Trên đường về trường Dục Tài, Hạng Vũ thật sự cưỡi thỏ thọt, may mà đường từ khu biệt thự tới trường đủ rộng, hơn nữa cũng chẳng có xe cộ, hai bên tất cả đều là đất hoang, nếu không chắc chắn sẽ bị mọi người tò mò vây lại xem.
Tôi duy trì tốc độ 40 tới 50km/h, con thỏ thọt dễ dàng theo kịp, còn thừa cả thời gian nhàn rỗi chọc ngoáy tôi, cứ thỉnh thoảng nó lại nhìn tôi phì phì, bởi vì tôi vẫn gọi nó là con thỏ thọt, xem ra nó rất để ý tới chuyện này.
Trên đường vắng chẳng có bóng người, tôi hạ cửa kính xe xuống, đi song song với Hạng Vũ và hỏi: “Vũ ca, anh và con thỏ sao quen biết? Em nhớ là trong đám khách của em không có một con ngựa nào mà.”
Hạng Vũ thỏa mãn: “Không biết, chỉ cần Tiểu Hắc có thể ở cùng anh là đủ rồi, nói thật anh nhớ nó chẳng kém nhớ A Ngu bao nhiêu đâu.”
Tôi nghĩ cũng phải, cả hai đều bị anh cưỡi rồi mà, con thỏ cũng đủ xúi quẩy, đời trước là ngựa, đời này vẫn là ngựa, lại bị cùng một người cưỡi, khổ người còn lớn như thế, tại sao không làm ngựa cho Thời Thiên có phải tốt hơn không?
Lúc này đèn đỏ ở ngã tư phía trước sáng lên, tôi vội đi chậm lại, hô lên: “Con thỏ, chạy chậm lại một chút.” Tới ngã tư Hạng Vũ nhẹ nhàng ghìm cương, con thỏ thọt lập tức dừng lại, so với tôi tiện hơn nhiều, nhưng tôi phát hiện Hạng Vũ bất giác đưa tay phải ra phủi lưng ngựa.
Tôi cười nói: “Vũ ca vẫn nhớ tới về số xe hả?”
Hạng Vũ lúc đó mới ý thức động tác của mình, đỏ mặt nói: “Đều tại thằng nhóc này, lúc trước dạy anh lái xe, nói là như cưỡi ngựa, hiện tại làm anh vẫn nghĩ tới kéo cần số, nếu không sẽ cảm giác xe bị trôi.”
Chạy qua chỗ đèn đỏ một đoạn, tôi hỏi: “Có cần nghỉ không? Dù sao anh cũng đang xài mã lực chân chính đó.”
Hạng Vũ ngạo nghễ: “Mới chạy bao xa? Xe của chú phải cố gắng lên mới đúng, không có xăng thì một thước cũng chả chạy được. Ngựa của anh đói bụng thì vẫn chạy được vài trăm dặm đường.”
Tôi hỏi: “Các anh cứ cưỡi ngựa, nó cũng có trạm xăng riêng, sau khi đi vào - trả 50 đồng tiền mua nhiên liệu.”
Hạng Vũ cười nói: “Thì dịch trạm cũng như thế.”
“Vậy có cho hút thuốc cùng gọi điện thoại thoại không?”
“.. hút thuốc khẳng định không được, vì sẽ khiến gia súc khác kinh sợ, cũng không thể ồn ào lớn tiếng.”
Xem ra từ cổ chí kim dịch trạm với cây xăng là đại đồng tiểu dị.
Tôi nói: “Thật sự không cần nghỉ ngơi một chút sao?”
Hạng Vũ: “Không cần, anh thấy trạng thái của Tiểu Hắc còn chưa được như xưa, chắc là do ít chạy.”
“Hiện tại tìm được con thỏ thọt, chuyện ngựa cũng xong xuôi rồi. Còn cây thương của anh có yêu cầu cụ thể gì không?”
“Đủ nặng là được.”
Chuyện này không làm khó được tôi, kỹ thuật rèn thời Tần Mạt sao có thể làm khó người của thế kỷ này? Mặc dù thương của Hạng Vũ khi xưa mời người thợ tỉ mỉ chế tạo, nhưng tôi phỏng chừng chất lượng cũng chả hơn thợ rèn thời này.
Về tới Dục Tài, tôi cùng Hãng Vũ tới xưởng rèn trong thôn bái phỏng, đứa nhỏ con ông thợ rèn được Dục Tài thu dưỡng, hơn nữa còn học nghệ với Thang Long, lúc đầu tôi cho rằng Thang Long làm vậy là hại đệ tử: Bạn thử nghĩ xem cái thời đại khoa học kỹ thuật hoành hành thế này mà có tay nghề rèn cao có ích gì? Nhưng tôi phát hiện tôi cực kỳ sai lầm, thế giới này vẫn có thợ rèn. Hơn nữa tên gọi của họ hiện tại là: Chú tạo đại sư. Phần lớn họ phục vụ cho các nhà máy quân sự hoặc công ty chế tạo ô tô, một chú tạo đại sư nổi danh làm một thanh đao có thể bán tới mấy vạn đồng, nếu là những vật đặc thù hoặc hàng mẫu thì giá còn cao hơn nữa. Hơn nữa, những chiếc xe siêu sang trên thế giới này vẫn lấy làm bằng “thủ công” để dùng làm mánh lới tăng giá, ngoại trừ nội thất cùng các đồ trang sức, bọn họ đương nhiên phải cần thợ rèn, trải qua thời đại công nghiệp điên cuồng, mọi người lại bắt đầu mê tín “thủ công”, nhất là người có tiền, chỉ có những thứ làm thủ công mới đáng tin cùng linh tính. Có thời điểm nó không tinh chuẩn như máy móc, nhưng vừa thích lại an toàn, cũng đáng để đem ra khoe.
Cho nên có thể nói làm thợ rèn cũng rất có tiền đồ, nhưng thủ nghệ ít nhất cũng phải làm ra mấy thứ cung cấp cho xe ô tô, xe tự hành. Còn cái có thể học với Thang Long là một môn kỹ thuật khác…
Ngươi thợ rèn hiển nhiên nhận biết tôi, biết tôi là lãnh đạo của đứa nhỏ nhà ông ta, chẳng nói hai lời lôi kéo chúng tôi cảm ơm, bởi vì Dục Tài thi hành chính sách hoàn toàn miễn phí, tôi ở phụ cận được người dân kính yêu nhiệt tình, có nhiều lần bị gia trưởng kéo ra ngoài ăn cơm, hiện tại nông dân cũng có chút tiền, mời người khác ăn cơm cũng không phải lại giết lợn, mổ trâu mà đánh xe trực tiếp tới Bát Tiên Lâu, uống một chai rượu năm sáu trăm đồng chẳng buồn chớp mắt lấy một cái.
Tôi nâng chén nước trà vị thợ rèn đưa cho, nói thẳng vào vấn đề: “Tôi muốn tìm người rèn một cái thương.”
Thợ rèn khổ sở: “Muốn rèn cũng được, nhưng ngài có đạn không?”
Tôi sững sờ, mới hiểu được ông ấy hiểu lầm, chán nản: “Tôi nói là thương thời cổ ấy.” Nói xong hoa tay múa chân: “Phía trước có mũi nhọn thế này này.”
Giỏi nha, ông thợ rèn cho rằng tôi muốn làm gì, lại còn dám đáp ứng, tôi nói cái là lão đáp ứng, phỏng chừng mang chút Uranium 235 cho lão lão cũng dám dùng sắt tây chế tạo cho tôi bom nguyên tử không chừng.
Thợ rèn lập tức thoải mái nói: “Loại thương này hả?”
“Có thể tạo không?”
“Chuyện nhỏ, hiện tại nêu yêu cầu đi.”
Tôi nói: “Thương nặng khoảng 130 cân.”
“Sức nặng không thành vấn đề, chỉ cần cán thô hơn là được - nặng thế ai dùng nổi?”
Hạng Vũ nói: “Ta!” anh ấy đưa chén trà cho thợ rèn xem: “Cán thương thô như thế là được, tốt nhất là linh hoạt một chút.”
Thợ rèn vỗ ngực nói: “Cứ để tôi lo, tay nghề tổ truyền, kháng chiến cũng chế tạo thương cùng đại đao, trợ giúp tiền tuyến không ít lần.”
Tôi cười nói: “Xong việc tôi tặng anh vài bộ giáo phục ‘tinh trung báo quốc’.” Đó là giáo phục đời đầu, sửa từ trang phục tù cải tạo lao động, trong kho còn thừa nhiều mà.
Vị thợ rèn vội xua tay: “Thôi, thôi, tôi xin tâm lĩnh, làm cho ngài mà tôi còn nhận đồ thì chẳng còn mặt mũi nào.”
Tôi cười: “Khi nào tôi có thể lấy.”
Thợ rèn vuốt cằm nói: “Nếu là người bình thường, thì cũng phải mất cả tháng, nhưng chuyện Tiêu sư phụ đã nói thì tôi không thể chậm trễ.”
Hạng Vũ hài lòng gật đầu, anh ấy biết dù có làm liên tục cũng phải mất ba ngày. Tôi thật không ngờ kiếp này tôi cũng có thể trải nghiệm tư vị vui vẻ được nghiền ép phụ huynh học sinh, nhớ năm xưa thầy giáo tiểu học của bọn tôi làm không biết mệt, năm đó ông được lên chức nhưng lúc trước đó bị ngã gẫy chân. Con của một vị chủ nhiệm khoa chỉnh hình bệnh viện tỉnh chúng tôi được nhận chức lớp trưởng, nhưng năm sau đã được Lý nhị mao con của một vị quản đốc xưởng thực phẩm thay vào, Lý nhị mao cũng chẳng hưởng phúc bao lâu, nguyên nhân là người yêu của thầy giáo tôi có thai ngoài tử cung, chuyện này mặc dù không phải lỗi của Lý nhị mao nhưng ai bảo mẹ nó không phải là bác sĩ sản phụ khoa? Vì vậy Hoàng Tam Nha với thành tích học tập thứ hai đếm ngược từ dưới lên tiếp nhận đại kỳ lớp trưởng, càng khiến chúng tôi đau khổ hơn là gia đình thầy giáo chủ nhiệm lớp đáng kính của chúng tôi liên tục gặp bất hạnh, năm đó Hoàng Tam Nha liên nhậm lớp trưởng…
Bởi vì cha tôi chỉ là một công nhân bình thường, cho nên trong suốt những năm dài lê thê học tiểu học ở vào cục diện không ai yêu cũng chẳng ai thương. Sau đó tía tôi thông minh linh động, nói thân thích của tôi có người là lãnh đạo: Bác tôi là lãnh đạo nhà hóa thân Hoàn Vũ - tôi cũng không dám nói với thầy tôi.
Tôi đặt 2000 đồng lên bàn.
Thợ rèn cực kỳ kinh sợ: “Không thể thu tiền của thầy, hơn nữa thế cũng nhiều lắm.”
Tôi kiên quyết lưu tiền lại: “Không thể ngay cả tiền nguyên liệu cũng bắt anh trả.” Không nên chạy theo vết xe đổ, chiếm tiện nghi của học sinh mà không sản xuất ra đứa nhỏ, tôi với Bánh Bao cũng đã già, chẳng trẻ trung gì, không chịu nổi xóc nảy.
Ra khỏi nhà vị thợ rèn, Hạng Vũ nói: “Ba ngày này anh ở chung với Tiểu Hắc. Tăng lên độ ăn ý.”
Tôi nói: “Thuận tiện anh sửa cái tật kia đi.” Nếu như lúc động thủ với Lữ Bố, quay đầu ngựa còn một tay cầm thương một tay lại gạt cần số thì chắc chắn bị đâm ngã ngựa.
Lúc này điện thoại của tôi vang lên, là từ quán rượu gọi tới, tôi nói: “Xem ra là người mới tới. Anh có đi cùng không?”
Hạng Vũ nói: “Anh không đi, anh dắt ngựa đi rong, lát nữa em về thì đón anh luôn.”
Tôi đi tới quán, Tôn Tư Hân đã thành thói quen, chẳng cần tôi hỏi đã duỗi tay chỉ.
Lúc này có hai lão nhân cùng tới, còn có một hán tử khôi ngô tuổi cũng không trẻ, Sáu Lưu cũng ở bên đó.
Tôi bước nhanh tới thi lễ, tôi biết nhóm người gần đây đều là phần tử trí thức. Biết ý vậy nên tôi cố gắng lưu lại ấn tượng tốt.
Sáu Lưu chỉ tôi nói: “Các vị, đây là Tiểu Cường.”
Một lão nhân vui vẻ đáp lễ lại, một lão nhân khác không biết nghĩ gì, chậm hơn nửa nhịp, một nam nhân khôi ngô hai bên mai tóc cũng đã điểm bạc. Đại khái khoảng 50 tuổi, bất quá so với hiện đại cũng chỉ coi như trung niên, một tay đặt trên bàn, gật đầu chào tôi.
Cho dù tôi đã tiếp đãi qua hơn trăm khách hàng, nhưng vẫn hiếu kỳ, dù sao đều là những cái tên như sấm bên tai, nhiều năm nghe giờ đã chết lặng, hơn nữa giờ còn nghiện nữa là khác, tôi hỏi lão nhân thứ nhất: “Xin hỏi ngài xưng hô như thế nào?”
Lão nhân này tu dưỡng vô cùng tốt, có thể nhìn ra khách khí với tất cả mọi người, là đại nho có phong cốt. Lão cười ha ha nói: “Kẻ hèn họ Nhan tự Thanh Thần.” Sáu Lưu nói với tôi: “Đó là Nhan Chân Khanh.” Sau đó nói với Nhan Chân Khanh: “Nhan lão, đây là một dân thường, sau này cứ nới tự với nó được rồi.”
Tôi bất ngờ: “Nhan Chân Khanh? Liễu Công Quyền cũng tới vài ngày rồi.” Tôi không ngờ nhanh như vậy đã kiếm đủ “Nhan Cân Liễu Cốt”, hai người nổi danh, không chừng là quen thân, không ngờ Nhan Chân Khanh hỏi: “Liễu Công Quyền là ai?”
Sáu Lưu khách sáo liếc tôi, nói: “Hai người kém nhau vài chục tuổi.”
Chưa từng gặp nhau thì nói chung với nhau làm qué gì? Mấy thứ lịch sử này thật sự không coi vài chục năm ra gì hết.
Một lúc sau, một lão nhân khác nghe tên Nhân Chân Khanh đứng lên cung kính thi lễ, rất câu nệ nói: “Không thể tưởng tượng được là Nhan Lỗ Công ở đây, vãn bối thất lễ.”
Bộ dạng của lão còn lớn tuổi hơn Nhan Chân Khanh, hẳn người này thành danh ở đời sau, tôi hao tâm tổn trí mới nói: “Tới chỗ tôi chỉ so tuổi không so triều đại, sau này mọi người có thể xưng huynh gọi đệ -- xin hỏi ngài họ gì?”
Lão nhân chỉ lo nói chuyện với Nhan Chân Khanh, xem ra cũng là một người yêu thích thư pháp cuồng nhiệt, nghe tôi hỏi, thuận miệng nói: “Trương Trạch Đoan.”
“Trương Trạch Đoan - Thanh minh thượng hà đồ?”
Dù tôi là dân thường cũng biết! Thành thật ra mà nói, mấy ngày này người tới cơ bản đều toàn là người vang danh, đều là minh tinh trong lịch sử, nhưng minh tinh cũng khác minh tinh. Ngô Đạo Tử cùng Diêm Lập Bản vốn được ca tụng bởi vì cống hiến của họ hơn là khai sáng một lưu phái, mà Thanh Minh Thượng Hà Đồ của Trương Trạch Đoan dù bất cứ ý nghĩa gì cũng được xưng là thần phẩm, dựa vào một bức họa, lão có thể chễm chệ che lấp đi quang mang của chư họa sĩ thời đại Bắc Tống.
Tôi lại sững sờ một lúc, thấy Trương đại thần chẳng buồn để ý tới tôi, lão nhân mặc dù vẽ tốt, nhưng tôi phát hiện lão cũng khô khốc, không thông dung hiền hòa như Nhan Chân Khanh.
Tôi đành chuyển sang lão nhân choai choai cuối cùng, làn da hồng hắc, mái tóc dài thả trên vai, mắt sáng hữu thần, nhưng lòe ra vẻ gian hoặc sắc bén, lại còn kèm thêm nét giảo hoạt. Nếu như lần trước, một người viết, một người họa, còn lại hẳn là đại phu, nhưng xem lão nhân chẳng giống Tôn Tư Mạc, càng không giống Lý Thời Trân, nhìn lão dùng tay điểm loạn trên bàn, tôi giật mình, ra là đánh cầm.
Tôi khom mình hỏi lão: “Vậy cao tính đại danh ngài là?”
Người ngày tiếp tục gẩy gõ bàn, liếc mắt nhìn tôi, thuận miệng đáp: “Ngô Tam Quế.”
--------------------------------------------------
Trương Trạch Đoan (phồn thể: 張擇端; giản thể: 张择端; bính âm: Zhāng Zéduān; Wade-Giles: Chang Tse-tuan) (1085-1145), tự Chính Đạo là một họa sỹ nổi tiếng Trung Quốc vào thế kỷ 12 trong thời chuyển tiếp Bắc Tống sang Nam Tống.
Ông sinh ra ở Đông Vũ (nay thuộc huyện Chư Thành, Sơn Đông). Có bằng chứng cho thấy ông là một họa sỹ triều đình triều Bắc Tống. Ông nổi tiếng với bức Thanh minh thượng hà đồ.
Thời nhà Đường (Trung Quốc) , có 1 thầy thuốc đc người người kính nể.Ông là Tôn Tư Mạc.Vua Đường Thái Tông gọi ông là “vua thuốc” còn dân chúng thì gọi ông với 1 cài tên giản dị và thân mật hơn: “Ông già thuốc”.
Trong suốt cuộc đời chữa bệnh của mình ,Tôn Tư Mạc luôn gắng tìm tòi ra những cách chữa bệnh ,phương thuốc mời làm sao không chỉ trị đc bệnh hiệu wả mà còn phải thật đơn giản và tiện dụng.
Lý Thời Trân (tiếng Trung phồn thể: 李時珍; giản thể: 李时珍; bính âm: Lǐ Shízhēn; Wade-Giles: Li Shih-Chen, 1518–1593), tự là Đông Bích, lúc già có hiệu là Tần Hồ sơn nhân, là một danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh, người Kỳ Châu[1] (nay là trấn Kỳ Châu, huyện Kỳ Xuân, địa cấp thị Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc). Ông là tác giả của cuốn Bản thảo cương mục (本草纲目) hoàn thành năm 1578, viết về công dụng trong đông y của các loại thảo dược, dược liệu Trung Hoa. Ông cũng được coi là một trong các nhà tự nhiên học vĩ đại nhất tại Trung Quốc, và ông rất quan tâm tới việc phân loại chính xác các thành phần thảo dược.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...