Đầu tháng tư năm 2010, ngày tháng vẫn trôi qua bình thường, Nặc Đinh Sơn đứng dựa trên ban công nhìn xuống đường phố tỏa nắng, ban công nhỏ đến đáng thương, nhiều nhất cũng chỉ chứa được bốn người đứng.
Thời tiết của Anh Quốc là loại khí hậu Ôn đới điển hình, trong một năm phần lớn thời gian khí hậu tương đối ẩm ướt, cho nên người dân Anh vẫn xây nhà dựa theo tình hình nơi ở, nhà ở thường chừa ra một không gian nhỏ để cho nắng chiếu. Không gian này là ban công. Lâu dần ban công này cũng trở thành điển hình của người dân Anh.
Theo miêu tả của Shakespeare, trong đêm hè Juliet và Romeo đã hẹn hò tại ban công. Cuộc hôn nhân thế kỷ, Thái Tử Charles đã hôn Công Nương Diana trên ban công. Trong ngày lễ quan trọng của Nước AnhThủ Tướng đứng trên ban công thông qua giới truyền thông gửi lời chúc phúc tới người dân.
Vận mệnh của Nặc Đinh Sơn với cái ban công cũng có chút liên quan.
Hai mươi bốn năm trước, sáng sớm ngày 1 tháng 4, một cô gái người Anh tên Susan đã phát hiện một thùng giấy trên ban công nhà mình, là loại thùng giấy dùng để chứa táo trong siêu thị. Sau khi mở thùng giấy ra, cô bất ngờ phát hiện ra bên trong không phải là chó mèo nhà ai bỏ, mà là một đứa nhỏ đang mở to mắt chờ mong.
"Rốt cuộc là ai đã làm chuyện thất đức như vậy chứ".
Là người theo đạo Cơ Đốc, Susan đã kinh ngạc thốt lên, bởi vì đứa nhỏ bên trong thùng giấy môi đã chuyển sang tím ngắt rồi. Buổi tối này trời mưa liên tục, cô ấy không biết đứa nhỏ trong thùng giấy kia đã ở trên ban công nhà cô bao lâu rồi.
Nghe đâu người bỏ cái thùng giấy trên ban công nhà Susan còn đạp hỏng máy hút khói và làm vỡ một chậu hoa.
Chuyện này được xem là khởi đầu một chuyện bi thương. Có thể sự việc phát sinh vào ngày 1 tháng 4, cho nên việc đứa trẻ bị vứt bỏ trên bang công càng nghe như là một trò đùa.
Sau khi biết chuyên thân thế của Nặc Đinh Sơn, mọi người đều mang việc này ra trêu trọc cô.
Lâu dần, đối với Nặc Đinh Sơn mà nói, đối với cái đêm mưa ngày 1 tháng 4 kia chẳng còn đau buồn gì cả.
Có đôi khi Nặc Đinh Sơn bước đi trên đường vô tình ngẩng đầu lên, thỉnh thoảng cô sẽ thấy những cái ban công ở khắp nơi đó làm cho cô cảm thấy buồn phiền. Khi đó, phải chăng người đạp hỏng máy hút khói nhà Susan đó chính là người đã mang cô tới thế giới này, mà xuất phát từ nguyên nhân gì mà người đó lại có quyết định như vậy?
Có điều, Nặc Đinh Sơn cũng không có thời gian suy nghĩ tới vần đề này. Con đường phía trước của cô không chỉ thực tế mà còn khắc nghiệt: Sinh tồn! Sự chênh lệch giàu nghèo của quốc gia phát triển, ngoài giai cấp trung lưu ra, về căn bản chia ra hai trường hợp. Người giàu thì giàu nứt đố đổ vách, người nghèo thì ngèo đến cùng cực. Ở Nước Anh, đặc biệt là ở London loại hiện tượng này càng nghiêm trọng.
Mỗi tháng số tiền trong tay Nặc Đinh Sơn cũng chỉ có thể thuê được loại tầng hầm không thể thấy mặt trời. Chủ nhà của cô ấy là một bà lão người Anh quái gở, những người khách trọ của bà ấy tới giờ chưa bao giờ thấy được vẻ mặt hòa nhã của bà ấy. Phần lớn thời gian Nặc Đinh Sơn cũng chỉ có thể thừa dịp bà ấy nghỉ trưa mà lén lút chạy tới ban công này.
London vào khoảng từ tháng ba đến tháng năm là mùa mưa. Vào mùa mưa, chỗ ở của cô càng ẩm ướt, điều này làm cho Nặc Đinh Sơn mỗi lần đi ra ngoài đều phải xịt một ít nước hoa lên người để giấu đi mùi ẩm mốc của tầng hầm ám lại trên người mình. Mùi nước hoa giá rẻ trộn lẫn với mùi ẩm mốc của tầng hầm làm cho cô nhận được những ánh mắt khó chịu của một số người. Sau này, Nặc Đinh Sơn cùng với một Lưu học sinh người Thụy Điển có giao tình coi như không tệ, khi về nước đã tặng cho Nặc Đinh Sơn chiếc xe đạp của cô ấy, đó là một chiếc xe High Ride còn mới sáu phần, từ đó nó đã biến thành phương tiện giao thông trọng yếu của Nặc Đinh Sơn.
Nặc Đinh Sơn đã đứng ở Quảng Trường phía tây của London, Quảng Trường này còn có cái tên rất đặc biệt: Notting Hill.
Notting Hill dịch sang tiếng Trung là Nặc Đinh Sơn.
Lúc nhặt được cô, Susan còn tìm được trong cái thùng giấy đó có mấy chữ viết kèm theo, cũng may có mảnh giấy để lại mấy chữ ấy để sau này cô không phải băn khoăn xem rốt cuộc mình là người Nhật Bản, Hàn Quốc, hay là người Trung Quốc.
Sau khi đọc xong lời nhắn Susan nhìn lại bé gái Trung Quốc nhăn nhúm trong thùng giấy, rồi ôm lấy cô bé. Ngay sau đó, Susan đã đặt tên cho bé gái Trung Quốc đó.
Thế là cô có cái tên giống như tên của Quảng Trường này - Notting Hill - Nặc Đinh Sơn.
Nghe nói cái tên Nặc Đinh Sơn này tại Trung Quốc giống với tên bọn con trai hơn.
Thà nói Notting Hill là tên của một Quảng Trường chẳng bằng nói nó giống như là một cái trấn nhỏ. Vào trước năm 1964 nơi này là một ngọn núi nhỏ, ngọn núi nhỏ này được một số dân bản địa tạo thành một trấn nông thôn nước Anh điển hình. Sau đó, hàng loạt khu nhập cư của vùng biển Caribe tràn vào trấn nông thôn nhỏ này. Cùng với sự lãng mạn của người Caribe đã làm thay đổi diện mạo của tiểu trấn Anh Quốc này, cho đến ngày nay, Notting Hill đã biến thành một thành phố London riêng biệt. Du khách thường có kiểu nói như thế này: Người yêu dấu, nếu như em đã chán sự thanh nhã cao quý với lời nói khuôn phép của London đó thì hãy đi xe theo hướng Tây tới Notting Hill, nơi này có một phong cách rất riêng biệt.
Nơi này còn truyền đi một câu nói: Thượng đế ưu ái Notting Hill, Sự rực rỡ của đường phố Notting Hill so với ánh mặt trời còn rự rỡ hơn.
Có thể tại chỗ này Thượng đế cũng ưu ái Notting Hill, cuộc sống của cô ngày càng khó khăn. Thậm chí đối với việc phơi nắng cũng chỉ có lén lén lút lút. Nặc Đinh Sơn đưa tay ra, cố gắng hướng về phía ánh nắng mặt trời, độ ấm của ánh nắng lưu lại trên lòng bàn tay của cô, sự ấm áp đó làm thế nào cũng không thể lan vào trong lòng cô được. Tích tụ Trong lòng cô chính là cái tầng hầm tối tăm và ẩm ướt, đó mới là tình trạng cuộc sống của cô.
Mất hứng buông tay xuống, Nặc Đinh Sơn di chuyển bước chân rời khỏi ban công, bàn chân chọn nơi có thảm trải nền giẫm lên, như vậy thì sẽ không phát ra bất kỳ âm thanh nào. Phòng ngủ của bà chủ nhà trọ ở ngay dưới lầu, giấc ngủ của bà ấy không được tốt lắm, với lại tai của bà cực kỳ tốt. Nếu để cho bà ấy biết vị khách thuê nhà luôn luôn kéo dài thời gian đóng tiền thuê đến cuối cùng, lén lút tới ban công, khẳng định không tránh khỏi một bận chê cười, nói không chừng sẽ thu phí ban công với cô.
Ánh nắng của ban công thông qua cửa khúc xạ chiếu vào bên trong, Nặc Đinh Sơn cảm thấy bóng của chính mình như một con mèo cúi đầu ủ rũ.
Nặc Đinh Sơn về tới căn phong thuê dưới tầng hầm.
Đúng hai giờ, như thường ngày Nặc Đinh Sơn rời khỏi phòng trọ của mình.
Từ phòng trọ tới cánh cổng sắt lớn cần đi bộ khoảng 10 phút. hai giờ mười phút Nặc Đinh Sơn đóng lại cửa sắt lớn, dồng thời xác định cửa sắt lớn đã được khóa chắc sẽ không để cho tên trộm có bất kỳ cơ hội nào có thể lợi dụng. Camera của bà chủ nhà đặt gần đó, mỗi lần có ai không khóa cửa cẩn thận đều phải nộp phạt mười Euro. Đương nhiên, nếu bị trộm ghé thăm đương nhiên lại tính là một chuyên khác.
Cổng sắt lớn hướng về phía Tây, ngoài cửa là đường phố. Nặc Đinh Sơn gửi xe ở bên đường, con đường nơi để xe là mấy chục cái khóa điện tử, mỗi tháng chỉ cần đóng cho nhân viên quản lý khu năm Euro phí bảo vệ là có thể có được một chỗ đỗ xe. Hỏi Nặc Đinh Sơn tiền mỗi tháng kiếm được đều đem xài đi đâu, tiền mỗi tháng cô kiếm được đều đem xài vào những chuyện vạch vãnh này, có điều, còn có việc dồnn ép cô không thở nổi đó là mấy chi trả trong bệnh viện.
Tất cả đều do nhưng chuyện kiểm chứng khi xưa. Mỗi một việc bất hạnh trong cuộc đời đều không tránh được cái tình trạng bi đát như này: Đau đớn mất đi người yêu, bị bạn bè phản bội, người thân đau ốm. Nặc Đinh Sơn kiếm được 100 Euro thì tiêu mất 70 Euro vào người bé Klein.
Bé Klein là con gái nhỏ nhất của Susan, năm nay vừa tròn mười bốn tuổi. Vừa sinh ra đã bị mắc phải chứng bệnh Progeria toàn diện(*).
*(Progeria - hội chứng progeria Hutchinson-Gilford, HGPS, hội chứng progeria) là một bệnh di truyền cực kỳ hiếm, triệu chứng bề ngoài là lão hóa xuất hiện rất sớm. Progeria là một trong nhiều hội chứng progeroid. Từ progeria xuất phát từ tiếng Hy Lạp "pro" nghĩa là "tiền", "trước", và "gēras" nghĩa là "tuổi già". Hội chứng này xuất hiện với tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng 1 trên 8 triệu trẻ. Những người bị Progeria thường chỉ sống được từ thiếu niên đến đầu hai mươi)
Một canh giờ của một người bình thường nhưng với bé Klein mà nói cũng chỉ là một cái chớp mắt
Susan trải qua ba lần kết hôn. Người chồng đầu tiên là một phi công, đã hi sinh trongmột lần đang làm nhiệm vụ bay của mình, đã để lại bé Emma. Người chồng thứ hai, chỉ là vì để có đủ điều kiện để nuôi dưỡng Nặc Đinh Sơn nên phát sinh việc này. Susan cho người đàn ông kia một khoản tiền để hắn cùng bà kết hôn. Sau khi hết hôn được một năm bọn họ như trong khế ước ly hôn. Người chồng thứ ba của Susan chính là ba của bé Klein.
Hai tuổi bé Klein có một gương mặt mười tuổi. Vào sinh nhật hai tuổi của Klein, ba con bé đã để lại một tờ giấy thỏa thuận ly hôn với một số tiền của im lặng rời đi. Lại lần nữa trở thành độc thân, mẹ của Klein mang theo ba đứa trẻ chưa thành niên tiếp tực sinh tồn. Con gái lớn Emma 14 tuổi, con gái thứ hai Nặc Đinh Sơn 12 tuổi, con gái thứ ba Klein vừa tròn hai tuổi.
Việc ba của Klein rời đi làm cho thời gian làm việc của Susan càng ngày càng dài. Cuộc sống cũng không thể vì thời gian làm việc của Susan càng dài mà trở nên càng tốt hơn. Bọn họ liên tục chuyển nhà, từ căn nhà lớn chuyển tới căn nhà nhỏ hơn, lại từ căn nhà nhỏ hơn chuyển tới căn nhà nhỏ hơn nữa. Việc chi tiêu trên người Klein làm cho chi phí của bọn họ cuối cùng cũng cạn kiệt
Lúc Klein bốn tuổi, Susan tuyên bố muốn rời khỏi Notting Hill đi kiếm nhiều tiền hơn. Bà nói bà cần một người giúp đỡ.
Điều làm Nặc Đinh Sơn bất ngờ chính là người thôi học để đảm nhiệm việc phụ giúp Susan không phải cô mà là Emma. Nặc Đinh Sơn trong nhà này vẫn luôn trần mặc ít nói, hỏi Susan: "Tại Sao?" Khi đó cô lờ mờ đoán được việc kiếm được nhiều tiền trong miệng Susan là cái gì
Trong cảm giác của Nặc Đinh Sơn người nên thôi học là cô chứ không phải là Emma. Emma là được chính Susan sinh ra, còn cô chỉ là đứa trẻ bị vứt bỏ trên ban công nhà bà.
Người phụ nữ bởi vì cuộc sống mệt mỏi đã không còn trẻ nữa vuốt đầu cô, ngữ khí như đó là chuyện đương nhiên: "Bởi vì Emma lớn hơn con hai tuổi, sức lực của nó lớn hơn con"
Một đêm trước khi rời đi, Susan đưa ba đứa con gái của mình tới một nhà hàng xa hoa ăn một bữa đại tiệc. Đêm đó, Susan uống một chút rượu, bà nói với các con chờ bà kiếm được nhiều tiền rồi sau khi trở về mỗi cuối tuần đều dẫn chúng đi ăn đại tiệc. Đương nhiên, đi ăn phải mặc quần áo, giày dép được làm thủ công của Ý.
Nặc Đinh Sơn biết nguyện vọng lớn nhất của Susan là để mạng sống của Klein kéo dài tới năm 20 tuổi.
Đêm đó, sau khi từ nhà hàng trở về Emma chui vào trong chăn của Nặc Đinh Sơn, cô ấy vuốt mũi của cô âu yếm nói: Em không phải cảm thấy áy náy, chị đã không có hứng thú đi học từ lâu rồi, mà em thì không giống vậy, thành tích học tập của em rất tốt.
Cuối cùng Emma cũng nói với Nặc Đinh Sơn là: "Nặc Đinh Sơn, Em chờ nhé, chị sẽ kiếm được rất nhiều rất nhiều tiền, sau đó sẽ dùng tiền kiếm được này cho em vào học Đại học"
Lúc Susan rời khỏi Notting Hill Nặc Đinh Sơn 14 tuổi, Klein 4 tuổi. Klein của 4 tuổi có gương mặt của 14 tuổi.
Một năm trôi qua, rồi hai năm, ba năm trôi qua, Nặc Đinh Sơn liên tục nhận được tiền của Susan gửi tới. Theo giao phó của Susan, cô đem tiền kia một phần chi trải cho cuộc sống của cô và Klein, một phần dùng làm tiền chữa bệnh cho Klein, còn dư lại gửi vào ngân hàng.
Susan mỗi tháng gọi điện thoại cho Nặc Đinh Sơn một lần, mỗi lần trò chuyện Susan đều làm cho Nặc Đinh Sơn có cảm giác là bà ấy đúng là kiếm được nhiều tiền. Mỗi khi Nặc Đinh Sơn hỏi bà: "Susan, khi nào thì Người trở về?" Bà đều nói là chờ tích cóp được nhiều tiền thêm chút nữa thì sẽ trở về, cứ nói như vậy đã lại là hai năm.
Mùa thu năm ấy Nặc Đinh Sơn 24 tuổi, một cuộc điện thoại từ Nan Phi gọi tới, Nhân viên Đại sứ quán Nam Phi ở Anh dẫn Nặc Đinh Sơn cùng Klein có cùng khuôn mặt già nua mà tiều tụy của Susan, những người đó nói cho cô biết Susan cố gắng giữ lại chút hơi thở là vì để gặp lại cô.
Màu trắng của tường, màu trắng của drap trải giường. Một phần tư huyết thống Ba Lan của Susan cũng là màu trắng. Trong phòng Bác sỹ mặc áo Blue trắng đang ghi chép thời gian tử vong của Susan.
Trong miệng nói kiếm nhiều tiền của Susan thực ra là ký hợp đồng với thương nhân kim cương tới Nam Phi làm việc. Bà cùng Emma sống cùng một nhóm trong nhà xưởng gia công kim cương tối tăm không nhìn thấy mặt trời. Năm ngày trước Susan cùng Emma đã trộm một viên kim cương chưa được gia công của thương nhân. Đang trên đường chạy trốn sự việc không may đã sảy ra, thương nhân kim cương đã xuống tay với được bọn họ, Emma đã bị ba phát súng chết tại chỗ. Một chiếc xe việt dã vội vã lao tới nghiến qua hai chân của Susan, tài xế lái xe gây chuyện bỏ trốn, những người đó tịch thu viên đá trên người Susan, Susan chảy máu không ngừng bất tỉnh nằm trên đường cái ở Nam Phi suốt 23 phút.
Sau đó, có người báo cảnh sát, Susan được đưa đến bệnh viện.
Lúc nhìn thấy Susan nhếch miệng trắng nhợt, nhìn giống như là đang khóc cũng giống như đang cười, Nặc Đinh Sơn nhẽ nhàng đi tới ôm thân thể gầy gò đến mức giống như là que củi đó. Gọi bà cái danh xưng vẫn muốn giọi lại không dám gọi kia: "Mẹ"
"Mẹ, Klein rất tốt". Cô cất giọng bình tĩnh nói với bà ấy.
Susan ghé miệng tới bên tai cô, nói: "Nặc Nặc, Mẹ với Emma chỉ vì quá nhớ con và Klein nên mới trộm kim cương, bọn ta không phải cố tình làm kẻ trộm".
Khuôn mặt không ngừng nước mắt của cô hiện lên thiết bị inox trong phòng bệnh nói với bà: "Con biết, mẹ, con biết".
Susan lộ vẻ rất vui, kéo tay Nặc Đinh Sơn nắm lấy đưa tới khóe miệng bà, sau đó bà há miệng.
Rất lâu về sau, Nặc Đinh Sơn vẫn luôn nhớ kỹ cái sợi tơ mảnh kia buộc trên răng của Susan. Sợi tơ mảnh xuyên qua hàm răng sau dó buộc một nút đề phòng đầu sợi dây bị nuốt vào trong bụng.
Trong lòng Nặc Đinh Sơn cái sợi tơ mảnh đó chính là đại biểu cho cái đáy của sự bần cùng.
Nặc Đinh Sơn nghĩ, cho tới chết cô cũng sẽ nhớ kỹ cái thời khắc của ngày hôm đó. Tay của Nặc Đinh Sơn dưới sự chỉ dẫn của Susan đã tìm được sợi dây nhỏ buộc trên răng của bà, Sợi dây đó vẫn kéo dài tới thẳng tới cổ họng của Susan, đi xuống cuống họng là thực quản, bên dưới thực quản là dạ dày.
Giống như là khi câu cá lúc thu dây câu, Nặc Đinh Sơn lôi cái sợi dây mảnh kia.
Ước chừng sợi dây khoảng nửa thước Anh, phần cuối của sợi dây là một vật to gần bằng ngón cái của đứa bé 10 tuổi được đặc chế một cái bọc bao trùm xung quanh là một lớp màu trắng bạc.
Mở lớp bọc ra, Nặc Đinh Sơn nhìn thấy mấy viên kim cương, cho dù bị một đính một đống dịch hỗn hợp bên trong chúng nó vẫn tỏa ra hào quang rực rỡ.
Mấy viên kim cương nằm trong dạ dày Susan năm ngày bốn đêm cũng không ai biết. Susan chống đỡ tới phút cuối để gặp cô là vì để cho cô biết cái bí mật này
Nước mắt của Susan từng giọt từng giọt rơi xuống từ hốc mắt, thanh âm già nua lẩm bẩm nói, đây là việc cuối cùng mẹ có thể làm được cho Klein.
Klein đến với Notting Hill là vào cuối tháng tám, là lúc ánh mặt trời rực rỡ nhất, ánh nắng kéo đến khắp nơi để cho bóng râm không có chỗ ẩn náu.
Susan nói: "Nặc Nặc nhà chúng ta là đứa trẻ thông minh nhất"
Vì lẽ đó, nhiệm vụ đặt tên cho em bé liền thuộc về Nặc Đinh Sơn.
Nhìn đường phố ngập tràn ánh nắng, Nặc Đinh Sơn liền đặt tên cho con nhóc là "Klein"
Klein có nghĩa là rực rỡ, mà rực rỡ tượng trưng cho một loại cực hạn khác, là vật cực tất phản, vì lẽ đó Klein đang nhanh chóng lớn lên, cũng rất nhanh già đi.
Năm ấy, Nặc Đinh Sơn 19 tuổi đã đem tro cốt của Susan và Emma từ Nam Phi về Notting Hill, Bọn họ đã yên tĩnh nằm ở dưới đất, bây giờ mộ của bọn họ đã mọc đầy cỏ xanh rồi, tro cốt của họ đã trở thành chất dinh dưỡng cho đất rồi.
Mà Nặc Đinh Sơn và Klein vẫn như vậy sống trên thế giới này. Nặc Đinh Sơn muốn thực hiện lời hứa với Susan, thế nào cũng phải làm cho Klein sống tới 20 tuổi.
Khóa cửa xong, Nặc Đinh Sơn ngán ngẩm quay đầu lại, lúc quay đầu lại cô đụng phải một người.
Tháng tư năm 2010, một ngày lại trôi qua bình thường. Hai giờ mười phút ngày hôm đó Nặc Đinh Sơn đụng phải một người, một thanh niên trẻ tuổi, mặc áo sơ mi màu xanh nhạt, trước ngực ôm một chồng tài liệu, trong tay cầm ly cà phê.
Ly cà phê trong tay người thanh niên hướng về phía người cô đổ lên, vì lẽ đó, chính xác mà nói, là người thanh niên đó đụng vào cô.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...