Sắp tới là ngày nhà giáo Việt Nam, 20 tháng 11 nên tiết sinh hoạt cuối tuần chủ yếu là để thảo luận về tiết mục văn nghệ cho ngày đó.
Nay cô giáo chủ nhiệm ốm nên Công - bí thư lớp và Trang đứng ra chủ trì.
“Mỗi lớp phải đăng ký một tiết mục văn nghệ.
Bọn mày có ý kiến gì không?”
“Làm gì? Thì cử một người đại diện đi hát đơn ca thôi.” Ai đó từ dưới lớp nói vọng lên.
Lớp tôi không có mấy ai năng nổ ở mảng văn nghệ lắm nên câu trả lời này không nằm ngoài dự đoán của Công, bởi người phải lên hát đơn ca mỗi năm là cậu ta.
“Cho bọn mày tự đề cử trước khi tao chỉ điểm.” Công đanh thép nói: “Hai năm qua toàn tao đi hát.
Ngán lắm rồi! Phải để bọn mày thử cái cảm giác bị người ta rỉa từ đầu tới chân mới hiểu được nỗi lòng của tao.”
Lời vừa dứt, cả đám lao vào “cuộc chiến” chỉ điểm khiến lớp bỗng chốc trở nên ồn ào như ong vỡ tổ.
Công hát không hay, chỉ gọi là đúng nhạc, lớp thì không có lớp phó văn nghệ, chẳng ai mặn mà với việc thi triển tài năng mặc dù cũng có vài đứa hát hay, nên tất cả đều đùn cho Công với lý do, cậu ta là cán bộ.
Có năm ngoái cậu ta chán quá, nhờ tôi đi thi hộ.
Tôi cũng nhiệt tình hát thử một đoạn cho cậu ta nghe.
Cuối cùng, để bảo toàn mặt mũi cho tôi, Công đành lầm lũi tiến về phía trước.
Kể ra ở khoản này, cậu ta cũng khá đáng thương.
Truyện đã được đăng trọn bộ tại awread.com.
Nhân lúc lớp ồn ào, Nhi chạy sang chỗ tôi, thì thầm: “Khi nào rảnh, đi ăn đi.
Dạo này cậu bận quá, hẹn mãi mà không được thôi.”
“Không cần phiền vậy đâu.”
Nhi phồng má, có chút hờn dỗi: “Sao phiền được chứ! Cậu là bà mối se duyên cho hai bọn tớ cơ mà.”
“Tao làm vậy chỉ để bọn mày bớt làm phiền tao thôi.
Mày về chỗ được rồi đấy.”
Từ giờ, tôi sẽ sống thành thật với chính mình.
Chẳng màng quan tâm bọn nó có thích ứng kịp hay không.
Dù sao tôi vốn là thế, bởi vậy nên mới bị ghét.
Nhi sững sờ, hai mắt mở to, trân trân mà nhìn tôi.
Đứa cho Nhi ngồi ké có phần ngượng ngập trước tình huống này nên xua tay, đuổi nhỏ về chỗ.
Nhìn bóng lưng ủ rũ của Nhi, tôi trầm ngâm, sau cùng ngoảnh đầu nhìn ra ngoài ô cửa sổ.
...
“Dư, Dư.
Cậu nhận nhé?”
“Nhận gì?” Tôi giật mình, quay đầu hỏi.
“Cậu nhận vai Mị nhé?”
Tôi nhướn mày, không đáp.
“Mị trong Vợ chồng A Phủ ấy.”
Rồi Công giải thích một loạt.
Hóa ra trong lúc tôi ngẩn ngơ thì lớp từ chỉ điểm người hát đơn ca chuyển sang đóng kịch với lý do quá đỗi ngớ ngẩn.
Nếu không ai chịu “hy sinh”, vậy thì tất cả cùng “hy sinh” đi.
Vì thế Công đã chọn đóng kịch, là tiết mục nhiều người có thể tham gia.
Hát tốp ca cũng phù hợp với yêu cầu nhưng Công lại thích diễn kịch, bởi nó thú vị và mới mẻ hơn.
“Không đóng.”
“Nhưng mà...”
“Tao sẽ tài trợ từ A tới Z.
Từ trang phục đến đạo cụ, đồ ăn và nơi tập.” So với việc phải bỏ công bỏ sức cho một thứ gì đó tôi không thích thì bỏ tiền vẫn dễ thở hơn.
Mặt Công ngạc nhiên trông thấy, cậu ta gãi má: “Oa.
Lần đầu tiên Dư xưng “tao” đấy.
Nghe lạ ghê, cứ thấy sao sao ấy.
Nhể?”
“Ừ.
Không quen lắm.” Mọi người lên tiếng đồng tình.
Đấy không phải là trọng điểm, được không? Tôi vốn đã muốn xưng “tao” từ lâu mà có giờ mới thực hiện thôi.
Thật là, chẳng hiểu họ nghĩ gì.
“Ha ha.
Mọi người mau cảm ơn đại gia chân đất Dư đi nào.
Thế giờ ai đóng vai Mị đây?”
Sau đó, Công cùng Danh bắt đầu phân chia công việc.
Công phụ trách bên mảng diễn, còn Danh phụ trách bên đạo cụ.
Tác phẩm đã có sẵn nên giờ tìm nơi tập.
Như đã hứa, tôi sẽ cung cấp nơi tập cuối tuần cho họ.
Trước đây, có những lúc cảm thấy nhàm chán, tôi đã từng có suy nghĩ mời bạn bè đến nhà chơi để được chứng kiến khoảnh khắc căn nhà này trở nên rộn ràng.
Sau, do sợ phiền phức và một ngàn câu hỏi vì sao tôi lại sống một mình của họ nên lại thôi.
Giờ ý tưởng đó lại lóe lên trong đầu tôi một lần nữa.
Chắc do dạo này khó ngủ chăng?
oOo
Khoảng 9 giờ sáng, một loạt tiếng gọi nheo nhéo của đám con trai, xen lẫn trong đó là vài câu trách mắng của đám con gái vang lên.
Tôi đứng dậy, mở cổng cho họ vào vừa hay chạm mặt bà Huệ hàng xóm vừa đi chợ về.
Thấy tôi, bà ta nói sang sảng:
“Dư đấy hả cháu? Nay mời bạn bè đến nhà chơi cơ à? Từ bé đến giờ mới thấy mày dẫn bạn về nhà.
Đấy, sống phải như thế chứ!”
Tôi im lặng, không đáp.
Tính đóng cổng sắt nhưng bà Huệ cản lại, giọng bà ta nhỏ hơn trước khá nhiều:
“Chuyện hôm trước, cảm ơn cháu nhé.
Không có cháu thì thằng Long nó mồ yên mả đẹp rồi.
Có cái thằng con mà...”
Bà Huệ thở dài, tự phát vào đùi mình một cái, nói với vẻ tiếc hận.
Tôi nhìn bà ta, chẳng nói nửa lời an ủi.
Có đứa con nên chiều quá, giờ trách ai được.
“Không có chuyện gì nữa thì cháu vào nhà đây.”
“Ừ ừ.
Khi nào rảnh ghé qua nhà bác ăn bữa cơm nhé.”
“Không cần đâu ạ.” Tôi đóng cửa, nhanh chân bước vào.
Đám bạn vẫn lóng ngóng đứng ngoài sân, thấy tôi liền hỏi có chuyện gì.
Tôi phất tay:
“Không có gì, vào nhà đi.”
“Đấy là bà của Thành phải không Dư?” Nhi từ trong đám đông bước tới, hỏi.
Tôi nhướn mày, khẽ đáp “ừ” một tiếng.
Không nghĩ sau hôm ấy Nhi vẫn chủ động nói chuyện với tôi.
“Bà ấy nói gì thế?” Nhi tò mò nhìn tôi.
Tôi nhìn nhỏ, suy tư.
