Ban đầu Ngụy Vương không coi những người thiếu niên đó ra gì, những đứa trẻ lông còn chưa mọc hết nào xứng so với ông ta? Nhưng không ngờ, chính người ông ta không đặt ở trong mắt nhất lại làm hỏng hết kế hoạch lớn của ông ta.
Thậm chí ngay cả Thái Bình Công chúa cũng không nhìn thấu, bà ấy vẫn cho rằng hung thủ hướng về phía bà ấy, căn bản không nghĩ tới Lư Lăng Vương. Mãi đến tận khi được nhắc nhở, Thái Bình Công chúa mới nhận ra, chuyện ma quái về quỷ rắn chỉ là bề nổi, mục đích thật sự là nhằm về phía Lư Lăng Vương.
Thái Bình sống trong cung đình nhiều năm như vậy, cũng không phải là kẻ ngốc, bà ấy lập tức phái toàn bộ thế lực của mình ra, gióng trống khua chiêng bắt hung thủ, làm ầm ĩ khiến cả sơn trang đều biết.
Định Vương và Nguỵ Vương làm rất sạch sẽ, trên người hung thủ không có bất kỳ vật gì có thể chứng minh là bọn họ chỉ điểm cho hắn ta, chỉ cần giết chết hung thủ, việc này chỉ có thể gác lại không giải quyết được gì.
Nhưng trong cuộc đấu tranh chính trị, một khi bị đối thủ nhìn ra ý đồ, mất cơ hội thì đã là thất bại.
Thái Bình Công chúa viết một lá thư, dùng chim ưng trong sơn trang gửi tới thành Tử Vi, phần lớn trong đó là tố nỗi khổ khi bị nhốt trong núi tuyết, cuối cùng lại giả vờ lơ đãng nhắc tới lời đồn quỷ rắn. Nữ hoàng là người thông minh, chẳng mấy chốc đã hiểu rõ những âm mưu sâu xa trong đó.
Có lẽ chính phong thư này đã cảnh tỉnh Nữ hoàng, Nữ hoàng không xử lý lạnh Lư Lăng Vương nữa, mà gọi ông ấy vào điện Tuyên Chính tiếp kiến. Nếu như Nguỵ Vương đoán không sai thì Nữ hoàng sẽ muốn công khai tin tức này vào hôm nay.
Nguỵ Vương thở một hơi thật dài, đấu tranh chính trị như một ván cờ, sai một bước thì cực kỳ có khả năng thua cả bàn cờ. Lần này ông ta tính kế Lư Lăng Vương không thành, bị Thái Bình Công chúa cáo trạng, chỉ sợ đã mất lòng Nữ hoàng. Ông ta phải nhanh chóng nghĩ ra cách cứu vãn tình thế.
Nguỵ Vương nghĩ tới đây thì vừa tức vừa hận, rõ ràng tất cả cá đã mắc câu, chỉ thiếu chút nữa là có thể thành công, lại bị hủy trong tay mấy đứa trẻ ranh tên cũng chưa nghe qua bao giờ. Ông ta nhớ rõ, đêm hôm đó người đi gặp Thái Bình... hình như tên là Giang Lăng và Minh Hoa Chương.
Giang Lăng thì tạm không nói, một công phủ lụi bại như Minh gia mà cũng dám chống lại ông ta?
Ngụy Vương đứng trong gió rét một lúc rồi mới quay người, đi về phía chính điện của vương phủ: "Truyền Dương Thiên sư tới."
-
Trong điện Tuyên Chính, Lư Lăng Vương khóc rất lâu, Nữ hoàng nhìn ông ấy tuổi đã cao mà còn khóc đến mức nước mắt nước mũi tèm nhem thì thở dài: "Đi sửa sang lại bề ngoài đi, để cho người ta nhìn thấy dáng vẻ này của con thì còn ra thể thống gì nữa?"
Nghe lời Nữ hoàng nói thì dường như có người sắp tới. Lư Lăng Vương hỏi dò: "Mẫu thân có việc muốn bàn bạc với quần thần ư?"
