Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa

Ở Kinh Thành đã là hai mươi ba tháng chạp, gần hết năm cũ, các quan lại cũng kết thúc năm cũ, chuẩn bị nghỉ đông tới ngày lễ Nguyên Tiêu, mười lăm tháng giêng.

Trước khi nghỉ, ngày hai mươi hai tháng chạp hôm đó, Cảnh Thuận đế triệu tập đám quan Kinh Thành cùng lên triều.

Lần thượng triều này chỉ có hai việc, một là tổng kết thành tích của quan lại năm vừa rồi, hai là hy vọng năm sau phải làm được những gì, đặt ra những mục tiêu nào.

Cảnh Thuận đế không thích nói chuyện, ông ngồi trên Long ỷ cao cao, để người dứng đầu nội các là Trần Đình Giám chủ trì lần lên triều này, cái gì cần nố ông mới mở lời nói đôi câu.

Nghe nói Hộ Bộ đã giải quyết xong món nợ, năm nay còn có phần thu được khi xét Vương phủ của Tương Vương bổ sung quốc khố, lợi nhuận năm trăm tám chục ngàn lượng bạc trắng, Cảnh Thuận đế nở nụ cười.

Từ thời Tiên đế, hầu nữ hằng năm tiền vào được quốc khố thì không thể ra được, Tiên đế cần tiền để tự mình hưởng lạc, còn phải đấu đá với Nội các mới có thể giật về, sau đó còn bị người ta thầm mắng là hôn quân.

Sau khi ông ta đăng cơ, trọng dụng hiền thần, nhưng cũng chỉ đủ bổ khuyết cho lỗ thủng mười mấy năm trước, mấy năm gần đây thì tốt hơn, nhưng số thu vào quốc khố cũng ngang bằng số nợ, năm nay lợi nhuận mấy vạn lượng, thì năm sau có thể phải tiêu đi, nói chung ông thường nghe các đại thần Lục bộ than nghèo, còn muốn quốc khố chi bạc, nghe một lần là cãi vã một lần.

Tháng sáu năm nay, Trần Đình Giám thăm chức lên Thủ Phụ, chuyện đầu tiên sau khi nhận chức là ông viết một bức tấu chương, mong quan lại các cấp thi hành "Thi luật cũ", thay đổi hoàn toàn phương thức tính thành tích trong xét duyệt quan chức vào Lại bộ trước kia, mà sẽ giao cho Lục bộ và Đô Sát viện, theo danh sách đăng ký, cũng để tiến hành khảo sát với toàn bộ quan lại theo từng tháng.

Thi luật cũ vừa đưa ra, đúng là quan lại các nơi có trách nhiệm hơn, thưởng phạt phân minh, khiến cho quan lại không dám bỏ bê nhiệm vụ, nên làm thì sẽ làm, cũng đốc thúc chủ hộ nộp thuế đúng hạn, các địa phương không còn dám khất nợ khất lương, đương nhiên quốc khố sẽ có bạc.

Luật mới ban hành được nửa năm đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, Cảnh Thuận đế tin rằng, nếu tiếp tục duy trì luật mới, sau này quốc khố sẽ càng lúc càng dồi dào hơn.

Dân chúng thích tiền, các Hoàng đế cũng yêu tiền như thế. Trần Đình Giám vừa mới đề nghị thi hành Thi luật cũ, một đám đại thần đã dâng sớ phản đối, liệt kê các lý do yêu cầu phải tiến hành chế độ cũ, Cảnh Thuận đế cũng từng do dự đắn đo. Nhưng mà Trần Đình Giám thề son thề sắt rằng, phương pháp này có thể khiến cho các quan lại địa phương làm việc nghiêm túc, có thể tăng thu nhập quốc khố, hơn nữa Thích Hoàng hậu cũng cho rằng có thể thực hiện được, Cảnh Thuận đế mới tỏ thái độ kiên quyết, toàn lực ủng hộ Trần Đình Giám, cũng ép hết những ý kiến trái chiều.

Hiện tại, luật mới đã có hiệu quả, tàn nhẫn nhưng lại có thể chặn được miệng của những quan viên không phục kia, Cảnh Thuận đế cũng thấy hãnh diện thay cho Trần Đình Giám.

Sau khi Hộ Bộ Thượng thư nói xong, Cảnh Thuận đế không hề keo kiệt, khen ngợi Trần Đình Giám một phen, cuối cùng còn quan tâm đến sức khỏe của ông: "Các lão lao tâm khổ tứ để phổ biến luật lệ mới, nửa năm ngắn ngủi mà trên đầu đã thêm tóc bạc rồi, trẫm rất không đành lòng, quốc sự quan trọng, nhưng Các lão cũng nên quan tâm sức khỏe. Vậy đi, lợi nhuận từ quốc khố năm nay trích ra một vạn lượng, dùng để chăm sóc sức khỏe cho Các lão."

Trần Đình Giám vội quỳ xuống chối từ: "Nhận được sự tin tưởng của Hoàng thượng, trao gánh nặng chức trách Thủ phụ cho thần, thần làm mọi việc đều nằm trong phận sự, hơn nữa cũng đã có bổng lộc, không thể nhận thêm phần thưởng hậu hĩnh của Hoàng thượng được nữa."

Cảnh Thuận đế cười nói: "Có công làm thì đáng có thưởng, có lỗi thì có phạt, công lao của Các lão rõ như ban ngày, không cần từ chối nữa."

Những đại thần khác lập tức ủng hộ Hoàng thượng, cũng khuyên Trần Đình Giám nên nhận lấy.

Trần Đình Giám bất đắc dĩ, chỉ còn cách dập đầu tạ ơn.

Cảnh Thuận đế cũng không trực tiếp trao tiền thưởng cho Trần Đình Giám mà gọi một vị công công, gióng trống khua chiêng mang phần thưởng tới Trần phủ, như vậy mới khiến cho dân chúng toàn thành đều biết, Trần Đình Giám lập được công trạng, để người nhà Trần Đình Giám cũng nhận được thánh ân.

Thánh chỉ vừa đến, chủ tử các viện ở Trần phủ vội vàng ra chính viện lĩnh chỉ.

Công chúa Hoa Dương cũng quỳ ở bên cạnh mẹ chồng.

Người tuyên chỉ là Mã công công, ngoài tiền thưởng một vạn lượng ra, Cảnh Thuận đế còn ban cho trang sức châu báu, hai hòm son phấn để khen ngợi gia quyến của Trần Đình Giám.


Mọi người khấu tạ long ân.

Tiểu Mã công công nhận tiền thưởng rồi đi tới bên cạnh trò chuyện với Hoa Dương, sau đó mới cáo từ.

Hắn vừa đi, bầu không khí trong viện Trần gia cũng yên tĩnh hẳn, La Ngọc Yến cười híp mắt nói với Tôn thị: "Nương à, con đi ra ngoài làm khách vẫn thường xuyên nghe phu nhân các quan lại khác khen Thi luật cũ của phụ thân đấy ạ, khi đó con còn không hiểu rõ, bây giờ Hoàng thượng cũng ban thưởng cho phụ thân rồi, có thể thấy luật mới của phụ thân vô cùng lợi hại."

Du Tú không nói được mấy lời khách sáo như vậy, nhưng nàng cũng biết cha chồng làm tốt chức Thủ phụ này, cho nên nàng vô cùng kiêu ngạo, gương mặt đầy rạng rỡ.

Tôn thị nhìn về phía Hoa Dương: "Luật mới hay luật cũ gì, kiến thức ta hạn hẹp nên không hiểu rõ lắm, công chúa có hiểu không?"

Đương nhiên là Hoa Dương hiểu, đời trước, mặt dù luật mới của cha chồng chỉ phổ biến được bốn năm, nhưng bạc trong quốc khố năm nay lại nhiều hơn năm trước, đến năm thứ tư đã tăng lên bốn triệu lượng.

Hơn nữa, luật mới của cha chồng không chỉ có "Thi luật cũ" còn có nhiều cải cách quan trọng khác, chỉ biết là cha chồng chết sớm, các cải cách còn chưa kịp phổ biến sâu rộng, các quan lại chống đồi ùa lên, nhân cơ hội đó đệ đệ định tội cha chồng, yêu cầu hủy bỏ một loạt cải cách của ông, khôi phục lại chế độ cũ.

Hoa Dương không quan tâm tới ân oán giữa các quan lại, nàng chỉ biết cải cách của cha chồng mang lại bạc cho triều đình, để bách tính an cư lạc nghiệp, cha chồng là một vị quan tốt, người phản đối ông đều bụng dạ khó lường.

Lúc này, Tôn thị, La Ngọc Yến, Du Tú, thậm chí là bọn nhỏ đều nhìn Hoa Dương, Hoa Dương giảng giải cho mọi người theo cách đơn giản dễ hiểu nhất.

Tôn thị bội phục: "Công chúa quả là rất thông minh, lão già từng nói với ta mấy lần rồi mà ta nghe không hiểu."

Hoa Dương tin lời này mới là lạ, mẹ chồng rất lanh lợi, chỉ là bà muốn khen nàng mà thôi.

Sau khi tiếp chỉ, mọi người vui vẻ xong thì cũng giải tán.

Hoa Dương trở lại Tứ Nghi Đường không bao lâu thì Tôn thị bên kia sai nha hoàn mang một tráp bạc trắng và một tráp đồ trang sức, một tráp son và mấy thớt gấm Tứ Xuyên tới.

Gấm Tứ Xuyên quý báu, nhưng hai hòm lụa hôm nay Cảnh Thuận đế ban thưởng không phải đều là gấm Tứ Xuyên, Hoa Dương nghĩ, có lẽ mẹ chồng lựa hết gấm Tứ Xuyên rồi đưa cho nàng đây.

Hoa Dương chọn một thớt màu đỏ đào rồi dặn Triều Lam: "Mang thớt này tới phủ công chúa, để Ngô Nhuận may hai bộ áo vải cho Đại tiểu thư và Nhị tiểu thư, còn vải dư lại thì có thể làm mấy món đồ nhỏ cho các nàng."

Nàng rất thích Uyển Nghi, cái miệng nhỏ của Uyển Thanh cũng càng ngày càng ngọt, phấn điêu ngọc trác.

Triều Vân cười nói: "Hai vị tiểu thư thật có phúc, có thể được công chúa thích như vậy."

Triều Nguyệt: "Đó cũng là vì Phò mã khiến Công chúa vui, Công chúa của chúng ta thích hai vị tiểu thư cũng là vì yêu ai yêu cả đường đi."

Hoa Dương:...

Bởi vì Trần Kính Tông từng nói câu nó, bây giờ nàng khó mà nghe được câu "yêu ai yêu cả đường đi lối về."


Dù sao cũng sắp được nghỉ đông, đêm nay Trần Kính Tông trở về rất sớm, trong khi ánh tà dương vẫn còn.

Hắn đi tắm rửa một lúc, thay thường phục rồi mới tới.

Hoa Dương đang đánh cờ với Triều Lộ.

Thấy ánh mắt của Phò mã gia, cứ một lúc lại nhìn Công chúa đang quan sát bàn cờ, Triều Lộ thức thời lui ra.

Trần Kính Tông ngồi xếp bằng vào vị trí Triều Lộ lúc nãy, tùy ý nhìn bàn cờ rồi đặt xuống một quân.

Tay của hắn đưa tới, năm ngón tay với khớp xương rõ ràng, đầy cảm giác mạnh mẽ, nhưng lại không phải gầy trơ xương.

Hoa Dương nhìn tay hắn mấy lượt, ánh mắt chú ý ống tay áo của hắn, vải lụa Hàng Châu màu xanh đậm thêu mây đã hơi nửa cũ.

Trần phủ nuôi bốn tú nương, như ba huynh đệ Trần Kính Tông, mỗi quý sẽ có hai bộ áo lụa thông thường, hai chiếc áo choàng vải mịn, so với công tử nhà Thủ phụ khác thì mức chi phí này có thể nói là vô cùng đơn giản.

Trần Kính Tông làm việc ở vệ sở, bình thường hay mặc quan bào, tiến cung cũng mặc quan bào, có thêm công phục Phò mã để thay đổi, chỉ khi về nhà mới đổi thành thường phục, nhưng mà mấy loại tơ lụa này rất yếu ớt, dễ hư và cũ sờn.

"Hôm nay phụ hoàng ban thưởng đấy, chàng biết chuyện này chưa?" Hoa Dương vừa chơi cờ vừa nói chuyện với hắn.

Trần Kính Tông liếc nhìn nàng một cái, hỏi: "Nàng muốn khen ông già trước mặt ta nữa hả?"

Sáng nay ở trong triều, hắn đã nghe Cảnh Thuận đế khen cả buổi rồi.

Hoa Dương trừng hắn, cúi mắt nói: "Mẫu thân chọn mấy thớt gấm Tứ Xuyên trong số đồ khen thưởng cho chúng ta, ta thấy có hai thớt cho nam, cũng gần hết năm rồi, may cho chàng hai chiếc áo choàng nhé, được không?"

Trần Kính Tông: "Thôi đừng, ta là người thô kệch, không mặc được mấy loại gấm yếu ớt đâu, đỡ phải xấu hổ."

Hoa Dương cũng lười trừng hắn, nàng khẽ nói: "Không cần thì thôi, ta đưa lại cho mẫu thân, để bà may cho cha áo mới."

Trần Kính Tông: "Tuổi ông ấy cũng cao rồi, mặc gấm Tứ Xuyên làm cái gì, nếu nàng không biết dùng vào đâu thì cứ may áo choàng cho ta đi, ta mặc cho nàng xem, dù sao cũng là để dỗ nàng."

Hoa Dương:...

Chê thì cứ chê, ngày hôm sau, Hoa Dương đưa hai thớt gấm Tứ Xuyên đó cho người mang sang chỗ Ngô Nhuận.

Gấm Tứ Xuyên hiếm thấy, Hoa Dương không quá tin tưởng vào tay nghề tú nương ở Trần phủ, không giống như tú nương ở phủ Công chúa, đều là người nàng đưa trong cung ra, bình thường ăn mặc của Hoa Dương cũng đều do mấy tú nương bên kia đảm nhận.

Hoa Dương cũng đã chuẩn bị xong đồ tết cho mình, mấy tú nương lớn nhỏ trong phủ Công chúa nhận được bốn thớt gấm Tứ Xuyên, họ cùng nhau bận bịu, sau năm ngày thì thợ may đưa tới.


Uyển Nghi, Uyển Thanh nhận được bộ áo màu đỏ đào, chỉ là hình thức không giống nhau, của Uyển Nghi thành lệ mà Uyển Thanh thì có phần ngây thơ.

Ngoài váy áo ra, còn có mấy món đồ nhỏ như khăn tay và túi thơm.

Hoa Dương cho người gọi hai tỷ muội tới.

Uyển Thanh mới ba tuổi, không hiểu như thế nào là đẹp, Uyể Nghi thấy Tứ thẩm Công chúa chuẩn bị váy áo mới cho mình thì "oa" thành tiếng, vui vẻ che miệng lại, ánh mắt như không thể tin nổi.

Hoa Dương cười nói: "Thử một chút xem."

Uyển Nghi vừa vui vừa thấp thỏm: "Vải quý như vậy, con mặc thì phụ thân có vui không ạ?"

Hoa Dương: "Vậy thì cất lại, lúc nào con ra ngoài với ta thì mặc, năm nay trong cung có lễ hội đèn lồng Nguyên Tiêu, ta sẽ dẫn con theo."

Xiêm y đã may xong, sao có thể lãng phí.

Uyển Nghi có Tứ thẩm chống lưng, nàng cũng quên mất phụ thân nghiêm khắc, cười vui vẻ thay bộ đồ mới.

Trần Kính Tông đi ra ngoài quay về, thấy hai cháu gái một lớn một nhỏ mặc đẹp như hồ điệp, vây quanh bên cạnh Hoa Dương.

"Tứ thúc, là quần áo mới Tứ thẩm cho bọn con, có đẹp không ạ?"

Uyển Nghi hoạt bát nói.

Trần Kính Tông đưa mắt nhìn Hoa Dương, nói: "Vậy phải xem con so với ai mới được."

Uyển Thanh không hiểu, nhưng Uyển Nghi lập tức hiểu ra ngay, trong phòng này Tứ thẩm xinh đẹp nhất, vượt ra các nàng.

Bình thường Uyển Nghi không nghe được mấy lời ngon tiếng ngọt như vậy, nhưng nàng cũng đã mười một tuổi, nàng vừa ngọt ngào lại thấy thẹn thùng thay Tứ thẩm.

Không quấy rầy Tứ thúc và Tứ thẩm ân ái, Uyển Nghi kéo muội muội chạy vội đi.

Hoa Dương cũng không thể ngăn lại, chỉ bảo bọn nha hoàn lui ra, sau đó nàng trừng Trần Kính Tông, nói: "Sau này trước mặt bọn nhỏ chàng đừng nói lung tung, Uyển Nghi hiểu chuyện sẽ không kể bậy bạ, nhưng Uyển Thanh thì còn chưa hiểu gì, nếu nó kể lại trước mặt Tam ca Tam tẩu thì sao đây?"

Trần Kính Tông: "Được rồi, lần sau ta sẽ khen bọn nhóc xinh đẹp, đẹp đến mức tiên nữ như nàng cũng không sánh được."

Hoa Dương:...

Nàng muốn trừng hắn, nhưng hai chữ "tiên nữ" lại khiến nàng nguôi ngoai.

Hoa Dương ngồi xuống cạnh bàn trà, nâng chung trà lên, uống xong mới nói: "Hai chiếc áo choàng của chàng cũng làm xong cả rồi, ở trong tủ quần áo đấy."

Trần Kính Tông bèn đi vào nội thất.

Hoa Dương nhìn chiếc mành rung nhẹ, may cho hắn hai chiếc áo, một cái màu xanh đậm thêu hình hạc bay, một chiếc màu đỏ sẫm thêu hình sư đoàn, không biết hắn sẽ mặc chiếc áo nào ra trước.


Gấm Tứ Xuyên phú quý hoa mỹ mà phong lưu, dường như nó không dính dáng chút nào đến Trần Kính Tông.

Hoa Dương từ từ thưởng thức mấy ngụm trà.

Trong nội thất bỗng vang lên tiếng bước chân.

Hoa Dương hạ thấp chén trà, đặt trong lòng bàn tay, khóe mắt nhìn thấy Trần Kính Tông đã hoàn toàn bước ra, nàng mới tùy ý liếc nhìn qua.

Trần Kính Tông thử chiếc áo choàng màu đỏ thẫm thêu hình sư đoàn, màu đỏ làm da thêm trắng, sư đoàn uy nghi.

Người Trần Kính Tông cao ráo, khí khái anh hùng hừng hực, lúc hắn không cười thì vô cùng nghiêm nghị, thậm chí còn có phần lạnh lùng sát khí.

Cũng chỉ có công chúa như Hoa Dương mới không bị vẻ ngoài của hắn dọa thôi.

Vẻ mặt nàng bình lặng lướt từ trên mặt hắn nhìn xuống, xem thử áo choàng may ra có chỗ nào không thích hợp hay không.

"Có đẹp không?"

Trần Kính Tông hỏi như cháu gái.

Hoa Dương cười khẽ: "Vậy còn phải xem là so sánh với ai."

Vốn nàng học theo hắn, nhưng Trần Kính Tông lại đi tới, nắm chặt tay nàng kéo vào lòng, nghiêm túc hỏi: "Nàng muốn so với ai?"

Hoa Dương tưởng hắn lại ghen tị với mấy người tuấn nhã văn nhân như cha chồng nên bảo hắn im lặng.

Trần Kính Tông ôm lấy nàng ngồi xuống ghế, cúi đầu hôn lên.

Tay Hoa Dương đẩy bả vai hắn, càng đẩy lại càng không có sức.

Hồi lâu sau, Trần Kính Tông ngẩng đầu lên, nâng mặt của nàng rồi hỏi: "Có đẹp không?"

Hoa Dương vẫn không chịu nói.

Trần Kính Tông cứ hôn tiếp như vậy.

Làm vậy ba lần, Hoa Dương vẫn không chịu mở miệng.

Trần Kính Tông nhớ tới rất nhiều buổi tối trước kia, cơ thể của nàng mềm mại, sự kiêu ngạo của Công chúa vẫn luôn như thế, kiên quyết không chịu nói nửa câu hắn muốn nghe, khiến hắn cảm giác như mình là một tên súc sinh, không đành lòng đùa giỡn nàng nữa.

"Vậy đi, đẹp thì để ta hôn nàng, không đẹp thì nàng cắn ta một cái."

Nhìn nàng mím chặt bờ môi, Trần Kính Tông lại dí mặt tới.

Hoa Dương muốn cắn hắn, nhưng da mặt của hắn dày, nàng không cắn được, kết quả lại biến thành hôn.

Trong mắt Trần Kính Tông toàn là đắc ý: "Ta biết mà, lúc đó nàng đồng ý gả cho ta cũng là vì vừa ý khuôn mặt này."


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui