Sinh Đồ

Buổi chiều, thuyền lại xuất phát, Lý Chính đi đầu, thuyền của chú Lưu đi theo phía sau.

Lần đầu tiên Chu Diễm ngây ngốc ở trong buồng tàu, cảm giác mới lạ, lại có chút cổ quái. Xuyên qua cửa sổ, nàng nhìn cảnh vật hai bên bờ sông từ từ trôi qua, ngôi nhà, rừng cây, cỏ lau đều đi thoáng qua cô, cô còn nhìn thấy cụ già thả câu, đứa nhỏ chơi diều, xuyên quan vòm cầu nàng còn có xúc động nhảy ra cửa sổ, leo lên đất liền.

Sông càng lúc càng rộng, cuối cùng đã không còn thấy rõ cảnh vật hai bên bờ nhưng lại thấy nhiều thuyền đi lại, có thuyền lớn có thuyền nhỏ, rong chơi trên sông, nhàn nhã thong dong, ai cũng không vượt lên trước, giống như là hai thế giới với xe tới xe lui trên bờ.

Một bức tranh phong cảnh nhiều sắc thái, cô lạc vào cảnh giới kỳ lạ, trong đời được chạy trên sông một lần không phải là ai cũng có cơ hội được thể nghiệm.

Tâm tình Chu Diễm rất tốt, vô cùng nhiệt tình, cô vắt khăn lau, lau lau cửa sổ bị vỡ.

Cửa sổ bị vỡ quanh năm suốt tháng bị mưa gió ăn mòn, sau khi lau xong thì kính vẫn mờ, lau lên cửa sổ nhỏ nhà vệ sinh thì cô phát hiện có vài cây nấm bên phải khung cửa sổ.

Chu Diễm mất một lúc sâu bẻ những cây nấm đi, đen sẫm nhỏ nhỏ, không biết là loài nấm gì, không thể nấu canh. Cô ném chúng đi, giặt sạch khăn lau, tiếp tục lau đồ dùng và san nhà, còn có cả mạng nhện trong góc.

Sau khi làm xong, cô mệt mỏi tới mức không đứng lên được, cô đi tắm một cái mới cảm giác được mình sống lại.

Chu Diễm đổi cái áo ngực khác, vừa cài nút vừa nghĩ, vậy là vật quy về chũ rồi.

Cô lau cái gương một chút, người trong kính có làn da trắng nõn, hai má ửng đỏ, tinh thần vô cùng phấn chấn.

***

Khi Lý Chính trở lại, chân anh dừng trên bậc thang khoảng ba giây.

Trong phòng rộng thoáng hơn so với bình thường, lại còn sáng lạ thường, cả giác âm u mù mịt khi đã biến mất không còn dấu vết trong vài tiếng anh rời đi. Đầu ngón tay anh sờ vào bếp lò, đã không còn chút dầu mỡ.

Cô bé kia đang ngồi trên ghế, nương ánh mặt trời ngoài cửa sổ để đọc sách, trong phòng oi bức nhưng cô cũng không mở quạt, trên trán như có một lớp mồ hôi mỏng, tóc tết đuôi ngựa một nửa, có vài sợi rơi xuống bên má, chân giẫm gót xăng – đan, đọc sách rất chăm chú, ngay cả thuyền ngừng, có người tiến đến mà cô cũng không biết.

“Ai cho cô quét dọn?”

Chu Diễm khẽ giật mình, đi giầy vào rồi đứng lên, trông thấy Lý Chính đứng ở cửa, vẻ mặt khó lường, cô có chút bất an nói: “Đúng lúc tôi không có việc gì, trong phòng lại hơi bẩn...”

Lý Chính nhìn quyển sách trên tay cô.. “Hán ngữ cổ đại”, anh đang chuẩn bị uống nước, đồ dùng trên bếp được đặt chỉnh tền, cái chén được đặt bên cạnh đồ gia vị.

Lý Chính cầm cái chén, rót nước uống một ngụm, lại đi nhà vệ sinh, rồi không nói một lời đi khỏi. Sau đó thuyền nhanh chóng chuyển động.

Chu Diễm lại mở sách ra, lần này xem lại không vào.

Cắn người miệng mềm, bắt người tay ngắn. Cô không có sở trường gì nhiều, chỉ có một đôi tay có khả năng làm chút việc nhà, nhưng mà hình như người nọ không cảm kích, thậm chí còn rất phản cảm.

