Tôi không tài nào rời mắt khỏi Cooper được khi anh đặt chai bia xuống và đứng dậy. Cooper đúng là “hàng tuyển”. Trong ánh chiều tà, trông anh đặc biệt rám nắng. Cái rám nắng này, tôi biết, không phải thứ rám nắng nhân tạo như em trai anh. Cái rám nắng của Cooper là kết quả của việc ngồi hàng giờ sau một bờ bụi nào đó với một ống kính tê-lê chĩa thẳng vào của ra vô của một khu nhà nghỉ...
Không phải là Cooper kể với tôi chính xác anh đã làm những gì suốt cả ngày.
“Anh đi làm?” tôi hỏi, chớp mắt nhìn anh. “Vào một tối thứ 7 á? Làm gì cơ?”
Anh cười. Như một trò chơi nho nhỏ giữa hai chúng tôi, tôi cố lừa cho anh nói hớ ra anh đang điều tra vụ gì, còn anh cứ nhất quyết không chịu cắn câu.. Cooper rất coi trọng quyền bảo mật của khách hàng. Vả lại, anh nghĩ những vụ án của mình quá rùng rợn để kể cho bạn gái cũ của thằng em trai út mình biết. Với Cooper, tôi nghĩ mình sẽ mãi mãi chỉ là một con bé 15 tuổi mặc áo yếm hở lưng, để tóc đuôi ngựa, tuyên bố trên một sân khấu ở khu mua sắm rằng mình đang mắc một cơn “lên đường”.
“Suýt nữa thì lừa được nhau rồi đấy,” Cooper nói. “Thế em sẽ làm gì?”
Tôi suy nghĩ một lúc. Magda đã trực hai ca ở quầy thu tiền trong căng-tin, chắc chắn chị sẽ muốn dông thẳng về nhà để tắm rửa, khử mùi thịt hầm trên tóc. Tôi có thể gọi cho cô bạn Patty, trước là vũ công nhảy minh hoạ cho tôi hồi đi diễn tour Sugar Rush, và cũng là một trong số rất ít những người bạn còn sót lại từ hồi tôi ở trong ngành công nghiệp biểu diễn
Nhưng Patty đã lập gia đình và sinh con, thế nên cô ấy không có nhiều thì giờ dành cho những người bạn độc thân như tôi nữa.
Tôi nhận ra mình chắc sẽ lại trải qua buổi tối hôm nay cũng như hầu hết các buổi tối khác - hoặc nhập dữ liệu cho Cooper, hoặc nghịch cây đàn guitar, với một chiếc bút chì cùng ít nốt nhạc còn chưa viết ra hợp âm, cố sáng tác một bài hát mà, khác với Sugar Rush, nó sẽ không làm tôi muốn ói mỗi khi nghe lại.
“Ồ,” tôi nói thản nhiên. “Chẳng làm gì cả.”
“Thế thì đừng thức khuya quá mà chẳng làm gì,” Cooper nói. “Nếu lúc anh đi mà Jordan vẫn còn ở ngoài đó, anh sẽ gọi cảnh sát đến kéo cái xe Beemer của nó đi.”
Tôi mỉm cười với Cooper, vô cùng cảm động. Khi nào kiếm được cái bằng y khoa, một trong những việc đầu tiên tôi sẽ là là rủ Cooper đi chơi. Anh có vẻ như không soa cưỡng lại được những phụ nữ siêu-học-thức, thế nên ai mà biết trước được? Có khi anh sẽ đồng ý cũng nên.
“Cảm ơn,” tôi nói.
“Không cần đâu.”
Cooper đi vào nhà, mang theo chiếc radio, để lại Lucy vào tôi một mình trong bóng chiều đang dần đổ. Tôi ngồi ở đó một lúc sau khi anh đã đi, uống nốt chỗ bia, và đưa mắt lên nhìn Fischer Hall. Toà nhà trông thật ấm cúng, thật yên bình. Khó mà tin được rằng chỉ mới cáhc đây vài giờ, ở đó đã xảy ra một cảnh tượng vô cùng buồn bã.
Mãi đến khi trời nhá nhem tối và những ngọn đèn bắt đầu bật sáng trên các ô của sổ Fischer Hall, tôi mới đi vào nhà.
Và đến lúc đó tôi mới sực nhớ ra lời cảnh cáo của Cooper nghe có vẻ khá láu cả khi tôi nói với anh là tối nay sẽ chả làm gì cả. Lẽ nào anh biết tôi làm gì mỗi tối... chứ không phải là chẳng làm gì? Ở tận tầng dưới mà anh vẫn nghe được tiếng guitar của tôi sao?
Không thể nào.
Nhưng nếu không thì tại sao anh lại nói từ chẳng làm gì như thế? Nghe rất là... tôi cũng chả biết nữa. Rất nhiều hàm nghĩa?
Thật tình tôi không tài nào biết được.
Dẫu sao thì - cứ thú nhận quách cho rồi - đàn ông lúc nào cũng là một cái gì đó bí ẩn đối với tôi.
Biết thế, nhưng đến đêm, khi lấy cây đàn của mình ra, tôi vẫn cố chơi thật nhỏ, phòng khi Cooper về nhà mà không báo trước. Tôi sẽ không để cho bất cứ ai - ngay cả Coop - nghe được mấy bài tôi mới sáng tác gần đây. Không đời nào, sau cái lần bố anh cười nhạo tôi hôm tôi chơi cho ông ta nghe, không lâu sau khi tôi và Jordan chia tay.
Thứ nhạc rock kiểu con gái quậy phá nhăn nhít - Grant Cartwright đã gọi những bài hát của tôi như thế. Sao cô không để việc viết nhạc cho bọn chuyên nghiệp và chú tâm vào những gì cô làm khá nhất đi, đó là hét những bài top 40 và các bản power ballad ấy? Mà này, cô vừa tăng cân phải không?
Rồi sẽ có một ngày tôi chứng tỏ cho Grant Cartwright thấy rằng một ca sĩ hát rock quậy phá thì sẽ trông như thế nào.
Rồi trong khi rửa mặt đi ngủ, tôi chợt nhìn qua cửa sổ và thấy Fischer Hall đèn sáng tưng bừng trên nền trời đêm. Tôi có thể thấy những dáng điệu nhỏ bé của lũ sinh viên đang đi loanh quanh trong phòng, và có thể mơ hồ nghe thấy tiếng nhạc vọng ra từ một vài phòng.
Sự thật đúng là hôm này đã có một người chết trong toà nhà ấy. Nhưng có một sự thật nữa là, đối với tất cả những người khác, cuộc sống vẫn đang tiếp diễn.
Và ngay lúc này đây nó vẫn đang tiếp diễn, khi mấy đứa con gái đang chải chuốt trước gương trong phòng tắm để chuẩn bị đi chơi, còn bọn con trai mở Rolling Rocks trong khi chờ bọn con gái.
Trong lúc đó, xuyên qua những mạch thang dọc theo toà nhà, tôi nhìn thấy những tia sáng liên tục loé lên khi các buồng thang im lặng trượt lên, trược xuống.
Và tôi không khỏi tự hỏi điều gì đã xảy ra. Cái gì đã khiến con bé làm như thế?
Hay...
Ai?
7
Kem hoả tiễn
Như mật ngọt.
Từ tổ ong
Kem hoả tiễn
Đừng làm rơi
Thử đi kìa
Thích ăn mà
Đừng có chối
color="black">
Khi anh gần
Em không dừng
Kem hoả tiễn
Kẹo trong mắt
Kem hoả tiễn
“Kem hoả tiễn”
Trình bày: Heather Wells
Sáng tác: Valdez/Caputo
Album: Sugar Rush
Cartwright Records
***
Thứ hai, Sarah và tôi mở cửa vào phòng Elizabeth để dọn dẹp toàn bộ đồ đạc của con bé.
Bố mẹ Elizabeth quá đau khổ nên không thể tự làm được, nên đành phải nhờ văn phòng quản lý khu cư trú làm hộ.
Điều này tôi hoàn toàn có thể thông cảm. Thì cứ nghĩ mà xem, có ai dám tin rằng khi cho con mình đi học đại học là ba tuần sau thôi đã nhận ược cuộc gọi thông báo là nó đã chết, và rằng mình cần đến thành phố để thu dọn ồ đạc của nó cơ chứ. Đặc biệt là khi con gái mình lại là một đứa ngoan hiền như Elizabeth, ít nhất thì cũng có vẻ như thế nếu nhìn đống đồ đạc mà Sarah đã kiểm kê còn tôi dọn dẹp (làm như vậy là để sau này, nếu nhà Kellogg có phát hiện thấy mất thứ gì đó thì họ cũng không thể đổ thừa chúng tôi lấy trộm được. Ts. Jessup nói trước đây chẳng may đã xảy ra một việc như thế, cũng trong trường hợp có sinh viên chết). Ý tôi muốn nói là, con bé này có tới bảy món đồ của Izod! Bảy cái! Thậm chí nó còn chẳng có lấy một cái áo nhỏ màu đen. Tất cả quần lót của nó đều là quần vải cotton trắng của Hanes Her Way.
Xin lỗi nhá, nhưng mấy đứa con gái chỉ mặc Hanes Her Way thì chẳng đời nào lại lướt thang máy cả.
Thế nhưng, rõ ràng tôi chỉ nằm trong một số ít người nghĩ như vậy. Sarah, trong khi ghi lại từng món đồ mà tôi lấy ra ừ tủ quần áo của Elizabeth, còn mải mê chỉ ra những điểm tinh vi về căn bệnh tâm thần phân liệt, một loại bệnh mà cô ta đang nghiên cứu trong lớp tâm thần học. Các triệu cứng của bệnh này thường không phát tác cho đến khi người bệnh ở vào độ tuổi của Elizabeth khi cô bé chết, Sarah nói với tôi như thế. Cô ta tiếp tục lải nhải rằng có thể đó là điều đã xui khiến Elizabeth hành động liều lĩnh trái với tính cách thông thường của mình vào cái đêm hôm ấy. Có những tiếng gọi mơ hồ cứ vang lên trong đầu cô bé, ý là thế.
Có thể Sarah nói đúng. Chắc chắn không phải là cậu bạn trai khả nghi của Elizabeth, như Cooper đã gợi ý. Tôi biết, vì ngay sáng thứ hai - trước cả khi kịp chộp lấy một cái bánh mì kẹp và một tách cà phê trong căng-tin - tôi đã kiểm tra sổ khách viếng thăm vào tối hôm thứ 6.
Trong đó chẳng có gì. Elizabeth không hề đăng ký cho ai vào thăm.
Sarah và tôi mất cả ngày để đóng gói đồ đạc củaElizabeth nhưng chẳng hề thấy mặt cô bạn cùng phòng đâu, cô bé này có vẻ như cứ thức vào lúc nào thì vào lớp lúc ấy. Trong khi đó, Rachel bận sửa soạn nghi thức tưởng nhớ người đã khuất, cũng như yêu cầu thủ quỹ trả lại học phí và tiền nhà mà Elizabeth đã đóng cho nă
Tuy vậy, có vẻ như gai đình Kellogg không mấy đánh giá cao việc này. Tại lễ truy điệu ở ngôi nhà thờ nhỏ của sinh viên cũng trong tuần đó (tôi không tham dự, vì Rachel nói chị ta muốn có mặt người lớn trong văn phòng khi mình đi vắng, phòng khi có sinh viên cần tư vấn hay đại loại thế - nhân viên khu cư trú rất quan tâm đến cái chết của Elizabeth sẽ ảnh hưởng đến cư dân toà nhà ra sao, mặc dù cho đến nay sinh viên vẫn chưa tỏ ra có bất cứ dấu hiệu rối loạn nào), bà Kellogg đã khẳng định với toàn thể những người có mặt, bằng một giọng the thé, rằng cái trường New York College này sẽ không thoát được vụ gây ra cái chết của con gái bà đâu, và rằng bản thân bà sẽ không bao giờ ngơi nghỉ cho đến khi tất cả những kẻ liên quan đều bị trừng phạt (ít nhất là theo lời kể của bác Pete, hôm đấy bác trực thêm ca và nhận gác cửa nhà thờ). Bà Kellogg nhất quyết không ti bất cứ hành vi liều lĩnh nào từ phía Elizabeth có thể dẫn đến cái chết của chính con bé, và khăng khăng cho rằng sau hai tuần nữa - khi có kết quả xét nghiệm máu của Elizabeth tất cả chúng tôi sẽ thấy là bà đã đúng: con gái bà chưa từng ống rượu, và chắc chắn chưa từng chơi ma tuý, vì thế cũng chẳng đời nào đi giao du chơi bời với một đám lướt thang máy nào vào cái đêm nó chết.
Không, theo như bà Kellogg, Elizabeth đã bị đẩy xuống cái giếng thang ấy - và không ai có thể thuyết phục bà nghĩ khác đi dược.
Tuy nhiên, ông bà Kellogg không phải là những người duy nhất trải qua thời kỳ khó khăn sau cái chết của cô con gái. Sau khi chứng kiến những gì Rachel phải trải qua trong tuần đó, tôi đã bắt đầu hiểu ý Ts. Jessup. Về vụ hoa hoét ấy mà. Rachel thực sự rất đáng được tặng hoa. Thật, chị ta xứng đáng được tăng lương.
Nhưng, vốn biết tính keo kiệt của nhà trường - suốt từ những năm 90 cho đến nay trường xiết chặt đầu vào tuyển dụng, và chỉ nới lỏng những khi cần người khẩn cấp, như vụ tôi vào thay cho Justine chẳng hạn - tôi nghi nhắc chẳng có chuyện tăng lương tăng lậu gì đâu.
Vì thế vào thứ năm, tức là sau buổi lễ truy điệu một ngày, tôi chuồn ra quầy bánh đầu phố và thay vì mua cho mình một túi bánh starburst, một cữ cà phê chiều chống buồn ngủ cùng một vé xổ số, theo như nghi thứ thường ngày, tôi chọn mua một bó hoa hồng đẹp nhất cửa hàng rồi đem về để vào một cái lọ Rachel.
Thật tình, nhìn cái kiểu chị ta phởn đến phát rồ lên lúc bước vào văn phòng sau khi dự một cuộc họp về, và thấy lọ hoa, tôi cũng khiếp.
“Cho tôi sao?” Rachel nói, nước mắt - tôi không đùa đâu - ầng ậng nơi khoé mắt.
“Ờ,” tôi nói. “Ừ. Tôi thấy ái ngại cho tất cà những gì chị đang phải trải qua nên...”
Đám nước mắt ráo đi khá nhanh sau đó.
“Ồ, ra là cô hả?” chị ta nói, giọng khác hẳn.
“Ừm,” tôi nói, “là tôi”.
Tôi đoán có lẽ Rachel tưởng mấy bông hoa ấy là của một anh chàng nào đó. Có lẽ gần đây chị ta đã gặp được một chàng ở phòng tập thể dục đa năng. Mà nếu đúng như vậy thì chắc chắn tôi và Sarah đã phải nghe nhắc đến chàng ta rồi. Rachel coi chuyện đó quan trọng hết sức - kiếm được một gã để mau chóng yên bề gia thất, ý tôi là thế. Chị ta nghiêm ngặt giữ đúng lịch làm móng tay móng chân mỗi tuần, chăm sóc chân tóc hai lần một tháng (Racheo bẩm sinh có màu tóc nâu, vì thế chị ta nói hễ có tóc bạc là biết ngay). Và dĩ nhiên chị ta vẫn tập thể dục như điên như cuồng, hoặc trong phòng thể dục đa năng, hoặc bằng cách chạy vòng quanh công viên Washington Square. Tôi ước chừng cứ bốn vòng công viên là khoảng một dặm. Và Rachel có thể chạy đến 12 vòng chỉ trong nửa tiếng chứ chẳng chơi.
Tôi đã nói rằng có thể đạt được những lợi ích sức khoẻ tương tự bằng cách đi bộ quanh công viên thay vì chạy, lại tránh được chuyện đau cẳng chân cùng những vấn đề về đầu gối sau này. Nhưng cứ hễ tôi đề cập chuyện đó là y như rằng chị ta chỉ nhìn tôi.
“Chúng ta đều vất vả cả, Heather ạ,” Rachel bất ngờ lên tiếng, choàng tay qua vai tôi. “Với cô cũng chẳng dễ dàng gì mà. Đừng có chối.
Rachel nói đúng, nhưng không phải vì những lý dio như chị ta nghĩ đâu. Rachel nghị tôi vất vả vì phải làm rất nhiều việc vặt - chẳng hạn như xin xỏ mấy cái hộp của bên bảo trì để cất đồ đạc của Elizaabeth, rồi kéo lê chúng xuống quầy bưu điện để gửi đi, chưa kể tôi còn phải xếp lại lịch tất cả các “phiên toà” của Rachel nhằm đối phó với đám sinh viên phụ việc mè nheo (bọn này cứ đòi được nghỉ soạn thư với lý do “tang gia bối rối”, dù chẳng có đứa nào trong số chúng thật sự quen biết Elizabeth cả - phải Justine thì chị ấy đã cho bọn em nghỉ rồi, chúng tuyên bố thế đấy.)
Nhưng nói cho đúng, với tôi không có điều gì khó khăn bằng việc phải thừa nhận với bản thân mình rằng Fischer Hall, nơi mà tôi cứ tưởng, từ khi bắt đầu làm ở đây, là một trong những chốn an toàn nhất thế giới, hoá ra... lại không phải vậy.
Ồ, không phải là tôi có bằng chứng nào chứng minh được Elizabeth bị xô ngã, như bà Kellogg nghĩ đâu. Nhưng con bé thật sự đã chết làm tôi hết sức bứt rứt. Bọn sinh viên đến học ở New York College này nói chung đều hư hỏng... phần lớn là thế. Chúng không hề biết là chúng may mắn nhường nào khi được bố mẹ yêu thương, có nguồn thu nhập ổn định, chẳng phải lo lắng gì ngoại trừ việc thi giữa kì cho qua và bắt xe về nhà nghỉ lễ tạ ơn.
Bản thân tôi chưa bao giờ được vô lo đến thế, từ hồi... ừm, từ hồi lớp 9.
Và việc một đứa trong số bọn chúng đã làm cái trò ngu ngốc không sao chịu nổi là nhảy lên nóc một cái thang máy và cố cưỡi lên đó - hoặc tệ hơn, nhảy từ nóc thang này sang nóc thang khác; rồi một đứa khác nữa - một đứa ở ngay trong toà nhà này - đã có mặt lúc đó, và chứng kiến tất cả, đã thấy Elizabeth ngã chết mà vẫn chưa thò mặt ra trình báo...
Chính điều đó làm cho tôi lộn ruột.
Lẽ dĩ nhiên, có thể Cooper nói đúng. Có lẽ cái đứa đi cùng lúc con bé ngã không muốn đi trình báo vì sợ gặp rắc rối.
Và tôi nghĩ biết đâu Sarah nói cũng đúng, , Elizabeth có thể đang ở giai đoạn đầu của chứng tâm thần phân liệt, hoặc chứng khủng hoảng bệnh lý gây ra bởi việc mất cân bằng hóc-môn, và chính điều đó đã khiến con bé làm như vậy.
Nhưng ta sẽ chẳng bao giờ biết được sự thật. Vấn đề là thế. Ta sẽ chẳng bao giờ biết được.
Mà không thể nào lại như thế được.
Nhưng điều đó có vẻ như chẳng khiến ai bận tâm, ngoại trừ bà Kellogg.
Và tôi.
Thứ 6 - gần một tuần sau cái chết của Elizabeth - Sarah và tôi đang ngồi trong văn phòng quản lý đặt hàng các thứ ở phòng cung ứng. Chẳng có cái lò sưởi gốm nào để tặng không cho bạn bè đâu, chỉ là đặt hàng những thứ chúng tôi cần như là bút và giấy cho phòng photo cùng các thứ linh tinh khác thôi.
Ừ thì, thật ra chỉ có mỗi tôi làm nhiệm vụ đặt hàng, còn Sarah đang lên lớp về việc tăng cân của tôi có thể là kết quả của một thôi thúc bán vô thức nhằm làm cho bản thân mình trở nên kém hấp dẫn đối với người khác phái, sao cho không ai còn có thể làm tôi tổn thương như Jordan đã làm với tôi được nữa.
Tôi đang cố nhĩn để không xổ toẹt cho Sarah biết là thực ra tôi không hề béo. Tôi đã nói với cô ta, rất nhiều lần rồi, rằng size 12 là size trung bình của phụ nữ Mỹ, mà đáng lẽ Sarah phải biết điều đó rất rõ mới đúng, bởi vì chính cô ta cũng là một size 12 cơ mà.
Nhưng đến giờ thì tôi đã hiểu Sarah chỉ thích nói để được nghe giọng của chính mình thôi, thế nên tôi cứ để mặc cho cô ta nói, bởi vì cô ta chẳng còn ai khác để chuyện trò, Rachel thì đã xuống căngtin dự một cuộc tiếp tân buổi sáng dành cho đội bóng rổ của New York College - đội The Pansies.
Đúng tên của đội là thế đấy ạ! The Pansies. Trước đây đội bóng của trường từng được gọi là “Những chú báo sư tử” gì gì đó, nhưng khoảng 20 năm trước, một số người trong bọn họ bị bắt quả tang chơi ăn gian, thế là bị liên đoàn cho rơi từ giải hạng nhất xuống giải hạng 3, và bị bắt phải đổi tên.
Như thể bị gọi là The Pansies vẫn chưa đủ xấu hổ, ngài chủ tịch Allington sốt ruột muốn thắng chức vô địch giải hạng 3 năm nay đến nỗi đã tuyển tất cả các vận động viên cao nhất mà ông tóm được. Thế nhưng những đứa giỏi nhất đã chuyển đến các trường chơi trong giải hạng nhất và hạng nhì hết cả, nên ông chỉ tìm được một đám “hàng thừa”, kiểu như mấy đứa có thành tích học tập tệ nhất nước vậy đó. Thật! Thỉnh thoảng đám này vẫn viết cho tôi những tờ thông báo về những thứ hỏng hóc trong phòng chúng, bằng một thứ chứ viết tay hầu như không sao đọc nổi, quá nhiều lỗi chính tả. Đây là một ví dụ:
“Heather than. Toa-lét phòng em ** ổn. Nó ** chịu xói nước và cú keu kì lắm. Làm ơn dúp.”
Rồi đây nữa:
“Gửi đến người có trách nhịm: Dường em ** đũ dài. Em xin dường khác. Cám on.”
Tôi thề không bịa chuyện.
Sarah và tôi không hề nghe thấy bất cứ tiếng la hét nào, mặc dù sau đó chúng tôi nghe kể rõ là con bé ấy đã la hét kinh hoàng trong lúc rớt xuống.
Chúng tôi chỉ nghe có tiếng chạy huỳnh huỵch ngoài sảnh, rồi một RA, Jessica Brandtlinger, bất ngờ xô vào phòng.
“Heather!” Jessica ré lên. Khuôn mặt bình thường vốn đã tái xanh tái xám giờ lại trắng bệch như một tờ giấy, con bé đang thở gấp. “Lại nữa rồi.. giếng thang... bọn em nghe thấy tiếng hét. Có thể thấy chân nó qua khe hở giữa sàn và thang...”
Jessica chưa kịp nói hết nửa câu thì tôi đã đứng bật dậy.
“Gọi 911,” tôi vừa hét lên với Sarah vừa lao ra ngoài. “Rồi tìm Rachel ngay!”
Tôi theo Jessica xuống sảnh phía quầy bảo vệ, rồi theo cầu thang xuống tầng hầm. Bác Pete, theo như tôi thấy, không có mặt tại bàn làm việc. Chúng tôi thấy bác đã ở dưới tầng hầm, đứng trước miệng thang, hét vào bộ đàm trong lúc Carl - một nhân viên vệ sinh - đang cố cạy cửa thang máy bằng một cái xà-beng.
“Đúng, lại một vụ nữa,” bác Pete đang hét vào máy bộ đàm. “Không. Tôi không đùa đâu! Gọi xe cấp cứu nhanh lên!” Nhìn thấy chúng tôi, bác hạ thấp bộ đàm, chỉ vào Jessica và hét “Cô kia, chạy lại lên tầng 1 và bấm cho cái thang này lên đó,” bác đập đập vào cánh cửa thang bên trái, “rồi giữ nỏ ở đó. Không cho ai ra vào, bất kể chuyện gì thì cũng nhớ là không được để cửa thang đóng lại cho đến khi đội cứu hoả đến và tắt nó đi. Heather, đi tìm chìa khoá mau lên!”
Tôi thầm rủa mình đã không tóm lấy chùm chìa khoá trên đường xuống đây. Chúng tôi có giữ một chùm chìa khoá thang máy đằng sau quầy tiếp tân: một chìa cho phép đi thẳng, như cái được phát cho nhà Allington khi họ chuyển vào sống trong toà nhà này đế có thể đi một mạch lên tầng mái; một chìa đến phòng máy bảo trì; và một chìa để mở các cửa phòng từ bên ngoài.
“Cháu hiểu rồi!” tôi hét, rồi cắm đầu chạy lên cầu thang, ngay sát đằng sau Jessica, lúc ấy đã chạy lên lại tầng 1 để gọi thang máy lên rồi giữ nó ở đấy.
Khi đến được quầy tiếp tân, tôi mở tung cửa, hối hả chạy vào, hướng thẳng đến ngăn để khoá - vốn lúc nào cũng phải khoá lại - chỉ nhân viên trực bàn mới được phép cầm chìa khoá. Nhưng vì các nhân viên bảo trì của toà nhà và các trợ lý khu cư trú cứ liên tục mượn chìa khoá để sửa chữa, dọn dẹp, hoặc mở cửa cho lũ sinh viên chuyên đời quên chìa khoá vào phòng... nên cái ngăn này hiếm khi nào bị khoá, ấy là nếu nó có bao giờ bị kho như đáng ra phải thế. Tôi thấy cái ngăn đựng khoá đang mở toang hoác khi tôi phóng vèo qua Tina - nhân viên trực bàn hôm ấy.
“Chuyện gì vậy chị?” Tina hỏi, giọng hồi hộp. “Có đúng là lại một người nữa bị không chị? Ở dưới đáy giếng thang ấy?”
Tôi phớt lờ con bé. Là vì tôi đang phải tập trung. Tôi đang phải tập trung là vì tôi đã tìm thấy cái chìa đi thẳng và chìa đến phòng máy.
Nhưng cái chìa mở cửa thang máy thì lại biến đâu mất rồi.
Và khi tôi kiểm tra tờ giấy đăng ký mượn khoá trên cửa cạnh ngăn đựng chìa thì không hề thấy có chữ ký nào, hoặc bất cứ dấu hiệu gì chứng tỏ nó đã được mượn ra ngoài.
“Chìa khoá đâu?” tôi hỏi, quay sang Tina. “Ai giữ chìa khoá thang máy?”
“Em... em không... không biết,” Tina lắp bắp. “Lúc em vào ca là đã không thấy rồi. Chị kiểm tra sổ trực của em đi!”
Có một thay đổi so với cách làm việc trước đây của Justine mà tôi đã áp dụng từ hồi vào làm - bên cạnh tờ phiếu đăng ký mượn khoá - là buộc nhân viên trực bàn phải giữ có cuốn sổ ghi chép tất cả những việc xảy ra trong ca trực của mình. Nếu có ai mượn một cái chìa khoá - ngay cả nếu họ đã đăng ký vào phiếu mượn rồi - thì nhân viên trực bàn vẫn phải ghi lại việc đó vào sổ tực của mình. Và điều đầu tiên mà một nhân viên trực quầy phải làm khi ngồi vào bàn là ghi lại chìa nào còn trong ngăn, chìa nào đang cho mượn.
“Thế thì ai giữ?” tôi hét lên, chụp lấy quyển sổ ghi và lật lại các trang phía trước. Nhưng trong khi tất cả các chìa khoá khác đều được ghi chép lại trong ca trực trước thì chẳng có thông tin gì về chiếc chìa khoá thang máy.
“Em không biết!” giọng Tina đang thé lên đến ức rồ dại nguy hiểm. “Em thề l không đưa nó cho ai hết!”
Tôi tin con bé. Nhưng điều đó chẳng giúp được gì trong tình huống này.
Tôi lập tức quay trở xuống cầu thang, định bụng sẽ bảo Carl phá cửa - nếu cần. Nhưng bỗng nhiên đường đi của tôi bị chắn bởi chính chủ tịch Allington, cùng với các cộng sự thuộc hàng quan chức khác, vừa lao ra khỏi căng-tin để xem bên ngoài đang nhốn nháo chuyện gì.
“Mọi người trong này đang cố tổ chức một sự kiện đây, cô có biết không?” ông ta hét vào tai tôi.
“Thế à?” tôi thấy mình cũng đang hét lại. “Còn bọn tôi thì đang cố cứu một mạng người đây, ông biết không?”
Tôi chẳng buồn xớ lớ ở thêm để xem ông phản ứng thế nào với câu đó. Tôi chộp ngay bộ đồ cứu thương trên bàn và chạy như bay xuống cầu thang... chỉ để đụng mặt bác Pete, trông tái mét, đang từ từ dưới cầu thang đi lên.
“Cháu không tìm thấy chìa khoá,” tôi nói.. “Ai lấy mất rồi. Carl sẽ phải phá cửa vào thôi...”
Nhưng bác Pete lắc đầu.
“Phá rồi,” bác nói và nắm lấy cánh tay tôi. “Đi lên lại trên kia đi.”
“Nhưng cháu có dụng cụ cứu thương đây,” tôi nói, hươ hươ cái hộp nhựa đỏ. “Nó...”
“Con bé đi rồi,” bác Pete nói. Giờ thì bác đang kéo tôi đi. “Nào, đi thôi. Đừng có nhìn. Cháu không muốn thấy cảnh đó đâu.”
Tôi tin b
Tôi đế bác dẫn mình lên cầu thang. Khi vào đến sảnh, tôi thấy ngài chủ tịch vẫn còn ở đó, đứng cạnh một đám cầu thủ bóng rổ và các vị quan chức mặc vest xám ban nãy. Bên cạnh họ là Magda - vừa ló mặt ra khỏi quầy thu ngân để xem chuyện gì đang xảy ra - hôm nay trông chị thật nổi với cái áo khoác màu hồng cùng chiếc quần màu hoa lồng đèn rực rỡ.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...