[TRÂN TRỌNG CHÍNH MÌNH - Học cách chấp nhận các trải nghiệm nội tại và xây dựng Cái Tôi trong bạn]
Bạn đừng nhầm trân trọng chính mình là sự tự cao, hay ích kỉ, hay thỏa mãn các ham muốn của thân thể lẫn tâm ý. Những điều ấy thực ra có tác dụng ngược lại với Cái Tôi lành mạnh trong bạn, nó có thể phá hủy Cái Tôi.
Bạn trân trọng chính mình khi bạn dám chân thành và đối diện với những gì đang diễn ra bên trong mình, bao gồm các suy nghĩ và cảm xúc của mình trong quá trình tiếp xúc với đời sống.
Trân trọng mình cũng không có nghĩa là bạn tin tưởng vào suy nghĩ của mình, hoặc cho rằng các cảm xúc của mình là đúng đắn.
Có rất nhiều lúc những điều hiện lên trong đầu bạn sẽ khiến bạn bất ngờ, chúng có thể không liên quan gì đến những giá trị bạn tin tưởng hay những gì bạn biết là đúng. Vì sao vậy? Có những "sự thật" diễn ra trong bạn mà không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, nó không phải thứ bạn có thể ý thức được, và "Tôi muốn mình như thế" mà được. Chẳng hạn, "Tôi muốn mình là người có tâm hồn rộng lớn." Nhưng sự thật về nhỏ hẹp và tầm thường sẽ khiến bạn chẳng muốn nhìn vào cái tôi ấy nữa.
Nhưng nếu bạn lơ là mà phát tác thuận theo chúng; hoặc cố gắng trấn áp các suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình; hoặc phán xét bản thân mình rằng sao mình lại như thế, bạn có thể khiến mình bị tổn thương. Hơn nữa, bạn cũng có thể bỏ qua những cơ hội quan trọng để thấu hiểu mình thật sự là-ai.
Nhận thức và xử lí các suy nghĩ, cảm xúc, thái độ của mình sẽ giúp bạn kiên nhẫn hơn với bản thân, yêu mến đời sống của mình hơn và sống một cuộc sống có lí trí hơn. Hãy nhớ rằng: đó là một quá trình dài lâu và kiên nhẫn, bạn sẽ phải chiến đấu với chúng hằng ngày, nhưng đó là con đường đích đáng để hình thành một Cái Tôi lành mạnh trong bạn.
--->>> 1/ Biết chấp nhận cảm xúc nội tại mà không phán xét hay dằn vặt
Nếu bạn phát hoảng hoặc tức giận khi chuyện gì đó đang không xảy ra như ý muốn, hãy dừng lại và tránh phán xét bản thân vì những cảm xúc đó. Hãy cảm nhận và gọi tên những cảm xúc bạn đang trải qua, và cố gắng không phản ứng trước chúng. Cũng đừng tự bắt mình phải cảm thấy thế nào.
Đặc biệt đừng nhầm lẫn nó với việc than vãn. Khi bạn bắt đầu kể lể những vấn đề nội tại của mình với người khác, bạn sẽ biến thành những lời than vãn cùng những mớ cảm xúc lộn xộn không đi đến đâu.
Ví dụ, đứa bạn thân được 10 điểm trong kì thi vừa rồi, khi ấy bạn trải qua một loạt rất nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, gọi tên chúng như sau: bất ngờ (sao bạn mình mà nó được điểm cao thế), vui mừng (mình phải mừng cho nó), nghi ngờ (không biết nó giấu mình học lúc nào mà điểm cao thế), đố kị (nó thật đáng ghét), tự ti (mình học thật là kém), tự an ủi (mình cố học chắc cũng được như nó thôi),...
--->>> 2/ Đừng để thất vọng biến thành mất niềm tin
Bạn dễ rơi vào vòng xoáy tủi hổ, mất tự tin khi bạn thấy suy sụp: "Tôi là kẻ thất bại. Điều này luôn xảy ra với tôi. Tôi cũng không biết tại sao mình cố gắng. Tôi chắc chắn không làm được. Tôi vốn đã kém cỏi".
Đời sống dạy bạn tủi hổ từ khi còn nhỏ, bạn thông thạo với việc cảm thấy tủi hổ vì luôn thấy mình thiếu sót và kém cỏi hơn mọi người xung quanh, và đánh mất niềm tin vào chính mình.
Bạn có thể kém cỏi ở 1-2 hoặc nhiều phương diện, nhưng chắc chắn bạn có năng lực ở một phương diện khác. Bạn sẽ chỉ trở thành kẻ thất bại thua cuộc khi bạn tin mình như thế. Hãy cố gắng nhìn nhận tích cực và tự nhủ: Sẽ ổn thôi.
--->>> 3/ Biết điểm mạnh của bạn
Có thể ngay lúc này bạn không biết chúng là gì, đặc biệt với những ai thường cảm thấy mơ hồ về khả năng của mình. Hãy tập trung vào một công việc bất kì và nhận ra năng lực của mình, đó có thể là khả năng tập trung, sự tỉ mẩn, sự sáng tạo, khả năng kết nối với mọi người, sự tinh tế, sâu sắc hay kể cả sự tò mò.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi bạn tận dụng được các thế mạnh của mình, chúng sẽ giúp bạn nâng cao lòng tự tôn và giảm bớt căng thẳng. Tận dụng được các điểm mạnh sẽ giúp bạn định hướng được đường đi khi thấy vô phương, cho bạn thấy con người thật sự của bạn – cái tôi giá trị của bạn, cái tôi riêng biệt và đặc biệt mà không ai có thể định nghĩa hay thay thế.
--->>> 4/ Luyện tập các câu nói tích cực
Hãy nhắm mắt lại và nghĩ về một điều khiến bạn tự hào. Đó có thể là một ưu điểm, điều gì đấy bạn đã đạt được ở trường, điều gì đấy bạn đã cố gắng giúp đỡ người khác, gì cũng được. Hãy hài lòng với điều đó. Bạn là người có năng lực, mạnh mẽ và không dễ nản lòng.
Mọi người đều muốn một cuộc sống đầy đủ và hoàn hảo, nhưng sẽ luôn luôn là không đủ cho tham lam, mọi người sẽ không bao giờ cảm thấy "đủ". Vì thế hãy cố gắng học sống và hài lòng với hiện tại bằng cách công nhận và trân trọng chính mình.
***
Tham khảo thêm cuốn #kì_quặc_để_tự_tin: "Tự tin thật sự không phải là đôi ba điệu bộ tỏ vẻ hay lời nói cao ngạo, và một người không thể tự tin thật sự thì chỉ bởi vì những tổn thương bất tận trong họ. Nói đúng hơn: Trong đô thị."
Đây chắc chắn là cuốn sách duy nhất dạy bạn cách để thật sự tự tin đích thực, sự vững mạnh và tin tưởng và chính mình, gạt bỏ đi những nỗi sợ hãi, so sánh, lo âu sâu thẳm – chứ không phải cách để tạo ra vẻ ngoài tự tin.
Trải qua hết con đường đi cùng bậc thầy kì quặc bạn sẽ trở nên trí tuệ, bản lĩnh và có được sự bình yên trong tâm hồn.
Một cuốn sách thực tế, hướng dẫn bạn cách hành động để có lại một đời đáng sống.
***
Để nhận bản tin từ OOPSY, mời bạn đăng kí tại: https://goo.gl/e5Z9FG
*********
/ Bài viết: Oopsy Team.
\ Ảnh: Humanity.
*********
#oopsy
#cùng_nhau_trưởng_thành
#chữa_lành_trái_tim
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...