Nữ hoàng bình tĩnh "ừ" một tiếng: "Không tính là việc quan trọng gì. Hiếm khi con đến Lạc Dương một lần, những năm qua Định Công vẫn luôn nhắc tới con. Sức khỏe ông ấy không tốt, để ông ấy gặp con một lần cho yên tâm."
Lư Lăng Vương nghe thấy người tới là Địch Công thì không dám suy đoán ý đồ của mẫu thân là gì, gần như hoảng sợ dập đầu: "Nhi thần tuân mệnh."
Thượng Quan Uyển Nhi đã rời khỏi cung điện giống như có thiên nhãn, đúng lúc bước vào, đỡ Lư Lăng Vương dậy rồi nhẹ nhàng nói: "Xin Lư Lăng Vương đi theo nô tỳ."
Địch Công đã nằm trên giường rất lâu, lần này nghe được Nữ hoàng truyền triệu, gần như là được người nâng vào cung. Địch Công nhìn thấy Nữ hoàng, run rẩy hành lễ: "Thần khấu kiến bệ hạ."
Bản thân Nữ hoàng là một người mưu mô, nhưng cũng rất thưởng thức những chí sĩ nhân nghĩa công chính liêm minh. Xưa nay bà ấy luôn tán thưởng Địch Công cương trực công chính, sao lại nhẫn tâm để ông ấy quỳ xuống khi đang mang bệnh nặng, vội nói: "Mau đỡ Địch Công dậy. Giữa chúng ta không cần quan tâm lễ nghi quần thần."
Đám thái giám bước lên phía trước đỡ lấy Địch Công, Địch Công cũng không cố chấp hành lễ, hỏi: "Bệ hạ, hôm nay ngài triệu lão thần đến đây, phải chăng là gặp phải chuyện gì khó giải quyết?"
Đây là thói quen của Nữ hoàng và Địch Công, Nữ hoàng thích những trò chơi cần động não, bà ấy nghĩ ra câu đố chữ thú vị nào thì sẽ triệu Địch Công tới hỏi đố, trong triều gặp phải vụ án khó hay chưa được giải quyết, bà ấy cũng giao cho Địch Công.
Mà lần nào Địch Công cũng không khiến Nữ hoàng thất vọng, đố chữ cũng vậy, án khó cũng thế, ở trong tay Địch Công không có đề bài nào không giải được.
Cũng chính vì vậy nên lời Địch Công khuyên Nữ hoàng truyền ngôi cho nhi tử, mới có thể có trọng lượng như vậy.
"Cũng không tính là vấn đề khó xử lý." Nữ hoàng nói: "Địch Công, ngươi nhìn xem người đứng sau bình phong là ai?"
Dường như Địch Công đã cảm nhận được gì đó, không dám tin quay người ra sau. Lúc này Lư Lăng Vương đã sửa sang lại thỏa đáng, ông ấy đi ra từ sau tấm bình phong, cúi sâu người vái Địch Công: "Địch Công."
"Lư Lăng Vương điện hạ!" Địch Công nhìn thấy là Lư Lăng Vương thật thì kích động đến mức không cần gậy chống, run rẩy muốn quỳ xuống hành lễ: "Lão thần bái kiến Lư Lăng Vương!"
Sao Lư Lăng Vương dám nhận lễ của Địch Công, bèn vội vàng tiến lên đỡ lấy ông ấy. Địch Công nhìn thấy Lư Lăng Vương thì khóc nước mắt đầy mặt, thở dài nói: "Mười ba năm, cuối cùng thần cũng gặp lại điện hạ rồi!"
Lư Lăng Vương nghĩ tới chuyện quá khứ, không khỏi cảm thấy buồn bã. Nữ hoàng nhìn thần tử và nhi tử ôm nhau khóc thì cũng xúc động không thôi, nói: "Về sau Lư Lăng Vương sẽ ở lại Lạc Dương, thời gian ôn chuyện có nhiều lắm, sức khỏe Địch Công yếu thì cũng đừng khóc nữa."
Địch Công nghe Nữ hoàng nói vậy, buồn vui đan xen, nói: "Bệ hạ nói đúng lắm. Thời gian đã qua mười ba năm, bệ hạ máu mủ đoàn tụ, thật sự là niềm vui của triều đình và thiên hạ!"
Địch Công khó lắm mới vào cung một chuyến, chắc chắn không phải chỉ vì gặp Lư Lăng Vương, Địch Công cũng không cam tâm cứ thế mà xuất cung. Chờ sau khi Lư Lăng Vương đi, sắc mặt Địch Công bỗng trở nên nghiêm túc, nói với Nữ hoàng: "Bệ hạ, ngài đã triệu Lư Lăng Vương về kinh, hẳn đã hiểu rõ. Vị trí Thái tử một ngày chưa xác định thì những tranh đấu trong triều sẽ không dừng lại, thần tử đều vội vàng chọn phe, còn ai có tâm tư trị quốc? Cần quyết đoán mà không quyết đoán, ngược lại còn bị nó làm rối loạn, xin ngài nghĩ lại."
Nữ hoàng thở dài, có rất nhiều chuyện nói Thái Bình không hiểu, Thượng Quan Uyển Nhi không hiểu, chỉ có Địch Công cũng đã tuổi già sức yếu hiểu được. Một năm qua Nữ hoàng càng ngày càng cảm thấy cả thể xác lẫn tinh thần đều mệt mỏi, bà ấy biết mình nhất định phải lập người thừa kế, bà ấy cũng biết, truyền ngôi cho Lý gia mới là điều mà lòng người hướng tới.
Nhưng bà ấy không cam lòng, cơ nghiệp bà ấy trăm cay ngàn đắng thành lập, chẳng lẽ phải chấm dứt trong một đời ư? Hơn nữa sau khi bà ấy chết, liệu tân Hoàng đế có hủy bỏ niên hiệu của bà ấy không, có xử lý Võ gia không?
Những nỗi lo và không cam lòng này quấy nhiễu Nữ hoàng, Địch Công vẫn luôn hiểu, nhưng cũng vẫn kiên trì khuyên bà ấy. Hôm nay, cuối cùng đã tới thời điểm nhất định phải lựa chọn.
Nơi này không có người ngoài, Nữ hoàng một lòng coi Địch Công là quốc sĩ, cũng không kiêng dè nói lời trong lòng cho Địch Công nghe: "Ta biết, giang sơn này sớm muộn gì cũng phải trả lại cho Lý gia bọn họ, bây giờ những chuyện ta muốn làm đều đã được thực hiện, là thời điểm hoàn thành giao phó của Cao Tông. Nhưng lòng bàn tay mu bàn tay đều là thịt, Lư Lăng Vương và Hoàng trữ đều danh chính ngôn thuận, nên lập ai làm Thái tử?"
Địch Công im lặng, vấn đề này quả thực đã làm khó ông ấy.
Lư Lăng Vương là huynh trưởng, là Thái tử mà Hoàng đế Cao Tông sắc phong khi còn sống, nói về mặt lễ pháp thì nên lập ông ấy. Nhưng ông ấy làm ra trò cười như tặng thiên hạ cho nhạc phụ, hồi đó đã bị đuổi xuống hoàng vị, đây là vết nhơ trí mạng của ông ấy. Nếu như bây giờ lại lật đổ tội trạng khi đó, vậy thì chính là Nữ hoàng sai.
Hoàng trữ cung kính và hiếu thuận, không có bất kỳ vết nhơ nào, hơn nữa năm đó ông ấy chủ động nhường ngôi cho mẫu thân, những năm qua vẫn luôn ở bên cạnh Nữ hoàng tận hiếu, là một hiếu tử, truyền ngôi cho ông ấy cũng không thành vấn đề.
Nhưng lập ấu không lập trưởng, chính là ngọn nguồn của tai họa trong nhà, tương lai sợ rằng sẽ bị người có lòng như Ngụy Vương không ngừng lấy ra gây sự. Lư Lăng Vương một chốc một lát không quan tâm, nhưng cứ thế mãi thì sao?
Nếu như Lư Lăng Vương và Hoàng trữ xích mích, huynh đệ đối chọi, vậy thì triều đình sẽ hỗn loạn. Địch Công khuyên Nữ hoàng lập Thái tử là để cho xã tắc an ổn, cũng không phải là để ấp ủ một tai họa mới.
Địch Công càng nghĩ, trong lòng càng tiếc nuối. Nếu như tư chất cá nhân của Hoàng tử cao thì những tì vết này căn bản không phải vấn đề. Nguyên nhân Địch Công và Nữ hoàng không thể lựa chọn, căn bản vẫn là Lư Lăng Vương và Hoàng trữ một người nhu nhược vô năng, một người xuân đau thu buồn, không có ai có tư chất làm Hoàng đế.
Điều này cũng không thể trách Lư Lăng Vương và Hoàng trữ được, dù sao hai người bọn họ một người là lão tam, một người là lão tứ, ngay từ đầu đã không được bồi dưỡng để làm Thái tử, mong đợi của tất cả mọi người đối với bọn họ đều là một người rảnh rỗi phú quý.
Không ai ngờ tới vận mệnh xoay vần, lịch sử trêu đùa tất cả mọi người. Nhi tử đầu tiên của Cao Tông và Nữ hoàng... Thái tử Lý Hoằng sức khỏe yếu nhiều bệnh, qua đời vì bệnh tật khi còn trẻ. Sau đó nhị nhi tử Lý Hiền được phong làm Thái tử, ông ấy cũng là người có tài cán văn võ song toàn, thế nhưng lại quá có tài cán, uy hiếp đến địa vị Võ Hậu của mẫu thân ông ấy, bị Võ Hậu gán tội danh mưu phản giết chết.
Lúc này ngôi vua mới rơi xuống người lão tam, thế nhưng lão tam chỉ có chí lớn người lại vô dụng, nói ra lời nói ngu xuẩn như vậy, bị Võ Hậu tìm cớ phế truất. Hoàng vị lần nữa rơi xuống trong tay lão tứ giống như gõ trống truyền hoa, lão tứ ngoan ngoãn hèn nhát, cuối cùng nhường ngôi cho mẫu thân.
Có thể nói, nếu như Lý Hoằng không chết bệnh, nếu như Lý Hiền không bị giết, lúc sau căn bản sẽ không xuất hiện chuyện Võ Hậu xưng đế.
Địch Công cảm thấy hơi tiếc nuối, thật ra Thái tử Chương Hoài... cũng chính là Lý Hiền, mới là người phù hợp với ngôi vị Hoàng đế nhất trong tất cả những nhi tử của Cao Tông.
Sức khỏe ông ấy tốt hơn huynh trưởng, có tài hơn tam đệ, có chính kiến hơn tứ đệ, văn võ song toàn, coi trọng người hiền tài, khi đó thần tử đều nói Lý Hiền có phong thái của Tần Vương.
Lúc ông ấy bị phán tội mưu phản, trong triều không biết có bao nhiêu thần tử dâng tấu, dùng tính mạng bảo đảm cho Lý Hiền. Cao Tông cũng không nỡ lòng bỏ đứa con trai này, cố ý phán nhẹ, thế nhưng Võ Hậu cố chấp kiên trì, vẫn định tội Lý Hiền mưu phản.
Một Thái tử mưu phản, chỉ có thể tự vẫn tạ tội. Sau khi Lý Hiền tự sát, cả triều khóc thương, Cao Tông ban cho ông ấy thụy hào Chương Hoài, có thể thấy được sức nặng của ông ấy trong lòng Cao Tông. Đã nhiều năm như vậy nhưng thiên hạ vẫn có người dùng danh nghĩa Thái tử Chương Hoài để khởi nghĩa, có thể nhìn ra muôn vàn thần dân đều kỳ vọng Thái Tử Chương Hoài chưa từng chết.
Nếu như Thái tử Chương Hoài còn sống, cục diện rối loạn hiện tại căn bản không đủ để trở thành vấn đề, Địch Công hi vọng Thái tử Chương Hoài còn sống tới nhường nào. Nhưng mà con người cuối cùng vẫn phải đối mặt với hiện thực, Địch Công đè sự tiếc nuối xuống, sau cùng ông ấy nói: "Bệ hạ, từ xưa tới nay trưởng ấu có thứ tự, Lư Lăng Vương làm trưởng, nên lập làm Thái tử."
Nữ hoàng triệu Địch Công vào cung gặp Lư Lăng Vương, xem như mượn lời của Địch Công để công khai việc này, chưa đến nửa ngày mà tin này đã truyền khắp Thần Đô.
Trong phủ Trấn Quốc Công, sau khi Minh Hoa Thường về nhà thì lập tức tắm rửa, thay quần áo, xông hương, thoải mái ngủ một giấc. Ban đêm, cuối cùng nàng cũng tỉnh ngủ, làm ổ trên giường ăn khuya.
Chiêu Tài và Tiến Bảo ngồi ở bục để chân cạnh giường, vừa thêu thùa may vá vừa nói chuyện phiếm: "Nương tử, ngài biết không? Hôm nay Địch Công tiến cung, lại gặp được Lư Lăng Vương!"
Trong miệng Minh Hoa Thường còn ngậm bánh hạt dẻ, trong lòng từ tốn "ồ" một tiếng. Hóa ra là Lư Lăng Vương quay về rồi, vậy thì có lẽ nàng đã biết tại sao mấy người Trì Lan lại bị móc mắt rồi.
Ngụy Vương vô cùng kiêng kỵ việc Lư Lăng Vương gặp mặt Nữ hoàng, cảm xúc căng thẳng này của ông ta dẫn vào trong ý thức, cho nên ông ta cố chấp với việc móc mắt.
Chỉ cần móc mắt ra, Lư Lăng Vương sẽ không nhìn thấy Nữ hoàng.
Nguỵ Vương dã tâm bừng bừng đợi hơn mười năm, cuối cùng ngai vàng lại muốn truyền cho Lư Lăng Vương, tất nhiên là ông ta không thể chấp nhận được. Ài, xem ra Lạc Dương còn sẽ hỗn loạn một thời gian, nàng chỉ muốn kiếm ăn thôi mà, sao lại khó khăn thế chứ?
Chiêu Tài Tiến Bảo đang bàn tán xôn xao, phát hiện một lúc lâu mà Minh Hoa Thường cũng không nói thêm vào, các nàng quay đầu, thấy Minh Hoa Thường ngậm bánh ngẩn người, không biết đang suy nghĩ gì.
Chiêu Tài chỉ tiếc rèn sắt không thành thép, tức giận nói: "Nương tử! Lư Lăng Vương trở về là chuyện lớn, sao ngài còn chỉ nghĩ tới ăn chứ!"
Minh Hoa Thường nhanh nhảu nuốt nốt nửa miếng bánh vào bụng, lúng búng nói: "Ta đang nghe đây. Chuyện của hoàng gia sẽ có người của hoàng gia suy nghĩ, chúng ta vẫn nên nghĩ xem nên ăn gì đi. Đúng rồi, Tiến Bảo, chuyện ta bảo ngươi hỏi thăm, ngươi tìm hiểu đến đâu rồi?"
Tiến Bảo không đi theo tới vườn Phi Hồng, vừa lúc ở lại phủ Trấn Quốc Công điều tra nghe ngóng. Nàng múa kim như bay, nói: "Nương tử, ta đã đi hỏi thăm chuyện ngài căn dặn rồi, nhưng công phủ chuyển từ Trường An đến Lạc Dương, những lão nhân đều đã được thả đi trước khi di chuyển rồi, trong phủ còn chẳng có mấy người biết tới Trường An, càng không có người tới sơn trang trên núi Chung Nam cùng phu nhân."
Nỗi lòng Minh Hoa Thường chợt căng thẳng: "Một người cũng không có?"
Tiến Bảo lắc đầu.
Minh Hoa Thường nhíu mày, thầm nghĩ: Thật là kỳ lạ, nàng chỉ muốn tìm người từng đi lên sơn trang trên núi chờ sinh cùng Trấn Quốc Công phu nhân vào năm đó, vậy mà chẳng tìm được một ai.
Mắt thấy manh mối này sắp đứt đoạn, xem ra, muốn biết rõ lúc Vương Du Lan sinh sản đã xảy ra chuyện gì, chỉ có thể đến hỏi bản thân Tô ma ma.
Minh Hoa Thường nhớ nha hoàn từng nói, sau khi Tô ma ma hầu hạ chủ mẫu sinh xong thì đã cáo lão về quê. Minh Hoa Thường hỏi: "Quê Tô ma ma ở đâu?"
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...