Đối với người khác có lẽ việc của Nhã Oanh là một vấn đề đau đầu nhưng đối với Thiếu Kiệt hắn kỹ năng này không ngoài tầm tay của hắn. dù sao hắn đã tìm hiểu hết những thứ này mới có được kỹ năng thuyết trình vốn có của mình. Việc bây giờ chỉ tìm ra nguyên nhân do đâu mà Nhã Oanh có trạng thái này và đưa ra cách giải quyết mới là điều hắn có thể làm.
- Có năm nguyên nhân chính dẫn tới chuyện này của Nhã Oanh nhưng cũng có trường hợp khác nhưng rất hiếm chắc Nhã Oanh không nằm trong trường hợp đó đâu. Thứ Nhất là do di truyền từ người thân Chứng bệnh “run khi đứng trước đám đông” này cũng có thể là do di truyền từ người thân. Nhã Oanh chỉ cần ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục… giúp não bộ ổn định và lấy lại sự tự tin. Nhưng theo anh thấy Nhã Oanh không nằm trong trường hợp này bởi vì mẹ và bố Nhã Oanh không thể nào bị cái này mà có thể làm việc tới bây giờ.
Nhã Oanh lúc này cũng gật đầu điều này Thiếu Kiệt nói ra rất đúng bởi vì Bố và Mẹ cô đều là người có thể đứng trước mọi người nói chuyện còn duy chỉ cô là không nên trường hợp này có thể loại bỏ.
- Bố Mẹ mình thường có những cuộc họp quan trọng và họ cũng không gặp trường hợp này bao giờ theo mình biết là thế.
- Điều thứ hai thì có liên quan một chút đến lĩnh vực y khoa một chút đó là Sự mất cân bằng về serotonin trong não khiến bạn sợ hãy và ngại giao tiếp. Để khắc phục điều này Nhã Oanh chỉ cần điều trị tâm lý bằng cách tập nói trước gương, tập trò chuyện với vài người trước khi thuyết trình trước đám đông. Ngoài ra Nhã Oanh cũng có thể đến gặp bác sĩ tâm lý để họ giúp Nhã Oanh thoát khỏi chứng bị run khi đứng trước đám đông
Thiếu Kiệt vừa trầm ngâm vừa nói ra những gì mình biết. Nhưng hắn Thấy Nhã Oanh không nằm ở trường hợp này bởi Nhã Oanh vẫn có thể đứng trước mặt hắn tỏ tình với những ánh mắt nhìn cô mà cô lại không quan tâm tới.
- Có khi nào Nhã Oanh bị loại này không Thiếu Kiệt. Xem nếu đúng mình liên hệ bác sĩ tâm lý cho Nhã Oanh khi về nước cũng được.
Hà Vi thấy Thiêu Kiệt nói ra việc này có liên quan đến bác sĩ tâm lý cũng lo lắng. Nhưng nhận được câu trả lời của hắn lại là cái lắc đâu bác bỏ ý kiến này.
- Theo anh thấy việc này không phải bởi đôi khi Nhã Oanh vẫn vô thức vi dụ như cô nói chuyện hướng dẫn với các bạn học ở trường cũng như vậy. Nhưng đó là sự nói chuyện theo suy nghĩ của Nhã Oanh trong vô thức với các bạn học thân thuộc.
- Ừ đúng rồi những lúc mình hướng dẫn các bạn học trong lớp không có cảm giác này. Nó rất tự nhiên cứ như đang nói chuyện bình thường vậy.
Nhã Oanh lúc này mới nhớ những lúc mình hướng dẫn các bạn học trong trường cũng không phải là đứng trước mọi người mà hoàn toàn thoại mái ngồi đối diện nói chuyện không một chút nào có cảm giác run hoặc lo lắng.
- Cái thứ ba anh càng dám chắc Nhã Oanh không bao giờ mắc phải đó là Do tác động của môi trường.Một số người có khả năng thích nghi kém nên khi đến sống hay làm việc tại một môi trường mới thì có thể mắc chứng “run khi đứng trước đám đông” này. Cái này có thể uống thuốc chống lo âu, trầm cảm.
lúc này Hà Vi mới mỉm cười nếu mà Nhã Oanh cần thuốc chông lo âu và trầm cảm cũng không phải là Nhã Oanh Thiếu Kiệt ngang nhiên đánh nhau trong trường như cô biết được.
- Vậy thì em nằm ở trường hợp nào Thiếu Kiệt lo quá? cả ba cái trên đều không phải chỉ còn có hai cái không lẽ em nằm trong cả hai cái này sao.
- Ừ em nắm ở cả hai loại này Thứ Nhất là Sự thiếu tự tin khi đứng trước đám đông, căng thẳng quá mức khiến en “bị run khi đứng trước đám đông” Có thể do em chuẩn bị chưa kỹ lưỡng, tự ti về ngoại hình của mình, sợ thất bại, sợ bị chỉ trích, sợ người khác xem thường mình, sợ thua kém…Chính những nỗi sợ trên đã làm em rất căng thẳng nên em thiếu hẳn sự tự tin trong kỹ năng thuyết trình.
Lúc này cả Thiếu Kiệt lẫn Hà Vi đề nhìn lấy Nhã Oanh. Bởi vì điều này hiện tai cơ sở khá lớn. Nên biết Nhã Oanh tỏ tình với Thiếu Kiệt là một sự chuẩn bị kỹ lưỡng còn nói ở lớp hướng dẫn bởi cô biết sức học của mình.
Cô còn hiểu việc phải bổ túc cho họ những kiến thức của họ thiếu. Nên cô cũng không sợ mình thua kém và không sợ người khác xem thường nên mới đủ tự tin mà hướng dẫn các bạn của mình.
Nhã Oanh lúc này cũng im lặng cô thấy mình nằm ở trường hợp này rất lớn nhưng cô vẫn muốn nghe cái còn lại là gì và muốn Thiếu Kiệt đưa ra cho mình cái cách khắc phục hiệu quả nhất.
- Còn theo cái thứ năm vì Nhã Oanh luôn là học sinh giỏi nên dẫn đến vấn đề này nếu không thì đã biết cách khắc phục từ sớm. Đó là Chưa quen với áp lực.Ví dụ một người sợ bị thầy cô gọi lên trả bài, lúc đó có bao ánh mắt đổ dồn về phía mình… Trong những tình huống như thế họ hãy biến bị động thành chủ động, hãy học bài thật kỹ và chủ động xung phong lên trả bài xem sao. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước thì chắc chắn phần trình bày của người đó sẽ trôi trải, nó là động lực để họ tiếp tục phát huy và dần dần như thế những người nằm ở trường hợp này sẽ không còn cảm thấy run sợ khi đứng trước đám đông nữa, họ sẽ thấy điều này là hết sức bình thường vì họ đã quen rồi.
Thiếu Kiệt nói ra những nguyên nhân trên đây để cho Nhã Oanh có thể chọn lựa cho minh cách để có thể khắc phục những nhược điểm của mình.
Hắn không muôn cô bị gò bó trong việc tìm hiểu ra vấn đề mình mắc phải và giải quyết nó một cách máy móc không hiệu quả. Cái hắn cần là sự thay đổi từ những lựa chọn của Nhã Oanh.
- Thiếu Kiệt vậy làm sao khắc phục cái này sớm nhất có thể không hay phải mất nhiều thời gian vậy Thiếu Kiệt.?
Nhã Oanh lúc này cũng lo lắng cô sợ không làm được trong thời gian ngắn để giúp Thiếu Kiệt lại còn mang đến những phiền phức không đám co cho hắn trong lúc triển lãm nên thật tâm hỏi.
- Việc này em không cần lo lắng quá đâu càng lo lắng em càn không có hết áp lực thậm chí đem lại hiệu quả trái ngược đấy cứ bình tỉnh là được mà. Cái này có rất nhiều cách để có thể để em lấy lại được sự tự tin của mình mà. Em cứ lo lắng căn thẳng chỉ làm cho nỗi sợ càng lớn thôi.
Hà Vi lúc này cũng gật đầu. Cô Thấy Nhã Oanh nếu càng lo lắng thì cũng không được gì hơn nữa không phải Thiếu Kiệt vốn đã có cách giải quyết của mình nên mới để Nhã Oanh tiếp tục nhận công việc mà hắn đã đưa cho cô.
- Thiếu Kiệt có cách nên Nhã Oanh bạn đừng lo lắng quá là được cứ như bình thường xem cách nào đơn giản nhất hiệu quả tốt nhất lúc này mà áp dụng biết đâu trong một lúc ngắn lại có thể làm được nhiều thứ.
- Đúng là cách thì có rất nhiều nhưng quan trọng là em muốn chọn loại nào thôi. Anh sẽ đưa ra những các đơn giản nhất để khác phục việc này em thấy cái nào thích hợp thì cứ áp dụng. Còn nếu không được hôm đó anh nói Trương Hạo mặc váy ra dẫn chương trình biết đâu thu hút à.
Thiếu Kiệt biết càng lo lắng nhiều bao nhiêu thì tâm trạng sẽ dễ bị rơi vào hoản sợ bây nhiêu nên cũng không muốn tạo áp lực cho Nhã Oanh Nên mới lấy Trương Hạo ra tạo một cái gì đó vui nhộn cho Nhã Oanh dễ chịu.
Nghe Thiếu Kiệt nói cho Trương Hạo mặc váy lại ra làm người dẫn chương trình cả hai đều nhìn nhau bật cười tuy biết Thiếu Kiệt chỉ đua giỡn nhưng Nhã Oanh cũng qua những tiếng cười với bớt đi được phần nào sự lo lắng của mình.
- Trương Hạo mà mặc váy ra dẫn chương trình chắc mọi người ói hết trước gian hàng lúc đó mới khổ đấy Thiếu Kiệt.
Chu Tường nghe vấn đề của Nhã Oanh cũng tò mò nên nãy giờ lắng nghe. Giờ thấy Thiếu Kiệt lấy Trương Hạo ra làm ví dụ cũng khiến hắn bật cười.
- Thôi anh nói đi giờ em cần làm những gì để khắc phục nào tâm trạng có bớt được một chút lo lắng rồi.
Sau một trận cười tâm lý cũng ổn định hơn. Nỗi lo cũng với dần di đó là cảm giác của Nhã Oanh. Cô thấy Thiếu Kiệt chi cần vài câu nói đùa cũng đem tâm trí của mình về lại như trước ít lo lắng hơn và nhẹ nhõm hơn.
Thấy Nhã Oanh lấy lại được tâm thái bình ổn Thiếu Kiệt mới gật đầu nói.
- Đối với nhiều người, việc đứng trước đám đông hay thậm chí chỉ vài người thân quen dù chỉ nói vài lời ngắn gọn cũng có thể gây cảm giác lo lắng và run sợ không khác gì việc đứng nói với một bài đã soạn sẵn. Theo một số nghiên cứu, việc chuẩn bị, tập dượt kỹ lưỡng bài trình bày sẽ giúp giảm đến 75% cảm giác run sợ trước đám đông. Vì vậy chúng ta nên đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị bài trình bày là cách hữu hiệu giảm thiểu lo lắng và nâng cao sự tự tin trước đám đông. Vì thế anh đã đưa những câu hỏi đáp để em và Hà Vi cùng nhau tập dợt trước cứ xem nó là những câu nói đơn thuần hay diễn ra là được.
Bây giờ Hà Vi và Nhã Oanh lúc này cũng nhìn vào hai mẫu giấy trên tay mình. Hai người trước đây có một cách học thuộc lòng những câu này nhưng giờ lại có một cách nhìn nhận khác. Không chỉ học thuộc lòng là sẽ làm được đôi lúc học thuộc lòng mới đem lại cảm giác gò bó và thiếu tự tin cho họ.
- Với em phả thả lõng cơ thể của mình đừng khuôn mẫu nghiêm túc quá. Không có người nghe nào đánh giá em là người tự tin khi thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn căng cứng với những cử chỉ, động tác giống hệt như … Robot. Để giải quyết điều này, trước khi bước ra trình bày, bạn hãy hít thở sâu buông lỏng cơ thể dùng phương pháp thở Yoga. Các cử chỉ hành động phải dứt khoát, hãy đứng thẳng người, hai chân vững vàng trên mặt đất, giao tiếp với mọi người bằng mắt và thường xuyên mỉm cười.
Vừa nói Thiếu Kiệt vừa thực hiện các động tác vừa nêu ra một con robot với cái cách bị đơ đơ và động tác yoga mà hắn vừa đề cấp đến hai hình thái khác nhau lại đem cho mọi người cái cách nhìn nhận khác nhau.
Nhã Oanh với Hà Vi khi thấy Thiếu Kiệt làm ra dáng con robot thì cũng chụm miệng lại cười khúc khích với nhau. Sau đó nói nhỏ gì đó rồi lại cùng nhau cười. Nhưng trạng thái đó của hai người Thiếu Kiệt rất muốn thấy bởi như thế mới hạn chế được sự lo lắng và ngày càng cởi mở hơn trong tâm thái của Nhã Oanh.
- Thôi mấy động tác robot của anh xấu quá nếu mà em cũng như vậy thì mất mặt chết. Nên tốt nhất không bị như thế thì sẽ tốt hơn.
- Cái này anh chỉ miêu tả thôi mà anh có xấu như thế với em dễ bị cái này vì Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện em sẽ rơi vào những tình huống “khó đỡ” không lường trước được. cho dù tình huống đó là gì thì trước khi trình bày hoặc làm người giới thiệu cũng cần chuẩn bị tâm lý để giữ được bình tĩnh, hãy đặt ra một vài cách để xử lý và giải quyết những tình huống đó. Như thế thì em mới không trở thành robot. Nếu không sẽ xấu như anh thôi.
Nhã Oanh với Hà Vi đều là phụ nữ để mình xấu mặt bên ngoài là điều không thể nào? Nên những gì Thiếu Kiệt vừa mới nói hai người nhẩm lại trong đầu một lúc rồi dựa vào những câu hỏi của Thiếu Kiệt và những câu trả lời của mình đối đáp trong suy nghĩ.
- Mọi người thường run sợ trước đám đông bởi vì họ luôn nghĩ rằng mình có thể sẽ phạm một lỗi nào đó chẳng hạn như nói vấp, lặp lại, quên chữ này sót chữ kia..v..v… Tuy nhiên, người nghe luôn thông cảm, không bao giờ họ đòi hỏi bạn hoàn hảo. Điều họ muốn thấy là việc bạn xử lý những lỗi đó như thế nào cho tốt. Bởi vì họ hoàn toàn sẽ không biết bạn chuẩn bị nói gì và đưa ra những thứ gì. Nên cứ thoải mái thôi đừng quá căn thẳng.
Cả hai người lúc này mới chợt nhận ra rằng họ làm mọi thứ ở đây chỉ một mình họ biết những người tham dự trung tâm triển lãm đã có ai biết họ sẽ làm gì và nói gì trong ngày hôm đó đâu có ai biết gì về những thứ mà họ chuẩn bị ngoài người của mình.
- Đúng nhỉ họ làm gì biết những thứ này mà mình phải lo lắng từ hôm qua tới giờ nhỉ. Không phải chỉ có những người của bọn mình mới biết thôi sao. Như vậy có sai thì người trong nhà mới biết người ngoài làm gì mà biết được.
Nhã Oanh lúc này mới nói ra suy nghĩ của mình qua những gì nói chuyện và được Thiếu Kiệt đưa ra những sai lầm của mình cô cảm thấy mình giải tỏa được vấn đề tâm lý vốn tồn tại từ khi cô với Hà Vi nhận được hai mẫu giấy những câu hỏi và câu trả lời mà Thiếu Kiệt đưa.
Biêt được tâm lý của Nhã Oanh được tháo ra khỏi sự lo lăng Thiếu Kiệt biết nếu để cố thực hiện việc dẫn chương trình chắc chắn sẽ không phải lo những điều gì nữa nên tổng kết lại.
- Bản thân một người đứng giữa đám đông nói chuyện đứng quá chú ý nói mà hãy đứng về phía người nghe, Hãy coi người nghe như bạn bè, như vậy sẽ bớt căng thẳng hơn. Hãy đam mê, càng say mê với các ý tưởng, nội dung mình trình bày, em càng có sức mạnh và dễ dàng đưa cảm xúc vào bài nói của mình, khi đó cảm giác lo lắng hay run sợ trước đám đông sẽ cháy rụi dưới ngọn lửa đam mê. Hãy thể hiện sự hưng phấn trong một buổi nói chuyện. Tập trung vào những vấn đề quan trọng, ước muốn truyền đạt, chia sẻ đến người nghe sẽ giúp hai em bớt nghĩ về bản thân, và đây là cách hữu hiệu đẩy lùi nỗi sợ. Hãy nhớ, mình là người nắm rõ vấn đề trình bày hơn người nghe, vì vậy họ mới cần mình hướng dẫn và phải ngồi nghe mình. hãy tin điêu đó để không còn cảm giác lo lắng sợ hãi nữa.
Sau khi tổng kết lại mọi thứ Thiếu Kiệt nhìn qua hai người. Để cho hai cô nàng có thời gian tổng kết những gì mình vừa được biết. Hắn cười cười bởi vì thấy Nhã Oanh đang phân tích những gì hắn đã nói rồi tự gật đầu.
Tuy cô không hề biết những thứ này là một quán tính thường thấy của việc nhận định và đang tiếp thu một điều gì đó nhưng với Thiếu Kiệt đây là tín hiệu tốt để chắc rằng Nhã Oanh hoàn toàn có thể làm được.
Vì nếu Nhã Oanh không làm được hắn vẫn có thể để Chu Tường hoặc lý Đồng làm nhưng chắc chắn sẽ không thu hút bằng âm thanh của một cô gái dẫn chương trình một trò chơi trong khu triển lãm ở một gian hàng không tên tuổi. Mà như thế sẽ không đem lại tính hiệu quả cần thiết mà Thiếu Kiệt hắn muốn.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...