Dựa theo chỉ thị của đảng ủy, tại Nam Ninh, cục điều tra hình sự của bộ công an đã triệu tập các lãnh đạo từ các cục điều tra hình sự của sở công an tỉnh và thành phố cùng các chuyên gia điều tra tội phạm lại để phá án và tiến hành phân tích thông qua các tình tiết bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1993, sau đó đưa ra các kết luận và quyết định sau:
Một, đây là vụ án đặc trưng về hình thức giết người cướp của trong loạt các nhà khách trên toàn quốc.
Hai, cục điều tra hình sự của bộ công an đã chỉ huy điều tra và phát lệnh thông báo khẩn cấp đến các cơ quan công an quốc gia trên danh nghĩa của bộ công an, nêu rõ tư tưởng, hỗ trợ thông tin và tiếp viện kịp thời.
Ba, các sở an ninh công cộng có liên quan thuộc các tỉnh và thành phố có xảy ra án mạng thành lập tổ chuyên án để kiên trì đến cùng.
Bốn, lấy Vân Nam là khu vực chủ chiến, còn Bảo Sơn của Vân Nam, Sở Hùng của Điền Tây, Đức Hoành của Đại Lý, vân vân là khu vực điều tra trọng điểm.
Năm, tất cả các tỉnh và huyện liên quan sẽ tiến hành điều tra toàn diện lần nữa về những cái chết bất thường xảy ra trong các nhà khách từ năm 1992.
Sáu, bởi đây là vụ án có thủ đoạn tàn nhẫn nhất, phương thức ẩn náu tinh vi nhất, thời gian dài nhất, phạm vi rộng nhất, nhiều người chết nhất, độ khó phá án cao nhất kể từ khi thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Quốc tới nay, đồng thời có tính nguy hiểm vượt xa vụ án giết người bằng súng năm 1983, nên buộc bằng mọi giá phải phá cho kỳ được. Bộ công an đưa ra chỉ thị, ai phá được án sẽ được khen thưởng.
Vào ngày thứ năm sau cuộc họp tại Nam Ninh, thông báo khẩn cấp của cục điều tra hình sự của bộ công an đã được chuyển đến các tỉnh và khu tự trị và các sở an ninh công cộng của các ngành đường sắt, giao thông, hàng không dân dụng và lâm nghiệp. Tại các trạm tàu, các bến xe buýt, bến tàu, nhà ga, khách sạn,... đều siết chặt vòng vây.
Tháng 1 năm 1994, giám đốc cục điều tra hình sự của bộ công an đã bay đến Vân Nam để giám sát và tổ chức một cuộc họp đặc biệt tại thành phố Bảo Sơn trong trung tâm điều tra.
Tháng 2 năm 1994, sở công an tỉnh Quảng Tây đã chủ động cử các chuyên gia điều tra tội phạm đến Vân Nam để giúp đỡ.
Rốt cuộc, sau bao nhiêu khó khăn, cũng đã có một manh mối mới vào ngày 5 tháng 4 năm 1994... nhưng...
Ngày 5 tháng 4 năm 1994, đồn cảnh sát Sở Hùng đã báo cáo rằng vào sáng sớm ngày 4 tháng 4, một tài xế 42 tuổi tên là Đoàn Hoa của một công ty thuốc lá thuộc huyện Di Lặc tạm trú tại phòng 412 của một nhà nghỉ gần bãi đậu xe ở chợ buôn trà thuộc thị trấn Quảng Thông huyện Lộc Phong tỉnh Vân Nam, đã chợt giật mình tỉnh giấc trước khi bị một người tên Vương Lâm ra tay mưu sát. Trong lúc đánh nhau, đối phương đã hốt hoảng leo tường bỏ trốn. Nghi phạm để lại một chiếc túi sẫm màu và một bộ vest màu đen lại hiện trường, trong túi có thẻ căn cước của Lý Vũ Phúc thôn Ngõa Dao xã Hòa Điện huyện Tường Vân thuộc châu tự trị Đại Lý và bằng lái máy kéo của Vương Lâm cùng bốn tờ đơn gửi tiết kiệm của Đoạn Vinh Quang.
Xét thấy vụ án này tương tự với các vụ án trước, tổ chuyên án cực kỳ vui mừng. Sau khi nhận được báo cáo, tuy đã là đêm muộn nhưng Dương Hữu Quang vẫn cùng Âu Lương Phát và Trương Lỗi lái ô tô từ Côn Minh đến thị trấn Tường Vân cách tận hơn 300 ki lô mét.
9 rưỡi tối ngày 5 tháng 4, Lý Vũ Phúc bị bắt, sau khi đối chiếu, hắn quả là tác giả của vụ án. Lý cũng thú nhận thẳng thắn và khai nhận rằng chính bản thân đã gây án. Tháng 4 năm 1985, hắn từng bị tòa án huyện Diêu An phán tù có thời hạn 2 năm về tội trộm cướp. Sau khi ra tù vào tháng 2 năm 1988, hắn vẫn không biết hối cải mà tiếp tục cướp trộm, tiếp tục bị tòa án huyện Nam Hoa phán tù có thời hạn 4 năm. Sau khi được thả ra lần nữa vào tháng 2 năm 1992, Lý tăng level, vẫn tiếp tục hoạt động cướp bóc tại thị trấn Quảng Thông tỉnh Vân Nam nhưng với hình thức ở cùng một phòng với người lạ rồi đợi người lạ ngủ say sẽ đánh ngất và cướp của.
Vụ án này có nhiều điểm tương tự với loạt án giết người trong nhà nghỉ nên có giá trị nghiên cứu rất lớn. Phía đảng ủy của sở công an tỉnh đã đưa ra quyết định, giám đốc công an Đại Lý - nơi xảy ra án phạm - là Doãn Thụ Hiền sẽ cùng với nhóm của Dương Hữu Quang phụ trách vụ chuyên án bao gồm thẩm vấn, yêu cầu hỗ trợ, điều tra chứng cứ và điều động nhân lực.
Sau khi kiểm tra và đối chiếu các thủ đoạn của tên sát nhân và Lý Vũ Phúc, tuy hình thức là tương tự nhưng rõ ràng có điểm khác. Lý Vũ Phúc chỉ dùng các vũ khí như côn gỗ để đánh ngất người bị hại chứ không dám giết người. Quan trọng nhất là, sau khi Vương Hồng Phúc, Lôi Mông Quang và Khưu Minh Hoa đứng ra nhận dạng thì đã đưa ra đáp án là Lý Vũ Phúc hoàn toàn không phải là tên sát nhân nọ. Cuối cùng kinh qua giám định dấu vân tay và bút tích, Lý Vũ Phúc chính thức bị loại khỏi diện tình nghi, hắn không phải là tên sát nhân đó.
Sau Lý Vũ Phúc, phía cảnh sát còn bắt được rất nhiều đối tượng trộm cắp cùng phương thức với Lý Vũ Phúc nhưng sau khi kiểm tra thì đều không phải là tên sát nhân cần tìm. Lạ là kể từ ngày 20 tháng 10 năm 1993, sau khi giết hại Lý Ba ở Nam Ninh thì tên sát nhân bỗng biến mất một khoảng thời gian rất dài khiến ai nấy đều thảng thốt. Suốt hai năm 1994 và 1995, hắn không hề lộ diện, bởi hắn đã thành công trốn ra nước ngoài rồi.
Hóa ra khi hắn từ Tứ Xuyên về lại Vân Nam đã đánh hơi ra mùi nguy hiểm nghiêm trọng. Đâu đâu cũng có cảnh sát và dán ảnh chân dung vẽ phỏng theo gương mặt của hắn ở khắp mọi nơi. Đặc biệt là ở các nhà nghỉ và nhà khách đều nhận được thông báo hợp tác điều tra. Không cần phải nói đến Côn Minh, Sở Hùng, Đại Lý, Bảo Sơn, Đằng Xung,... khó bề ẩn náu mà ngay cả Nộ Giang cũng bị phong tỏa nghiêm ngặt đến mức chẳng thể đặt chân. Hắn lăn lộn giang hồ nhiều năm nên cũng biết nếu tiếp tục ở lại trong nước thì chắc chắn sẽ có ngày bị tóm. Chần chừ mấy lần, hắn quyết định chạy trốn sang nước ngoài tránh bão. Vậy nên hắn đã lén xuất cảnh từ thị trấn Chương Phong huyện Lũng Xuyên để đến Myanmar.
Đến Myanmar, vốn hắn đã xin vào làm công nhân bốc vác của một mỏ đá, nhưng tính tình biếng lười sợ nặng chê bẩn khiến hắn nhanh chóng bị đuổi việc. Với tâm lý trả thù mạnh mẽ, lúc sắp rời khỏi mỏ đá hắn đã dùng một ngọn đuốc biến chiếc lều dành cho công nhân hóa thành bụi tro. Sau khi lưu lạc một khoảng thời gian ở Myanmar, tiền bạc hắn có được cũng bị dùng sạch, không có tiền hắn chẳng biết nên sinh tồn ra sao giữa đất khách quê người, chính điều đó đã khiến hắn nảy ra một ý nghĩ táo bạo. Hắn nghĩ rằng, đây là khu vực Tam Giác Vàng sản sinh ra nhiều nguồn thuốc phiện nên cơ hội làm giàu chắc chắn nhiều. Nhưng muốn cướp thuốc từ tay lính canh đâu phải dễ, nếu bị tóm được thì rơi đầu là chuyện khỏi bàn, mà dù có trộm được thì nhỡ bị biên phòng tra được thì càng khó nhập cảnh hơn. Sau nhiều lần thất bại và thất vọng, hắn bắt đầu sinh ra suy nghĩ về nước đầy mạo hiểm. Nhưng Trung Quốc lớn rộng đến thế, đâu mới là chốn đi về của hắn đây? Là Lũng Xuyên lắm voi hay Thụy Lệ nhiều khổng tước? Hắn tự hỏi bản thân vô số lần rồi cuối cùng đi đến quyết định: về lại Thụy Lệ.
Thụy Lệ là nơi giao thương trọng điểm giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á chưa kể các nước phương Tây nên chắc chắn có nhiều thương nhân lai vãng. Đồng thời hắn cũng đã đào vàng kiếm bạc ở đây suốt cả chục năm nên hoàn cảnh địa thế vô cùng quen thuộc, dẫu có gặp nguy hiểm cũng dễ bề đào thoát. Tháng 2 năm 1996, tên sát nhân ôm tâm lý may mắn về lại Trung Quốc, trước khi nhập cảnh, hắn đến một cửa hàng quần áo nam ở Myanmar "mượn" một bộ vest đen. Khoảnh khắc hắn bước chân lên địa phận Trung Quốc, hắn đã than thở vì sự lựa chọn của mình: Làm thuê khổ quá, mà cũng chẳng thể kiếm tiền bằng nghề nguội và nghề điện được, còn kinh doanh thì làm gì có tiền. Chọn con đường nào đây? Thế là hắn bèn quyết định quay lại "nghề cũ": giết người cướp của.
Ngày 17 tháng 4 năm 1996, một vụ giết người đã xảy ra tại nhà khách gần bến xe Thụy Lệ.
Sau khi giám đốc và ủy viên chính trị của bộ công an thành phố Thụy Lệ nghiên cứu hồ sơ các vụ án xảy ra gần 3 năm trước, bèn lập tức đưa ra quyết định thành lập tổ chuyên án (Me: lập hoài vại @@) gồm tổ trưởng là Tôn Kiến Đông, tổ phó là Lưu Giang Nam, còn thành viên gồm 24 cảnh sát tinh nhuệ, cấp tốc mở một cuộc điều tra và tìm kiếm toàn diện với trọng điểm là các nhà nghỉ.
Sau khi tên sát nhân giết người ở Thụy Lệ, hắn vẫn không vội rời đi.
Tối ngày 21 tháng 4, tên sát nhân đặt gót vào nhà khách của viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới của châu tự trị Đức Hoành của thành phố Thụy Lệ.
Khi tên sát nhân chọn một căn phòng thấp tiền nhất còn phục vụ viên nhận thẻ căn cước của tên sát nhân, phục vụ viên đã cảm thấy hoài nghi do sắc mặt của hắn ta trông rất lạ. Phục vụ viên vừa nhìn vào tấm thẻ căn cước, trông thấy bên trên in tên của Cao Thịnh Long bèn thầm kinh ngạc. Bởi ngày 19 tháng 4, phía cảnh sát đã điều động cảnh sát đến các nhà khách nhắc nhở, phàm là người có thẻ căn cước có tên Cao Thịnh Long thì phải báo cáo ngay lập tức.
Phục vụ viên hơn 40 tuổi đã tiếp xúc qua với không ít hạng người nên vô cùng bình tĩnh rồi nhiệt tình giới thiệu: "Điều kiện ở chỗ chúng tôi khá tốt, phục vụ càng tốt tới mức không cần phải nói, đa phần đều đi rồi lại đến cả, phòng đơn 24 tệ, phòng đôi một giường 20 tệ, có nhà vệ sinh, có ti vi...". Giới thiệu xong xuôi bèn đích thân đưa Cao Thịnh Long vào phòng.
Tiếp đó cô bèn nháy mắt với bảo vệ dưới lầu rồi lập tức chạy đến bộ công an gần đó báo cáo tình huống với cảnh sát trực ban. Nhưng phục vụ viên sợ Cao Thịnh Long nhận ra điều dị thường nên ở bộ công an chưa tới ba phút đã chạy về.
Nghe nói đã phát hiện ra Cao Thịnh Long, tổ chuyên án vô cùng hứng khởi, lập tức hạ lệnh xuất phát đến bắt sống tên sát nhân. Sau khi bắt được hắn ta, tổ chuyên án lập tức lục lại bút tích, vân tay và ảnh để đưa cho tổ kỹ thuật giám địch. Tuy công tác giám định cần thời gian nhưng tướng mạo của tên Cao Thịnh Long này và tên sát nhân hoàn toàn tương đồng, so sánh sơ bộ vân tay cũng không có gì khác nhau nên có thể khẳng định hắn chính là hung thủ.
Trưa ngày 23 tháng 4, giám đốc Tôn Kiến Trung tiến hành thẩm vấn ngay tại văn phòng của đại đội điều tra hình sự của bộ công an thành phố. Bởi có rất nhiều chứng cứ và tổ chuyên án cũng đã định liệu được trước mọi việc nên không sợ tên sát nhân không khai báo. Sau khi trải qua một khoảng thời gian phỏng vấn dài, tên Cao Thịnh Long giả này rốt cuộc cũng thuật lại sự thực phạm tội khiến ai nấy đều sôi gan ứa máu với "thành tích" giết chết 25 người và gây ra 26 vụ án liên quan, tên thật của hắn là Lý Chi Vĩnh.
(Hết)
Link ảnh: https://hbimg.huabanimg.com/4740d702829f785d5fa5a8a7d0828693a2f882e0106d4-f8t4VK_fw658
--------------------------------
Lý Chi Vĩnh là một trong những tên tội phạm "nổi tiếng" nhất Trung Quốc, nổi tới mức có hẳn trang Baike riêng luôn chả khác gì các vĩ nhân hay thần tượng, nghệ sĩ, KOLs,... (Baike là kiểu như Wikipedia đó). Bên Trung có nhiều bài về tên này lắm, nhưng hầu như bài nào cũng viết theo kiểu "trinh thám hóa" đi, lậm tiểu thuyết vô cùng mà cũng dài vô cùng, đầy đủ các đoạn hội thoại như một cuốn truyện trinh thám luôn @@ Đây An đã đọc rồi lượt bớt các chi tiết râu ria đi nên mới ngắn mà cô đọng được như vầy, chứ không chắc tới phần thứ 20 vẫn chưa xong đâu... Thông tin tới đây thôi, còn về sau Lý Chi Vĩnh bị tử hình hay gì thì không thấy bài nào đề cập đến.
Để chiếc ảnh ngọn nến là để mặc niệm cho những người đã chết oan dưới bàn tay vấy máu của Lý Chi Vĩnh, khép lại một vụ đại án từng khiến cả Trung Quốc phải sợ hãi.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...