Ta Dùng Mỹ Thực Chinh Phục Giới Giải Trí


Editor: Gà
Mặt trăng lưỡi liềm cong cong treo lơ lửng trên khoảng không tối đen như mực.
Bạn học Tiểu Hạ đang miêu tả món Rou jia mo mà cô bé đã ăn lúc sáng cho bố nghe: “Cắn một cái trong miệng toàn thịt là thịt! Vỏ bánh ăn cũng ngon mà không bị cháy, nhưng bên trong lại rất mềm, ăn ngon hơn cả bánh mì.”
Bạn học Tiểu Hạ gần bảy tuổi, lượng từ vựng kinh người, nghe xong Hạ Hiểu Phong chỉ thiếu rơi nước mắt đầy mặt.
Còn ổn, sáng không được ăn Rou jia mo thì tối nay có món khác bù lại.
Đèn trong cửa tiệm nhỏ còn chưa bật, ba người nhà Hạ Hiểu Phong đã rất mong chờ.

Tối nay bọn họ sẽ ăn món gì ngon nhỉ?
Cung yến chuộng những món sơn hào hải vị, Lạc Anh lại thích các món làm bằng nguyên liệu bình thường hơn.
“Nhân tử cái là gì? Chữ này nghĩa là cái đĩa đọc sách hả?” Hạ Hiểu Phong nhìn thực đơn bà chủ viết trên bàn, một chữ Khải hàm súc bình tĩnh đủ để thấy bản lĩnh, nhưng chữ nhân đặt ở đầu câu thật sự làm anh ta phải bối rối.
Lạc Anh kịp thời mang đồ ăn lên bàn, giải đáp cách phát âm.
Món thứ nhất – Sáp Tử Cái.

(煠紫盖)

Chữ “Sáp” có hai cách đọc, một là “Diệp” (叶), hai là “Tạc” (炸), mà trong cụm từ Sáp Tử Cái dùng chữ “Tạc”.
Cách đọc này hiện giờ không còn nhiều người dùng, có hai cách hiểu, một là “Tử Cái” chỉ thịt đùi lợn, tức là chân sau của con lợn, hai là, chữ “Tử” (紫: màu tím) giống như “chi”(脂: mỡ), “Tử” cùng để chỉ thịt lợn.
Đây là món Tô – Hàng xưa*, năm đó lúc ở trong cung Lạc Anh học được từ một đầu bếp Giang Nam, trong mắt một số quý nhân thì món này không được tao nhã cho lắm.
(*) Tô Châu và Hàng Châu, tỉnh thành trung Quốc.
Có điều, Lạc Anh nhớ rất rõ, khi ấy một vị tiểu chủ trong hậu cung là người Giang Nam, lúc ăn mì luôn thích dùng thịt heo kho làm món ăn kèm, món ăn kèm đều dùng thịt kho thượng đẳng của Giang Nam, mà những góc thịt cắt bỏ đi đại khái dùng để làm món “Sáp Tử Cái” này.

Khi nấu sáp không phải dùng bột mì tầm thường, phải dùng bột gạo tẻ và bột gạo nếp trộn đều, cho thêm lòng đỏ trứng gà, các cung nữ và thái giám của ngự thiện phòng rất thích ăn, chiên suông cũng rất đẹp, nêm chút gia vị càng thêm độc đáo.
Tất nhiên, với những người hiện đại thì món này có vẻ không mấy nổi bật.
Trần Lâm nhìn món ăn trước mặt, chiếc đĩa sứ trắng đầy những dải thịt vàng ươm giống như thịt thăn chiên mềm.

Tuy vậy, món thăn chiên mềm bình thường sẽ chấm với các loại nước chấm như muối tiêu chanh hoặc tương cà chứ không như món này, cái gì cũng không có.
Mặc dù vẫn còn món khác.
Vẫn chưa lên bàn nhưng cả nhà Lão Hạ đã nóng lòng không chịu được nữa, bạn học Tiểu Hạ gắp một miếng đưa lên miệng thổi thổi, chạm thử một cái vẫn còn hơi nóng.
Hạ Hiểu Phong cũng gắp một đũa lên nhìn ngắm, món này gọi là “Sáp tử cái nhân”.

Sáp tử cái này có màu vàng óng ánh, rất vui mắt.
Cắn thử, bên ngoài giòn xốp, bên trong là thịt heo kho giòn, ngon!
Thịt heo kho có vị mặn nhẹ, sau một lớp chiên giòn thì vừa xốp vừa mềm, sự kết hợp giữa lớp vỏ giòn và thịt heo kho ngay lập tức kích thích vị giác lên một bậc, không giống như các món thăn chiên khô cứng khác, trái lại hương vị rất độc đáo.
Nhai rào rạo xốp xốp trong miệng, không nhiều dầu mỡ, ăn xong một miếng lại muốn ăn thêm!
Đành rằng chỉ là một miếng thịt lợn, Hạ Hiểu Phong nuốt xong trên đầu lưỡi vẫn còn lưu lại hương thơm, không béo cũng không ngấy, thậm chỉ cảm thấy như chưa ăn! Thật sự rất ngon!
Tuy vậy, bọn họ chỉ ăn thử một miếng, chờ món ngon tiếp theo.
Ăn thịt trước, ngay sau đó là các món rau trộn chống ngán, vương qua muối!

Vương qua là tên gọi của dưa leo thời xưa, trong đĩa sứ trắng như tuyết làm nổi bật lên nước sốt màu nâu, những quả dưa leo xanh xếp thành hình tháp, điểm xuyến ít ớt tỏi băm nhỏ ở giữa, trắng noãn, đen sẫm và màu xanh lục đỏ tươi đan xen vào nhau, đánh sâu vào thị giác mạnh mẽ.
Những miếng dưa leo mảnh mai được nhuộm một lớp màu hổ phách, chỉ cần nhìn qua thôi đã có thể hình dung được hương vị thơm ngon sảng khoái của món ăn kèm này rồi.
Trần Lâm cầm đũa gắp lên một miếng, dưa chuột muối chua là món ăn dân dã, mỗi nhà đều có một cách làm khác nhau, nhà mình làm đa phần đều mặn hơn khẩu vị.
Miếng dưa chuột còn nguyên miếng giòn giòn, ngấm nước tương thơm phức, đậm đà.

Nhưng hương vị của loại nước tương này không hề nồng mà vị cay vẫn đọng lại trong miệng, khó có thể che giấu được sự khoan khoái nhẹ nhàng khi nhai nuốt, cuối cùng còn cảm nhận thấy một chút chua chua ngọt ngọt!
Gia đình khác thông thường hay muối ra loại nước tương cay nồng, nhưng món dưa muối chua cay trên đĩa này lại có vị cay cay, chua ngọt, chẳng những không lạc quẻ mà còn bổ sung cho nhau, khiến hương vị trở nên tuyệt vời hơn.
Trần Lâm kinh ngạc nhìn chằm chằm đĩa dưa chuột ngâm, dưa chuột cũng có thể tạo ra một cấp bậc cảm xúc phong phú đến vậy sao?
Sau hai món khai vị, tiếp đến là món chính.
Món thứ ba đã có trên bàn – Trần bì ngưu nhục (Thịt bò hầm vỏ quýt).

Đây là món cay Tứ Xuyên kinh điển rất nổi tiếng, đặc sắc bởi phụ liệu là vỏ quýt khô.


Tất nhiên, những món ăn nổi tiếng có sử dụng vỏ quýt làm phụ liệu không chỉ có thịt bò hầm vỏ quýt mà còn có thịt gà hầm vỏ quýt, vịt quay vỏ quýt… Tất cả đều mang hương vị riêng.
Trên đĩa sứ trắng chứa đầy thịt bò đỏ nâu cùng ớt và vỏ quýt, mùi thơm cay cay ngọt ngọt gần như phả vào mặt, nước miếng không tự chủ tiết ra.

Món bò kho vỏ quýt còn được điểm xuyến vừng trắng và hành lá thái nhỏ khiến ngón trỏ phải nhúc nhích.
Đây chắc chắn là một món rất đưa cơm!
Cùng lúc đó ba bát cơm nhỏ được dọn lên, cơm trắng còn nóng, rắc thêm chút vừng đen rang chín làm trang trí cuối cùng.
Mùi vị của vỏ quýt có người thì rất được yêu thích, cũng có người hận không thể ném bỏ như giày rách, may mà ba người bọn họ không ghét bỏ.
Những lát thịt bò đỏ tươi đã loại bỏ hết gân, nhai rất thích, tê tê, cay cay, ngọt và thơm! Vị vỏ quýt thoảng nhẹ trong miệng, thịt bò giòn, mềm, kiểm soát nhiệt độ tốt, chất lượng thịt vô cùng vừa miệng, không bị dai.
Rõ ràng có vị cay nhưng càng nhai càng thấy thơm, cộng thêm vị ngọt của vỏ quýt khô, quả nhiên là cực phẩm mỹ vị!
Ăn một miếng thịt bò, và một miệng cơm thì không còn gì ngon bằng!
“Mẹ ơi, món này nhìn rất đơn giản, lúc về nhà mẹ làm được không?”
Bạn học Tiểu Hạ vừa nhai cơm trong miệng vừa nói mơ hồ, Trần Lâm nghe vậy bất giác nghĩ thầm, con gái coi trọng mình quá rồi, nấu được nhưng để có hương vị này người khác sao có thể tùy tiện làm ra chứ!
Sau thịt bò cay ngọt, tiếp đến là các món thanh đạm mới bắt đầu chuyển lên.
Món thứ tư – Như ý tam ti cuốn.

Như ý tam ti cuốn, hình dạng đúng như tên gọi của nó, mỗi cuốn đều giống như ngọc Như Ý, lấy cả tên, vẻ ngoài và ý nghĩa, như ý tốt lành, mọi việc suôn sẻ.
Thời hiện đại bây giờ thường làm tam ti chiên, tam ti rau trộn, v.v.

Các vùng khác nhau sẽ định nghĩa các loại tam ti khác nhau, có một số nơi còn căn cứ theo mùa để làm, cho nên món tam ti này chưa bao bao giờ nhất thành bất biến.*
(*) Nhất thành bất biến: Đã hình thành thì không thay đổi.
Cũng giống như món như ý tam ti cuốn trước mặt, Lạc Anh đã điều chỉnh từ phiên bản gốc.

Ban đầu cô học làm như ý tam ti cuốn dùng măng đông và nấm hương, những loại rau theo mùa ở Giang Nam, nhưng chúng rất hiếm ở phía bắc, nhập gia tùy tục bèn đổi thành mộc nhĩ và giá đỗ.

Trong đĩa sứ là từng cuộn như ý nhỏ nhắn khéo léo, bên ngoài là lớp da trứng vàng óng, nhân bánh bên trong vô cùng chắc đầy khiến người ta mới nhìn thấy cổ họng đã chuyển động.
Ba người mỗi người gắp một cái, như ý tam ti cuốn này nhìn thì nho nhỏ tinh xảo nhưng mỗi người ăn một cái đã chiếm bụng, cắn xuống lớp da trứng ngoài cùng rất thơm, tiếp đến là nhân thịt băm, thi thoảng sẽ nhai trúng sợi mộng nhĩ, giá đỗ và sợi đậu phụ khô.

Vị rất vừa miệng bởi được nêm nếm xuất sắc, trứng và thịt bằm dày, nhân bên trong thanh đạm sảng khoái, quả là một cặp trời sinh!
Khi món ăn tiếp theo được dọn ra bàn, Hạ Hiểu Phong nhất thời mắng một câu “mẹ nó” trong lòng.
Mì sợi vàng ăn tối hôm qua, sợi mì sợi vàng nhỏ hơn một li đã khai sáng cho cả nhà bọn họ biết tài nấu nướng phong phú và kỹ thuật cầm dao của bà chủ.
Thế nhưng, món trước mặt này phảng phất như Lạc Anh đang tuyên bố cho bọn họ biết – kỹ thuật dùng dao của bà đây mi vĩnh viễn đừng mơ nhìn thấu!
Không giống như những chiếc đĩa sứ trắng đựng các món trước đó, món này đựng trong cái tô lớn, tráng men đen.
Bát súp đen lớn này là món nổi tiếng của Hoài Dương – Canh đậu phụ văn tư.

Đây là kỹ năng dùng dao đỉnh cao của ẩm thực Hoài Dương.

Vách tường đen làm nổi bật đậu phụ bào mỏng như sợi tóc tung bay.

Sự tương phản rõ ràng giữa trắng đen, tô điểm bởi bắp cải bào sợi màu xanh lá, tổ hợp này thoáng trông như một món ăn thanh đạm dễ tiêu hóa.
Sợi mì tơ vàng ăn ngày hôm qua đã đủ mỏng, nhưng bây giờ, sợi đậu phụ cắt nhỏ này dù có xâu kim cũng không thành vấn đề.
Phải biết rằng, đem miếng đậu phụ non mềm ra cắt còn khó hơn một số loại bột dai, hoàn toàn dựa vào kỹ năng dao và trực giác của người đầu bếp.
Múc canh vào một bát nhỏ, cả nhà ba người nóng lòng bắt đầu uống.
Nước canh ngay lập tức trượt vào miệng, đậu phụ mềm và tinh khiết, gần như tan ngay trong miệng, bắp cải xắt nhỏ, thịt gà xé, nấm và đậu phụ thái nhỏ hòa quyện vào nhau làm hương vị trở nên trong veo không có gì sánh được, ba người cơ hồ từng ngụm từng ngụm uống hết sạch, chỉ một lúc sau, chén canh nhỏ đều chui vào bụng.
Lau miệng, đầu lưỡi vẫn lưu giữ dư vị kéo dài.
“Ngon quá!” Tiểu Hạ bất giác cảm thán, Hạ Hiểu Phong và Trần Lâm cũng cảm thấy dư vị còn mãi.
Uống hết một bát nhỏ, cố kìm nén không uống thêm để chờ xem món tiếp theo là gì.
Hai món chay, hai món thịt và một canh đã được dọn ra, Hạ Hiểu Phong nhìn thực đơn viết tay, chỉ sáu món, tên món cuối cùng là – Kẹo hồng khô mềm.

Kẹo hồng khô mềm, thoạt nghe rất ngọt ngào, xem ra đây là món tráng miệng sau bữa tối, có điều Lạc Anh vẫn chưa dọn lên.
Ba người nhà Hạ Hiểu Phong ăn sạch sẽ bốn món và một canh trước mặt như gió cuốn, bởi vì biết còn có món tráng miệng nên lại thèm ăn, hiềm nỗi canh đậu phụ văn tư đã cạn.
Kẹo hồng khô được đặt trong ba cái trĩa trà, trông giống như một chiếc bánh quy tròn nhỏ, theo quán tính khiến người ta nghĩ ngay đến viên đường.

“Kẹo hồng khô mềm, thứ này có liên quan đến hồng khô không?” Hạ Hiểu Phong bất giác hỏi.

Đây là lần thứ hai gặp được món ăn khó phân biệt, không biết do mình kiến thức hạn hẹp hay vì bà chủ hiểu biết sâu rộng.
Trên thực tế, theo phản ứng tự nhiên anh ta sẽ nghĩ đó là một viên kẹo mềm có hình dạng như quả hồng, được phủ một lớp áo đường màu trắng trên bề mặt mà thôi.

Nhưng kẹo hồng khô mềm trước mặt không thể nói là không liên quan gì đến những gì mà bản thân tưởng tượng, chỉ có thể nói không giống, thậm chí nó chẳng mềm chút nào.
Hồng khô, như tên gọi của nó, là quả hồng dính một lớp phấn màu trắng bên ngoài của bánh hồng.

Vào mùa đông, bánh hồng có thể nói là món ăn vặt cao cấp không thể thiếu của nhiều người, lớp áp phủ ngoài bề mặt lại càng ngon hơn nữa!
“Nó được làm từ một phần của quả hồng khô, là một món điểm tâm ngọt bằng trái cây sấy khô trong yến tiệc thời xưa, cảm mạo ho khan không thể ăn, nhưng lại có tác dụng đối với miệng vết thương lở loét và giải nhiệt rất tốt.” Lạc Anh giải thích.
Nghe vậy, hai mắt Trần Lâm sáng lên, mùa đông cô ở trong phòng sưởi ấm, gần đây có hơi nhiệt miệng mọc nhọt lở loét, viên đường trước mặt này có thể trị lở miệng không?
Cô nhìn Lạc Anh hỏi: “Dạo này chị bị nhiệt lở miệng, ăn có sao không?”
“Bình thường ăn không sao, nếu lở miệng thì ăn một nửa, một nửa ngậm lấy.

Chị ăn đi, tôi làm nhiều lắm, lát nữa gói cho chị một ít mang về.”
Kẹo hồng mềm không dễ làm, Lạc Anh làm một lần thật nhiều, còn mua cả bọc nhỏ để bảo quản, vừa hay cho Trần lâm mang theo dùng.
Nghe vậy, biết vẫn còn đồ tích trữ nên cô sẽ ăn, Trần Lâm cho kẹo vào miệng, dường như tan chảy ngay lập tức, hương vị ngọt ngào phảng phất mùi thơm từ quả hồng thanh nhẹ, khoan khoái, không về ngấy chút nào.
Kẹo hồng mềm trôi vào bụng, còn đọng lại dư vị thoang thoảng nơi đầu lưỡi.
Ăn xong bữa này, không trà không rượu nhưng khó có thể nào quên.
Nếu những món mà Hạ Hiểu Phong ăn trước đây là do Lạc Anh tùy ý làm, thì bàn tiệc nhỏ hôm nay, bốn món một canh một tráng miệng này đã chứng minh cho kỹ năng đứng bếp tuyệt đỉnh của cô.
Thậm chí Hạ Hiểu Phong phải suy tư một lúc lâu, thức ăn thế này, tay nghề này, chữ này, bất kể cái gì cũng giống thực đơn ẩm thực cho quan lại cung đình thời xưa, tại sao phải chạy đến Ảnh Thị Thành để mở một tiệm cơm nhỏ?
Đợi họ ăn xong, Lạc Anh ngồi xuống bên cạnh, chống cằm nhìn ba người bọn họ trưng cầu ý kiến.
“Mọi người thấy sao, buổi tối mở bàn tiệc thế này buôn bán có khả thi không?”
Vừa dứt lời, một nhà ba người Lão Hạ đồng loạt nhìn cô chằm chằm.
Chị gái à, cô có hiểu lầm gì về tay nghề của mình không vậy?
“Được, nhất định được, nhất định!” Hạ Hiểu Phong lập tức khẳng định, hai mẹ con cũng gật đầu như mổ thóc.
Nghe vậy, Lạc Anh tiếp tục lộ ra một chút xíu tham vọng.
“Vậy tôi làm một phòng ăn riêng cổ truyền vào buổi tối thì sao?”
Những bí kíp nấu ăn cung đình cổ xưa đang dần thất truyền, chỉ tính ở hiện tại, ai có thể sánh bằng cô?.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui