Thế sự không gì là tuyệt đối, có một số việc có thể giả thiết, cũng có thể lặp lại.
Tỷ như, Khâm sai Hoàng Cảnh Dung vừa chết, Khâm sai Bùi Hoài Cổ mới nhậm chức vừa đuổi tới Diêu Châu, chân trước còn chưa bước vào cửa chính của phủ Đô đốc, thì khoái mã tám trăm dặm từ kinh thành đã một đường đuổi tới thành Diêu Châu.
Võ Tắc Thiên hạ một đạo mật chỉ cho Bùi Hoài Cổ. Bùi Hoài Cổ nhận được đạo thánh chỉ mở ra xem, lập tức bao lo âu căng thẳng trong lòng được thả lỏng, y chỉ hận không thể ngửa mặt lên trời cười to ba tiếng. Có đạo thánh chỉ này trong tay, bao lo lắng của y sẽ dễ dàng giải quyết rồi. Cục diện rối rắm do chiến loạn Diêu Châu để lại, y có thể quét sạch sẽ rồi.
Trong thánh chỉ Võ Tắc Thiên cực kỳ nghiêm nghị mệnh cho Bùi Hoài Cổ mau chóng điều tra rõ chân tướng, nếu xác thực Hoàng Cảnh Dung vì vơ vét tài sản hối lộ, lợi dụng chuyện Lưu nhân mưu phản mà gây liên lụy tới thổ man, rầm rộ bắt tù oan thì có thể chém đầu ngay tại chỗ để bình ổn sự căm phẫn của nhiều người, đồng thời cũng mong y mau chóng bình ổn cục diện rung chuyển tại Diêu Châu.
Bùi Hoài Cổ có thánh chỉ trong tay, lập tức cho các thổ ty và các quan viên khác lui hết, chỉ giữ lại Huân Kỳ, Chiết Trúc, Văn Hạo, Vân Hiên ở lại bàn bạc đại sự. Y vốn còn lo lắng những thủ lĩnh Man tộc này không hiểu ám hiệu của mình, mà không nghĩ rằng những người có thể làm thủ lĩnh Man tộc nào có phải hạng người tầm thường.
Bốn người đều là những người đa mưu túc trí, trong đó đặc biệt là Chiết Trúc và Vân Hiên là thâm sâu nhất. Bùi Hoài Cổ chỉ nói ám chỉ được một nửa thì hai người kia đã lĩnh hội được ngay, vì thế, Hoàng Cảnh Dung cáo mượn oai hùm, vì vơ vét tài vật mà ở Diêu Châu đã rầm rộ bắt tù oan, bức phản rất nhiều thổ man gây nên nội loạn tại Diêu Châu...từng câu từng từ ngươi một câu ta một câu được hoàn thiện một cách cẩn thận, chặt chẽ.
Kế tiếp, trong thành Diêu Châu lại truyền ra tin tức, là tin tức trước đó Hoàng Cảnh Dung đã chết chỉ là lời đồn đại, còn Hoàng Cảnh Dung vẫn còn sống, chỉ là bị Thổ ty Huân Kỳ và Chiết Trúc giam giữ mà thôi. Bùi Ngự sử khôn khéo giỏi giang, chấp pháp chí công, đến Diêu Châu chưa tới hai ngày đã tra rõ đủ loại việc Hoàng Cảnh Dung từng nhận hối lộ, bức phản thổ man, còn thu được hơn mười gánh châu bảo, hơn mười mỹ nữ các tộc mà Hoàng Cảnh Dung đã chiếm được. Dân chúng Diêu Chân đều tận mắt thấy từng gánh từng gánh châu bảo được Bùi Khâm sai phái người vận chuyển ra từ phủ đệ của Hoàng Cảnh Dung, còn có mười mấy cha mẹ huynh trưởng của các thiếu nữ kia chạy tới trước cửa phủ đô đốc. Ở trước phủ đô đốc vang lên những tiếng khóc thấu trời, có người tán tụng Bùi ngự sử, có tiếng chửi bới thậm tệ Hoàng Cảnh Dung tham lam vô sỉ.
Bùi Ngự sử rèn sắt khi còn nóng quyết định chiếu theo quốc pháp, chém đầu Hoàng Cảnh Dung. Nhưng Hoàng Cảnh Dung đã bị chặt thành thịt nát vụn, muốn chém đầu cũng không thể chém.
Huân Kỳ từng sai người đem đào thân thể nát bấy của Hoàng Cảnh Dung từ trong hố đất ra, lại sai người dùng dùng đao chặt đầu Hoàng Cảnh Dung xuống cho mình nhìn. Huân Kỳ bịt mũi nhìn hồi lâu, cảm thấy cho dù là tìm Ngỗ Tác giỏi nhất cũng không thể nào tân trang vết bằm trên cổ Hoàng Cảnh Dung thành vết chém đầu được, đành phải tìm một thi thể khác khá giống với Hoàng Cảnh Dung để Bùi Ngự sử có thể dụng hình.
Bùi Ngự sử an bài pháp trường hết sức đặc biệt, cách dân chúng xem hành hình rất xa, sai người chống thi thể kia lên Trảm đầu đài, tử thi không hề cử động chút nào. Nghe nói là Bùi ngự sử vì niệm Hoàng Cảnh Dung từng là đồng liêu nên trước đó đã sai người cho uống rượu mạnh, để Hoàng Cảnh Dung trước khi lâm chung khỏi phải kinh sợ nỗi thống khổ bị đao chặt đầu, càng chứng tỏ sự từ bi của Bùi Ngự sử.
“Hoàng Cảnh Dung” sau khi bị chém đầu, đầu người lập tức bị treo lên cán dài, phơi ba ngày trên cao để thị chúng, cho đến khi đầu người hoàn toàn hư thối, Bùi Hoài Cổ đích thân bỏ tiền mua một quan tài thu lại thi thể đặt trong nội viện một nhà ở Diêu Châu, đợi người Hoàng gia tới nhận thi thể, làm việc hết sức tỉ mỉ.
Bùi ngự sử tấm lòng chân thật còn gợi ý, các thủ lĩnh các tộc thổ man Diêu Châu phúc đến thì lòng cũng sáng ra lập tức dựng lên một tấm bia đá mời Diêu Ngự sử đề bút lên đó. Trên tấm bia là ca ngợi Nữ hoàng đế anh minh, nhân từ, khoan dung độ lượng, rộng lượng...Bùi Ngự sử đương nhiên cũng viết thành tấu chương, mệnh khoái mã về kinh báo tin.
Bùi Ngự sử sau khi tới Diêu Châu thưởng phạt phân minh, an dân an cư, nhanh gọn, dứt khoát, quyết đoán chém đầu Hoàng Cảnh Dung, bình ổn cơn giận của các tộc Thổ man. Trải qua hàng loạt cố gắng, đã thành công dẹp đại loạn ở Diêu Châu. Chiến sự Diêu Châu bình ổn rồi, hai vị thổ ty Bạch Man, Ô Man suất bộ hơn hai mươi vạn chúng một lần nữa quy thuận triều đình, công lao vô cùng lớn.
Bùi Hoài Cổ nhiệt tình “chùi đít” cho Dương Phàm, đồng thời cũng giành lấy lợi ích chính trị về mình. Huân Kỳ sai khoái mã đuổi tới tổng trại của bộ tộc Văn Hạo, đem chuyện đã trải qua từ đầu đến cuối nói lại cho Dương Phàm nghe.
Kết quả xử lý như vậy rõ ràng là so với lỗ hổng của Văn Hạo và Vân Hiên thì nhỏ hơn, và càng không có hậu hoạn, cho nên tấu chương mà Văn Hạo tự tay viết đã xử tử Hoàng Cảnh Dung thế nào được Dương Phàm cất trong tay áo đương nhiên là vô dụng rồi. Dương Phàm liền tự tay xé nát tấu chương mà Văn Hạo tự tay viết ra thành những mảnh nhỏ.
Khi Dương Phàm đã quyết định đem công lao lớn bình ổn loạn tại Diêu Châu tặng cho Bùi Hoài Cổ, là biết Bùi Hoài Cổ nhất định sẽ tận lực giải quyết viên mãn chuyện này. Chỉ là hắn không ngờ kết quả lại có thể viên mãn tới mức như thế. Mà hết thảy đều dựa vào thánh chỉ của Võ Tắc Thiên dùng khoái mã tám trăm dặm đưa tới.
Vì sao Võ Tắc Thiên lại có thái độ thay đổi lớn như thế? Vì sao lại khẩn cấp bình ổn sự rung chuyển tại Diêu Châu? Rõ ràng lúc trước bà còn dùng chiến thuật kéo dài ngăn cản Dương Phàm tham gia vào chuyện Ngự sử đài tuần sát các Đạo, rõ ràng đó là thái độ dung túng đối với Ngự sử đài. Nhưng hiện giờ thái độ lại khác, thật sự là quá sâu xa, rốt cuộc là xảy ra chuyện gì?
Đáng tiếc người Huân Kỳ phái tới đưa tin chỉ biết là Huân Kỳ nói là cái chết của Hoàng Cảnh Dung đã được giải quyết viên mãn, rồi là tấu chương của Văn Hạo không cần phải báo triều đình, còn những thứ khác thì không biết gì. Dương Phàm cân nhắc nguyên do trong đó, nghĩ đành phải kiên nhẫn chờ đợi Huân Kỳ và Chiết Trúc trở về...
***
Kiềm Trung Đạo tây lâm Kiếm Nam Đạo, nam lâm Lĩnh Nam Đạo, nơi này giao thông còn khó khăn hơn so với hai Đạo trên.
Man Châu của Kiềm Trung Đạo thuộc cai quản của huyện Ba Giang, triều đình lấy đại tộc Tống thị tại địa phương làm Thứ sử Man Châu và huyện lệnh Ba Giang, thế tập võng thế. Mỗi một Thứ sử Man Châu và Huyện lệnh Ba Giang đảm nhiệm đều do gia tộc Tống thi tự tuyển chọn con cháu đạt tiêu chuẩn để làm, sau khi bẩm báo triều đình sẽ do triều đình bổ nhiệm thì chính thức đảm nhiệm quan viên địa phương.
Bởi vì tình hình địa lý phía nam đặc thù, triều đại thay đổi sẽ rất ít mang lại sự biến hóa đối với một vài thế gia, cho nên đại tộc phía nam này thâm căn cố đế tại nơi này, tiêu dao một phương, thế lực còn vững chắc hơn gấm trăm lần đối với giang sơn đế vương.
Đế quốc này bất kể từng diệu hoàng thế nào, có khí vận ba trăm năm trường cửu, nhưng những đại tộc địa phương xưng bá một phương này thì số mệnh bình thường có thể dùng con số hàng ngàn để đếm đấy.
Trước kia khi Đại Đường lập quốc, Tống thị Ba Giang trên thực tế đã thống trị nơi đây không biết đã bao nhiêu năm, gia tộc kia trải qua từ Lịch Hán đến Nam Bắc Triều, đều Triều Tùy thành lập và sau khi Đại Đường kiến quốc thiết lập Kiềm Trung Đạo, lại phong Tống thị Ba Giang làm Thứ sử và huyện lệnh thế tập Ba Giang. Từ đó về sau, Tống thị vẫn thống trị địa phương này mãi cho đến thời kỳ đầu của Triều Thanh, sự huy hoàng của gia tộc này ít hoặc nhiều có thể tưởng tượng ra được.
Thứ sử man tộc hiện nay tên là Tống Sở Mộng, huyện lệnh Ba Giang tên là Tống Vạn Du, đây là hai thúc cháu. Mà gần đây hai thúc cháu rất là buồn rầu, vốn bọn họ tự trị địa phưng, trời cao hoàng đế xa vô cùng tự do tự tại, ai ngờ triều đình bỗng nhiên lại phái một vị Khâm sai Lưu Quang Nghiệp tới.
Vị khâm sai Lưu Quang Nghiệp này sau khi tới Man Châu rồi thì chỉ tùy tiện đi dạo một vòng bên ngoài, rồi nói là lưu nhân ở địa phương ý đồ mưu phản, kêu Tống Sở Mộng phát binh hiệp trợ gã đi bình định bao vây tiễu trừ.
Tống Sở Mộng bị bức bách bất đắc dĩ đành phải phái binh hiệp trợ Lưu Quang Nghiệp đi bắt lưu nhân. Dưới mệnh lệnh của Lưu Quang Nghiệp, hiện giờ số lưu nhân đã bị giết chóc hơn 940 người, gần như đã tàn sát toàn bộ lưu nhân Man Châu rồi.
Điều này đã gây cho sự bất mãn của thủ lĩnh các bộ tộc tại nơi này, bởi vì những lưu nhân này bị đày đi Man Châu nhiều năm, không ít người đã thông hôn đám hỏi với dân bản xứ.
Mà quan niệm hương thổ đại tộc phía nam này vô cùng mãnh liệt, đã kết giao thành người của mình, thì không dễ dàng bỏ qua cho việc người mình bị kẻ khác ức hiếp. Hiện giờ những lưu nhân này đã bị triều đình bắt giết, mà Khâm sai vận dụng lại là tộc binh Tống thị, bọn họ liền đề xuất kháng nghị với Tống thị, biểu đạt những bất mãn mãnh liệt của mình. Đại tộc địa phương ở giữa quan hệ rắc rối phức tạp là lợi ích và chính trị, bởi vì liên quan đến quan hệ con người trăm ngàn năm, quan hệ trong đó khó mà có thể phân biệt rõ ràng. Thúc cháu Tống thị vừa không dám đắc tội với Khâm sai, cũng không muốn bị các bổn tộc nội bộ dưới sự cai trị của đại tộc mình tạo áp lực, bọn họ bị kẹp ở giữa, thật sự là thế khó xử.
Lưu Quang Nghiệp kia dường như là kẻ giết người đến nghiện, không giết sạch lưu nhân Man Châu thì không chịu bỏ qua. Tống Sở Mộng đã không chỉ một lần tặng hậu lễ cho gã, cầu cho tên ôn thần này rời đi, nhưng Lưu Quang Nghiệp lại ngoảnh mặt làm ngơ, mỗi ngày mang theo thổ binh đi khắp nơi giết lưu nhân để làm thú vui cho mình.
Sáng sớm hôm nay Lưu Quang Nghiệp đã mang theo thổ binh rời thành đi rồi, thúc cháu Tống thị không biết vị khâm sai này hôm nay sẽ đi gây họa ở trại nào, mặt mày nhăn nhó ngồi cạnh nhau, thở ngắn than dài, bỗng nhiên có người vội vàng chạy tới báo, nói là có một đội ngũ Khâm sai chạy tới Man Châu, đang ở ngoài thành, mời Thứ sử và Huyện lệnh tiến đến nghênh đón.
Tống Sở Mộng và Tống Vạn Du nghe vậy lại không ngừng kêu khổ, một Lưu Quang Nghiệp còn chưa đi, đã lại tới một vị Khâm sai nữa. Chẳng lẽ khâm sai này cũng muốn tàn sát nơi này máu chảy thành sông hay sao? Hai người không có thời gian mà nghĩ nhiều, đành phải vội vàng chỉnh trang y phục, ra ngoài thành nghênh đón.
Nhân mã khâm sai đột nhiên tới chính là Tôn Vũ Hiên và Hồ Nguyên Lễ - Phó sứ của Dương Phàm, mà lãnh binh thì chính là Mã Kiều, thống soái một đội Long Võ Vệ. Bọn họ từ Trường An một đường chạy tới, lúc đi ngang qua Dạ Lang, bọn họ còn gặp người đưa tin của triều đình đuổi theo tới.
Dương Phàm là đơn thương độc mã hành động đấy, không tìm được tung tích của hắn, mà đoàn nhân mã của Tôn Vũ Hiên, Mã Kiều lại khá đông, trên đường đi toàn bộ thức ăn cho ngựa đều là nhờ quan phủ địa phương cung cấp, cho nên tìm được bọn họ rất dễ dàng, hơn nữa người đưa tin cũng không biết là Dương Phàm một mình làm việc, bởi vậy dọc đường chỉ đuổi theo hành tung của đám người Tôn Vũ Hiên.
Người đưa tin đưa tới một đạo mật chỉ, đám người Mã Kiều lấy lý do Dương Phàm đã cải trang ra ngoài thành Dạ Lang vi hành rồi, muốn tiếp mật chỉ thay hắn. Người đưa tin kia lập tức căn dặn cần phải mau chóng tống đạt mật chỉ, hơn nữa y còn phụ trách phải đi truyền tin ở các nơi khác nên không dám chậm trễ, liền giao mật chỉ cho Phó sứ Khâm sai.
Tai mắt của đế quốc Đại Đường linh thông tin tức nhất chính là các trạm dịch quán. Đám người Mã Kiều dọc đường đi đã nghe quá nhiều tin tức, như là Huân thị, Mạnh thị Diêu Châu tạo phản tại Kiếm Nam Đạo, Phùng thị Phan Châu ở Lĩnh Nam Đạo tạp phản, bọn họ biết những cuộc tạo phản dày đặc như thế nhắt định la do đám ác quan Ngự sử đài đi Tuần sát đã đến các địa phương xảo trá vơ vét tài sản bốn phía mà gây nên.
Nhất là hai tộc Ô Bạch tại Kiếm Nam Đạo tạo phản, giờ phút này hẳn là Dương Phàm đang ở chỗ đấy, không biết có an toàn trong binh phản mã loạn không. Đoàn người vô cùng lo lắng, lại vì đã có ước hẹn với Dương Phàm nhất định phải hội hợp ở Man Châu, nếu bọn họ trực tiếp chạy tới Diêu Châu, mà tin tức không thông, lại sợ Dương Phàm chạy tới bên này.
Rơi vào đường cùng, bọn họ đành phải ngày đêm liên tục chạy tới Man Châu.
Nhưng mấy trăm người bọn họ đều là kỵ binh, vào Quan Trung còn tốt, nhưng vừa tiến vào đất Thục, kỵ binh nửa đường đã khó đi rồi, nhất là khi đi vào đường núi thì căn bản bọn họ không thể nào đi được, mà khi tiến vào đất Kiềm thì trước sau cũng đều như vậy cả, bọn họ một đường bôn ba khó khăn, bệnh chết mấy chục con ngựa, hôm nay khó khăn lắm mới tới nơi.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...