Số Phận Mỗi Người

Chương 26: Người thầy già và chiếc xe lăn.
Ngày cô nhận bằng tốt nghiệp loại ưu của khoa thiết kế thời trang cũng là ngày giỗ đầu của ông Bình. Cô rất muốn về nước nhưng cô không thể. Không phải vì không có tiền mà là vì cô không dám về. Cô sợ phải đối mặt với anh, cô sợ mình lại rơi nước mắt khi đi viếng cha mẹ. Cô sợ mình trở thành một con người yếu đuối trước mặt anh. Và điều khiến cô sợ nhất là khi đã trở về, liệu cô còn đủ can đảm để đi tiếp?
Bắt đầu một khóa học mới. Cô sẽ cố gắng học thật tốt và thật nhanh, tốt nghiệp rồi về nước. Tạm gác lại ước mơ bảo vệ luận án tiến sĩ đã.
Hôm nay, buổi học đầu tiên với môn Kinh tế đối ngoại. Đây là môn học thứ 9 trong tổng số 10 môn của ngành này. Nghe các sinh viên khác nói, vị giáo sư dạy môn này tên là Etuko Kachio, một người Nhật Bản lai dòng máu hoàng tộc Anh Quốc. Vị giáo sư này rất nổi tiếng với các bài thuyết trình về tình hình kinh tế trên toàn thế giới. Ông luôn khiến mọi người ngạc nhiên. Và điều làm mọi người ngạc nhiên nhất chính là ông không thể tự đi lại trên đôi chân của mình.
Tiếng bánh xe vang lên khá to từ phía cửa lớp. Một người đàn ông chừng ngoài 50 tiếng vào cùng chiếc xe lắn. Ông đi một mình, không cần người đẩy hay người trợ giúp. Ông ta có nhiều nét của người châu Âu hơn người châu Á. Có lẽ do ở xứ lạnh này quá lâu nên mới như vậy. Ông đi lên bục bằng lối riêng của mình. Trong khi các sinh viên vùng khác vẫn đang nói chuyện rôm rả thì chỉ có một mình Nguyên cùng vài người da đen nữa đứng lên chào vị giáo sư này. Ông mỉm cười thân thiện và nói:
- Tôi rất vui mừng được biết các em.
- Vâng. – Tiếng râm ran đáp lại.
Sau đó, ông giới thiệu sơ qua về mình và bài học bắt đầu.
Nguyên thích môn học này. Cô đi tìm và ngiên cứu sâu vào nó. Đã học được gần một tháng, Nguyên cảm thấy mọi lời nói của thấy Etuko đều đúng. Trong những bài giảng của ông, những con số khô khan trở nên sinh động. Đôi lúc, để tránh sự nhàm chán, ông kể về một vài chuyện trong cuộc sống của mình. Nhưng chưa bao giờ ông kể về việc tại sao ông lại mất đi đôi chân mặc dù đã có khá nhiều học sinh hỏi câu đó.
Nguyên là người được ông chú ý nhất. Cô không phải là người nổi trội nhất trong lớp học nhưng những câu hỏi của cô luôn gây hứng thú ọi người. Một vài câu hỏi ngộ nghĩnh nhưng luôn bám sát vào bài khiến mọi người thoải mái. Một vài ý tưởng trong phương pháp thuyết trình khiến mọi người bất ngờ. Và không như những giáo sư khác, ông phát âm tên Nguyên Anh khá chuẩn. Ông thường hay gọi cô trả lời những câu hỏi đặc biệt. Tuy nhiên, ông không thiên vị cô hơn bất cứ một sinh viên nào. Tất cả đều bình đẳng. Đó là phương châm của ông.

Môn học của ông cuối cùng cũng kết thúc. Cô phải làm luận văn để kết thúc môn học này. Ai cũng nuối tiếc vì ở ngôi trường danh giá này, một tiết học như vậy là hiếm có.
Hôm nay, thầy Etuko gửi email mời cô đến trường ông có chút việc cần nhờ. Dĩ nhiên, Nguyên không từ chối. Có lẽ sau khi kết thúc tuần này thì cô không bao giờ gặp lại ông nữa.
Cửa phòng vẫn mở, Nguyên bước vào. Thấy Etuko ngồi trên xe lăn. Một mình. Thấy Nguyên Anh đến, ông quay người lại, mời cô uống một tách trà nóng. Và ông nói với cô bằng tiếng Việt Nam. Rất thành thạo.
- Em ngồi đi.
- Thầy biết tiếng Việt? – Nguyên ngạc nhiên nhìn ông.
- Đúng vậy. Em có thể tin được một thời tôi học tiếng Việt vì một cô gái không?
- Em tin. – Cô gật đầu quả quyết.
- Cô gái ngày đó rất giống em bây giờ. Nhiều lúc tôi tự hỏi em và cô ấy có quan hệ huyết thống không nữa. – Thầy Etuko trầm ngâm.
- Người đó tên gì ạ? – Nguyên tò mò. – Thầy có ảnh không?

Ông không nói, trở lại ngăn tủ, lấy ra một bức ảnh đen trắng và đưa cho cô xem. Một người thiếu nữ khá xinh. Tuy bức ảnh đã mờ nhưng cô có thể thấy rõ mình có nét giống người thiếu nữ đó. Và rồi trong giây lát, cô nhận ra đó là mẹ đẻ của mình. Tuy chỉ được nhìn qua ảnh nhưng những đường nét trên khuân mặt bà khiến cô không thể quên. Đưa lại bức ảnh cho thầy, cô rụt rè nói:
- Đó là mẹ em thưa thầy.
- Mẹ em? – Ông nheo trán ngạc nhiên. – Hai người giống nhau và có quan hệ huyết thống nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ lại gần đến vậy. Bà ấy khỏe không?
- Mẹ em mất cách đây hơn 20 năm rồi.
- Mất rồi ư? – Ông nhắc lại. – Thời gian trôi nhanh thật. Mới 30 năm trước, chúng tôi còn là những người trẻ tuổi. Mới gặp nhau, nói chuyện. Vậy mà giờ đây mỗi người một ngả. Cũng lâu lắm tôi không còn về Nhật và Việt Nam nữa. Sau vụ tai nạn, tôi ở hẳn bên này.
- Thầy bị tai nạn ư?
- Đó là lần cuối cùng tôi và mẹ em gặp nhau. Bà ấy ra phi trường đón tôi cùng chồng của mình là ông Bình. Lúc đó tôi hơi sock. – Ông chậm rãi kể lại. – Chúng tôi nói chuyện, đi chơi cùng nhau. Khi tôi về Nhật thì hai người đưa tôi đi. Thật may là tôi đã từ chối. Chiếc xe đưa tôi ra phi trường gặp tai nạn và tôi mất đôi chân từ đó.
- Thầy… – Nguyên bỏ dở câu nói khi thấy ông thở dài.

- Em sống ra sao?
- Em rất tốt. Bố em mất thì em đi du học luôn.
- Em kết hôn rồi hả?
- Dạ? Vâng. – Nguyên ngượng nghịu đáp.
- Như vậy cũng tốt. Mấy trang web bên này có đưa tin. Tại sao em lại đi du học luôn?
- Em muốn như vậy. – Không ngần ngại, cô đáp.
- Bố em xếp đặt hả? Thật ra… Ông Bình làm vậy cũng tốt cho em mà thôi. Trước khi ông ấy mất khoảng 1 tháng, ông ấy có sang bên này, chúng tôi tình cờ gặp lại nhau, có nói chuyện và ăn bữa cơm. Và cũng tình cờ, tôi nhìn thấy tờ giấy xét nghiệm của bố em làm rơi.
- Thầy biết?
- Tôi biết. Dù khi kết hôn không có tình yêu nhưng sau này có thể vun đắp. Khi muốn tạo dựng một tình yêu thì cần phải hy sinh. Ngày xưa, khi yêu mẹ em, tôi lại không muốn hy sinh bất cứ thứ gì nên đã đánh mất bà ấy. Đôi chân này cũng chính là cái giá phải trả cho sự ích kỷ của tôi. Nhưng mất đi đôi chân cũng hay, tôi sẽ không còn thấy hối hận vì những hành động của tôi ngày xưa. Tôi sẽ không cảm thấy tiếc nuối vì đã không hy sinh để bảo vệ tình yêu của mình như bố của em.
- Nghĩa là sao ạ? – Nguyên nhấp một chút trà nóng, nhíu mày hỏi.
- Em không cần biết quá sâu. Chỉ cần biết rằng muốn có một tình yêu thì hãy hy sinh một chút. Dù chỉ một chút thôi. Sau này em sẽ không phải hối tiếc. Hiểu không?

- Em … – Nguyên ấp úng.
- Chỉ còn 3 tháng nữa là em sẽ kết thúc khóa học. Cũng 2 năm ở bên này rồi. Em nên nghĩ cho những người ở Việt Nam nữa. Để gây dựng một hạnh phúc, hãy tạm gác lại những ước mơ của mình. Rồi em sẽ thấy hành động của mình là đúng đắn.
- Tại sao thầy biết em rõ như vậy?
- Khi bằng tuổi em… – Ông nhập ngụm trà nhỏ, nói tiếp – Tôi cũng có những ước mơ. Chính vì tôi chịu từ bỏ ước mơ mà đã mất mẹ em. Và từ đó, tôi đã không tìm được hạnh phúc cho cuộc đời của mình nữa.
- Thầy không là em, cũng không phải là người Việt. Thầy không hiểu được. – Nguyên cố chống chế.
- Người ở đâu cũng như vậy thôi. Đều có chung một mục đích. Và có lẽ em không biết, cụ cố nội của tôi là người Việt chính gốc. Tôi không phải là thuần Nhật hay Anh đâu. – Thầy Etuko nháy mắt nói rồi đẩy xe lăn về phía cửa tỏ ý tiễn khách. Trước khi cô học trò bước ra khỏi phòng, thầy nói:
- Nguyên Anh. Nhớ lấy. Em sẽ biết ơn tôi vì những gì tôi nói ngày hôm nay.
Tiếng bước chân của Nguyên Anh xa dần. Ngồi một mình trong phòng một lúc, thấy Etuko mới trở lại bàn làm việc lấy từ trong ngăn kéo ra một phong thư viết tay. Bức thư đó của ông Bình gửi cho thầy trước khi ông ấy qua đời khoảng một tháng. Ông ấy đã nhờ thầy hãy chăm sóc Nguyên Anh. Ông ấy đã tính trước được thể nào Nguyên Anh cũng sẽ học cả bằng quản trị kinh doanh và việc học Kinh tế đối ngoại dĩ nhiên là do thầy dạy. Quả là một người tính toán sâu xa. Trong thư nói hãy giúp Nguyên Anh hiểu ra vấ đề của cuộc sống hiện tại, còn kể rõ hoàn cảnh của Nguyên Anh để thầy tìm hướng đi đúng đắn. Đọc lại bức thư thêm một lần nữa thầy Etuko chép miệng thở dài:
- Anh luôn là người tính toán kỹ nhất. Đó là lý do vì sao tôi luôn thua anh trong mọi cuộc chơi. Và tình yêu cũng vậy. Tôi đã giúp anh tất cả những gì tôi có thể. Phần còn lại là do con gái anh mà thôi.
Đọc tiếp Số phận mỗi người – chương 27


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui