Sống Như Tiểu Cường
Công việc rất nhiều nhưng nhà tôi không giàu có, bởi
bố mẹ tôi hay kén cá chọn canh, những người già nua tàn tật không phải
đối tượng của họ, về cơ bản những người này chẳng có chút màu mè gì để
kiếm chác. Nền kinh tế địa phương nghèo nàn cũng là một lý do, khi những lái xe qua đấy, chúng tôi phải tốn không biết bao nhiêu nước bọt mới
móc được chút tiền từ túi họ. Có lúc xe đâm người, họ không thèm dừng lại mà vẫn nhẫn tâm phi xe qua, nếu không phải mẹ tôi cao số thì đã bỏ nghề từ lâu rồi.
Mẹ tôi khi ấy vừa nhảy lên vừa chửi bới ầm ĩ ở phía sau: "Đồ trời đánh,
đâm phải người ta cũng không biết dừng xe lại xem thế nào à?"
Nhà Tứ Mao còn tệ hại hơn nhà tôi, hầu như các xe chẳng bao giờ thèm đỗ
lại, nhưng cũng phải thôi, 10 năm nay ngày nào cũng diễn đi diễn lại 1
trò, họ đã quá quen rồi, đến như chúng tôi xem thôi cũng đã phát chán
rồi.
Sau này có "cao nhân" mách nước bảo mẹ Tứ Mao phải
ăn mặc gợi cảm một chút, nhưng mẹ Tứ Mao sau khi sinh thêm đứa nữa lại
phát phì ra, mặc quần áo càng thiếu vải càng không chấp nhận nổi. Năm
lớp 10 tôi bị đuổi học vì tôi đánh giáo viên trong trường. Về nhà tôi
cũng bị bố nện cho một trận, ông còn mắng tôi: "Đồ mất nết, không lo học hành tử tế, mà có muốn đánh thầy giáo thì cũng phải đợi tốt nghiệp xong chứ. Chỉ còn hai năm nữa mà cũng không đợi nổi, ngu lắm con
ạ."
Mẹ dẫn tôi đến trường tìm thầy giáo, bà cúi mặt ngồi trước mặt thầy, như một người phụ nữ nhẫn nhục và chịu đựng, bà ngồi
trước mặt thầy giáo và bắt đầu vai diễn đầy chuyên nghiệp của mình.
Mẹ tôi hỏi: "Thưa thầy, lẽ nào không thể rộng lòng một chút được sao?"
Thầy giáo trả lời: "Không được, việc này nhà trường đã báo cáo lên sở giáo dục rồi."
Mẹ tôi năn nỉ hồi lâu cuối cùng cũng nhận ra đã hết cách.
Bà lại hỏi: "Vậy có thể cấp cho cháu nó một tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp được không ạ?"
Thầy giáo hết cả kiên nhẫn tỏ ra bực bội: "Vừa khai giảng được có mấy ngày,
con trai chị đã đánh thầy giáo, giờ lại còn đòi giấy chứng nhận nữa à?
Tôi khuyên chị về giáo dục lại nó cẩn thận, nếu không chẳng mấy mà trở
thành kẻ cặn bã của xã hội."
Mẹ tôi biết xin xỏ cũng vô
ích, bà đứng phắt dậy, vung tay tát bốp vào mặt thầy giáo: "Con ông mới
là cặn bã của xã hội!"
Cũng vào năm đó, do tình hình làm ăn trong huyện ngày càng khó khăn, bố tôi phải một mình kiếm sống ở
lãnh địa mới, ông thường xuyên gửi đồ về cho hai mẹ con tôi. Mỗi lần có
người về lại thấy bố tôi ở những nơi khác nhau nên chúng tôi cũng không
biết nhiều về tình hình của bố.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...