Vì muốn làm rõ cảm xúc của Nhi nên tôi lựa chọn nói thật.
Xem Nhi thực sự không để bụng chuyện cũ hay nghe không hiểu lời tôi nói, bởi làm gì có ai không lấn cấn việc bạn giới thiệu người yêu cho mình chỉ vì thấy phiền.
“Khuya hôm trước con bà ấy say rượu ngã xe ở cổng chợ, đúng lúc tao đi ngang qua nên gọi người nhà tới đón.
Nay bà tới cảm ơn.” Cũng chẳng xuất phát từ lòng tốt mà muốn họ trả ơn.
Nghe đến đây, Nhi nắm chặt tay tôi, cảm ơn rối rít: “Cảm ơn cậu đã cứu bố chồng tớ!”
“Vãi.
Mẹ con Nhi điên rồi.
Chưa gì đã nhận là bố chồng.”
“Tao phục.”
“Ngượng thay cho nó.”
Bọn nó gào rú vài câu rồi tản đi, kẻ vào nhà, người ra sau vườn.
Còn tôi, đứng nơi đó với vẻ hoài nghi.
Mừng rỡ là thật, câu cảm ơn kia cũng là thật? Chẳng lẽ hôm trước nhỏ nghe không hiểu lời tôi nói? Tôi nghĩ mình tỏ thái độ đủ rõ ràng rồi mà nhỉ? Tôi gạt tay nhỏ ra:
“Tao cứu vì lúc đó không có ai ở đấy.
Nếu ông ta xảy ra chuyện gì thì người bị chỉ trích sẽ là tao.
Hiểu không?” Và vì tôi rất ghét phiền phức nữa.
So ra việc đi gọi bà Huệ vẫn dễ thở hơn phải đối phó với tình huống xấu kia.
“Tao giúp bọn mày vốn không xuất phát từ lòng tốt, mà vì mục đích riêng.”
Năm xưa, Thành theo mấy anh lớn trong xóm đi trêu chó bị chó cắn.
Tôi chứng kiến từ đầu nhưng không gọi người lớn tới giúp.
Vì việc này mà bà Huệ ghi thù, cùng bà Thương đi bêu rếu tôi khắp nơi khiến sự việc ngày đó vốn chẳng có gì trở thành chuyện không ai không biết.
Bởi vậy nên khi bà ta thật lòng cảm ơn, tôi chỉ thấy buồn cười vì vận đổi sao dời.
Truyện đã được đăng trọn bộ tại awread.com.
“Tớ tưởng...” Nhi lẩm bẩm: “Bản thân hôm đó nghĩ lầm.”
“Mày không nhầm đâu.
Tao còn bảo đứa khác đi tỏ tình với Thành trong khi hai bọn mày đang quen nhau ấy.”
Tôi vốn là kẻ xấu tính thế đấy.
Vậy nên, đừng có biết ơn tôi.
Nói rồi, tôi bỏ vào nhà.
Thấy mấy đứa đã lấy trà sữa và bim bim ra ăn, tôi chỉ tay, quét một lượt từ trong ra ngoài, nơi có chứa đồ ăn.
“Tất cả mọi thứ trong nhà này bọn mày đều có thể lấy ăn.
Trưa có thể tự nấu, nếu không thích có thể gọi đồ, tao trả tiền.
Kem trên ngăn đá có đấy.”
Nghe tôi nói một hồi, lại đưa mắt nhìn đồ ăn vặt khắp nhà, cả đám sững sờ.
Đứa nào đứa nấy mắt chữ O mồm chữ A, cảm thán:
“Quào.
Chúng ta đi tập kịch hay đi hưởng thụ đây!”
“Đúng phong cách đại gia.
Tự dưng thấy Dư đẹp trai dã man!”
“Cảm ơn cậu nhưng mà không cần tốn kém vậy đâu.
Chỉ cần chút nước ngọt là được rồi á.
Dư chu đáo quá!”
Tôi ngẩn người.
Phải rồi, cũng đâu cần thiết làm tới mức đó..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...