Tá Áo Học Sinh

Hai tháng sau, tôi được cho biết rằng tôi có mẹ mới.

Đó là người đàn bà gần bốn mươi tuổi, trông cũng tạm được nhưng răng vàng lắm, giọng nói lại rất to. Khi tôi đi học về, bà ta đang đứng bê ngoài cửa nhà tôi, đang chỉ chỉ trỏ trỏ, nói: “Chỗ này chỉ cần sửa chữa lại một chút là có thể mở một cửa hàng tạp hóa được đấy, nơi tốt thế này mà không dùng thì thật là phí!”

“Đúng đấy, đúng đấy.” Bố tôi nói.

Người đàn bà đó dang rộng hai cánh tay: “Chúng ta có thể bán rẻ hơn các cửa hàng kahcs, anh trai em có một siêu thị rất lớn, siêu thị, các cửa hàng gần kề, muốn gì có nấy! Về mặt này thì em có kinb nghiệm lắm!”

“Phải rồi, phải rồi!” Bố tôi nói.

Nói xong, ông nhìn thấy tôi, kéo tôi đến trước mặt người đàn bà đó: “Tiểu Tam Nhi, gọi mẹ đi!”

“Là nó à?” Người đàn bà nhìn tôi, hơi ngả người về đằng sau, nói giọng kinh ngạc: “Con gái anh trông xinh quá, có vẻ như không phải anh sinh ra vậy!”

Mặt bố tôi hết đỏ lại đến trắng.

“Tôi do mẹ tôi sinh ra.” Tôi nói xong liền vào nhà.


Tiếng cười vang của người đàn bà đó truyền cả vào trong nhà, tôi nghe thấy bà ta nói với bố tôi khen tôi thật là thú vị, sau đó bà ta lại nói thêm một lần nữa rằng tôi thật xinh, trông không giống con ông sinh ra.

Cổ họng bà ta thật giống một cái trống bục.

Sau đó tôi biết người đàn bà này là người ngoại tỉnh, một thân hơi thọt, tai trái bị điếc, sau khi li hôn thì ở vậy, cũng khôn có con, có chút vốn liếng, chính dì tôi đã mai mối giới thiệu cho bố tôi.

Bố tôi nhanh như chớp cưới bà ta về.

Ngoài cụm từ “nhanh như chớp”, sau khi người đàn bà này về nhà tôi, còn khiến cho tôi hiểu rõ thêm được một cụm từ khác nữa là “mạnh bạo dứt khoát”. Trước tiên, bà ta sửa chữa lại căn nhà của chúng tôi, ngoài việc làm mới nó, bà ta đã thực sự biến căn phòng ngoài của chúng tôi thành cửa hàng tạp hóa, bán tất tần tật mọi thứ linh tinh. Khi không có khách đến mua hàng, bọn họ cùng ngồi chơi mạt chược với nhau. Tôi vốn có một chiếc giường nhỏ để ở phòng ngoài, bây giờ tôi chỉ có thể ngủ trên gác xép thôi. Nhưng tôi cũng thấy hài lòng. Người đàn bà đó cũng chăm chỉ cần cù, quét dọn sạch sẽ tinh tươm căn gác xép nhỏ, còn mua cả thuốc nước về cọ rửa, chuột không còn nữa, còn thêm cả rèm cửa. Mùa hè đến, tôi có thể mở cửa ngủ, không có muỗi và có gió mát thổi vào. Sau đó, người đàn bà đó bắt đầu thay đổi bố tôi, bỗng một hôm bố tôi mặc complê, tóc cũng chẻ ngôi. Ông đứng thẳng người đi qua trước mặt tôi, tôi không còn nhận được ra, còn tưởng rằng khách mặc đồ Tây đến mua hàng, đến tận khi ông lên tiếng thì tôi mới nhận ra ông. Lúc đó tôi giật nảy mình, môt con người vốn rất quen thuộc với mình, bỗng nhiên trở nên lạ lẫm thì không giật mình mới lạ.

Một quãng thời gian sau, người đàn bà đó bắt đầu muốn thay đổi tôi. Bà ta mua cho tôi một chiếc váy công chúa màu hồng, cứ ép tôi mặc vào. Tôi kiên quyết nói với bà ta rằng tôi chưa bao giờ mặc váy cả, tôi không thích mặc váy. Bà ta lấy hai nhón tay nhấc chiếc váy lên, nhìn tôi với ánh mắt vô cùng đồng tình, kiên trì nói: “Mặc vào thử xem?”

Tôi quay người chạy thẳng lên gác xép.

Tối hôm đó, tôi lại bị đánh đòn, bởi lúc ăn cơm tôi lấy đũa gõ bát kêu vang. Bố tôi nói đó là biểu hiện của sự “vô giáo dục”, chiếc đũa trong tay ông rất “có giáo dục” lao thẳng vào người tôi, đánh trúng cổ tôi. Tôi đau đến nỗi rơi từ trên ghế xuống đất. Người đàn bà nói: “Đánh gì mà đánh, trẻ con thì cần phải dạy dỗ chứ.”


Bố tôi càng đánh mạnh hơn.

Tôi không khóc, từ trước đến giờ tôi không bao giờ khóc, vì tôi biết, chỉ cần tôi không khóc, nghĩa là tôi đã thắng.

Một cô em họ của tôi sau này đã mặc chiếc váy công chúa đó. Cô em họ đó gần như to gấp đôi tôi. Nó mặc chiếc áo đó trông giống như là chú hê trong vườn thú, thế nhưng nó vẫn vô cùng thích thú. Trông điệu bộ của nó có muốn ủ rũ cũng không thể ủ rũ nổi.

Công việc tôi phải làm ngày càng nhiều, giặt quần áo, rửa bát, khi bọn họ say mê đánh mạt chược, tôi phải thay bọn họ trông cửa hàng. Mỗi buổi tối, người đàn bà đó đều cẩn thận đếm tiền một lượt, sau đó lớn tiếng dặn dò tôi: “Tiểu Tam Nhi, manh nước rửa chân cho cô lên đây! Nước không được quá nóng, láy tay mà thử xem!”

Thà bà ta không dặn dò như thế còn hơn, bà ta dặn thế khiến tôi luôn có mong muốn dùng nước nóng để làm bỏng bà ta. Tất nhiên, trên thực tế, tôi không dám làm gì cả, tôi nhịn nhục để gánh vác việc lớn, chỉ mong ngóng ngày này nhanh chóng kết thúc.

Một hôm, sáng sớm khi tôi tỉnh giấc thấy mình không được khỏe, thế nên không ăn bữa sáng. Bọn họ phải vào thành phố lấy hàng, bắt tôi ở nhà trông cửa hàng, giặt quần áo, những quần áo đó chất đầy một chậu to. “Cổ họng to” dụ dỗ tôi: “Cháu ở nhà ngoan ngoãn giặt giũ, rồi dọn dẹp nhà cửa tinh tươm, trông hàng, đếm tiền cẩn thận, khi về cô sẽ mua cho cháu một con búp bê vải thật đẹp.”

“Phải đi học.” Tôi nói như hết hơi, “Nếu không cô giáo sẽ đến tìm.”


“Một hôm không đi học thì có việc gì chứ!” Bố nói, “Cô giáo đến thì mày giả vờ bị ốm!”

“Không được.” Tôi nói.

“Bố mày nói được là được!” Bố tôi giơ nắm đấm lên.

Nhưng tôi vẫn đeo cặp sách trên lưng bước ra ngoài, ông ta một tay kéo tôi, cầm chiếc gậy đập quần áo to đùng gõ lên đầu tôi. Tôi choáng váng cả đầu, giơ tay ra giành lấy chiếc gậy trong tay ông. Ông không ngờ bị tôi phản kháng hết lần này đến lần khác như vậy, thế là ông phẫn nộ nắm lấy cổ áo tôi, nhẹ nhàng nhấc bổng cả người tôi lên, ông cũng không cần quan tâm đến tiếng kêu thét thất thanh của tôi, cứ thế đưa tôi lên gác. Tôi nghe thấy một tiếng “tạch”, ông đã lấy ổ khóa sắt khóa cửa căn gác xép lại. Sau đó tôi nghe thấy ông hét lên: “Đi mà học lớp dở hơi của mày đi, bố mày bảo mày làm chút việc mà còn không bảo được, nuôi đứa chết tiệt như mày thật vô dụng!”

Đầu tôi bị ông ta gõ đau điếng, chỉ muốn ngủ thôi, tôi nói với mình, cũng tốt, cứ ngủ như vậy một lúc cũng hay.

Nhưng tôi không thể ngờ được là mình bị nhốt suốt cả một ngày trời, đến tận tối. Tôi bắt đầu sốt, hơn nữa còn đói đến hoa cả mắt. Lúc này tôi nghe thấy tiếng gõ cửa của Đồng Tiểu Lạc rất nhiều lần, nhưng tôi không có sức để trả lời cậu. Tôi thò đầu ra ngoài cửa sổ, hít thở chút không khí trong lành. Cả người tôi nóng ran, cổ họng tôi cũng không phát ra được tiếng nào. Tôi mong cậu có thể vòng ra đằng sau xem, nhưng cậu đã không làm như vậy.

Tôi dỏng tai lên, cũng chẳng hề nghe thấy tiếng họ trở về. Vì đói nên tôi bắt đầu cảm thấy lạnh, bởi vì lạnh nên tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Tôi càng lúc càng nóng hừng hực, tôi muốn uống một ngụm nước, muốn đến sông Thanh Mộc Hà dịu mát để hít thở không khí, tôi mong có ai đó đưa tôi đi, nhưng đáng tiếc là không có ai cả.

Chẳng có gì cả!

Chỉ có vầng trăng không thuộc về tôi đang chiếu sáng một cách vô dụng ở góc trời xa.

Lần thứ hai tỉnh lại, tôi đang ở trong bệnh viện huyện. Dù lớn bằng ngần này, nhưng đó là lần đầu tiên tôi đến bệnh viện huyện. Tôi nhìn qua cửa sổ phòng bệnh, nhìn thấy một tòa lầu cao to màu xám, tôi quay đầu lại thì nhìn thấy mẹ Đồng Tiểu Lạc,


“Ổn rồi.” Mẹ Đồng Tiểu Lạc âu yếm vuốt khuôn mặt tôi, “Tiểu Tam Nhi, đại nạn không chết, chắc chắn sau này sẽ có phúc lớn.”

“Cháu bị sao thế ạ?” Tôi hỏi cô.

“Cháu bị ốm, bố mẹ cháu đi lấy hàng nên đã làm chậm trễ thời gian. Sáng sớm hôm sau trở về nhà mới phát hiện cháu đã sốt đến hôn mê mất rồi, là bệnh viêm phổi cấp tính. Bác sĩ trong thị trấn nói là không chữa được, may mà cô giáo Tần vẫn kiên quyết đưa cháu đến bệnh viện huyện…”

Cô vừa nói vừa lau nước mắt.

Đang nói chuyện thì cô giáo Tần và Đồng Tiểu Lạc cùng bước vào. Thì ra cô giáo dẫn Tiểu Lạc đi mua đồ ăn cho tôi. Tôi ăn ngấu nghiến hết cả bát mì to. Cô giáo Tần nói: “Tiểu Tam Nhi, em yên tâm, chúng tôi đã nói chuyện với bố mẹ em rồi, sau này ông ấy sẽ không bao giờ đánh em nữa đâu.”

Đồng Tiểu Lạc nói: “Nếu ông ấy đánh cậu, cậu hãy nói với cô giáo, cô sẽ báo với đông công an!”

Tôi cúi đầu không nói gì cả, cho dù là nói gì thì tôi cũng cảm thấy xấu hổ.

Khi tôi 7 tuổi, bố tôi đã khiến cho tôi hiểu được sâu sắc ý nghĩa của hai chữ “xấu hổ”.

Tôi khỏi bệnh rất nhanh và trở về thị trấn, trở về ngôi nhà mà tôi không bao giờ muốn trở về nhưng lại không thể không về. Tôi phải nhìn sắc mặt của hai người bọn họ để làm việc. Hàng ngày tôi phải giặt một chậu to quần áo và rửa tất cả bát đũa. Khi họ ngồi đánh mạt chược, tôi cầm cuốn sách ngữ văn đi đi lại lại trong vườn trong lúc chờ ai đó đến mua xì dầu hoặc bao thuốc lá. Tôi không có bạn thân nào cả, hàng ngày lúc đi học và tan học, chỉ có Đồng Tiểu Lạc đi sau tôi, kể cho tôi nghe những câu chuyện cười chẳng mấy thú vị. Chính khi tôi cảm thấy cuộc sống của mình không có điều gì thú vị cả thì bỗng xảy ra một chuyện mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui