Nhẫn ngọc?
A Âm ngạc nhiên khoa tay múa chân hỏi Vương lão tiên sinh: "Nhẫn ngọc mà người nói có phải là tầm này hình sườn núi làm từ Phỉ Thúy không?"
"Đúng rồi!" Vương lão tiên sinh cười nói: "Quả nhiên tiểu nha đầu đã nhìn thấy."
A Âm nói thầm trong lòng đâu chỉ là nhìn thấy mà thôi, dạo gần đây mỗi ngày bất kể là nhắm mắt hay mở mắt trong đầu đều suy nghĩ về nó.
Nhưng bất chợt biết được nhẫn ngọc này là do người quen làm nhất thời có quá nhiều vấn đề muốn hỏi chỉ là không biết nên bắt đầu từ đâu.
Cuối cùng A Âm chọn điểm quan trọng nhất hỏi trước: "Lúc người điêu khắc nhẫn ngọc có từng lưu lại ấn ký trên đó hay không?"
Vừa nghe thấy lời này Vương lão tiên sinh vội vàng bịt miệng của nàng lại.
Rồi quay đầu nhìn Khương Thành Hiên đang đứng ở cách đó không xa lúng túng cười một tiếng, sau đó Vương lão tiên sinh thấp giọng nói với A Âm: "Chuyện này sao có thể nói lung tung? Nếu như bị Hoàng thượng phát hiện chẳng phải sẽ rước lấy phiền toái cho ta sao?"
A Âm không hiểu hỏi lại: "Ý của người là sao?"
"Đúng là ta có lưu lại ấn ký!" Vương lão tiên sinh chần chừ nói: "Nhưng nha đầu ngươi cũng biết vật này là làm cho các tiểu điện hạ.
Nếu như để Hoàng thượng biết ta có khắc thêm ở trên kí hiệu gì đó vậy thì cái mạng này của ta có còn hay không đây?"
Nghe ông nói vậy chứng tỏ có khắc ấn ký thật.
A Âm liền nhớ lại lời của Thường Thư Bạch, thầm nói vậy thì ký hiệu đó thật không có gì đặc biệt nhưng mà vẫn có chút không cam lòng, nhỏ giọng hỏi tiếp: "Vậy rốt cuộc ấn ký đó của người lưu… "
Còn chưa nói hết câu thì nghe thấy Khương Thành Hiên ở cách đó không xa cung kính nói: "Bái kiến nhị công chúa!"
Nghe thấy Ký Nhược Phù tới A Âm cùng với Vương lão tiên sinh mắt to trừng mắt nhỏ, cuối cùng im lặng tạm thời gác cái đề tài này lại.
Ở bên cửa viện dưới tán cây ngô đồng.
Ký Nhược Phù nhìn Khương Thành Hiên, nhẹ giọng nói: "Tiên sinh không cần phải khách khí!"
"Vâng!" Khương Thành Hiên khom người cung kính đáp, thấy Ký Nhược Phù có ý muốn đi vào viện nên hắn cứ duy trì tư thế như vậy lui về phía sau hai bước nhường đường cho nàng.
Bước chân Ký Nhược Phù hơi ngừng lại một chút rồi đi đến chỗ A Âm, cười hỏi: "Sao rồi? Đã gặp được cố nhân muốn gặp chưa?"
Vừa nói chuyện, vừa lơ đãng nhìn sang lão nhân gia đang ôm tiểu cô nương, vừa nhìn thấy liền kinh ngạc, bật thốt lên: "Vương lão?"
Nghe nhị công chúa gọi bằng giọng tôn kính như vậy A Âm chợt nghiêng đầu nhìn về phía Vương lão tiên sinh.
Vương lão tiên sinh lại cười nói: "Nhị công chúa vẫn còn nhớ rõ thảo dân!"
"Làm sao có thể không nhớ người được!" Ký Nhược Phù vui mừng đi lên trước nói: "Khi còn bé cũng nhờ người chỉ điểm, Tống phó mẫu cứ nhắc tới người hoài, tiếc nuối đã nhiều năm không gặp, không biết người đã đi nơi nào!"
A Âm biết Tống phó mẫu với Vương lão tiên sinh có quan hệ sư đồ nhưng nàng không muốn nhị công chúa khi đối mặt với lão nhân này cứ tôn kính như vậy.
Nàng ngửa đầu nhìn Vương lão tiên sinh, yên lặng bày ra vẻ mặt ý hỏi: "Người thật ra là ai?"
Nhìn dáng vẻ vừa kinh ngạc vừa nghi ngờ này của A Âm, Vương lão tiên sinh buồn cười, giơ tay lên véo má phấn nộn của nàng.
A Âm thở phì phò quay mặt đi.
...!Thật lòng mà nói thì vẫn là Ký Hành Châm véo má nàng dịu dàng hơn, rất ít dùng lực.
Ký Nhược Phù đi đến bên cạnh băng đá trống ngồi xuống nhưng cũng chỉ ngồi ở sát mép.
Nàng thấy A Âm lộ ra vẻ mặt không hiểu thì hỏi A Âm: "Muội muội khó hiểu chỗ nào?"
"Muội không ngờ tới Phù tỷ tỷ lại quen biết với lão tiên sinh."
Ký Nhược Phù cười nói: "Thật ra thì năm đó cũng chỉ gặp qua Vương lão mấy lần thôi.
Vương lão vốn là nam nhân nổi danh học giả uyên thâm.
Nhiều năm trước từng được tuyên vào kinh, dạy qua mấy khóa cho chúng ta.
Lúc ấy mặc dù muội đang ở kinh thành nhưng lúc vào cung không nhìn thấy Vương lão nên mới không biết thôi."
Nói xong, nàng quay sang nói với Vương lão tiên sinh: "Đa tạ Vương lão đã chỉ điểm! Giúp cho ta không ít!" Dứt lời nàng lại hỏi Vương lão tiên sinh những năm này đã trải qua thế nào.
Vương Dật chỉ nói đại khái với nàng một số chuyện không đi sâu vào đề tài này.
Vậy nên Ký Nhược Phù chỉ biết những năm này lão tiên sinh du ngoạn tứ phương, từng ở Giang Nam mấy năm cũng vì vậy mà biết đến A Âm.
A Âm nghe thấy lời nói khô cằn giảng thuật này thì hoài nghi không biết là người này với Vương lão nhi mình biết có phải là cùng một người hay không nữa.
Ở trong trí nhớ của nàng Vương lão nhi còn đi Bắc Cương lên núi tuyết len lén đi xem Tuyết Liên và còn đi Tây Cương, nói là người Tây Cương có dược liệu đặc thù mới muốn đi tìm nhưng lại ở sông bắt cá thậm chí còn đi tìm tổ ong lấy mật ong.
Chứ không phải như những gì ông vừa kể chỉ dừng xem một chút cảnh Sơn Thủy không thú vị.
Chỉ là có một chuyện A Âm rất tò mò.
Nàng biết Tống phó mẫu là người phương Nam nhưng mà lúc ấy Tống phó mẫu chưa từng nói bản thân với Vương lão tiên sinh là sư đồ.
Vậy nên mặc dù A Âm biết Vương Dật là sư phụ của Tống phó mẫu nhưng không biết lão nhân gia cũng là người phương Nam.
Nhưng tại sao ông nói với nàng nhiều chuyện lý thú như vậy duy chỉ không nói đến phương Nam?
A Âm vẫn đang tự suy ngẫm Vương lão tiên sinh đã đặt nàng đứng xuống đất.
"Các ngươi ra ngoài cũng đủ lâu rồi nên về thôi." Vương Dật đặt A Âm xuống sửa soạn lại y phục cho nàng nói: "Tiểu nha đầu lúc rảnh rỗi thì tới đây tìm ta."
Đây là ông hạ lệnh đuổi khách.
A Âm không hiểu ngẩng đầu nhìn Vương lão tiên sinh.
Vương Dật nhìn nàng nhẹ lắc đầu.
A Âm hiểu ra đây là vì lời của Ký Nhược Phù chọc ông mất hứng.
Nàng ngẫm lại thì hình như vừa rồi nhị công chúa có nhắc tới việc muốn Vương lão vào cung giảng bài lại, Vương lão tiên sinh không trả lời mà chỉ kêu các nàng trở về.
A Âm liền nói lời cáo biệt với Vương Dật.
Lão nhân gia tiễn nàng đến cửa viện, nói với nàng: "Mấy ngày nữa nha đầu ngươi tới lấy con dấu, một khoảng thời gian nữa là xong rồi."
A Âm rất cao hứng đồng ý sau đó ánh mắt tha thiết nhìn cái túi lớn của mình.
Vương Dật vốn đang cầm cái túi bên tay trái nhưng khi thấy ánh mắt của nàng chăm chú nhìn sang thì ông liền chuyển ra sau lưng nói: "Nha đầu ngươi đã nói tặng ta thì không được đổi ý."
A Âm lắp bắp nói: "Con chỉ nói là cho người đồ ăn ở bên trong thôi chứ còn túi thì không có nói cho người mà!" Một cái túi to như vậy có thể đựng được bao nhiêu là đồ ăn dùng rất thuận tay.
"Nói hay lắm!" Vương Dật nói: "Vậy thì đợi ta ăn hết đồ ăn trong đó rồi sẽ trả lại cho ngươi, lần sau nha đầu ngươi hãy tới lấy."
Vậy thì không thành vấn đề.
A Âm cảm thấy vậy cũng được lần sau tới đây, một là vì cái túi, hai còn có thể hỏi một chút chi tiết có liên quan đến nhẫn ngọc rồi thuận tiện lấy con dấu.
Thật là nhất cử tam tiện.
Nghĩ vậy nàng vui vẻ không thôi, liên tục gật đầu.
Vương Dật cố ý ngoéo tay với nàng nói: "Mấy ngày nữa thì ta cũng đã ăn xong rồi cứ tới đây lấy." Còn không quên dặn dò A Âm: "Bánh lá gai này không tệ làm nhiều chút mang tới!"
"Được rồi!" A Âm sảng khoái đáp ứng: "Đến lúc đó sẽ cho người một hộp!"
"Vậy mới ngoan!" Vương Dật vỗ vỗ vai tiểu cô nương, nhẹ giọng nói: "Đi đi! Mấy ngày nữa đến gặp ta."
A Âm liền cười nói cáo từ.
Ký Nhược Phù phúc thân hành lễ với Vương Dật, Vương Dật vội vàng nghiêng người tránh đi nửa lễ.
Sau đó A Âm nắm tay Ký Nhược Phù đi ra ngoài.
Khương Thành Hiên đưa các nàng ra cửa bởi vì A Âm đi chậm nên Ký Nhược Phù với Khương Thành Hiên cũng đi chậm lại đi song song nàng.
Khương Thành Hiên hỏi A Âm: "Gần đây luyện đàn thế nào rồi? Bài hôm qua ta dạy trên lớp đã đàn được chưa?"
"Tiên sinh người như vậy là quá làm khó người khác rồi đó!" A Âm vẻ mặt đau khổ nói: "Người mới dạy hôm qua thì sao hôm nay ta có thể đàn được? Nếu thật sự có thể học nhanh như vậy thì ta cũng quá lợi hại rồi."
"Ta nghe nói hiện tại ngươi đang ở Cảnh Hoa Cung.
Ở đó có thái tử điện hạ chỉ điểm thì phải học được rất nhanh chứ?"
"Hửm?"
"Năm đó lúc thái tử điện hạ mới năm tuổi đã đàn được bài này trong vòng chưa tới một canh giờ."
A Âm: "..."
Quả nhiên người so với người sẽ tức chết người.
Thật may là gần đây tương đối bận rộn, tên kia không nghĩ tới chuyện so cái này cái kia với nàng.
Nếu không, không chừng là nàng sẽ bị tức chết mấy lần.
Ký Nhược Phù cũng là nhớ lại một người khác mấu chốt hỏi Khương Thành Hiên: "Chỗ ở của A Âm là chuyện tư mật, tại sao lại có người nói chuyện này với tiên sinh?"
Huống chi Khương Thành Hiên còn là một nam tử càng không nên nói với hắn.
Khương Thành Hiên không nghĩ tới chuyện này, ngạc nhiên dừng bước chân, sau đó áy náy nói: "Là ta sơ sót! Lúc Trịnh tiểu thư nói với ta thì ta nghĩ chuyện này tất cả mọi người đều biết nên cũng không để ý."
"Lại là nàng ta!" Ký Nhược Phù như có điều suy nghĩ hỏi: "Nàng nói chuyện này với tiên sinh làm gì?"
Khương Thành Hiên cười giải thích: "Là vì ta ở trước mặt nhiều người tán dương Du tiểu thư mấy câu nên Trịnh tiểu thư đã đến nói với ta bởi vì có thái tử điện hạ chỉ điểm nên Du tiểu thư mới có thể tiến bộ.
Nàng kính xin ta đến Trịnh gia dạy nàng đánh đàn nói là muốn nâng cao tài nghệ."
Lúc này Ký Nhược Phù mới thoải mái cười cười.
A Âm thì tò mò hỏi: "Tài đánh đàn của tam tiểu thư Trịnh gia nổi tiếng gần xa nàng nổi danh là tài nữ.
Vậy sao Trịnh Huệ Nhiễm không tìm tam tỷ của nàng dạy nàng mà ngược lại muốn phiền toái Khương tiên sinh đến dạy?"
Ký Nhược Phù quay sang nhìn chằm chằm Khương Thành Hiên.
"Sao ta lại quên mất chuyện này chứ? Tài năng và danh tiếng của tam tiểu thư Trịnh gia lan xa, nếu như muốn học đàn thì dù thế nào cũng sẽ không tới phiên ta dạy." Khương Thành Hiên đập tay nói thầm: "Nàng chỉ là khách sáo một câu mời ta chỉ điểm ta lại cho là thật?"
Nhìn thần sắc hắn lúc này tràn đầy ảo não, vẻ mặt căng thẳng của Ký Nhược Phù hơi khoan khoái đôi chút nói: "Không sao! Đến lúc đó Khương tiên sinh cứ tìm cớ từ chối là được!"
"Chuyện này...!Sợ là không thỏa đáng ta đã đáp ứng thì nên đến dạy mới phải."
Ký Nhược Phù nói: "Tiên sinh bận rộn như vậy ngày thường ở Hàn Lâm viện đã có không ít chuyện phải làm nên đương nhiên không có nhiều thời gian rảnh rỗi như vậy, một ngày rảnh rỗi cũng không có."
Khương Thành Hiên cười cười không tiếp lời.
Ký Nhược Phù liền trầm mặc.
Ba người một đường im lặng đến bên cạnh xe ngựa.
Vốn Khương Thành Hiên tính tiễn hai người các nàng đến tận cửa cung nhưng đến khi ra khỏi Khương phủ thì bọn họ nhìn thấy Vân Phong, Ngân Phong dắt ngựa đứng ở bên ngoài cũng không biết là đứng đợi bao lâu rồi.
Thấy người tới Vân Phong vội vàng tiến lên hành lễ vấn an với Ký Nhược Phù với A Âm, rồi nói: "Thái tử điện hạ lo lắng cho an nguy của công chúa và tiểu thư nên cố ý khiến sai thuộc hạ tới đón."
A Âm ngạc nhiên hỏi: "Điện hạ có lòng như vậy sao?"
Vân Phong mỉm cười nói: "Chuyện liên quan đến tiểu thư, điện hạ tuyệt đối không dám khinh suất."
Thấy Cảnh Hoa Cung đã cử người tới đón hai người, Khương Thành Hiên cũng yên lòng nói lời cáo biệt với A Âm cùng Ký Nhược Phù.
Sắc mặt Ký Nhược Phù khó coi gật đầu xong im lặng.
Khương Thành Hiên đã bước xuống ngựa đứng tại chỗ cũ đưa mắt nhìn xe ngựa đi xa.
Xe bắt đầu di chuyển bởi vì tới tới lui lui sợ sẽ trì hoãn đến tận bữa tối nên Ký Hành Châm còn cố ý phân phó Ngân Phong mang theo hai hộp thức ăn.
Mỗi cái hộp đều là hình vuông bên trong có hai tầng, tầng trên chia làm bốn ngăn, hai món mặn hai món chay.
Tầng dưới chia làm hai ngăn, một ngăn đựng hai lồng hấp bánh bao sữa, một ngăn đựng xôi ngọt thập cẩm.
Ký Nhược Phù vừa nhìn thấy bánh bao sữa tươi liền cười nói: "Đệ ấy đó! Chỉ biết suy nghĩ cho muội, đâu có nghĩ đến ta.
Bánh bao sữa ngọt ngấy này, ta không thích ăn mà là muội thích.
Khen ngợi gì chứ, chứng tỏ lúc đệ ấy chuẩn bị cho muội thì thuận tiện chuẩn bị luôn cho ta một phần, cũng không biết đổi cho ta một phần khác."
A Âm lấy tầng phía dưới của mình bưng đến trước mặt Ký Nhược Phù nói: "Nếu không thì Phù tỷ tỷ đổi bánh bao sữa cho muội đi, muội đưa xôi ngọt thập cẩm với lồng hấp cho tỷ."
"Không cần phải phiền phức như vậy."
Nhìn dáng vẻ khéo léo của tiểu cô nương, phần buồn bã uất ức trong lòng Ký Nhược Phù đã vơi đi nói: "Ta chỉ là nói miệng vậy thôi.
Hành Châm chuẩn bị đồ ăn nhiều như vậy, mặc dù ta không ăn bánh bao sữa tươi kia thì những món khác ta cũng ăn không hết."
Hơn nữa, mặc dù ngoài miệng nàng oán trách như vậy nhưng thật ra thì trong lòng nàng rất là cảm động tâm ý của đệ đệ.
Mặc dù Ký Hành Châm phân phó người chuẩn bị cho hai nàng cùng một dạng cơm canh nhưng món ăn trong bốn ngăn thì hoàn toàn khác nhau.
A Âm từ nhỏ lớn lên ở Giang Nam nên đã quen ăn món Giang Nam.
Còn nàng từ nhỏ lớn lên ở trong cung nên dĩ nhiên là khẩu vị sẽ nghiêng về những món ăn trong kinh thành.
Mỗi món ăn trong hộp đựng thức ăn mà Ký Hành Châm chuẩn bị cho hai người đều là theo thói quen của hai người mà an bài.
Ký Nhược Phù lấy bàn nhỏ ở trong xe mở ra đặt thức ăn theo thứ tự lên bắt đầu dùng bữa với A Âm.
Nói thật hai người đi cả đoạn đường này đã có hơi đói bụng.
Lúc này cũng không quan tâm những chuyện khác chỉ tập trung ăn đợi đến khi xe đi vào cửa cung mới dùng xong.
Bởi vì sắc trời hơi trễ Ký Nhược Phù liền đánh tiếng với cung nhân để cho xe ngựa trực tiếp đi vào trong chia ra đưa hai người về thẳng đến viện của mình không cần dừng lại.
Ai ngờ xe ngựa vào cửa cung đi không bao lâu thì chợt ngừng lại.
Ký Nhược Phù vén rèm cất giọng hỏi: "Xảy ra chuyện gì?"
"Thái tử điện hạ!" Công công cao giọng nói: "Thái tử điện hạ cưỡi ngựa đến đón."
A Âm nghe vậy kinh ngạc không thôi, vén rèm nhìn ra bên ngoài.
Trong sắc trời mờ tối, người kia trang phục xanh cưỡi bạch mã khiến người khác phải chú ý.
Thiếu niên ghìm cương ngựa lẳng lặng nhìn sang bên này, khuôn mặt trong trẻo lạnh lùng, khí phách lỗi lạc.
Thật là dáng vẻ công tử tuấn tú, phong lưu, trẻ tuổi.
Ký Nhược Phù cười đẩy A Âm ra ngoài nói: "Cũng đã đến cản người rồi, mau đi đi thôi."
A Âm ôm cánh tay Ký Nhược Phù không chịu buông ra nói: "Muội muốn ở cùng với Phù tỷ tỷ!"
"Thôi đừng!" Ký Nhược Phù cười ôm nàng xuống xe nói: "Muội ở Cảnh Hoa Cung ta không thể ở đó được, nhanh đi đi đừng để đệ ấy đợi lâu."
A Âm thật ra thì có chút lo lắng cho Ký Nhược Phù suốt đường đi thần sắc Ký Nhược Phù có chút u buồn, có chút mất tinh thần chứng tỏ trong lòng có chuyện rối rắm, chỉ là cứ giấu ở trong lòng, nửa chữ cũng không nói ra.
A Âm cũng không tiện hỏi nhiều.
Nàng suy nghĩ thì thấy lúc đi Ký Nhược Phù còn rất vui vẻ mà sao lúc trở lại thần sắc lại băn khoăn, có lẽ là liên quan đến chuyện Vương lão tiên sinh cự tuyệt vào cung giảng bài.
Có điều chuyện này nàng cũng không có biện pháp.
Vương lão tiên sinh tính khí quật cường, nếu người đã không đồng ý vậy thì dù có khuyên thế nào đi nữa cũng rất khó đả động.
Sắp phải chia tay A Âm liền đưa tay ôm Ký Nhược Phù nói: "Đa tạ Phù tỷ tỷ hôm nay đã đi cùng với muội còn trở về cùng nữa."
"Không sao!" Ký Nhược Phù nói: "Hôm nay ta thấy rất vui!"
A Âm thấy vẻ mặt nàng ẩn chứa u sầu, có chút lo lắng gật đầu.
Phất tay nói gặp sau A Âm lê bước chân về phía thiếu niên bên bạch mã.
Ký Hành Châm nhìn thấy gương mặt không cam lòng của nàng, giọng điệu không được tốt hỏi: "Thế nào? Không muốn ta tới đón nàng?"
A Âm vội nặn ra một nụ cười nói: "Sao có thể chứ! Để cho thái tử điện hạ thu xếp công việc bớt chút thì giờ đi một chuyến đến đây, ta sao có thể không muốn được, ta thật sự là vô cùng cảm kích, vô cùng cảm kích!"
Ký Hành Châm hừ lạnh một tiếng ôm nàng lên ngựa sau đó cũng xoay người nhảy lên ngựa.
Con ngựa này của hắn rất cao lớn.
So với tiểu Tùng La thì hoàn toàn không cùng một đẳng cấp.
A Âm đã quen cưỡi tiểu Tùng La, giờ bất chợt cưỡi đại mã cao lớn thế này, thật là vạn phần không quen, thân thể cứ lắc lư dọa nàng hồn vía lên mây.
Toàn thân nàng cứng ngắc không dám lộn xộn chút nào.
Ký Hành Châm một tay ôm lấy nàng để cho nàng tựa vào người hắn còn tay phải thì cầm cương vòng sang tay trái bao trọn cả người nàng.
Không thể không nói ở trong lòng của hắn thật là ấm áp cảm thấy rất an tâm.
A Âm thả lỏng cơ thể, tìm một vị trí thoải mái dựa vào thở một hơi thỏa mãn.
Cánh tay Ký Hành Châm ôm chặt nàng, hỏi: "Hôm nay đã gặp được ai?"
"Vương lão nhi!" A Âm cười nói: "Người còn nhớ lão nhân gia đã dạy ta đánh cờ mà ta đã kể với người không?"
"Thì ra là lão nhân gia đó!" Sắc mặt Ký Hành Châm nhu hòa hơn chân mày khóe mắt đều mang theo mấy phần vui vẻ nói: "Ta còn nghĩ là có liên quan tới Từ Lập Diễn."
A Âm nghi ngờ hỏi: "Huynh ấy thế nào? Huynh ấy và Vương lão tiên sinh có liên quan sao?"
Ký Hành Châm mím môi không đáp, ngược lại nói: "Còn chưa nói xong.
Nàng gặp Vương lão tiên sinh đã nói những gì."
A Âm liền kể lại chuyện Vương lão tiên sinh đã từng vào cung giảng bài và chuyện làm nhẫn ngọc cho Ký Hành Châm nghe.
Việc này khiến Ký Hành Châm ngạc nhiên, nghe nói mấy ngày nữa A Âm sẽ còn gặp đối phương hắn trầm mặc chốc lát.
"Cũng không cần phải phiền toái như vậy." Ký Hành Châm cân nhắc nói: "Cần gì phải đợi thêm mấy ngày? Không bằng ngày mai ta mời ông ấy vào cung gặp mặt, thuận tiện thỉnh giáo chi tiết chuyện nhẫn ngọc này."
A Âm nghĩ lại chuyện Vương lão tiên sinh cự tuyệt đề nghị vào cung giảng bài của Ký Nhược Phù, nên có chút do dự nói: "Vạn nhất ông ấy không đáp ứng thì sao đây?" Nàng liền kể lại tình hình lúc đó cho Ký Hành Châm nghe.
"Vậy cũng không sao!" Ký Hành Châm nói: "Ta sẽ cho người đến Khương gia một chuyến, nói là từ lâu đã nghe danh tiếng kỳ nghệ của ông cao siêu muốn cùng ông đánh một ván cờ nên mời ông ấy vào cung."
"Ông ấy có đến không?" A Âm có chút không nắm chắc.
"Sẽ đến! Ta sẽ cho Kính Sơn đi mời.
Trước khi đi thương nghị tốt đối sách là được." Ký Hành Châm hết sức chắc chắc nói: "Hắn không thích bị bó buộc đương nhiên sẽ không chịu vào cung giảng bài.
Còn hiện tại ta chỉ là mời ông đến đánh một ván cờ mà thôi, chắc bình thường ông ấy cũng không tìm được đối thủ thích hợp.
Nên chỉ cần để Kính Sơn nói cho ông ấy biết tài đánh cờ của ta thì ta không tin ông ấy không đến."
A Âm vừa nghe thấy lời này, không nhịn được lầm bầm: "Chưa từng thấy ai quang minh chính đại tự khen mình như vậy!"
Biến đổi cách để khen kỳ nghệ của bản thân cao siêu, chiêu thức khoe khoang này thật đúng là thoát tục.
Ký Hành Châm mỉm cười: "Nếu nàng không tin tài nghệ của rất tốt vậy thì tối nay chúng ta có thể tỷ thí một ván."
Toàn thân A Âm căng thẳng, vội nói: "Không cần! Không cần! Thái tử điện hạ kỳ nghệ trác tuyệt không người nào có thể địch lại.
Ta cam bái hạ phong!"
"Nàng sợ như vậy sao?" Ký Hành Châm vừa bực mình vừa buồn cười nói: "Ta nhường nàng đi trước ba nước vẫn không được sao?"
A Âm co rút trong ngực hắn không đáp lời.
Có thể không so thì không nên so.
Mặc dù thua cũng không tạo nên tổn thất gì quá lớn nhưng mà trong lòng vẫn sẽ không thoải mái.
Ký Hành Châm khẽ lắc đầu cười: "Thì thôi vậy! Từ giờ nàng cứ yên ổn sống ở Cảnh Hoa Cung thì ta sẽ không tỷ thí với nàng.
Nàng thấy có được không?"
A Âm nói thầm trong lòng, lời người này nói sao có thể tùy tiện đồng ý? Hiện tại nhìn vào thì có vẻ là đối tốt với nàng nhưng qua một thời gian ngắn thì nàng sẽ phát hiện ra mình rơi vào hố mà hắn đào! Vì vậy dứt khoát cự tuyệt: "Còn chưa biết được, chuyện sau này thì để sau hãy nói."
Vẻ mặt Ký Hành Châm không vui, nói một câu "ngồi yên", không đợi nàng phản ứng kịp liền giơ roi giục ngựa, chạy như bay.
A Âm không có phòng bị thân thể bất chợt lắc lư nàng khẩn trương ôm lấy cánh tay hắn kêu thành tiếng.
Còn hắn thì cười vang.
Cũng không biết là biện pháp thuyết phục của Ký Hành Châm tốt, hay là người ngày thường nửa ngày không nói được mấy câu như Kính Sơn chợt trở nên miệng lưỡi.
Nói tóm lại buổi chiều ngày hôm sau Vương lão tiên sinh quả thật đã vào cung.
Nhắc tới cũng thật thảm.
Ngày hôm nay lại trùng hợp là khóa học "Cưỡi ngựa" của A Âm.
Mặc dù tiểu tử tiểu Tùng La này khéo léo đáng yêu nhưng đó chỉ là ý nghĩ trước buổi tối bị Ký Hành Châm cưỡi ngựa chạy như điên khiến chân nàng như nhũn ra mà thôi, còn hôm nay nàng bị chướng ngại tâm lý không tránh khỏi cứ phạm lỗi.
Kết quả Thôi phó mẫu bắt nàng ở lại luyện tập thêm cho đến khi nàng có thể thực hiện từ đầu tới đuôi hoàn thành không phạm lỗi mới cho nàng trở về.
Lúc A Âm đi về bước chân như trên không.
Thật may là Ký Hành Châm nghe nói nàng bị giữ lại nên cố ý sai người mang cỗ kiệu tới đón nàng, nếu không sợ là nàng không thể nào đi trở về.
Cỗ kiệu một đường đi về phía trước trực tiếp đi đến trước cửa phòng mới dừng lại.
A Âm nghỉ ngơi được một lúc đã tốt hơn nhiều nghe nói trong phòng chỉ có hai người Ký Hành Châm và Vương lão tiên sinh vậy nên nàng cũng không có cho người truyền lời, tự đi đến trước phòng gõ cửa đi vào trong.
Sau khi đi vào, A Âm đóng cửa phòng, quay đầu nhìn lại mới phát hiện hai người trong phòng mặc dù là có dọn bàn cờ lên nhưng lại không có đánh cờ mà là đang nhìn chằm chằm một vật Phỉ Thúy đang đặt trên bàn cờ xem xét thật cẩn thận.
"Nếu nói đây là ta cố ý lưu lại ấn ký cũng thích hợp." Vương lão tiên sinh cười nói: "Không phải ta muốn lưu lại ấn ký mà là sợ sai thứ tự các vị hoàng tử nen cố ý khắc ký hiệu vào.
Thay vì nói là 'Ấn ký' thì ta cảm thấy nên là ‘Số ký’ thì thoả đáng hơn."
"Ý của tiên sinh là thế nào?" Ký Hành Châm hỏi.
Vương lão tiên sinh thấy A Âm tới liền kêu nàng đến bên cạnh mình, cũng kêu Ký Hành Châm lại gần bên.
Vương lão tiên sinh chỉ vết khắc bên trái nói: "Đây chỉ rõ vật của nam tử." Rồi chỉ vết khắc bên phải: "Đây để chỉ thứ tự."
A Âm thở phào nhẹ nhõm nói: "Nếu thế thì vết khắc bên phải phải là thứ ba rồi"
Nàng nói như vậy là vì trong số các hoàng tử Ký Hành Châm đứng thứ ba.
Ai ngờ sau khi Vương lão tiên sinh nghe thấy lời của nàng thì kinh ngạc.
"Đây là nhẫn ngọc của thái tử điện hạ sao?" Ông chỉ vật trong tay hỏi.
Ký Hành Châm nói: "Đúng vậy! Có gì không ổn sao?"
"Đây rõ ràng không phải!" Vương lão tiên sinh nói: “Ta tự mình khắc vào nên biết rõ đây không phải chữ tam.”
Tác giả có lời muốn nói:
A Âm: Ta không bao giờ ...!muốn cưỡi ngựa nữa!!
Thái tử: Đừng sợ! Ta ôm nàng cưỡi!
A Âm: Ta chính là không muốn cưỡi ngựa cùng với người.
Người là người xấu.
(ㄒoㄒ) ~~
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...