Cũng đúng thôi, đầu tiên cô làm tu hú chiếm tổ chim khách, bây giờ lại tự chủ trương, có lẽ có người trời sinh đã cổ quái, không thích sạch sẽ.

Cô quả thực không nên nhiều chuyện, Chu Diễm thở dài.


“Chị ơi! Chị!”

Chu Diễm ngẩng đầu, cô nghe có tiếng gọi đâu đây.

“Chị ơi! Chị Bạch!”

Giọng nói của đứa nhỏ mềm mại trong vắt, Chu Diễm đi lên boong tàu thấy cô bé nhỏ có bím tóc sừng dê đang đứng ở đầu thuyền, vui vẻ vẫy tay với cô.

Hai thuyền cách vài mét, nước sông ở dưới bập bênh, cô bé lớn tiếng nói: “Chị Bạch, chị đang chơi cái gì thế?”

Chu Diễm nói: “Không chơi gì cả... Em đứng vào đi, cẩn thận ngã xuống!”

“Em biết bơi, không sợ!” Hân Hân nói: “Chị Bạch, chị chơi với em đi, TV khó coi, em không muốn xem TV.”

Chu Diễm tò mò: “Trên thuyền còn có cả TV sao?”

“Có ạ! Trên thuyền chú Lý không có nhưng trên thuyền nhà em có.”

Chu Diễm cười nói: “Vậy em muốn chơi cái gì. Em lại không qua được.”

“Em bơi sang!”

Chu Diễm giật mình: “Đừng thế!”

Hân Hân cười hì hì nói: “Em gạt chị đấy! Nước ở đây rất bẩn, lúc nào tới đập chứ nước em mới chịu đi bơi. Chị Bạch, chị kể chuyện xưa cho em đi!”

Rốt cuộc Chu Diễm cũng nói: “Chị không mang họ Bạch, em cứ gọi chị là được rồi.”

“À... Vậy chị Bạch, chị kể chuyện cho em nghe đi.”

“...” Chu Diễm nghĩ nghĩ: “Em đã nghe chuyện công chúa Bạch Tuyết chưa?”

Hân Hân nhìn cô xem thường: “Chị nghĩ rằng em là đứa trẻ chắc, truyện cổ tích Grim, cổ tích Andersen em đều nghe rồi, phim Harry Potter em cũng đã xem, Captain American em cũng xem rồi!”

Chu Diễm líu lưỡi.

Hân Hân còn nói: “Nhưng mà lúc bọn họ hôn nhẹ thì em không xem, ba không cho em xem.”

“...” Chu Diễm nghĩ nghĩ: “Câu chuyện Harry Potter đại chiến bảy chủ lùn, cuối cùng công chúa Bạch Tuyết và cô bé Lọ Lem là chị em ruột, em đã nghe chưa?”

Hân Hân mở to mắt: “Chưa! Chị mau kể đi!”

***


Trong khoang điều khiển, tay Lý Chính đột nhiên trượt, anh xoa xoa trên quần áo rồi tiếp tục nhìn con đường phía trước, nhưng mà tạp âm quanh quẩn bên tai không thể nào bỏ qua được.

Cô bé kia nói khàn khàn: “... Trong bảy chú lùn, có hai chú lùn là pháp sư Hắc ám, bọn họ ẩn nấp trong những người lùn, đi theo Dư Tắc Thành học tập Ma pháp hắc ám.

(Dư Tắc Thành là nam chính trong bộ phim nhiều tập ‘Ẩn núp’, sau bộ phim thì Dư Tắc Thành không chỉ trở thành đại biểu của đảng dưới đất mà càng trở thành một cách gọi thay cho gián điệp, kể cả gián điệp buôn bán hay nhân viên tình báo bí mật)

Đứa nhỏ hỏi: “Dư Tắc Thành là ai?”

“Dư Tắc Thành là một gián điệp rất nổi tiếng!”

Cô nói một lát, ho vài tiếng.

Chuyện xưa càng lúc càng phát triển theo hướng quỷ dị.

“... Thì ra chiếc giày thủy tinh của cô bé Lọ Lem là một vật có ma pháp mạnh nhất, hai pháp sư hắc ám giúp cô bé lọ lem tìm chị ruột của mình, thì ra đó là công chúa Bạch tuyết, bọn họ muốn nhờ đó làm cho cô bé Lọ Lem đưa giày thủy tinh cho họ...”

Đột nhiên, thuyền chạy nhanh hơn, khoảng cách đột nhiên kéo xa hơn, Chu Diễm quay đầu nhìn về phía khoang điuề khiển, Hân Hân đối diện sốt ruột nói: “Chị Bạch, a a, sao đột nhiên thuyền lại chạy nhanh như vậy, chú Lý! Chú Lý! Ba ba, ba lái nhanh một chút đi!”

Chu Diễm phất phất tay với cô bé: “Lần sau lại tiếp tục!”

Tối đêm ngừng thuyền, hai chiếc thuyền dựa vào nhau.

Lý Chính đi vào phòng ngủ đổi dép lê, nhìn qua mặt ghế, phía trên có quyển sách, vẫn là quyển sách lúc đó.

Chu Diễm hỏi: “Buổi tối ăn cái gì? Muốn ăn món mặn sao?”

“Cơm nấu rồi à?”

“Ừ.”

“Bưng cơm sang thuyền chú Lưu, món ăn không cần.” Lý Chính ngồi trên giường, xoay người lấy dép lê, dây cũng bị bung, dép lê lung lay sắp hỏng, anh thuận miệng hỏi: “Học chuyên ngàhfnh gì?”

“Hả?... Ngôn ngữ Hán ngữ.” Chu diễm trả lời.

Lý Chính hỏi: “Giống như ngữ văn?”

“... Xem như thế đi.”

“Học cái này ra có thể làm gì?”


Chu Diễm nói: “Có thể làm rát nhiều, tòa soạn, nhà xuất bản, những công việc có liên quan đến viết văn cũng được, còn có cả giáo viên!”

“Giáo viên...” Lý Chính khẽ nói: “Dạy hư học sinh.”

Chu Diễm đặt sách vào và thư trả lời vào túi, coi như không nghe thấy, hỏi: “Có thể đi qua chưa?”

Người nọ vẫn hỏi: “Năm mấy rồi hả?”

Chu Diễm ngừng tạm mới cúi đầu trả lời: “Đại học năm ba.”

Lý chính liếc nhìn cô một cái, đứng dậy đi ra cửa: “Đuổi theo.”

Thuyền của chú Lưu quả nhiên xa hoa.

Sàn nhà trong phòng màu là sàn gỗ màu vàng, đồ dùng gia đình và đồ điện đầy đủ mọi thứ, điều hòa phả ra gió thấm vào ruột gan, Chu Diễm đứng ở đầu gió, tham lam hưởng thụ một lúc.

Hân Hân lấy dưa hấu trong tủ lạnh ra nói: “Chú Lý, chị Bạch, mau tới ăn dưa hấu!”

“Con đưa cho chú và chị ăn, con không thể ăn, sau khi ăn cơm xong mới được ăn!” Chú Lưu chuyển món ăn sang, cười nói: “Đến đây, ăn được rồi.”

“Đầu cá chưng, canh trứng cà chua, thịt khô xàu đậu, còn có cả một đĩa thịt kho tàu bóng loáng, trong miệng Chu Diễm cũng ứa nước bọt.

Cô nghĩ tới mì sợi canh suông và bánh bao trắng, sống mũi ê ẩm, chờ bọn họ động đũa rồi cô mới bắt đầu ăn. Thịt kho tàu chỉ gắp một miếng, đầu cá chưng không động, canh không uống, gắp nhiều đậu nhất.

Chú Lưu nói: “Ăn nhiều một chút, cháu ăn còn không nhiều như Hân Hân.”

“Đủ rồi, cảm ơn chú Lưu.” Chu Diễm bới cơm, lắp bắp nói.

Lý Chính múc canh, vừa ăn vừa hỏi: “Lần này kiếm thế nào?”

Chú Lưu thở dài: “Kiếm cũng được, nhưng mà mệt mỏi.”

“Chú tìm người giúp đi.”

“Làm sao mà dễ như thế được. Trước kia có thím cháu, bây giờ... tìm thêm người lại thêm chi tiêu, hơn nữa trên thuyền mệt mỏi, thời gian lại đơn điệu, không có mấy ai chịu làm. Không nói tới điều này, ngày mai rời thuyền chú đi mua ít đồ, cháu có đi không?”

Lý Chính lắc đầu: “Không cần, cháu mua rồi.”

Chu Diễm hơi tò mò: “Vì sao bây giờ không cập bờ đi mua? Cháu thấy rất gần bờ mà.”

Chú Lưu cười: “Lần đầu cháu lên thuyền sao? Thuyền này có độ sâu là 2m6, không thể lên bờ, không cẩn thận còn mắc cạn. Thuyền không thì không sao, bây giờ trên thuyền còn có hàng.”

“A.”

“Cháu lên thuyền nghỉ hè sao?” Chú Lưu hỏi.

Chu Diễm xấu hổ: “Vâng.”

“Đến thuyền chơi cũng tốt, nhưng mà hơi đưn điệu, không phải người xưa đã nói sao, cuộc đời có ba cái khổ, chống thuyền rèn sắt mài đậu hũ, chống thuyền là khổ nhất đấy!” Chú Lưu nói xong thì nói với Hân Hân: “Cho con thấy ba ba vất vả, sau này mới biết mà đọc sách cho giỏi!”


Lần đầu Chu Diễm nghe được cách nói này: “Tại sao lại là chống thuyền rèn sắt mài đậu hũ?”

“Cái này...” Chú Lưu cười gượng: “Chú cũng không rõ lắm, người xưa nói như vậy.”

“Đây là ngạn ngữ.” Lý Chính gắp thức ăn, nói: “Thời cổ đi thuyền, những người đó dãi nắng dầm mưa, may mắn thì xuôi gió xuôi nước, không may thì gió to mưa lớn, cây sào không chống được, mái chèo không chèo được, một ngọn sóng to đánh tới thì tính mạng đành cho hà bá, đây là khổ đầu tiên.”

Chu Diễm hỏi: “Thứ hai thì sao?”

“Mùa hè rèn sắt sẽ được nhất, nhưng mà nhiệt độ ngoài trời rất cao, cả ngày lại ở trong lò lửa, sắt thì phải luyện nhiều lần, mồ hôi chảy ra có thể dập tắt bếp lò.” Lý Chính nói đến đây, bất động thanh sắc liếc mắt nhìn Chu Diễm: “Da thợ rèn vừa đen vừa dày còn thô ráp, chính là luyện từ đây.”

Chu diễm nghe rất mới lạ: “Cái khổ thứ ba?”

“Làm đậu, canh ba dậy, canh năm bán, giữa trưa thu quán, ngày qua ngày nhiều lần tuần hoàn nhưng kiếm được vẫn ít.”

Chú Lưu gật đầu: “Đúng đúng, nó có ý như vậy, cuộc sống có ba cái khổ!”

Chu Diễm cười: “Lần đầu cháu nghe được cách nói như vậy, trước kia đều nghe người ta sinh bảy khổ tám khổ.”

Chú Lưu hỏi: “Cái gì bảy khổ tám khổ.”

Chu Diễm nói: “Sinh lão bệnh tử, cầu không được, oán ghét, yêu biệt ly, đây là bảy khổ, thêm ngũ âm phát đạt, chính là tám khổ.”

“Chú chỉ hiểu được cái gì mà sinh lão bệnh tử cầu không được.”

Chu Diễm cười cười.

Lý Chính nhìn về phía cô: “Tin Phật?”

Chu Diễm lắc đầu: “Không phải, mẹ tôi... trước kia tin Phật.”

Nghĩ đến mẹ, Chu Diễm ảm đạm cúi đầu.

Cô bé bên cạn thở dài: “Cái gì khổ chứ, con muốn ăn dưa hấu!”

Chú Lưu nở nụ cười: “Con chỉ giỏi ăn vặt.”

Ông đứng lên, chuẩn bị cắt dưa hấu.

Chu Diễm ăn no, vừa buông chén thì nhìn thấy người đàn ông bên cạnh nhìn chăm chú ra ngoài cửa sổ, cô tò mò nhìn qua, bên ngoài mênh mông mơ hồ như có gì đó đang chuyển động.

Lý Chính ném chiếc đũa, đứng lên, đi ra buồng nhỏ trên tàu.

Vẻ mặt chú Lưu ngưng trọng: “Hai đứa đừng có ra, chú đi xem.” Ông nói xong thì cũng đi ra ngoài.

Chu Diễm kề cửa sổ, rốt cuộc bây giờ cũng nhìn rõ.

Quanh thuyền, không biết từ lúc nào có bảy tám con thuyền nhỏ tụ tập, trên mỗi cái thuyền có hai người đàn ông.

Chu Diễm chạy đến bên một cửa sổ khác, nhìn xem, quả nhiên còn có vài chiếc thuyền con, khi tới gần thuyền Lý Chính, mấy người đàn ông đã bước lên tàu.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui