúng ta thấy công việc của mình vẫn có tiến triển tốt dù chúng ta đang bận hoặc chưa có đủ dữ liệu để giải quyết nó.
Khi đối mặt với những khó khăn trong công việc, chúng ta rất dễ sa lầy vào những tiểu tiết. Hãy nhìn vào bức tranh khái quát và đừng quá chú ý vào chuyện lặt vặt.
6. ỦY QUYỀN
Một trường hợp thường gặp của một số nhà quản lý là nhảy vào thực hiện dự án khi thiếu nhân lực. Tuy nhiên, với tư cách là quản trị viên, trách nhiệm của chúng ta là bảo đảm sao cho dự án hoàn tất, mà không phải là thực hiện những việc chi tiết của nhân viên. Hãy xem xét công việc có thể dễ dàng chia sẻ với người khác và nếu thích hợp, hãy giao việc cho họ.
7. THOẢI MÁI CHẤP NHẬN TÌNH HÌNH
Cho dù có cẩn thận chuẩn bị và lập kế hoạch đi nữa, chúng ta khó có thể tránh khỏi sơ sót, không đạt được mục tiêu hoặc người khác không đáp ứng được yêu cầu của chúng ta. Lúc đó, việc mất bình tĩnh trước những vấn đề không thể tránh khỏi chỉ làm tình hình càng thêm tồi tệ. Một thói quen hữu ích là "thoải mái chấp nhận tình hình" và bắt tay vào xử lý tình huống.
8. ĐỪNG ĐEM CÔNG VIỆC VỀ NHÀ
Trong phần trước của chương này, có những cách để thư giãn có thể áp dụng trong ngày làm việc của mình. Chúng ta cũng cần học cách thư giãn tại nhà. Công việc là quan trọng, nhưng sức khỏe và gia đình cũng quan trọng không kém. Chúng ta không thể nào làm việc tốt hoặc có cuộc sống vui vẻ trong tâm trạng nặng nề. Cần sắp xếp thời gian với gia đình. Cho dù công việc ở công sở như thế nào đi nữa, thời gian với gia đình vẫn ưu tiên hơn.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...